Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1712/UBND-TKBT Hà Nội phòng ngừa tội phạm phát sinh từ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1712/UBND-TKBT
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1712/UBND-TKBT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Đức Chung |
Ngày ban hành: | 08/05/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự |
tải Công văn 1712/UBND-TKBT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 1712/UBND-TKBT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2020 |
Kính gửi:
- Giám đốc Công an Thành phố;
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố;
- Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã.
Trong thời gian gần đây, dư luận và nhân dân hết sức phẫn nộ, bàng hoàng về một số vụ trọng án xảy ra trên địa bàn Thành phố, với tính chất đặc biệt nghiêm trọng khi hung thủ và nạn nhân đều có mối quan hệ thân thiết, họ hàng, ruột thịt, hành vi phạm tội vô cùng dã man, tàn bạo. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ mâu thuẫn trong sinh hoạt, trong nội bộ gia đình, họ hàng nhưng không được phát hiện và giải quyết triệt để từ cơ sở (điển hình như: vụ án mạng xảy ra ngày 02/5/2020, tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, do mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, đối tượng Quách Văn Nam đã dùng dao chém tử vong vợ và con trai; vụ thảm sát xảy ra ngày 01/9/2019, tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, chỉ vì mâu thuẫn với em trai trong chuyện xây móng nhà, đối tượng Nguyễn Văn Đông đã dùng dao chém chết 4 người, một người bị thương, trong đó có em trai, em dâu, cháu gái, cháu dâu và 01 cháu nhỏ 14 tháng tuổi của đối tượng). Trước thực trạng trên, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo như sau:
1. Giám đốc Công an Thành phố chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
- Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 138/TP, lực lượng chủ công, nòng cốt trên mặt trận phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm; đề cao trách nhiệm, nhạy bén trong nắm bắt tình hình, quyết liệt trong tổ chức thực hiện các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm một cách bài bản; Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; giữa phòng ngừa với đấu tranh, trấn áp mạnh tội phạm; Tập trung phòng ngừa và đấu tranh quyết liệt các loại tội phạm trọng án có nguyên nhân xã hội đang gây bức xúc, bất an trong nhân dân;
- Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, Ban chỉ đạo 138/TP chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan, ban, ngành, địa phương; sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng chức năng và sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh tội phạm;
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên trách phòng, chống tội phạm, lực lượng Công an cơ sở (Cảnh sát khu vực, Công an xã) mở chuyên đề nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác nắm tình hình, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; trong đó, tập trung làm tốt công tác nắm tình hình để kịp thời phát hiện, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân nhất là mâu thuẫn trong gia đình, tranh chấp đất đai, vay mượn tài sản,... nhanh chóng giải quyết thấu đáo từ những việc nhỏ, ngay từ cơ sở, không để xảy ra các mâu thuẫn bức xúc, kéo dài dẫn đến giải quyết bằng bạo lực, phát sinh thành những điểm nóng về an ninh, trật tự;
- Đẩy mạnh công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt các tiêu chí về an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới và các đề án xây dựng khu dân cư, tổ dân phố an ninh, an toàn. Giao chỉ tiêu cho từng đơn vị trong công tác lập hồ sơ quản lý, giáo dục đối tượng tại xã, phường, thị trấn; thường xuyên kiểm danh, kiểm diện, gọi hỏi, răn đe các đối tượng côn đồ hung hãn, có tiền án, tiền sự về các tội liên quan đến hành vi bạo lực, giết người, đặc biệt là các đối tượng có biểu hiện đòi nợ thuê, bảo kê, đâm thuê, chém mướn. Làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm; thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai tại các địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội;
- Chủ động mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá, khai thác, mở rộng các vụ trọng án; khẩn trương phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân để đưa ra truy tố, xét xử những vụ án điểm nhằm răn đe tội phạm; lựa chọn một số vụ án đưa xét xử lưu động tại địa phương nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân;
2. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn:
- Tăng cường phối hợp với lực lượng Công an, thường xuyên đổi mới công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư, giúp người dân thực sự hiểu biết quyền và nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ xã hội, quyền và nghĩa vụ pháp lý trong đấu tranh tội phạm do nguyên nhân xã hội;
- Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu cụ thể, không dàn trải, có trọng tâm, đồng thời, củng cố, kiện toàn hoạt động của các “Tổ hòa giải”, “Tổ tự quản về an ninh trật tự”..., nhằm nắm tình hình những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân (đặc biệt chú ý những mâu thuẫn về kinh tế, đất đai trong khu dân cư, tình cảm trong gia đình...), để giải quyết kịp thời, dứt điểm ngay từ cơ sở không để mâu thuẫn thù tức, phức tạp kéo dài làm phát sinh tội phạm.
3. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là tuyên truyền về giá trị đạo đức truyền thống gia đình, xóm làng, khu phố,... Phát huy sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội trong việc thực hiện hiệu quả đề án “Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ liên gia tự quản, tổ hòa giải, tổ tự quản về an ninh trật tự; người có uy tín, vị thế trong gia đình, cộng đồng cần chủ động nắm và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là các mâu thuẫn về kinh tế, đất đai, tình cảm, mâu thuẫn trong gia đình, không để kéo dài làm phát sinh tội phạm.
4. Các cơ quan thông tấn, báo chí Thành phố phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan, chủ động xây dựng chương trình và có thời lượng phát các tin, bài chuyên đề trong tuần để giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực, xâm phạm nhân thân,... định hướng người dân nhất là đối với tầng lớp thanh niên ứng xử phù hợp đạo đức truyền thống của người Việt Nam, lên án những hành vi ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm pháp luật./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH
|