Công văn về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2002

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 0408/BCĐ-TW

Công văn về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2002
Cơ quan ban hành: Ban Chỉ đạo 127-TWSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:0408/BCĐ-TWNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vũ Khoan
Ngày ban hành:29/01/2002Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Chính sách, Thương mại-Quảng cáo

tải Công văn 0408/BCĐ-TW

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BAN CHỈ ĐẠO 127-TW SỐ 0408/BCĐ-TW NGÀY 29 THÁNG 01
NĂM 2002 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
CHỐNG BUÔN LẬU HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI NĂM 2002

 

Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 853, Chỉ thị 31 và nhiều văn bản khác chỉ đạo công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Nhờ cố gắng của các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương trong cả nước nên đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại chưa bị đầy lùi và vẫn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống, là thách thức lớn đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng quyết liệt, hàng hoá dư thừa từ các nước trong khu vực đang thâm nhập vào thị trường nước ta qua con đường buôn lậu.

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, góp phần bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2002, Ban 127/TW đề nghị các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong cả nước tập trung chỉ đạo làm tốt một số công việc sau:

1- Chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 853/TTg ngày 11-10-1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, Chỉ thị 31/TTg ngày 27-10-1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và các văn bản khác có liên quan đến công tác này, không để tình hình buôn lậu, hàng già và gian lận thương mại phát triển trên địa bàn mình, nhất là những địa bàn trọng điểm thuộc các tỉnh có chung biên giới ở phía Bắc, Tây và Tây Nam và các đô thị lớn.

Ban chỉ đạo 127 ở địa phương bắt tay ngay vào công việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thật cụ thể, tổ chức tốt sự phối hợp trên địa bàn, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo tốt nhiệm vụ này.

2- Tại các cửa khẩu có lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn, Tổng cục Hải quan một mặt bảo đảm thông quan nhanh hàng hoá xuất nhập khẩu, mặt khác tăng cường bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hàng xuất nhập khẩu lậu, hàng giả và gian lận thương mại; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc dán tem hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp. Đặc biệt chú ý ngăn chặn việc gian lận về số lượng, trị giá, chủng loại hàng hoá để trốn thuế nhập khẩu hoặc hoàn thuế VAT và việc quay trở lại của các hàng hoá chuyển khẩu hoặc tạm nhập tái xuất.

3- Tại các đường biên giới nơi không có lực lượng Hải quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức lực lượng liên ngành gồm các thành viên quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Công an, Thuế kịp thời ngăn chặn hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại xé lẻ và vận chuyển qua biên giới.

4- Tại các tỉnh đã có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các trạm kiểm soát liên ngành nhưng chưa thành lập như Trạm Cầu Sắt (Tây Ninh - Long An) và Trạm Nước Sốt (Hà Tĩnh) cần nhanh chóng kiện toàn tổ chức, trụ sở và phương tiện để sớm đi vào hoạt động. Bộ phận thường trực của Ban 127/TW và địa phương giúp Ban 127/TW rà soát lại quy chế hoạt động của các Trạm cho phù hợp với tình hình mới.

5- Lực lượng Công an tập trung điều tra phát hiện và xử lý các đường dây, ổ nhóm đầu nậu buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại lớn, đồng thời phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ các lực lượng khác trong công tác đấu tranh chống buôn lâụ, hàng giả và gian lận thương mại; trấn áp những phần tử chống người thi hành công vụ và lợi dụng danh nghĩa một số ít anh em thương binh để buôn lậu và vận chuyển hàng lậu.

6- Lực lượng quản lý thị trường chủ động hoặc phối hợp các lực lượng liên quan: Công an, Thuế, Hải quan, Thanh tra chuyên ngành... tập trung kiểm tra xử lý những mặt hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại bầy bán, vận chuyển, tàng trữ trên thị trường nội địa. Trong năm 2002 tập trung tổ chức thực hiện tốt các phương án về kiểm tra xử lý thuốc lá ngoại nhập lậu bán trên thị trường và vải ngoại nhập lậu tại những chợ đầu mối. Ban 127/TW sẽ có hướng dẫn riêng về việc này. Ngoài ra tổ chức tốt việc kiểm tra, xử lý vi phạm về quy chế nhãn hiệu hàng hoá.

7- Bộ Tài chính cùng các Bộ Thương mại, Công an và Tổng cục Hải quan sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ Hoá đơn chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng hoá đơn chứng từ để quay vòng và hợp pháp hoá hàng lậu và gian lận thương mại. Về hàng hoá tịch thu sung công quỹ Nhà nước, các cơ quan hữu quan nhanh chóng xử lý theo quy định, không để tình trạng tồn đọng hoặc lợi dụng bộ chứng từ này để buôn lậu. Hội đồng xử lý hàng bán tịch thu xung công quỹ Nhà nước có trách nhiệm tổ chức dán tem, dán nhãn phụ đối với hàng lậu khi tổ chức bán đấu giá theo quy định.

8- Bộ phận thường trực Ban 127 qua công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách hiện hành chưa phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế.

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự nhất trí cao và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước. Đồng thời công việc này đòi hỏi các biện pháp đồng bộ: từ công tác chính trị - tư tưởng trong dân tới việc cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng nội bộ (cả tổ chức Đảng lẫn các cơ quan chính quyền, tư pháp) trong sạch vững mạnh, cơ chế chính sách kinh tế hợp lý. Để chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại có hiệu quả, đề nghị các đồng chí một mặt giải quyết các vấn đề ở địa phương theo hướng trên, mặt khác quan tâm tranh thủ sự tham gia tích cực của các cơ quan thông tấn báo chí, đoàn thể quần chúng như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Hội cựu chiến binh...

Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc các Bộ, ngành và địa phương báo cáo về Ban 127/TW để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và giải quyết.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi