Thông tư liên tịch 08/2003/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc kê khai giá, niêm yết giá thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 08/2003/TTLT-BYT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính; Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 08/2003/TTLT-BYT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Ngọc Tuấn; Trần Chí Liêm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 25/07/2003 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 08/2003/TTLT-BYT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH SỐ 08/2003/TTLT-BYT-BTC NGÀY 25/ 7/2003
HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI GIÁ, NIÊM YẾT GIÁ
THUỐC PHÒNG BỆNH, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI
Căn cứ Pháp lệnh Giá
ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Thực hiện ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với việc quản lý giá thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh cho người tại Thông báo số 41/TB-VPCP ngày 28/3/2003 của Văn phòng Chính
phủ;
Để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người tiêu dùng, liên tịch Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn việc kê khai giá, niêm
yết giá thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người như sau:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
a) Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc kê khai, niêm yết giá và quản lý nhà nước về kê khai, niêm yết giá thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người (sau đây gọi là thuốc).
b) Thông tu liên tịch này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài (sau đây gọi là cơ sở) hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) thuốc tại Việt Nam.
2. Giải thích từ ngữ.
Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Thuốc phòng và chữa bệnh cho người là thuốc thành phẩm được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành hoặc cho phép nhập khẩu.
b) Kê khai giá thuốc là việc khai một số loại giá (giá bán lẻ thuốc ở nước ngoài, giá nhập khẩu thuốc đến Việt Nam, giá bán buôn và giá bán lẻ thuốc đó tại Việt Nam) mà các cơ sở đăng ký thuốc, nhập khẩu thuốc phải thực hiện theo quy định tại điểm 1 Mục II của Thông tư liên tịch này.
c) Niêm yết giá thuốc là việc:
- Thông báo công khai giá bán lẻ thuốc bằng cách in hoặc dán hoặc ghi giá bán lẻ thuốc lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy tại nơi bán thuốc.
- Thông báo công khai giá bán buôn thuốc trên bảng, trên giấy tại nơi bán buôn thuốc.
d) Bao bì chứa đựng thuốc là bao bì trực tiếp chứa đựng thuốc, tạo ra hình khối, khối cho thuốc hoặc bọc kín theo hình khối của thuốc.
e) Bao bì ngoài của thuốc là bao bì chứa đựng một hoặc một số bao bì chứa đựng thuốc.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Kê khai giá thuốc.
a) Cơ sở sản xuất thuốc trong nước khi nộp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc phải kê khai giá: giá bán buôn, giá bán lẻ thuốc đó tại Việt Nam.
b) Cơ sở kinh doanh thuốc (Việt Nam hoặc nước ngoài) khi nộp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc nước ngoài tại Việt Nam phải kê khai giá bán lẻ thuốc đó tại nước sở tại, giá nhập khẩu thuốc đó đến Việt Nam và giá bán lẻ thuốc đó tại Việt Nam (giá kê khai được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá tính chéo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp hồ sơ).
c) Cơ sở nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam khi nộp hồ sơ nhập khẩu thuốc phải kê khai giá bán lẻ thuốc đó tại nước sở tại, giá nhập khẩu thuốc đó đến Việt Nam và giá bán lẻ thuốc đó tại Việt Nam (giá kê khai được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá tính chéo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp hồ sơ).
2. Niêm yết giá thuốc.
a) Niêm yết giá bán buôn:
Việc niêm yết giá bán buôn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tiện lợi cho các cơ sở đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, giám sát được của khách hàng và của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Giá bán buôn thuốc phải được ghi trên bảng hoặc in trên giấy tại nơi bán thuốc.
b) Niêm yết giá bản lẻ:
Việc niêm yết giá bán lẻ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tất cả các thuốc đều phải được niêm yết giá bán lẻ;
- Giá niêm yết phải thể hiện đầy đủ mức giá và đơn vị tính giá (Ví dụ: Giá: 100.000đ/1 hộp; Giá: 2000đ/01 lọ; Giá 2.500đ/01 viên hoặc Giá 15.700đ/01 vỉ);
- Không được che khuất các thông tin trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc;
- Giá bán lẻ thuốc được niêm yết trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc hoặc ghi trên bảng hoặc in trên giấy để tại nơi bán thuốc.
3. Quyền và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu, cơ sở bán buôn thuốc.
a) Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thuốc phải niêm yết giá bán buôn tại nơi bán buôn và không được bán cao hơn giá đã niêm yết, đồng thời phải niêm yết giá bán lẻ thuốc bằng cách in hoặc dán hoặc ghi giá bán lẻ thuốc lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc trước khi bán buôn thuốc cho các cơ sở bán buôn khác, cơ sở điều trị hoặc cho cơ sở bán lẻ.
b) Cơ sở bán buôn thuốc phải niêm yết giá bán buôn của tất cả các thuốc do cơ sở kinh doanh tại nơi bán buôn thuốc và không được bán cao hơn giá đã niêm yết.
c) Trong trường hợp phải điều chỉnh giá bán lẻ thuốc đã niêm yết trên bào bì, cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc được quyền điều chỉnh giá và phải thông báo bằng văn bản tới khách hàng (các cơ sở bán buôn, cơ sở điều trị hoặc cho cơ sở bán lẻ). Các cơ sở bản buôn khác trong phạm vi trách nhiệm của mình phải thông báo bằng văn bản giá thuốc do cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc đã điều chỉnh tới các khách hàng của mình. Văn bản điều chỉnh giá thuốc được lưu giữ và phải xuất trình cho các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc khi được yêu cầu.
d) Khi bán thuốc phải ghi hoá đơn cho người mua theo đúng quy định, hoá đơn ghi đầy đủ nội dung về thuốc bao gồm: tên thuốc, hàm lượng, quy cách, đơn vị tính, số lượng, giá bán buôn, tên cơ sở sản xuất, tên cơ sở nhập khẩu, số giấy phép nhập khẩu (đối với thuốc chưa có số đăng ký); số lô và hạn dùng của thuốc. Hoá đơn mua hoặc bán thuốc phải được lưu theo quy định hiện hành của Nhà nước.
e) Phải có sổ theo dõi xuất nhập thuốc ghi các nội dung: tên thuốc, hàm lượng, quy cách, đơn vị tính, số lượng, giá bán buôn, tên cơ sở sản xuất, tên cơ sở nhập khẩu, số giấy phép nhập khẩu (đối với thuốc chưa có số đăng ký), số lô, hạn dùng của thuốc và phải lưu theo sổ theo dõi cùng hoá đơn mua, bán thuốc theo quy định.
4. Quyền và trách nhiệm của các cơ sở bán lẻ thuốc.
a) Chỉ được mua, bán các thuốc đã được cơ sở sản xuất, nhập khẩu niêm yết giá bán lẻ theo quy định tại Thông tư liên tịch này và không được bán cao hơn giá bán lẻ đã niêm yết.
b) Đối với các loại thuốc do Nhà nước quy định giá bán lẻ và các loại thuốc mà cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc quy định giá bán lẻ thống nhất trong cả nước thì cơ sở bán lẻ phải bán đúng giá niêm yết trên bao bì.
c) Đối với các loại thuốc (ngoài điểm 4b nêu trên) mà cơ sở bán lẻ bán thấp hơn giá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu niêm yết thì căn cứ giá mua vào ghi trong hoá đơn (giá bán buôn), chi phí bán lẻ, tình hình trị trường và các quy định hiện hành để tự định giá và niêm yết giá bán lẻ của cơ sở mình bằng cách in hoặc dán hoặc ghi giá bán lẻ thuốc trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy tại nơi bán thuốc. Mức giá này không được cao hơn mức giá bán lẻ do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu đã niêm yết trên bao bì và không được bán cao hơn giá bán lẻ do cơ sở bán lẻ tự định giá và niêm yết.
d) Khi nhận được thông báo điều chỉnh giá thuốc của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập thuốc phải niêm yết lại giá bán lẻ thuốc theo đúng thông báo, giá bán lẻ của cơ sở tự định theo quy định tại điểm c Mục này (nếu có) và các quy định về niêm yết giá bán lẻ tại Thông tư liên tịch này.
e) Tại nơi giao thuốc cho khách hàng phải đặt ở nơi dễ nhìn dòng chữ "Đề nghị quý khách kiểm tra hạn dùng và giá bán lẻ thuốc đã niêm yết".
f) Phải lưu hoá đơn mua thuốc theo quy định của Nhà nước, lưu văn bản điều chỉnh giá thuốc do các đơn vị bán buôn thuốc gửi tới.
5. Trách nhiệm của cơ sở điều trị.
a) Phải niêm yết giá bán thuốc dùng cho bệnh nhân theo đúng mức giá đã được cấp có thẩm quyền quy định.
b) Hình thức niêm yết: Ghi trên bảng hoặc in thành từng trang đặt hoặc dán tại nơi thanh toán viện phí, tiền thuốc với bệnh nhân.
c) Nội dung niêm yết: Tên thuốc, hàm lượng, nơi sản xuất, nước sản xuất, đơn vị tính và giá bán.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức triển khai, chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thực hiện đúng các quy định tại Thông tư liên tịch này để bảo đảm ổn định giá thuốc ở mức độ hợp lý.
2. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, thanh tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định tại Thông tư liên tịch này trong phạm vi cả nước. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai, kiểm tra thanh tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định tại Thông tư liên tịch này trong phạm vi địa phương. Sở Y tế và Sở Tài chính – Vật giá chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng trên.
3. Các Bộ, ngành có cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh thuốc, định kỳ đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý các trường hợp vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
4. Các cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu, cơ sở kinh doanh thuốc triển khai ngay các biện pháp cần thiết để thực hiện đúng các quy định tại Thông tư liên tịch này. Kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2003 tất cả các loại thuốc lưu hành trên thị trường đều phải được niêm yết giá đúng quy định tại Thông tư liên tịch này.
5. Đối với số thuốc còn tồn tại các cơ sở bán lẻ, đến thời điểm Thông tư liên tịch này có hiệu lực mà chưa niêm yết giá bán lẻ trên bào bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc thì các cơ sở này trực tiếp niêm yết giá bán lẻ thuốc theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch này trước khi bán thuốc cho người tiêu dùng.
6. Các Hiệp hội, Hội nghề nghiệp, Chi hội nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện các quy định về giá thuốc của các thành viên, hội viên. Phản ánh kịp thời tình hình biến động về giá thuốc, góp ý và đề xuất các biện pháp nhằm bình ổn giá thuốc với các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá thuốc.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc tại Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý giá thuốc có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch này.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm những quy định tại Thông tư liên tịch này, vi phạm các quy định khác của pháp luật về giá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị và địa phương cần kịp thời báo cáo về Bộ Y tế và Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.