Quyết định 5465/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh dịch hạch

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 5465/QĐ-BYT

Quyết định 5465/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh dịch hạch
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:5465/QĐ-BYTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Xuyên
Ngày ban hành:31/12/2014Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------
Số: 5465/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH DỊCH HẠCH
-------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
 
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Xét Biên bản họp Hội đồng chuyên môn xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh dịch hạch ngày 24 tháng 12 năm 2014;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh-Bộ Y tế;
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh dịch hạch”
Điều 2. “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh dịch hạch” áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước và tư nhân.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh- Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Trưởng Tiểu ban thuộc Ban chỉ đạo phòng chống bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi;
- Cục Quân Y-Bộ Quốc phòng;
- Cục Y tế-Bộ Công an;
- Website Chính phủ, website Bộ Y tế; website Cục QLKCB;
- Phòng HCQT II (51 Phạm Ngọc Thạch-Tp HCM);
- Lưu: VT; KCB; PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Thị Xuyên

 
 
HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH DỊCH HẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5465/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
 
I. ĐẠI CƯƠNG
Dịch hạch là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính, gây ra bởi trực khuẩn Yersinia pestis, lây truyền từ loài gặm nhấm sang người qua vật chủ trung gian là bọ chét đốt, hoặc bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp.
Bệnh dịch hạch có 3 thể lâm sàng chính: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi. Bệnh có thể gây dịch và đại dịch, tỷ lệ tử vong cao ở thể phổi và thể nhiễm khuẩn huyết.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Ca bệnh nghi ngờ: là ca bệnh có yếu tố dịch tễ và lâm sàng như sau:
1.1. Dịch tễ
- Sống hay di du lịch đến vùng có lưu hành dịch, có chuột chết tự nhiên hàng loạt, tìm thấy bọ chét ở chuột mang vi khuẩn dịch hạch.
- Có tiếp xúc gần với người bệnh dịch hạch thể phổi hoặc tiếp xúc với chất dịch của người bệnh dịch hạch.
1.2. Lâm sàng
* Ủ bệnh: 2 ngày - 6 ngày.
* Khởi phát:
- Sốt cao đột ngột, rét run 39°C - 40°C;
- Đau đầu, đau vùng sắp nổi hạch (thể hạch), hoặc ho (thể phổi).
* Toàn phát:
Thể hạch (thể phổ biến nhất, chiếm hơn 90% các thể bệnh)
- Biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân.
- Viêm hạch
+ Vị trí: gần vị trí bọ chét đốt, hay gặp ở vùng bẹn, nách...
+ Đặc điểm: hạch sưng to, nóng, đỏ, rất đau, có thể 1 hạch hay 1 cụm hạch sưng. Da xung quanh hạch xung huyết, tổ chức dưới da viêm phù nề. Khi hạch hóa mủ, vỡ, chảy dịch, máu, chất hoại tử, tạo lỗ rò, thành sẹo. Hạch viêm xơ hóa tạo thành cục rắn chắc.
Thể nhiễm khuẩn huyết có thể tiên phát hoặc sau thể hạch
- Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc nặng, sốt cao, rét run, kích thích hoặc li bì. Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn, chướng bụng. Có thể có xuất huyết dưới da, có thể có tổn thương màng não, phổi...
- Trong các trường hợp nặng có thể có sốc, rối loạn đông máu nội mạc rải rác, suy đa cơ quan, hay hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển.
Thể phổi có thể tiên phát hoặc thứ phát sau thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết
+ Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng.
+ Các triệu chứng hô hấp: đau ngực, khó thở, thở nhanh, ho nhiều, ho ra máu, tổ chức hoại tử, trong dịch này soi có nhiều vi khuẩn dịch hạch. Các triệu chứng, tiến triển nhanh đến suy hô hấp nặng.
1.3. Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu tăng 10.000 - 25.000/mm3.
- Hóa sinh máu: tăng men gan, tăng bilirubin, có thể tăng creatinin, ure.
- Có thể có rối loạn đông máu.
- Có thể có rối loạn khí máu.
- Chụp X-quang ngực; hình ảnh viêm phổi, đông đặc phổi hoặc tràn dịch, phù phổi hoặc áp xe phổi.
- Nhuộm soi dịch đờm, dịch màng phổi, dịch não tủy tìm trực khuẩn dịch hạch.
2. Ca bệnh xác định: là ca bệnh nghi ngờ và có 1 trong các xét nghiệm khẳng định chẩn đoán như sau:
- Cấy bệnh phẩm (máu, đờm, dịch hạch, dịch não tủy) dương tính với Y. Pestis.
- PCR dương tính với trực khuẩn dịch hạch.
- Huyết thanh chẩn đoán:
+ Tìm kháng nguyên F1 bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang
+ Hiệu giá kháng thể làm ELISA 2 lần, lần thứ 2 cách lần thứ 1 từ 10-14 ngày. Kết quả dương tính khi hiệu giá kháng thể lần 2 tăng gấp 4 lần lần 1.
3. Chẩn đoán phân biệt
3.1. Thể hạch
- Viêm hạch do các nguyên nhân khác.
- Thể hạch ổ bụng cần chẩn đoán phân biệt với các tình trạng đau bụng ngoại khoa.
3.2. Thể nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết do các vi khuẩn xác định khác: liên cầu lợn, trực khuẩn than, ...
3.3. Thể phổi
- Viêm phổi do vi khuẩn khác
- Viêm phổi do vi rút: cúm, Hanta, Corona ...
III. Điều trị
1. Nguyên tắc điều trị
- Tất cả các người bệnh phải được nhập viện điều trị và cách ly
- Dùng kháng sinh đặc hiệu
- Điều trị hỗ trợ
2. Điều trị đặc hiệu
Điều trị kháng sinh đặc hiệu trong 7-10 ngày. Dùng 1 trong các loại thuốc sau:
 

 
Thuốc
Liều lượng
Đường dùng
Người lớn
Streptomycin
1 g/lần,
dùng 2 lần/ngày
Tiêm bắp
Gentamicin
5 mg/kg/ngày,
dùng 1 lần
Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
Doxycyclin
100 mg/Iần,
dùng 2 lần/ngày
Uống
Ciprofloxacin
400 mg/lần,
dùng 2 lần/ngày
Uống hoặc truyền tĩnh mạch
Chloramphenicol
25 mg/kg/lần,
dùng 4 lần/ngày
Uống hoặc tiêm tĩnh mạch
Trẻ em
Streptomycin
15 mg/kg/lần,
dùng 2 lần/ngày
Tiêm bắp
Gentamicin
2.5 mg/kg/lần,
dùng 3 lần/ngày
Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
Doxycyclin
Cân nặng trên 45 kg: dùng liều như người lớn.
Cân nặng dưới 45 kg: dùng 2.2 mg/kg/lần, 2 lần/ngày
Uống
Ciprofloxacin
15 mg/kg/lần,
dùng 2 lần/ngày
Uống hoặc truyền tĩnh mạch
Chloramphenicol
Dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên: 25 mg/kg/lần x 4 lần/ngày
Uống hoặc tiêm tĩnh mạch
Phụ nữ có thai
Gentamicin
5 mg/kg/ngày,
dùng 1 lần
Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
Doxycyclin
100 mg lần,
dùng 2 lần/ngày
Uống
Ciprofloxacin
400 mg/lần,
dùng 2 lần/ngày
Uống hoặc truyền tĩnh mạch

- Thể hạch: dùng 1 loại kháng sinh
- Thể nhiễm khuẩn huyết hoặc thể phổi: cần phối hợp 2 kháng sinh. Điều trị hết sốt, có thể kéo dài 3-5 ngày.
3. Điều trị hỗ trợ
- Hạ sốt, giảm đau, an thần
- Bù dịch
- Điều trị sốc, rối loạn đông máu và suy tạng nếu có.
III. Phòng bệnh
1. Nguyên tắc
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.
- Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm dịch hạch cần phải khám và cách ly kịp thời.
- Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây.
- Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế.
2. Nguồn bệnh
- Quản lý các ổ dịch trong tự nhiên, giám sát dịch ngoại lai xâm nhập.
- Theo dõi tình hình chuột chết.
- Tăng cường diệt bọ chét, chuột
- Khuyến khích nuôi mèo.
3. Đối với người bệnh
- Cách ly người bệnh, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- Xử lý quần áo, đồ dùng của người bệnh theo nguyên tắc khử khuẩn.
- Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh
4. Đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe
- Đảm bảo nguyên tắc vô trùng trong bệnh viện
- Sử dụng các trang thiết bị phòng hộ khi chăm sóc, điều trị cho người bệnh như găng tay, mũ, áo, kính bảo hộ mắt, khẩu trang, bao giầy.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng
- Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 7 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh dịch hạch. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
- Uống thuốc dự phòng: Uống một trong các loại dưới đây, trong vòng 7 ngày. Theo dõi trong 7 ngày sau khi tiếp xúc:
+ Doxycyclin: người lớn 100 mg/lần x 2 lần/ngày. Trẻ em 2-4 mg/kg/ngày.
+ Ciprofloxacin: 500 mg/lần x 2 lần/ngày. Trẻ em: 20 mg/kg/lần x 2 lần/ngày.
5. Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị
Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị người bệnh, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và người bệnh khác tại các cơ sở điều trị người bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
6. Khử trùng xử lý môi trường và chất thải bệnh viện
Tuân thủ quy trình về xử lý môi trường, chất thải theo quy định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác
7. Vắc xin
Chỉ định cho người đi vào vùng dịch lưu hành và cho nhân viên chăm sóc động vật
- Vắc xin bất hoạt bằng formalin: tiêm 2 lần, cách nhau 1-3 tháng. Nhắc lại sau mỗi 6 tháng.
- Vắc xin sống giảm độc lực: tiêm trong da 0.1 ml. Nhắc lại hàng năm.
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 34/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy

Thông tư 34/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy

An ninh trật tự, Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi