Quyết định 266/QĐ-BYT 2024 Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 266/QĐ-BYT

Quyết định 266/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:266/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Liên Hương
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
02/02/2024
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024

Ngày 02/02/2024, Bộ Y tế đã ra Quyết định 266/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý như sau:

1. Chỉ tiêu đối với một số bệnh truyền nhiễm:

- Các bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9): Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong nước;

- Các bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6) và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế;

- COVID-19, đậu mùa khỉ: Hạn chế tối đa số ca bệnh nặng, tử vong;

- Bệnh sốt xuất huyết: số mắc/100.000 dân: <150/100.000 (giảm 10% với số mắc năm 2023); tỷ lệ tử vong: <0,09%;…

2. Xây dựng kế hoạch tiêm chủng mở rộng căn cứ trên nhu cầu đề xuất từ các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước; triển khai tiêm chủng cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã, phường vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, các khu vực miền núi.

3. Tăng cường truyền thông phòng bệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang – Khử khuẩn) tại các địa điểm tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 266/QĐ-BYT tại đây

tải Quyết định 266/QĐ-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 266/QĐ-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 266/QĐ-BYT PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

______

Số: 266/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2024

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024

__________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng;

Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

Căn cứ Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;

Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

Căn cứ Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 16 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng;

Theo đề nghị củaCục trưởng Cục Y tế dự phòng.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (để báo cáo);

- Đồng chí Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các đồng chí Thứ trưởng;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cổng TTĐT Bộ Y tế;

- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Liên Hương

 

 

 

BỘ Y TẾ

______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

K HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2024

(Ban hành kèm theo Quyết định số 266/QĐ-BYT ngày 02 tháng 02 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Phần thứ nhất

Tình hình và kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

 

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

1. Trên thế giới

Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi lại nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Y tế thế gii, trong tháng 12/2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện lăng 42% so với tháng 11/20231; các biến thể mới của SARS-CoV-2 vân liên tục biến đổi, hiện JN.1 đã gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu cũng ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây lan củacác bệnh về đường hô hấp khác như cúm mùa và vi rút hợp bào hô hấp (RSV)2. Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc bệnh cúm theo mùa. Trong đó có 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng; trong đó có 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Bên cạnh cúm mùa và các nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, năm 2023 trên thế giới cũng ghi nhận các trường hợp mắc cúm động lực cao cúm A(H5N1)3, cúm A(H5N6)4 và cúm gia cầm A(H9N2)5.

Mặc dù vậy đây là năm có nhiều cột mốc và thách thức đối với y tế công cộng toàn cầu. Ngày 05/5/2023, sau hơn 03 năm xảy ra đại dịch. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế6; đến hết năm 2023, thế giới ghi nhận trên 700 triệu trường hợp mắc và trên 6,9 triệu trường hợp tử vong. Năm 2023, WHO cũng đã tuyên bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ (Mpox) không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu; đến hết năm 2023, thế giới ghi nhận trên hơn 92.000 trường hợp mắc, 171 trường hợp tử vong tại 116 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2023, cũng ghi nhận nỗ lực giải quyết các tác động về sức khỏe được nâng lên mức độ chính trị cao nhất khi các chính phủ, nhà khoa học và những người ủng hộ đã lần đầu tiên đưa vấn đề y tế vào vị trí nổi bật trong chương trình nghị sự COP28 và đưa ra tuyên bố toàn cầu về khí hậu và sức khỏe7. Hội nghị cấp cao về dự phòng, chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với đại dịch đã thống nhất đưa ra một tuyên bố chính trị mạnh mẽ và Tổng thư ký liên hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia phát huy động lực này bằng cách đưa ra một hiệp định mạnh mẽ, toàn diện, tập trung vào vấn đề bình đẳng y tế và đưa ra thông điệp: Từ bài học của đại dịch COVID-19, hãy cùng nhau hành động cho một thế giới khoẻ mạnh hơn, bình đẳng hơn8.

2. Tại Việt Nam

- COVID-19: Năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 99 nghìn trường hợp mắc, 20 trường hợp tử vong; số mắc giảm 14,5 lần so với năm 2021 và giảm 82,4 lần so với 2022. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 năm 2023 là 0,02%, giảm sâu so với năm 2021 (1,86%) và năm 2022 (0,11%).

- Sốt xuất huyết: Năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 172.000 trường hợp mắc, 43 trường hợp tử vong9. So với năm 2022 (369.483/151), số mắc giảm 53,8%, số tử vong giảm 72,4% (giảm 108 trường hợp). Các tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là: Hà Nội (36.795), TP. Hồ Chí Minh (17.257), Gia Lai (6.532), Đồng Nai (5.508), Bình Dương (5.092), Đắk Lắk (4.972), Bình Thuận (4.853), An Giang (4.840), Lâm Đồng (4.832), Đà Nẵng (4.604).

- Tay chân miệng: Trong năm 2023, cả nước ghi nhận gần 181.000 trường hợp mắc, 31 trường hợp tử vong10. So với năm 2022 (67.586/3), sổ mắc tăng gấp 2,7 lần, số tử vong tăng 28 trường hợp. Các tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là: TP. Hồ Chí Minh (50.161), Đồng Nai (10.968), An Giang (9.945), Bình Dương (9.021), Tiền Giang (8.347), Đồng Tháp (7.142), Long An (5.913), Cần Thơ (5.328), Khánh Hòa (4.822), Cà Mau (4.574).

- Đậu mùa khỉ: Tính đến hết năm 2023, cả nước ghi nhận 137 trường hợp mắc (02 ca ghi nhận năm 2022), 06 trường hợp tử vong; các trường hợp mắc và tử vong đều ghi nhận tại khu vực phía Nam11, chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh

- Bạch hầu: Năm 2023, cả nước ghi nhận 57 trường hợp mắc, 07 trường hợp tử vong12, xảy ra cục bộ tại một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc.

- Số phát han nghi sởi: Trong năm 2023, cả nước ghi nhận 401 trường hợp mắc, không ghi nhận tử vong. So với năm 2022, số mắc tăng 9,6%.

- Sốt rét: Năm 2023, cả nước ghi nhận 448 trường hợp mắc, 02 trường hợp tử vong do sốt rét. So với năm 2022, số mắc sốt rét giảm 1,5%.

- Bệnh dại: Năm 2023, cả nước ghi nhận 82 trường hợp tử vong, tăng 12 trường hợp so với năm 2022. Các tỉnh, thành phố ghi nhận số tử vong cao là Gia Lai (14 trường hợp), Ngh An (7), Bình Phước (7), Điện Biên (6), Bến Tre (5).

- Cúm mùa: năm 2023 cả nước ghi nhận 289.066 ca mắc, 01 ca tử vong; số mắc giảm 0,6% so với năm 2022. Các chủng vi rút cúm mùa lưu hành bao gồm cúm A(H3N2), A(H1N1), cúm B.

- Các bệnh truyền nhiễm khác tình hình ổn định, cơ bản được kiểm soát. Năm 2023, trong nước không ghi nhận các trường hợp mắc bệnh truyn nhiễm nhóm A như tả, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), MER-CoV, Ebola...

II. KT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHNG DỊCH BỆNH TRUYN NHIỄM NĂM 2023

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của c hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; tinh thn trách nhiệm, sự n lực, cố gắng của các cán bộ, nhân viên y tế và các lực lượng phòng, chống dịch liên quan; sự ủng hộ, hỗ trợ của cộng đồng xã hội và bạn bè quốc tế; đặc biệt là sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm đã đạt được những kết quả nhất định.

Năm 2023, tình hình các bệnh truyền nhiễm được kiểm soát và cơ bản đạt mục tiêu chung là giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội. COVID-19 đã chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B góp phần quan trọng trong việc phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của đất nước; số mắc và tử vong do sốt xuất huyết giảm mạnh so với năm 2022; tay chân miệng, sởi ghi nhận số mắc tăng so với năm 2022 nhưng được kiểm soát kịp thời, đã giảm từ tháng 10/2023; bạch hầu chỉ xảy ra cục bộ tại một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc và trong nước không ghi nhận các bệnh truyền nhiễm nhóm A như tả, Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9) cúm A (H5N1), cúm A(H5N6)...

Bảng 1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm năm 2023

Tên bệnh

Chỉ tiêu năm 2023

Thực hiện năm 2023

Kết quả

COVID-19

Không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế

Dịch bệnh được kiểm soát; hiện ghi nhận khoảng 50 ca/tun; đã hơn 07 tháng không ghi nhận tử vong

Đạt

Các bệnh: Ebola,

MERS-CoV, cúm A (H7N9)

Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong nước.

Không ghi nhận các ca mắc trong nước

Đạt

Các bệnh: cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi

100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để bùng phát trong cộng đồng và các cơ sở y tế

Không ghi nhận các ca mắc cúm A (H5N1), cúm A (H5N6); đậu mùa khỉ được phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý kịp thời

Đạt

Sốt xuất huyết

- Số mắc/100.000 dân: giảm 5% so với năm 2022 (<350/100.000)

- T lệ tử vong: <0,09%

- Tỷ lệ mắc: 171/100.000 dân

- Tỷ lệ tử vong: 0,025%

Đạt

Tay chân miệng

- Tỷ lệ mắc: <100/100.000 dân

  • Tỷ lệ tử vong: <0,05%.

- Tỷ lệ mắc: 175/100.000 dân

- Tỷ lệ tử vong: 0,02%

Không đạt

Sốt rét

- T lệ mắc: <2,5/100.000 dân

  • T lệ tử vong ≤0,02/100.000 dân

- Tỷ lệ mắc: <0,448/100-000 dân

- Tỷ lệ tử vong: 0,002/100.000

Đạt

Bệnh dại

< 80 trường hợp tử vong

82 trường hợp tử vong

Không đạt

Sởi, rubella

- Tỷ lệ mắc: <40/100.000 dân

- T lệ tử vong: < 0,1%

- Tỷ lệ mắc: 0,5/100.000 dân

- Tỷ lệ tử vong: 0%

Đạt

Tả, lỵ trực trùng

100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng

Không ghi nhận các trường hợp mắc trong nước

Đạt

 

 

III. MỘT S KHÓ KHĂN, VƯỚNG MC VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Khó khăn, thách thức

- Dịch bệnh diễn biến chưa ổn định, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi tiếp tục xuất hiện; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.

- Công tác nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh còn hạn chế; thiếu thông tin, dữ liệu để hỗ trợ thực hiện phân tích, đánh giá, cảnh báo dịch.

- Các địa bàn trọng điểm về sốt xuất huyết với số mắc lưu hành hàng năm cao đều là những địa phương đông dân cư, tình trạng đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, khu công nghiệp, tình trạng di biến động dân cư với nhiu khách du lịch, học sinh, sinh viên... nên khó khăn trong việc kiểm soát ca bệnh và thực hiện các hoạt động phòng chống dịch.

- T lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp, chưa đạt tiến độ đề ra, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số sinh sống; miễn dịch giảm theo thời gian.

- Một số nơi chưa thực sự chủ động để đảm bảo hậu cần, phục vụ công tác phòng, chống dịch dẫn đến việc không sẵn sàng về thuốc, sinh phẩm, vắc xin, hóa chất, vật tư, trang thiết bị cho các hoạt động giám sát, xét nghim, chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu, đậu mùa khỉ...

- Chưa có định mức và hướng dẫn chi cho một số nội dung công việc thuộc phạm vi lĩnh vực y tế dự phòng ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

2. Nguyên nhân

- Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão; đô thị hóa và di dân và các thói quen cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh xuất hiện và lây lan.

- Hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng chưa hoàn thiện, hoạt động thiếu ổn định.

- Một số nơi chưa thực sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết; công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân chủ động diệt bọ gậy, lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết chưa đạt yêu cầu. Một bộ phận người dân vẫn còn chủ quan, lơ là, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và môi trường xung quanh.

- Việc mua sắm, đấu thầu thuốc, nhập khẩu trang thiết bị, vắc xin, sinh phẩm...còn khó khăn dẫn đến tình trạng thiếu vc xin, sinh phm trong một số thời đim. Việc hướng dẫn, thể chế hóa một số chủ trương, chính sách chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Một số quy định về tài chính chưa có hướng dẫn hoặc chưa cụ thể.

- Một số địa phương chưa ban hành hoặc chưa kịp thời ban hành định mức chi cho các nội dung công việc thuộc phạm vi lĩnh vực y tế dự phòng sử dụng ngân sách địa phương.

- Đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho công tác phòng, chống dịch còn hạn chế; y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và người dân.

 

Phần thứ hai

Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024

 

I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

Dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam dự báo vẫn diễn biến khó lường trong thời gian tới và tiếp tục có nguy cơ xuất hiện và lây lan các biến thể mới, các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, cùng với bối cảnh toàn cầu hoá, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao, diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là các điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh (từ các bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi...; các bệnh dự phòng bằng vắc xin như bạch hầu, ho gà, uốn ván... đến các bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập từ nước ngoài như đậu mùa khỉ...).

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm đảm bảo kiểm soát kịp thời, hiệu quả, bền vững các dịch bệnh truyền nhiễm, hạn chế nguy cơ bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai để bảo vệ sức khỏe Nhân dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.

2. Các mục tiêu cụ thể

2.1. Xây dựng văn bn quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn

- Hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật Phòng bệnh đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch của Chính phủ, Quốc hội.

- Tham mưu ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; hoàn thiện, ban hành các Thông tư: Thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm y tế tuyến xã thực hiện và Thông tư thay thế Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phm y tế bắt buộc (sau đây gọi là Thông tư 38/2017/TT-BYT), xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng và phối hợp xây dựng Thông tư quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập theo đúng quy định của Luật giá.

- Xây dựng các đề án thực hiện Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, xây dựng kế hoạch triển khai Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 tại Thông báo số 494/TB-VPCP ngày 29/11/2023 về kết luận của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương và xây dựng bộ tiêu chí chuyên môn kỹ thuật cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh

- Xây dựng, cập nhật, bổ sung các đề án, kế hoạch, hướng dẫn chuyên môn trong giám sát, dự phòng, kiểm soát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm: các đề án thực hiện Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội; bộ tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công nghiệp theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ; bộ tiêu chí chuyên môn kỹ thuật cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh;

hướng dẫn giám sát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm; hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép hội chứng cúm và COVID-19; hướng dẫn giám sát trọng điểm tay chân miệng; hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm.

2.2. Thực hiện các chỉ tiêu chung về chuyên môn, kỹ thuật

- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt > 90% quy mô cấp xã.

- Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván đạt >85%.

- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm và kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh theo quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan.

- Đảm bảo các bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện, xử lý kịp thời.

- Đảm bo các cán bộ làm công tác phòng chng dịch được đào tạo, đào tạo liên tục, tập huấn về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi.

- Đảm bảo các cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.

- Đảm bảo cán bộ y tế làm việc tại các khoa khám bệnh, khoa Nội, Truyền nhiễm được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.

2.3. Thực hiện chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm

2.3.1. Các bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9): Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong nước.

2.3.2. Các bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6) và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.

2.3.3. COVID-I9, đậu mùa khỉ: Hạn chế tối đa số ca bệnh nặng, tử vong.

2.3.4. Bệnh sốt xuất huyết

- S mắc/100.000 dân: <150/100.00013.

- Tỷ lệ tử vong: <0,09%

- Tỷ lệ ca lâm sàng được xét nghiệm định tuýp vi rút: 3%.

- Duy trì giám sát véc tơ thường xuyên tối thiểu 2 điểm do tnh/thành ph quản lý và 1 điểm do tuyến quận/huyện/thị xã/thành phố quản lý.

2.3.5. Bệnh sốt rét

- Tỷ lệ mắc: <0,5/100.000 dân.

- Tỷ lệ tử vong: ≤ 0,002/100.000 dân.

2.3.6. Bệnh dại: Khống chế ≤ 85 trường hợp tử vong14.

2.3.7. Bệnh tay chân miệng

- Tỷ lệ mắc: < 100/100.000 dân.

- Tỷ lệ tử vong: < 0,05%.

2.3.8. Bệnh t: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.

2.3.9. Bệnh sởi, rubella

- Tỷ lệ mc: <5/100.000 dân.

2.3.10. Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật bn B và các bệnh truyền nhiễm khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng: giảm 5% so với trung bình giai đoạn 2016-2020.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Ch đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế dự phòng, y tế cơ sở theo chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó khẩn trương triển khai Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; Nghị quyết 99/2023/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội và các Nghị quyết của Chính phủ đảm bảo vc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Chỉ đạo tập trung công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh và các quy định, hướng dẫn về cơ chế tài chính, công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, vắc xin, thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch. Nghiên cứu, đề xuất, thiết lập cơ chế, tổ chức phòng, chống đại dịch tại các tuyến phù hợp theo quy định hiện hành, đảm bảo việc huy động, quản lý, điều phối, sử dụng tối đa nguồn lực trong phòng, chng đại dịch

- Chỉ đạo tổ chức triển khai sớm, hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024; chỉ đạo thường xuyên, kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên cơ sở bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới với quan điểm phòng bệnh từ xa, từ sớm, ngay từ cơ sở; chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo mùa và tại các sự kiện chính trị, văn hóa - xã hội; phòng, chống dịch trong và sau thiên tai, bão lụt và các chương trình cộng đồng chung tay phòng, chng dịch.

- Chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh; củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch các tuyến, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong phòng, chống dịch.

- Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế với các bộ, ban, ngành, địa phương để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đy mạnh phối hợp giữa Bộ Y tế và các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát trin nông thôn tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động: (1) vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (2) phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi; giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch ở động vật và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người.

2. Chuyên môn kỹ thuật

2.1. Công tác dự phòng

2.1.1. Công tác dự phòng, giám sát, kim soát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; thường xuyên phân tích, đánh giá, dự báo tình hình dịch; chuẩn bị sẵn sàng các phương án với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh;

- Rà soát, cập nhật, xây dựng, sửa đổi và bổ sung các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Chủ động công tác giám sát, triển khai hiệu quả giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế thực hiện mục tiêu ngăn chặn nguồn lây xâm nhập từ bên ngoài và khoanh vùng, dập dịch từ bên trong để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế trường hợp bệnh nặng, tử vong. Tiếp tục thực hiện giám sát trọng đim, giải trình tự gen để phát hiện sớm các tác nhân gây các bệnh truyền nhiễm nguy him mới nổi, nhất là các tác nhân lây truyền qua đường hô hấp.

- Thực hiện sớm, kịp thời các hoạt động đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi là Thông tư 17/2019/TT-BYT) và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đảm bảo chất lượng chế độ báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT.

- Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) tại Bộ Y tế và các Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng tại các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để hỗ trợ công tác giám sát, cảnh báo và đề xuất các biện pháp đáp ứng kịp thời, phù hợp với các tình huống xảy ra của dịch bệnh.

2.1.2. Công tác kiểm dịch y tế

- Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới (sau đây gọi là Nghị định 89/2018/NĐ-CP). Tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, khai báo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các cửa khẩu và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đảm bảo chất lượng báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư số 28/2019/TT-BYT ngày 28/10/2019 về hướng dẫn việc thông tin, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên giới (sau đây gọi là Thông tư 28/2019/TT-BYT);

- Đẩy mạnh phối hợp liên ngành tại các cửa khẩu; tham gia các đoàn công tác liên ngành đánh giá, nâng cấp các cửa khẩu và việc triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành tại cửa khẩu.

- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về quy trình kiểm dịch tại các cửa khu phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, cập nhật các thông điệp truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu và tổ chức cấp thẻ cho kiểm dịch viên y tế tại các địa phương.

2.1.3. Công tác tiêm chng

- Xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật; thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng theo khuyến cáo của WHO.

- Xây dựng kế hoạch tiêm chủng mở rộng căn cứ trên nhu cầu đề xuất từ các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước; triển khai tiêm chủng cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã, phường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng; tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Triển khai rà soát, đăng ký tiếp nhận vắc xin và tổ chức tiêm bổ sung vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ mang thai...

- Tăng cường chất lượng công tác quản lý thông tin tiêm chủng; theo dõi, giám sát, tổng hợp, thực hiện việc chia sẻ thông tin, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm theo quy định của hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam (NRA).

2.1.4. Công tác xét nghiệm và an toàn sinh học

- Xây dựng, hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn về xét nghiệm trong y tế dự phòng và an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm được phân công.

- Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ATSH cấp III trên địa bàn cả nước (không bao gồm các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng).

- Hướng dẫn tổ chức thực hiện việc quản lý mẫu bệnh phẩm có chứa hoặc có khả năng chứa các tác nhân gây bệnh cho người, các chủng vi sinh vật gây bệnh cho người.

2.1.5. Các hoạt động khác

- Thực hiện các quy định của Điều lệ y tế quốc tế (IHR) tại Việt Nam; quản lý, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động an ninh y tế toàn cầu, tiếp cận Một sức khỏe về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm.

- Đề xuất, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới; tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo dịch tễ học thực địa và xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới.

2.2. Công tác điều trị

- Rà soát, cập nhật, xây dựng, sửa đổi và bổ sung các hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Tăng cường năng lực cho cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Tăng cường năng lực hồi sức tích cực cho các tuyến đáp ứng yêu cầu điều trị; tổ chức đào tạo, tập huấn về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, phòng chống lây nhiễm; tổ chức các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới.

3. Công tác hậu cần

- Thường xuyên rà soát đế đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm;

- Đảm bảo dự trữ quốc gia và dự trữ của Bộ Y tế, địa phương cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.

- Rà soát, kiện toàn lực lượng phòng, chống dịch đảm bảo đủ nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

4. Công tác truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin

- Chủ động cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh tuyên truyền qua hệ thống truyền thông cơ sở và các kênh truyền thông phù hợp như thông điệp, infographic, video, audio... trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, internet...

- Tăng cường truyền thông phòng bệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng; khuyến khích thực hiện 2K (Khu trang - Khử khun) tại các địa điểm tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...

- T chức trin khai các hoạt động truyền thông đặc thù với từng dịch bệnh truyền nhiễm; tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh truyền nhim theo mùa, các kỳ lễ hội, các sự kiện lớn của quốc gia; các chiến dịch truyền thông tuyên truyền phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân và các chiến dịch truyền thông hưởng ứng các ngày phòng, chống dịch bệnh15.

- Đ xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; nâng cao chất lượng thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT, báo cáo giám sát dựa vào sự kiện; quản lý thông tin tiêm chủng; tăng cường sử dụng kho dữ liệu bệnh truyền nhiễm.

5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

- Tăng cường nghiên cứu, sản xuất, cung ứng thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về dịch tễ học của bệnh, tác nhân gây bệnh, véc tơ truyền bệnh, vắc xin phòng bệnh, dự báo dịch; nghiên cứu, đề xuất các mô hình phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm phù hợp.

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế; đẩy mạnh tiếp cận an ninh y tế toàn cầu trong phòng, chống dịch để thông tin, chia sẻ kinh nghiệm qua các cơ chế hợp tác song phương, đa phương trên cơ sở phối hợp liên ngành, đa lĩnh vực, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Việt Nam, cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với dịch bệnh. Phi hợp với Ban thư ký ASEAN và các quốc gia liên quan thúc đẩy thành lập Trung tâm ASEAN đáp ứng với các tình huống y tế công cộng khn cấp.

- Phối hợp chặt chẽ với các quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh truyền nhiễm. Triển khai hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế và tiếp tục huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

IV. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Tuyến Trung ương

1.1.  Cục Y tế dự phòng

- Thường trực về hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; tham mưu Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch trên phạm vi toàn quốc; tham mưu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quy chế và hướng dẫn chuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kim dịch y tế biên giới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai, hướng dẫn, kim tra, giám sát việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp chng dịch; tham mưu, trình cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch và áp dụng các biện pháp đáp ứng với tình trạng khẩn cấp về dịch theo quy định của pháp luật;

- Theo dõi, cập nhật, tổng hợp tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các giải pháp phòng, chống dịch trong nước, quc tế; thường xuyên tham mưu Bộ Y tế xây dựng báo cáo Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và điều phối các hoạt động phòng, chống dịch dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế.

- Tham mưu chỉ đạo tổ chức thực hiện việc giám sát, phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm và các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị triển khai các hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

- Quản lý dữ liệu bệnh truyền nhiễm tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong cả nước và cung cấp thông tin về bệnh truyền nhiễm; hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT; báo cáo giám sát dựa vào sự kiện, quản lý thông tin tiêm chủng; đẩy mạnh hoạt động kho dữ liệu bệnh truyền nhiễm và đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch.

- Tham mưu, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác sử dụng, tiêm chủng vắc xin, giám sát an toàn tiêm chủng; tham mưu các giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng.

- Tham mưu, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác xét nghiệm và việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh sinh học tại phòng xét nghiệm; theo dõi, tổng hợp, hướng dẫn xử lý khắc phục sự cố an toàn, an ninh sinh học.

- Tham mưu, phối hợp chỉ đạo thực hiện việc cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên cơ sở diễn biến tình hình thực tế và tổ chức các chiến dịch truyền thông, các đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Tham mưu, phối hợp chỉ đạo thực hiện đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chng dịch bệnh truyền nhiễm và thực hiện d trữ phòng, chống dịch.

- Tham mưu quản lý chỉ đạo Hệ thống đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh và sự kiện y tế công cộng quốc gia (PHEOC); đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam và các Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng.

- Đầu mối Quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, chia sẻ và cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm trong khu vực và trên thế giới; quản lý, hướng dn, tổ chức triển khai các hoạt động an ninh y tế toàn cầu, tiếp cận Một sức khỏe về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm.

- Đề xuất, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới; tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo dịch tễ học thực địa và xây dựng kế hoạch, tổ chức tập hun, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra các địa phương, các đơn vị y tế dự phòng trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và chỉ đạo, tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch năm 2024.

1.2. Cục Quản lý Môi trường Y tế

- Rà soát, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc cho người lao động, tại các cơ sở giáo dục đào tạo.

- Đẩy mạnh phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sc khỏe nhân dân; tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về thực hành vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch, quản lý chất thải y tế, hóa chất, chế phm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng, y tế và kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật trong cơ sở y tế.

1.3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

- Tham mưu Bộ Y tế chỉ đạo công tác thu dung, điều trị bệnh truyền nhiễm; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế; chỉ đạo tổ chức tập huấn, cập nhật các thông tin về chn đoán, phác đồ điều trị.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế và đảm bảo thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu, khu vực thu dung để sn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

- Đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thng điều trị từ Trung ương đến địa phương trong công tác điều trị bệnh truyền nhiễm và trong công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh trong công tác điều trị người mắc bệnh truyền nhim, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây truyền chéo trong cơ sở y tế và thường trực chống dịch.

1.4. Cục Phòng, chống HIV/AIDS

- Phối hợp xây dựng các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong phòng, chống viêm gan vi rút, đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm có cùng đường lây truyền giống HIV/AIDS cho các nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS.

- Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống viêm gan vi rút, đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm có cùng đường lây truyền giống HIV/AIDS cho các nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS; phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác báo cáo các trường hợp bệnh viêm gan vi rút, đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm có cùng đường lây truyền giống HIV/AIDS.

1.5. Cục Quản lý Dược

Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo nguồn cung thuốc, vắc xin phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng.

1.6. Cục An toàn thực phẩm

- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng, truyền thông về an toàn thực phẩm; chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phm.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm.

- Hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác giám sát nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

- Hướng dẫn các địa phương điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm ở địa phương.

1.7. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo

- Tiếp tục thúc đẩy việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Tham mưu chỉ đạo việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế thực hiện công tác phòng, chống dịch; từng bước đảm bảo đủ s lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.

1.8. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Tham mưu Bộ Y tế đảm bảo nguồn ngân sách, cơ chế dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Dự trù và cấp kinh phí kịp thời cho hoạt động phòng, chống dịch ngay từ đầu năm, đặc biệt là kinh phí phục vụ cho việc sẵn sàng ứng phó phòng, chống dịch; tổng hợp nhu cầu về thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Chủ trì xây dựng các quy định, hướng dn về chế tài chính, công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, vắc xin, thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, kiểm tra công tác đảm bảo hậu cần phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

1.9. Vụ Tổ chức cán bộ

- Tham mưu chỉ đạo việc củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch từ Trung ương đến địa phương, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức để đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với nhân viên y tế dự phòng và y tế cơ sở; tiếp tục thực hiện sp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy y tế dự phòng, y tế cơ sở theo quy mô dân số, không theo địa giới hành chính.

- Nghiên cứu, đề xuất, thiết lập cơ chế, tổ chức phòng, chống đại dịch tại các tuyến phù hợp theo quy định hiện hành, đảm bảo việc huy động, quản lý, điều phối, sử dụng tối đa nguồn lực trong phòng, chống đại dịch.

1.10. Vụ Pháp chế

- Phi hợp thực hiện xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh và các quy định, hướng dẫn về cơ chế tài chính, công tác mua sắm, đấu thầu phục vụ công tác phòng, chống dịch.

1.11. Văn phòng Bộ Y tế

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí và các đơn vị liên quan đẩy mạnh truyền thông về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện các hướng dẫn triển khai truyền thông phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu truyền thông và phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về công tác phòng, chng dịch.

- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan tổ chức các đợt cao điểm truyền thông hưởng ứng các ngày phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và khu vực; thường xuyên tổ chức cung cấp thông tin phòng, chng dịch, bệnh truyền nhiễm cho các cơ quan báo chí, thông qua họp báo, gặp mặt, hội nghị giao ban báo chí, tọa đàm, giao lưu trực tuyến...

1.12. Các Viện thuộc hệ y tế dự phòng

- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; thực hiện giải trình tự gen, phát hiện sớm các biến thể, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; chuẩn bị sn sàng các phương án ứng phó và đáp ứng với mọi tình huống xảy ra của dịch bệnh.

- Chủ trì, phối hợp xây dựng, hoàn thiện, ban hành các hướng dẫn giám sát, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, các tài liệu chuyên môn, kỹ thuật; tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát, phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm.

- Chỉ đạo tuyến, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh và xử lý ổ dịch triệt để, kịp thời; chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây dịch. Hướng dẫn, giám sát hỗ trợ các địa phương nâng cao chất lượng các hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

- Nâng cao năng lực, tổ chức tập huấn, diễn tập đáp ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra hoặc các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp; triển khai hoạt động của các đội đáp ứng nhanh và xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng khi xảy ra các tình huống của dịch bệnh. Đẩy mạnh các hoạt động của các Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, kịp thời ứng phó với các sự kiện y tế công cộng và các tình huống xảy ra của dịch.

- Xây dựng kế hoạch đảm bảo và chuẩn bị đủ vật tư, thiết bị, hóa chất, phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch và sẵn sàng hỗ trợ địa phương đáp ứng với các tình huống dịch bệnh.

- Thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT; báo cáo giám sát dựa vào sự kiện; quản lý thông tin tiêm chủng.

- Tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo dịch tễ học thực địa và xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới.

- Hướng dẫn, tổ chức triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, thực hiện rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong tiêm chủng m rộng.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế về công tác tiêm chủng, truyền thông, giáo dục cộng đồng tăng cường công tác an toàn tiêm chủng. Đảm bảo đầy đủ, kịp thời vắc xin và vật tư tiêm chủng cho công tác tiêm chủng mở rộng, thực hiện việc cấp phát, bảo quản, vận chuyển vắc xin theo đúng quy định của Bộ Y tế. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các hoạt động tiêm chủng mở rộng.

- Tăng cường công tác xét nghiệm chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh, giám sát sự biến chng của tác nhân gây bệnh và công tác đảm bảo an toàn sinh học; tổ chức đào tạo, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật nâng cao chất lượng xét nghiệm.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng liên quan giám sát, dự phòng và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm.

- Tham gia các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch; tổ chức triển khai các đoàn công tác giám sát, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch và phối hợp chỉ đạo, tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch năm 2024.

1.13. Các Bệnh viện, đơn vị khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế

- Thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cp cứu, cách ly, điều trị, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế.

- Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho điều trị dịch bệnh; có kế hoạch chủ động chun bị số giường bệnh và duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch bệnh xảy ra.

- Xây dựng, b sung, cập nhật kế hoạch đáp ứng về thu dung, điều trị, phác đồ điều trị, bố trí khu cách ly, sẵn sàng tiếp nhận điều trị khi có dịch bệnh xảy ra.

- Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, đào tạo nâng cao kỹ năng lâm sàng về chẩn đoán, xử trí, cp cứu, điều trị tích cực, chăm sóc bệnh nhân cho các bệnh viện tuyến trước; củng cố và tăng cường năng lực xét nghiệm chẩn đoán; sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho tuyến dưới khi có yêu cầu. Duy trì, củng cố các đội cấp cứu lưu động, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến trước trong việc sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

- Thực hiện báo cáo trường hợp mắc bệnh kịp thời thông báo cho các đơn vị y tế dự phòng và phối hợp xử lý dịch bệnh theo quy định.

1.14. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương

- Phi hợp với các đơn vị liên quan xây dựng sản phẩm truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp đăng tải tin, bài, phát sóng thông điệp, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức đào tạo, tập huấn về truyền thông, truyền thông nguy cơ trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Phi hợp hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

1.15. Trung tâm Thông tin Y tế quốc gia

- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, dự phòng và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm; đề xuất, thực hiện giải pháp kỹ thuật, tiêu chuẩn về kết nối, bảo mật, an ninh, an toàn liên quan đến các ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, dự phòng và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm.

- Phối hợp quản lý, hỗ trợ vận hành hệ thống và hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, dự phòng và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm.

2. Địa phương

2.1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chỉ đạo ngành y tế xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh; củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch các tuyến, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực min núi, biên giới, hải đảo, khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Thực hiện công b dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B và nhóm C; đề nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định.

- Chỉ đạo các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động: (1) vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (2) phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi; giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch động vật và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người; thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý đàn chó, mèo, tổ chức tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.

- Chỉ đạo công tác thanh kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/09/2020 của Chính phủ và các quy định hiện hành khác.

2.2. S Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024; đề xuất kinh phí, nguồn lực triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu đề ra. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B, nhóm C và đề nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn triển khai hiệu quả hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng; tổ chức tập huấn, diễn tập đáp ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra hoặc các sự kiện y tế công cộng khn cấp; triển khai hoạt động của các đội đáp ứng nhanh và xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng khi xảy ra các tình huống của dịch bệnh; xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm chủng cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế và đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tăng cường việc thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT; báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT; báo cáo giám sát dựa vào sự kiện và quản lý thông tin tiêm chủng.

- Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp và các sở, ban, ngành liên quan, tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn; thường xuyên tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại cơ sở để duy trì triển khai tổ phòng chống sốt xuất huyết cộng đồng để tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn việc loại bỏ bọ gậy, lăng quăng tại các hộ gia đình.

- Chủ động truyền thông cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh đồng thời tuyên truyền hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chng dịch bệnh truyền nhiễm phù hợp. Tăng cường truyền thông phòng bệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân để bảo vệ sức khoẻ của bn thân, gia đình và cộng đồng; khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) tại các địa điểm tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng và lại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...; tuyên truyền hướng dn người dân chủ động tham gia tiêm chủng vắc xin phòng bệnh khuyến cáo của ngành Y tế và vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết.

- Củng cố, kiện toàn và tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của các lực lượng phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ca các đơn vị tại địa phương; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng.

V. KINH PHÍ

1. Trung ương

- Bộ Y tế bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế.

- Huy động và sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

2. Địa phương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch, bố trí kinh phí và đảm bảo đầu tư đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các cp./.

 

____________

1 Phát biểu của Tng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới ngày 10/01/2024.

2 Tại Hoa Kỳ ghi nhận hơn 29.000 ca nhập viện để điều trị COVID-19 trên khắp nước Mỹ từ ngày 17-23/12/2023. Tăng hơn 16% so với tuần trước đó và báo cáo hơn 14.700 ca nhập viện vì mắc cúm trong cùng khoảng thời gian này. Tại Anh trong tuần đầu năm 2024, trung bình hơn 3.000 người mắc COVID-19 nhập viện mỗi ngày, cao hơn 68% so với đầu tháng 12/2023. Tại Italy, số người mắc cúm và COVID-19 tăng cao trong hai tun cuối năm 2023, với tỷ lệ lây nhiễm là 17,5/1.000 và 17,7/1.000. Tại Tây Ban Nha, số ca mc cúm tăng 75% trong tuần cuối của năm 2023, nhiều nhất là bệnh cúm dẫn đến viêm phổi nặng. Tại Trung Quốc, từ tháng 11/2023 ghi nhận gia tăng số ca mc các bệnh về đường hô hấp với các tác nhân chủ yếu là vi rút cúm, rhinovirus, mycoplasma pneumoniae, vi rút hợp bào hô hp, vi rút Adeno...

3 Năm 2023 trên thế giới ghi nhận 12 ca mắc cúm A(H5N1) tại Campuchia (6), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (04), Chile (01), Trung Quc (01) trong đó có 04 ca tử vong tại Campuchia. Tích lũy từ năm 2003 đến nay thế giới ghi nhận 882 ca mc, 461 ca tử vong (tỷ lệ tử vong: 52,3%).

4 Tháng 12/2023 ghi nhận 01 ca tử vong do mc cúm A(H5N6) tại Tứ Xuyên, Trung Quc. Tích lũy từ năm 2014, ghi nhận 89 ca mắc tại Trung Quốc (88) và Lào (01). Trong đó 35 ca tử vong (tỷ lệ tử vong: 39,3%).

5 Tháng 11/2023 ghi nhận 02 ca mắc tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tích lũy đến nay ghi nhận 130 ca mắc cúm A(H9N2) (ch yếu tại Trung Quốc với 117 ca mc).

6 Phát biểu của Tng giám đốc T chức Y tế Thế giới ngày 05/5/2023.

7 Phát biểu của Tổng giám đốc T chức Y tế Thế giới ngày 26/12/2023.

8 Thông điệp của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc nhân ngày Quốc tế phòng, chống dịch, 27/12/2023.

9 Đk Lắk (6), Hà Nội (5), Long An (4), Đồng Nai (4), Bình Phước (3), Gia Lai (3), Bình Dương (2), Cà Mau (2), Ninh Bình (2), Thành phố H Chí Minh (2), Phú Yên (2), Bình Thuận (1), Cn Thơ (1), Hòa Bình (1), Khánh Hòa (1) Kiên Giang (1), Qung Bình (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1).

10 Cần Thơ (4), Đắk Lắk (4), Kiên Giang (4), Bình Thuận (3), Đồng Tháp (2), Bình Dương (2), Long An (2), Phú Yên (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bạc Liêu (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Hậu Giang (1), Khánh Hòa (1), Vĩnh Long (1).

11 TP. Hồ Chí Minh (114), Bình Dương (4), Long An (4), Lâm Đồng (3), Đồng Nai (3), Cần Thơ (2), Sóc Trăng (1), Bến Tre (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1), Đà Nng (1), Bình Định (1).

12 Hà Giang (5 trường hợp), Điện Biên (1) và Thái Nguyên (1)

13 Giảm 10% với s mắc năm 2023.

14 So với trung bình giai đoạn 2011-2021.

15 Ngày thế giới phòng, chống sốt rét (25/4), Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6), Ngày thế giới phòng, chống viêm gan (28/7), Ngày thế giới phòng chống dại (28/9), Ngày Quốc tế phòng, chống dịch (27/12)...

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi