Quyết định 23/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 23/2006/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 23/2006/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Thị Trung Chiến |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/08/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 23/2006/QĐ-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 23/2006/QĐ-BYT NGÀY 08
THÁNG 8 NĂM 2006 VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM CHĂM SÓC
SỨC KHOẺ
SINH SẢN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG
ƯƠNG"
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định
số 49/2003/NĐ-CP ngày
Căn cứ Nghị định
số 171/2004/NĐ-CP ngày
Căn cứ Thông tư Liên tịch
số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế và
Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân
quản lý nhà nước về y tế ở địa
phương;
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ
tưởng Vụ Sức khoẻ sinh sản,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
"Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương".
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay
thế Quyết định số 2792/2000/QĐ-BYT ngày
16/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành bản "Quy định chức năng,
nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm
Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế
hoạch hoá gia đình tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và Đội Bảo vệ sức
khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình
thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh".
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ
trưởng Vụ Sức khoẻ sinh sản, Giám
đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và Thủ trưởng các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG
Trần Thị Trung Chiến
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN
TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 23/2006/QĐ-BYT ngày 08 tháng 8
năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Vị trí, vai trò
Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ
sinh sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là Trung tâm Chăm sóc
sức khoẻ sinh sản tỉnh) là đơn vị
sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu
sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự
chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của
Bộ Y tế.
Điều 2. Tư cách pháp nhân
Trung tâm
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh có tư cách
pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và
được mở tài khoản tại kho bạc Nhà
nước.
CHƯƠNG II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 3. Chức năng
Trung tâm
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh có chức
năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về
công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản của
tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện các
hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về chăm
sóc sức khoẻ sinh sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Xây dựng
kế hoạch triển khai các nhiệm vụ chuyên môn,
kỹ thuật về chăm sóc sức khoẻ sinh sản
trên cơ sở chiến lược Quốc gia về chăm
sóc sức khoẻ sinh sản của Bộ Y tế và tình
hình thực tế của tỉnh trình Giám đốc
Sở Y tế phê duyệt;
2. Thực
hiện các hoạt động sau:
a) Triển
khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ
thuật và tư vấn về: Chăm sóc sức khoẻ
phụ nữ, sức khoẻ bà mẹ; chăm sóc sức
khoẻ sinh sản người cao tuổi; kế hoạch
hoá gia đình; phá thai an toàn; phòng, chống các bệnh nhiễm
khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền
theo đường tình dục; chăm sóc sức khoẻ
sinh sản vị thành niên và nam học; dự phòng
điều trị vô sinh, dự phòng điều trị
sớm ung thư đường sinh sản; chăm sóc
sức khoẻ trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng;
b) Chỉ
đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ
thuật về các hoạt động thuộc lĩnh
vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối
với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh;
c) Phối
hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức
khoẻ và các cơ quan thông tin đại chúng trên
địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về
lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản;
d) Tham gia
đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ
thuật về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ
sinh sản theo kế hoạch của tỉnh và Trung
ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác;
đ) Nghiên
cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các
tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh
vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản;
e) Quản lý
và tổ chức triển khai thực hiện các dự án
thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các
dự án khác thuộc lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ sinh sản được Giám đốc Sở Y
tế phân công;
g) Tổ
chức triển khai thực hiện các dịch vụ
về chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo quy
định của pháp luật; căn cứ vào
điều kiện, năng lực và nhu cầu thực
tế ở địa phương, Giám đốc Sở
Y tế quy định theo thẩm quyền việc khám,
điều trị, theo dõi và thực hiện những xét
nghiệm cận lâm sàng đối với các trường
hợp có liên quan đến lĩnh vực sức khoẻ
sinh sản tại Trung tâm theo quy định của pháp
luật;
h) Phối
hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động
thuộc lĩnh vực phụ trách;
i) Thực
hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen
thưởng, kỷ luật đối với công
chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của
đơn vị theo quy định của pháp luật;
k) Thực
hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy
định của pháp luật;
l) Thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám
đốc Sở Y tế giao.
CHƯƠNG III
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Điều 5. Tổ chức bộ máy
1. Lãnh
đạo Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
tỉnh có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
2. Các phòng
chức năng gồm:
a) Phòng Kế
hoạch - Tài chính;
b) Phòng Tổ
chức - Hành chính.
3. Các khoa
chuyên môn gồm:
a) Khoa Chăm
sóc sức khoẻ bà mẹ và Kế hoạch hoá gia đình;
b) Khoa Chăm
sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và Nam học;
c) Khoa Chăm
sóc sức khoẻ trẻ em và Phòng chống suy dinh
dưỡng;
d) Khoa
Dược-Cận lâm sàng.
Điều 6. Biên chế và định mức lao
động
Biên chế,
định mức lao động của Trung tâm Chăm sóc
sức khoẻ sinh sản tỉnh được thực
hiện the quy định của pháp luật.
Điều 7. Kinh phí hoạt động
1. Ngân sách
sự nghiệp y tế.
2. Ngân sách
chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
3. Thu phí theo
quy định của pháp luật.
4. Viện
trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 8. Nhiệm vụ của các Khoa, Phòng
1. Phòng Kế
hoạch - Tài chính:
a) Xây dựng
kế hoạch năm, quý, tháng của Trung tâm; tổ
chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết
quả rút kinh nghiệm việc thực hiện các kế
hoạch đó;
b) Tổng
hợp dự trù thuốc, vật tư, hoá chất và các
trang thiết bị cần thiết để phục
vụ cho hoạt động của Trung tâm và các
đơn vị có liên quan thực hiện công tác chăm
sóc sức khoẻ sinh sản trên địa bàn tỉnh;
c) Quản lý
và cấp phát kinh phí cho các hoạt động phục
vụ công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo
kế hoạch đã được phê duyệt, chịu
trách nhiệm thanh quyết toán theo quy định;
d) Tham gia
tổ chức thực hiện công tác đào tạo, nghiên
cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ của Trung tâm và cho tuyến
dưới;
đ)
Tổng hợp các mặt hoạt động của Trung
tâm, thu thập thông tin, phân tích số liệu; thực
hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy
định;
e) Làm
đầu mối tổng hợp các dự án trong và ngoài
nước của Trung tâm.
2. Phòng Tổ
chức - Hành chính:
a) Quản lý
công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện các chế
độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật theo quy
định của pháp luật;
b) Tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ hành chính,
quản trị phục vụ cho hoạt động
của Trung tâm;
c) Quản lý
tài sản của Trung tâm;
d) Làm
đầu mối tổ chức các hội thảo,
hội nghị, tập huấn, các hoạt động
về thông tin, truyền thông, giáo dục sức khoẻ
về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
3. Khoa Chăm
sóc sức khoẻ bà mẹ và Kế hoạch hoá gia đình:
a) Xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện các
hoạt động về chăm sóc sức khoẻ
phụ nữ, sức khoẻ bà mẹ; sức khoẻ sinh
sản người cao tuổi; kế hoạch hoá gia
đình; phá thai an toàn; phòng, chống nhiễm khuẩn
đường sinh sản, dự phòng điều trị
vô sinh; dự phòng điều trị sớm ung thư
đường sinh sản;
b)
Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt
động chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc
sức khoẻ bà mẹ và kế hoạch hoá gia đình trên
địa bàn tỉnh;
c) Làm
đầu mối triển khai thực hiện các
chương trình, dự án và cung cấp các dịch vụ
liên quan đến chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và
kế hoạch hoá gia đình theo quy định của pháp
luật.
4. Khoa Chăm
sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và Nam học:
a) Xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện các
hoạt động về chăm sóc sức khoẻ sinh
sản vị thành niên và nam học;
b)
Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt
động chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc
sức khoẻ sinh sản vị thành niên và nam học trên
địa bàn tỉnh;
c) Làm
đầu mối triển khai thực hiện các
chương trình, dự án và cung cấp các dịch vụ
liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản
vị thành niên và nam học theo quy định của pháp
luật.
5. Khoa Chăm
sóc sức khoẻ trẻ em và Phòng chống suy dinh
dưỡng:
a) Xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện các
hoạt động về chăm sóc sức khoẻ
trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng;
b)
Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt
động chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc
sức khoẻ trẻ em và phòng chống suy dinh
dưỡng trên địa bàn tỉnh;
c) Làm
đầu mối triển khai thực hiện các
chương trình, dự án và cung cấp các dịch vụ
liên quan đến chăm sóc sức khoẻ trẻ em và
phòng chống suy dinh dưỡng theo quy định của
pháp luật.
6. Khoa
Dược - Cận lâm sàng:
a) Xây dựng
kế hoạch vật tư, dụng cụ trang thiết
bị, thuốc, hoá chất phục vụ cho các hoạt
động của Trung tâm và các đơn vị có hoạt
động liên trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ sinh sản trên địa bàn tỉnh; quản lý
vật tư, dụng cụ trang thiết bị, thuốc,
hoá chất phục vụ cho các hoạt động của
Trung tâm;
b) Thực
hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ yêu
cầu hoạt động thuộc lĩnh vực chăm
sóc sức khoẻ sinh sản;
c) Thực
hiện các hoạt động phòng, chống nhiễm
khuẩn thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ
sinh sản;
d)
Hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện áp dụng thường quy các kỹ
thuật xét nghiệm theo quy định đối với
tuyến huyện, các cơ sở y tế trên địa
bàn;
đ)
Triển khai thực hiện các dịch vụ cận lâm
sàng thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh
sản theo quy định của pháp luật.