Quyết định 1768/QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn thực hiện Cải thiện dinh dưỡng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1768/QĐ-BYT

Quyết định 1768/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện nội dung "Cải thiện dinh dưỡng" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1768/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Liên Hương
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
30/06/2022
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ 1-5 tuổi thể thấp còi dưới 34% vào năm 2025

Ngày 30/6/2022, Bộ Y tế đã ra Quyết định 1768/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ trực tiếp gồm trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Cụ thể, đến năm 2025, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi xuống dưới 34%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm còn dưới 5%; trên 80% trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng; giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai lần lượt xuống dưới 20% và dưới 30%.

Để thực hiện các mục tiêu trên, nội dung hoạt động cải thiện dinh dưỡng bao gồm: cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi; cung cấp sắt cho trẻ em vị thành niên, phụ nữ có thai; bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy cấp; cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng; tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú; …

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1768/QĐ-BYT tại đây

tải Quyết định 1768/QĐ-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1768/QĐ-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1768/QĐ-BYT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1768/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG “CẢI THIỆN DINH DƯỠNG” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

____________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP, ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1705/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 35/QĐ-BCĐCTMTQG, ngày 25/3/2022 của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Hướng dẫn thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh (để báo cáo);
- Đ/c Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng phụ trách (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Các Bộ LĐTB&XH; Giáo dục và Đào tạo;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, BMTE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Liên Hương

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN NỘI DUNG “CẢI THIỆN DINH DƯỠNG” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
Ban hành kèm theo Quyết định số: 1768/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN

- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

- Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 1705/QĐ-TTg, ngày 12/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 02/QĐ-TTg, ngày 05/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045;

- Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 353/QĐ-TTg, ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 35/QĐ-BCĐCTMTQG, ngày 25/3/2022 của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 721/QĐ-BYT, ngày 23/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch của Bộ Y tế triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 4121/QĐ-BYT, ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em;

- Quyết định số 4944/QĐ-BYT, ngày 27/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng;

- Quyết định số 2615/QĐ-BYT, ngày 16/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam;

- Quyết định số 4487/QĐ-BYT, ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán về điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi;

- Quyết định số 3779/QĐ-BYT, ngày 26/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi;

- Quyết định số 6437/QĐ-BYT, ngày 25/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng;

- Công văn số 3598/BYT-BM-TE, ngày 29/4/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn xây dựng và triển khai Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của Bộ Y tế.

II. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thtrạng và tm vóc của trẻ em dưới 16 tui thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sng trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Mục tiêu cụ thể 1: Hạ xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

a) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven bin và hải đảo xuống dưới 34%.

b) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven bin và hải đảo xuống dưới 5%.

c) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ học đường từ trên 5-16 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 34%.

2.2. Mục tiêu cụ thể 2: Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Các chỉ tiêu đến 2025:

a) Trên 80% trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng.

b) Trên 80% phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được cung cấp miễn phí viên đa vi chất từ khi phát hiện mang thai đến 01 tháng sau sinh.

c) Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo lần lượt xuống dưới 20% và dưới 30%.

d) Giảm tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo lần lượt xuống dưới 60% và dưới 70%.

2.3. Mục tiêu cụ thể 3: Bảo đảm ứng phó về phòng, chống suy dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

a) Tăng tỷ lệ trẻ em 6-23 tháng tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo ăn bổ sung đúng, đủ lên 50%.

b) Tỷ lệ hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đạt trên 80%.

III. ĐI TƯỢNG

1. Đối tượng hỗ trợ trực tiếp:

- Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

2. Đối tượng áp dụng hướng dẫn:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia thực hiện hoạt động cải thiện dinh dưỡng.

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện và thụ hưởng từ việc thực hiện hoạt động cải thiện dinh dưỡng.

IV. PHẠM VI THỰC HIỆN

Thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

V. NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, PHƯƠNG THỨC H TR

1. Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ

- Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

- Trường hợp đối tượng, nội dung hỗ trợ trùng lặp với chương trình, dự án khác có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì chỉ lựa chọn thực hiện theo 01 chương trình, dự án; trong đó ưu tiên lựa chọn thực hiện theo chương trình, dự án có định mức hỗ trợ cao hơn.

2. Phương thức hỗ trợ

- Hỗ trợ can thiệp trực tiếp đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng (cung cấp gói tư vấn dinh dưỡng, đa vi chất, sản phẩm dinh dưỡng, quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng...)

- Hỗ trợ can thiệp trực tiếp trẻ học đường (từ 5 đến dưới 16 tuổi) cải thiện bữa ăn học đường, theo dõi tình trạng dinh dưỡng định kỳ và tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng...

- Hỗ trợ nâng cao nhận thức và hành vi của các đối tượng thông qua việc tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em 0-16 tuổi.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản; tăng cường nguồn lực và phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động của Chương trình.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí bố trí cho nhiệm vụ cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

VII. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN DINH DƯỠNG

1. Hot đng can thip phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em 0-16 tuổi

1.1. Trung ương thực hiện

1.1.1. Xây dựng các tài liệu chuyên môn và hướng dẫn thực hiện các nội dung của Chương trình cho các địa phương.

Căn cứ vào tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú; tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, an ninh lương thực hộ gia đình và theo hướng dẫn của Bộ Y tế từ khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới/ Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc để xây dựng, cập nhật các tài liệu chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật, được đơn vị chuyên môn hoặc Bộ Y tế ban hành và tổ chức phổ biến, tập huấn đến các cấp thực hiện.

1.1.2. Hướng dẫn, tư vấn cho cán bộ y tế về xác định các vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, phương pháp thu thập chỉ số giám sát, kỹ năng tư vấn, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thông qua hình thức các hội thảo, hội nghị, tập huấn và đào tạo cho cán bộ y tế, cán bộ giảm nghèo và liên ngành khác ở cấp tỉnh, huyện về chương trình, dự án, về các nội dung chuyên môn để phục vụ cho các hoạt động của Chương trình. Tài liệu tập huấn sẽ được xây dựng mới hoặc cập nhật chỉnh sửa căn cứ vào tình hình thực tế hoặc đề xuất của địa phương.

1.1.3. Hướng dẫn và hỗ trợ tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của học sinh định kỳ; tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Tùy theo đặc điểm vùng miền, dân tộc và lứa tuổi, xây dựng thực đơn và tổ chức thực hiện bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú, theo dõi tình trạng dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.1.4. Xây dựng hướng dẫn và triển khai mô hình can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, an ninh dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng miền.

Căn cứ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, an ninh lương thực hộ gia đình để xây dựng và triển khai mô hình cải thiện dinh dưỡng, đảm bảo an ninh dinh dưỡng hộ gia đình đặc thù cho từng vùng miền; xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi. Các mô hình can thiệp được thực hiện đúng qui trình của nghiên cứu khoa học, được nghiệm thu, báo cáo và phổ biến các kết quả để nhân rộng.

1.1.5. Tham vấn, nghiên cứu giải pháp, tư vấn, theo dõi, giám sát chuyên môn, đánh giá định kỳ về tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực phẩm của trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú thuộc địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Xây dựng hệ thống theo dõi giám sát điểm cho toàn quốc và tại tỉnh, huyện, xã can thiệp; Xây dựng, phổ biến và triển khai thu thập các chỉ tiêu theo dõi hàng năm ở cấp trung ương và địa phương; Xử lý số liệu và báo cáo; Tổ chức theo dõi giám sát hỗ trợ với các tỉnh thuộc chương trình.

1.2. Địa phương thực hiện

1.2.1. Cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

- Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3598/BYT-BM-TE, ngày 29/4/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn xây dựng và triển khai Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đu đời của Bộ Y tế và tài liệu Hướng dẫn tư vn dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của Viện Dinh dưỡng và các văn bản hiện hành.

1.2.2. Cung cấp sắt cho trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ có thai

- Thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT, ngày 27/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và các hướng dẫn của đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

1.2.3. Bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp và phụ nữ trong vòng 1 tháng sau sinh.

- Thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT, ngày 27/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và các hướng dẫn của đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

1.2.4. Bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy cấp:

- Liều lượng bổ sung:

+ Trẻ < 6="" tháng:="" 10="" mg/ngày="">x 14 ngày.

+ Trẻ ≥ 6 tháng: 20 mg/ngày x 14 ngày.

- Thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT, ngày 27/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và Quyết định số 4121/QĐ-BYT, ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em.

1.2.5. Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng

- Cấp phát sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng đến 23 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi bổ sung vào bữa ăn của trẻ.

+ Thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT, ngày 27/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và các hướng dẫn của đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế. Hàm lượng các vi chất dinh dưỡng đảm bảo theo hướng dẫn nêu trên và các văn bản cập nhật (nếu có).

+ Kết hợp tư vấn, hướng dẫn sử dụng tại hộ gia đình. Theo dõi, giám sát và báo cáo theo quy định.

- Cấp phát sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ học đường bị suy dinh dưỡng

+ Thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế.

+ Các trường tổ chức đánh giá tình trạng dinh dưỡng định kỳ để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng, lập danh sách, tiếp nhận sản phẩm dinh dưỡng và cấp phát theo đợt. Tổ chức sử dụng sản phẩm dinh dưỡng tại trường, có theo dõi giám sát. Báo cáo theo quy định. Lồng ghép với Chương trình dinh dưỡng học đường do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.

1.2.6. Phát hiện, điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng.

- Đối tượng: Trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính nặng.

- Phác đồ điều trị trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng theo quy định hiện hành và các văn bản cập nhật của Bộ Y tế (nếu có).

- Thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 4487/QĐ-BYT, ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán về điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi và Quyết định số 3779/QĐ-BYT, ngày 26/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi và hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

1.2.7. Tẩy giun định kỳ cho trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ chuẩn bị mang thai:

- Số lượng cấp phát: Trẻ em 2-dưới 6 tuổi, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tẩy giun 2 lần/năm.

1.2.8. Lập kế hoạch và dự trữ nguồn sản phẩm dinh dưỡng cho việc ứng phó với ảnh hưởng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh đối với việc chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em.

- Số lượng sản phẩm dinh dưỡng: theo nhu cầu thực tế của địa phương.

- Thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật chuẩn bị và ứng phó về dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp và các hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

- Hàng năm, các tỉnh cần xây dựng được kế hoạch ứng phó về dinh dưỡng với khẩn cấp hoặc lồng ghép trong kế hoạch ứng phó về thiên tai thảm họa của tỉnh.

- Có kế hoạch sử dụng các trang thiết bị, vật tư, thuốc, sản phẩm dinh dưỡng nếu không có tình huống khẩn cấp xảy ra một cách phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí.

1.2.9. Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú; tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp, thực hành dinh dưỡng tại trạm y tế xã, phường, thị trn, thôn bản.

- Thực hiện theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; Công văn số 3598/BYT-BM-TE, ngày 29/4/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn xây dựng và triển khai Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của Bộ Y tế và các hướng dẫn khác của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

1.2.10. Tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú.

- Thực hiện theo các hướng dẫn chuyên môn hiện hành của ngành y tế và giáo dục.

- Các tỉnh phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành y tế, lập kế hoạch, tập huấn cho các cán bộ triển khai dự án về tổ chức bữa ăn học đường, các kiến thức và kỹ năng giáo dục dinh dưỡng học đường, đẩy mạnh chất lượng giáo dục dinh dưỡng chính khóa và các hình thức ngoại khóa phù hợp với điều kiện địa phương. Cán bộ y tế có vai trò tham gia hướng dẫn chuyên môn và giám sát hoạt động cho các trường học triển khai bữa ăn bán trú và công tác giáo dục dinh dưỡng trong trường học, phối hợp với giáo dục dinh dưỡng tại gia đình. Triển khai các mô hình tạo nguồn thực phẩm tại chỗ ở địa phương thông qua kết hợp với các dự án thành phần khác của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

1.2.11. Tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại trường học.

- Thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của ngành y tế và giáo dục (Thông tư 23/2017/TT-BYT, ngày 15/05/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em; Tài liệu hướng dẫn công tác y tế trường học ban hành theo Quyết định 3822/QĐ-BGDĐT, ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản cập nhật nếu có).

- Các tỉnh phối hợp giữa ngành giáo dục và y tế, lập kế hoạch và tập huấn cho cán bộ triển khai dự án về dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý, các kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai hoạt động. Ngành y tế tham gia với vai trò hướng dẫn chuyên môn và giám sát hoạt động. Các cơ sở giáo dục tổ chức các hình thức tư vấn phù hợp, lồng ghép với chăm sóc y tế học đường. Tạo điều kiện cơ sở vật chất để học sinh có thể thực hành dinh dưỡng và thể lực hợp lý.

1.2.12. Hướng dẫn, tổ chức khảo sát, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 16 tui hàng năm và định kỳ theo kế hoạch.

- Thực hiện theo hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế (tùy theo thực tế, có thể bao gồm: cân đo nhân trắc, xét nghiệm máu, phỏng vấn khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực phẩm, phỏng vấn thông tin nhân khẩu học, tiền sử nuôi dưỡng, tiền sử bệnh tật...)

1.2.13. Cung cấp trang thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em cho cơ sở y tế tỉnh, huyện, xã, thôn bản và trường học, cung cấp các dụng cụ thực hành dinh dưỡng, vật tư y tế, thực phẩm bổ sung, tài liệu đtriển khai các hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Địa phương rà soát lại hiện trạng và thực hiện theo các quy định hiện hành.

1.2.14. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo viên, cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trường học và liên ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.

- Tập huấn cho cán bộ dinh dưỡng tuyến xã và thôn bản về hướng dẫn triển khai và các kỹ thuật chuyên môn triển khai hoạt động về dinh dưỡng.

- Tập huấn cho y tế trường học và giáo viên trường học tại các tuyến về hướng dẫn hỗ trợ triển khai hoạt động về dinh dưỡng tại trường học.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo về nâng cao năng lực cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo viên, cán bộ giảm nghèo, cán bộ nông nghiệp, phụ nữ về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi.

- Hàng năm, các tỉnh dựa trên nhu cầu thực tế đề xuất kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo theo phương thức giảng viên trung ương tập huấn cho tỉnh/huyện, cán bộ tuyến tỉnh, huyện tập huấn cho tuyến xã, thôn, bản.

2. Hoạt động về truyền thông dinh dưỡng

2.1. Trung ương thực hiện

- Cung cấp thông tin, tài liệu, nội dung thiết yếu về truyền thông dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em thông qua việc sản xuất, biên tập thông tin, tài liệu truyền thông, nội dung về phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em 0-16 tuổi, phù hợp theo dân tộc, vùng miền.

- Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ y tế và liên quan tuyến tỉnh và huyện.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chiến dịch, lễ phát động về dinh dưỡng.

Tổ chức chiến dịch uống Vitamin A định kỳ (kết hợp với tẩy giun) 2 lần/năm (tháng 6 và tháng 12); Lễ phát động Ngày Vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển... theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2.2. Địa phương thực hiện

- Biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng. Nhân bản, phát sóng, phát hành nội dung truyền thông bằng nhiều hình thức và nhiều kênh truyền thông, bao gồm truyền thông đại chúng, loa đài, báo giấy, tờ rơi, pano, internet - mạng xã hội, phần mềm công nghệ số.

- Tập huấn về kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế và liên ngành làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em cấp huyện/xã/thôn/bản theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến phù hợp với thực tế địa phương và tính chất nội dung đào tạo.

- Tổ chức các buổi truyền thông tại thôn/bản/xã trong Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng theo điều kiện và kế hoạch của địa phương, và dựa trên các công văn hướng dẫn của Bộ Y tế hằng năm.

3. Hoạt động về kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá thực hiện

Chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát, khảo sát và đánh giá thực hiện Chương trình theo Thông tư hướng dẫn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

3.1. Trung ương thực hiện

- Giám sát việc thực hiện hoạt động dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em: Đơn vị trung ương theo dõi, kiểm tra, giám sát định kỳ hàng năm, đột xuất và giám sát điểm việc thực hiện các hoạt động dinh dưỡng tại tất cả các tuyến từ trung ương đến cơ sở. Tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá gửi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc kiểm tra, giám sát và đánh giá trên địa bàn; tổ chức thu thập và tổng hợp thông tin theo biểu mẫu Thông tin giám sát hoạt động hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3 (Phụ lục 2), báo cáo cơ quan chủ trì Chương trình theo định kỳ.

- Khảo sát, đánh giá hiệu quả của hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em hàng năm và sau 5 năm triển khai.

+ Tổ chức điều tra chọn mẫu trên toàn quốc để khảo sát, đánh giá các chỉ số kết quả hằng năm cho Mục tiêu cụ thể 1 và 3.

+ Tổ chức khảo sát, đánh giá cuối kỳ với tất cả các chỉ số của tiểu dự án trên địa bàn can thiệp vào năm 2025.

3.2. Địa phương thực hiện

- Đơn vị tuyến tỉnh, huyện theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động dinh dưỡng tuyến xã, phường và thôn, bản. Thực hiện giám sát theo kế hoạch hàng năm.

- Lập kế hoạch thu thập các thông tin để khảo sát, đánh giá đầu vào cho các huyện, xã can thiệp vào năm 2022 (xem các chỉ số cần thu thập và đánh giá tại các tỉnh ở Phụ lục 1). Hằng năm có khảo sát, đánh giá lại và khảo sát, đánh giá cuối kỳ.

- Theo dõi và báo cáo các chỉ số giám sát quá trình triển khai hoạt động (Phụ lục 2) cho Viện Dinh dưỡng-Bộ Y tế.

- Báo cáo về nguồn vốn được tiếp nhận, huy động các nguồn vốn hợp pháp và sử dụng cho chương trình.

III. HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Triển khai thực hiện hoạt động cải thiện dinh dưỡng tại địa phương

1.1. Khảo sát, xác định hoạt động

- Xác định sự cần thiết, cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em tại địa phương dựa trên các thông tin về đánh giá tình hình dinh dưỡng và y tế trên địa bàn, tầm quan trọng của dinh dưỡng với giảm nghèo bền vững, căn cứ trên các văn bản pháp lý của các cấp thẩm quyền ban hành có liên quan.

- Xác định phạm vi, quy mô, đối tượng của hoạt động.

+ Với các huyện, xã theo Quyết định 353/QĐ-TTg, ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025: toàn bộ phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em trên địa bàn huyện và xã.

+ Với các địa bàn còn lại: trẻ em từ 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được xác định bởi chính quyền địa phương hằng năm.

- Phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em tại các xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven bin và hải đảo để xác định và đề xuất mục tiêu, nội dung, kinh phí, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động tại địa phương.

1.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động tại địa phương

- Kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn cho hoạt động hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng phụ nữ và trẻ em là một phần trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

- Các hoạt động hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em phải phù hợp với các quy hoạch, đề án, kế hoạch của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có trong danh mục hoạt động của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hằng năm, theo giai đoạn và dự kiến khả năng huy động các nguồn lực khác.

- Sở Y tế xây dựng kế hoạch hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em trình Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phê duyệt.

1.3. Thẩm định hoạt động tại địa phương

- Đánh giá phạm vi, quy mô, đối tượng, nội dung, giải pháp, quy trình thực hiện hoạt động tại địa phương.

- Đánh giá tác động của hoạt động đến hiệu quả kinh tế-xã hội, sự phát triển bền vững và tác động về giới.

1.4. Phê duyệt hoạt động tại địa phương

Hàng năm, căn cứ kế hoạch vốn do Ngân sách trung ương hỗ trợ, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn cho tỉnh, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp cho các huyện, xã, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

1.5. Thực hiện hoạt động tại địa phương

- Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các huyện rà soát, tổng hợp tham mưu phân bổ vốn thực hiện hoạt động; ưu tiên xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện bằng ngân sách địa phương, Sở Y tế tham mưu trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cân đối bố trí đủ vốn để thực hiện đảm bảo tối thiểu bằng định mức vốn đầu tư của Ngân sách Trung ương.

- Sở Y tế chỉ đạo UBND huyện phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lồng ghép việc thực hiện các hoạt động có liên quan trên cùng địa bàn.

- Sau khi phân bổ và giao kế hoạch vốn chi tiết cho các huyện, xã, Sở Y tế tổng hợp tình hình thực hiện hoạt động của các huyện, xã và báo cáo UBND cấp tỉnh.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế

2.1.1. Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em

- Chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ đối với Tiểu dự án.

- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động “Cải thiện dinh dưỡng” và báo cáo lãnh đạo Bộ; Đầu mối triển khai, theo dõi, báo cáo thường xuyên, đột xuất về “Cải thiện dinh dưỡng” gửi Ban chỉ đạo trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, ban hành các hướng dẫn chuyên môn để triển khai thực hiện Chương trình.

2.1.2. Vụ Kế hoạch-Tài chính.

- Chủ trì phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Viện Dinh dưỡng và các đơn vị liên quan, căn cứ kế hoạch hoạt động, kinh phí được được phân b, tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách hằng năm cho các đơn vị để triển khai thực hiện theo quy định.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính, kế toán trong việc thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

2.1.3. Viện Dinh dưỡng

- Đầu mối tổ chức thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

- Rà soát, bổ sung, cập nhật, xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn cụ thể có liên quan, hướng dẫn về hàm lượng các vi chất dinh dưỡng, các sản phẩm dinh dưỡng sử dụng phù hợp với các đối tượng và độ tuổi của Chương trình đảm bảo hiệu quả, an toàn và đúng các quy định hiện hành.

- Khảo sát, đánh giá, nghiên cứu, xây dựng tài liệu, thực hiện hoạt động chuyên môn; Tập hun nâng cao năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ đthực hiện hoạt động dinh dưỡng cho tuyến trung ương và tuyến tỉnh huyện; tổ chức theo dõi, giám sát, khảo sát, đánh giá kết quả và báo cáo hoạt động dinh dưỡng của các tỉnh, tổng hợp báo cáo Bộ Y tế (qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em).

2.1.4. Các Vụ, Cục, đơn vị liên quan: theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em để triển khai thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án theo Kế hoạch hoạt động được phê duyệt.

2.1.5. Các Viện khu vực được Bộ Y tế giao nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn về dinh dưỡng: Đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cập nhật kiến thức cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng.

2.2. Các bộ ngành cơ quan trung ương (để phối hợp)

2.2.1. Đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chương trình giảm nghèo thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: phối hợp với Bộ Y tế trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động.

2.2.2. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo: phối hợp với Bộ Y tế triển khai các hoạt động “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ở Trung ương; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai các hoạt động tại trường học (bữa ăn học đường, theo dõi đánh giá dinh dưỡng, giáo dục dinh dưỡng, tư vấn và hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng).

2.2.3. Đnghị các Bộ/ngành, cơ quan có liên quan: theo chức năng nhiệm vụ và hoạt động có liên quan của Tiểu dự án “Cải thiện dinh dưỡng” để phối hợp với Bộ Y tế và chỉ đạo các địa phương triển khai hiệu quả các hoạt động.

2.3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Đnghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động “Cải thiện dinh dưỡng” trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng được hưởng lợi, đạt mục tiêu và hiệu quả, đúng quy định về nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và bố trí nguồn vốn đối ứng từ nguồn ngân sách của địa phương và chủ động huy động thêm các nguồn lực khác để thực hiện các hoạt động Cải thiện dinh dưỡng. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hoạt động theo định kỳ, đột xuất.

2.4. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Căn cứ vào tình hình dinh dưỡng và điều kiện thực tế của địa phương, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động về Cải thiện dinh dưỡng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị để triển khai các can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hoạt động định kỳ, đột xuất.

Căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khó khăn vướng mắc, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em có trách nhiệm tham mưu để cập nhật, sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn này cho phù hợp với thực tế./.

PHỤ LỤC 1.

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI THIỆN DINH DƯỠNG

TT

Nội dung

Chỉ số đo lường

Mục tiêu chung của chương trình đến năm 2025

Khái niệm

Nguồn số liệu

Đơn vị chịu trách nhiệm

Đơn vị phối hợp

Mục tiêu cụ thể 1

Hạ xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, h cn nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

% suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi

Dưới 34%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (suy dinh dưỡng thấp còi): Là tỷ lệ phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo so với tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được đo

Điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm.

Sở Y tế các tỉnh

Viện Dinh dưỡng

% suy dinh dưỡng thể gy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi

Dưới 5%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (suy dinh dưỡng gy còm): Là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo so với tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được cân đo

Điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm.

Sở Y tế các tỉnh

Viện Dinh dưỡng

% suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ học đường 5-16 tuổi

Dưới 34%

Tỷ lệ trẻ học đường 5-16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (suy dinh dưỡng thấp còi): Là tỷ lệ phần trăm trẻ em 5-16 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo so với tổng số trẻ em 5-16 tuổi được đo

Điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm.

Sở Y tế các tỉnh

Viện Dinh dưỡng

Mục tiêu cụ thể 2

Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc bit khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

% trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng

Trên 80%

Tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng trên tổng số trẻ SDD cùng đối tượng quản lý

Báo cáo hàng năm

Sở Y tế các tỉnh

 

% phụ nữ mang thai được cung cấp miễn phí viên đa vi chất

Trên 80%

Tỷ lệ phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùnbãi ngang, ven biển và hải đảo được cung cp miễn phí viên đa vi chất từ khi phát hiện mang thai đến 01 tháng sau sinh trên tổng số phụ nữ mang thai cùng đối tượng quản lý.

Báo cáo hàng năm

Sở Y tế các tỉnh

 

% thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai

Dưới 20% và dưới 30%

Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống trên tổng số đối tượng quản lý.

Đánh giá cuối kỳ

Viện Dinh dưỡng

 

% thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai.

Dưới 60% và dưới 70%

Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo trên tổng số đối tượng quản lý.

Đánh giá cuối kỳ

Viện Dinh dưỡng

 

Mục tiêu cụ thể 3

Bảo đảm ứng phó về phòng, chng suy dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

trẻ em 6-23 tháng tuổi ăn bổ sung đúng, đủ

Đạt 50%

Tỷ lệ trẻ 6-23 tháng sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được ăn đa dạng (bằng hoặc nhiều hơn 5/8 nhóm thực phẩm theo WHO) và ăn đủ bữa trong độ tuổi của trẻ trong ngày hôm trước trên tổng số trẻ 6-23 tuổi quản lý.

Điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm.

Sở Y tế các tỉnh

Viện Dinh dưỡng

% hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp

Trên 80%

Tỷ lệ hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

Điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm.

Sở Y tế các tỉnh

Viện Dinh dưỡng

 

CHỈ TIÊU HÀNG NĂM GIAO CHO CÁC TỈNH THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ

TT

Chỉ tiêu

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Giảm % suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Giảm 1% so với 2022

Giảm 2% so với 2023

Giảm 2% so với 2024

2

Giảm % suy dinh dưỡng thể gy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Giảm 1% so với 2022

Giảm 1% so với 2023

Giảm 1% so với 2024

3

Giảm % suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ học đường 5-16 tuổi

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Giảm 1% so với 2022

Giảm 2% so với 2023

Giảm 2% so với 2024

4

Tăng % trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng.

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Đạt độ bao phủ tối thiểu 60%

Đạt độ bao phủ tối thiểu 80%

Đạt độ bao phủ tối thiểu 80%

5

Tăng % phụ nữ mang thai được cung cấp miễn phí viên đa vi chất

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Đạt độ bao phủ tối thiểu 60%

Đạt độ bao phủ tối thiểu 80%

Đạt độ bao phủ tối thiểu 80%

6

Tăng % trẻ em 6-23 tháng ăn bổ sung đúng, đủ

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Tăng 5% so với 2022

Tăng 7-10% so với 2023

Tăng 7-10% so với 2024

7

% hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp.

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Độ bao phủ tối thiểu 80%

Độ bao phủ tối thiểu 80%

Độ bao phủ tối thiểu 80%

PHỤ LỤC 2

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO

BIU SỐ 7

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

THÔNG TIN GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CẢI THIỆN DINH DƯỠNG THUỘC TIỂU DỰ ÁN 2- DỰ ÁN 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

STT

Loại hoạt động (theo nội dung hỗ trợ của Tiểu dự án)

Nội dung (các nội dung hỗ trợ theo từng hoạt động của Tiểu dự án)

Cấp thực hiện

Tổng vốn (triệu đồng)

Trong đó

Thời gian thực hiện

Địa điểm thực hiện

Hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống SDD, thiếu VCDD cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăng bãi ngang ven biển và hải đảo

Tăng cường hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; can thiệp phòng chống thiếu VCDD; bảo vệ chăm sóc cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi)

Kết quả thực hiện

NSTW

NSĐP

Huy động

 

 

Số trẻ em dưới 5 tuổi được bổ sunđa vi chất dinh dưỡng

Trong đó số trẻ em gái

Số phụ nữ có thai được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng

Số bà mẹ có con dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai được tư vấn dinh dưỡng

Số trẻ được theo dõi và quản lý SDD cấp tính tại CĐ

Trong đó số trẻ em gái

Số trẻ được tư vấn dinh dưỡng

Trong đó số trẻ em gái

Số trẻ SDD được bổ sung đa VCDD

Trong đó số trẻ em gái

Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tui thể thấp còi

Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tui thể gầy còm

Tỷ lệ SDD trẻ từ trên 5 tuđến dưới 16 tuổi thể thấp còi

Cuối kỳ

Chênh so với đầu kỳ (tăng (+), gim (-))

Cuối kỳ

Chênh so với đầu kỳ (tăng (+), gim (-))

Cuối kỳ

Chênh so với đầu kỳ (tăng (+), gim (-))

A

B

C

E

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……… Ngày …… tháng …… năm………
Thủ trưởng cơ quan
(ký tên và đóng dấu)

 

Lưu ý:

- Biểu mẫu này do cấp xã lập trên cơ sở thông tin từ các hoạt động hỗ trợ cải thiện dinh dưng

- Khi cấp huyện tổng hợp thì bổ sung thêm cột “tên xã” và thêm dòng “tổng cộng” toàn huyện

- Khi cấp tỉnh tổng hợp từ cấp huyện thì bổ sung thêm cột “huyện” và thêm dòng “tổng cộng” cho toàn tỉnh

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi