Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 383/KH-BYT 2019 triển khai hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2019
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 383/KH-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 383/KH-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 12/04/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Giao thông |
tải Kế hoạch 383/KH-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ Số: 383/KH-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2019 CỦA NGÀNH Y TẾ
Thực hiện Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”. Thực hiện Công văn số 1829/VPCP-CN ngày 06/3/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư.
Bộ Y tế xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2019 của ngành y tế như sau:
I. MỤC TIÊU
1.1. Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ y tế về sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông.
1.2. Giảm tử vong và di chứng của các nạn nhân bị tai nạn giao thông (TNGT).
1.3. Cán bộ y tế nắm được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sơ cấp cứu các nạn nhân TNGT trên mạng đường bộ cao tốc, quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, quy định về khám sức khỏe cho người lái xe ô tô...
1.4. Tăng cường kiểm tra giám sát khám sức khỏe cho lái xe, xét nghiệm phát hiện ma túy, các chất kích thích thần kinh và xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông.
II. YÊU CẦU
Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế về cấp cứu tai nạn giao thông.
Cán bộ y tế các Sở Y tế các tỉnh/thành phố: được tập huấn sơ cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tăng cường chỉ đạo công tác khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe, tăng cường kiểm tra giám sát khám sức khỏe cho lái xe, xét nghiệm phát hiện ma túy, các chất kích thích thần kinh và xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông.
III. HỆ THỐNG CẤP CỨU TNGT VÀ CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO
I. Triển khai các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực hoạt động của Bộ Y tế có liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông
1. Hệ thống cấp cứu tai nạn giao thông
Bộ Y tế tổ chức hệ thống cấp cứu từ TW đến địa phương: Trung ương gồm các bệnh viện Trung ương, bệnh viện các Trường Đại học, bệnh viện thuộc các Bộ, ngành, các bệnh viện tư nhân và có 2 bệnh viện đầu ngành về cấp cứu chấn thương là: BV Chợ Rẫy và Việt Đức. Các Sở Y tế tỉnh thành phố có Bệnh viện đa khoa, bệnh viện tuyến huyện, trong các bệnh viện đa khoa tỉnh thành phố và các bệnh viện tuyến huyện đều có khoa cấp cứu, hồi sức tích cực triển khai thực hiện cấp cứu nói chung trong đó bao gồm cấp cứu tai nạn giao thông.
Trên toàn quốc hiện tại có trên 1.451 bệnh viện, trong đó: có 39 Bệnh viện Trung ương, 492 Bệnh viện tuyến tỉnh, 645 bệnh viện tuyến huyện và 72 BV tuyến ngành và trên 11.000 trạm y tế xã, 222 bệnh viện tư nhân và 31.594 phòng khám tư nhân. Các khoa cấp cứu đều có phác đồ điều trị cho các bệnh nhân trong đó có phác đồ cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
2. Các văn bản chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực khám cấp cứu cho các nạn nhân bị tai nạn giao thông
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật và đến thời điểm này vẫn còn hiệu lực, cụ thể:
2.1. Đề án Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 13/7/2013 về việc phê duyệt Đề án Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 để cấp cứu và vận chuyển nạn nhân nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất một các an toàn, hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng cho nạn nhân bị TNGT.
2.2. Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BYT-BCA ngày 23/7/2014 của Bộ Y tế và Bộ Công an về quy định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2.3. Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về “Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ cho người lái xe”.
2.4. Thông tư số 49/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế về quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc.
IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Nâng cao thực hành chuyên môn cho các cán bộ y tế về sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông
1.1. Tập huấn về sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông tại các tỉnh thành phố: Có tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, mức giảm TNGT chưa đạt yêu cầu, còn 6 tỉnh tăng trên 10% là: Thừa Thiên - Huế, Hải Dương, Cao Bằng, Kiên Giang, Hậu Giang, Bắc Giang; lái xe sử dụng ma túy, rượu bia và vi phạm quy trình thao tác lái xe tăng so với năm 2017, số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng có giảm nhưng số người chết tăng, 6 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến ô tô chở khách tại Kon Tum, Cao Bằng, Quảng Nam, Lai Châu, Đà Nẵng và Vĩnh Phúc.
1.2. Tập huấn cho các cán bộ y tế, thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông và một số đối tượng khác về kỹ năng, thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông
Giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nội dung này.
2. Tăng cường kiểm tra giám sát
2.1. Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc TW: chỉ đạo các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BYT-BCA thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Sở Y tế đăng trên trang thông tin điện tử của đơn vị các cơ sở có đủ điều kiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Tại Điều 3 của Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BYT-BCA đã nêu rõ những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như sau:
- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
2.2. Kiểm tra sức khỏe người lái xe, xét nghiệm phát hiện ma túy và các chất kích thích thần kinh
Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trung ương, bệnh viện ngành nghiêm túc thực hiện một số nội dung trọng điểm sau:
a) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động khám sức khỏe tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình quản lý về: Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải về việc quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe, lưu ý phụ lục số 2 của Thông tư có xét nghiệm phát hiện Ma túy là xét nghiệm bắt buộc.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các khoa, phòng có liên quan đến hoạt động khám, cấp giấy khám sức khỏe, nghiêm túc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác khám sức khỏe. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khám, cấp giấy khám sức khỏe.
c) Thiết lập hệ thống theo dõi, cập nhật hàng ngày việc khám, cấp giấy khám sức khỏe nói chung và đặc biệt khám lưu ý việc sức khỏe cho lái xe nhằm hạn chế việc làm giả giấy khám sức khỏe.
d) Phối hợp cơ quan báo chí, chính quyền địa phương, lực lượng công an trên địa bàn để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm trái quy định của pháp luật trong hoạt động khám bệnh chữa bệnh nói chung và khám sức khỏe nói riêng.
3. Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông: để cấp cứu và vận chuyển nạn nhân nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất một cách an toàn, hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng cho nạn nhân bị tai nạn giao thông.
Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh thành phố thực hiện các nội dung sau:
3.1. Tổ chức điều hành cấp cứu tai nạn giao thông tại địa phương;
3.2. Củng cố hệ thống cấp cứu của các cơ sở y tế tại địa phương nơi có đường bộ cao tốc và đường quốc lộ đi qua;
3.3. Đào tạo kỹ năng về sơ cứu, cấp cứu cho các cán bộ của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, tuần tra viên, lái xe, nhân viên Hội Chữ thập đỏ và tình nguyện viên.
Trên đây là Kế hoạch triển khai các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2019 của ngành y tế để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của ban Bí thư kính gửi Văn phòng Chính phủ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây