Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5930/BYT-UBQG50 2019 Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV năm 2019
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5930/BYT-UBQG50
Cơ quan ban hành: | Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5930/BYT-UBQG50 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: | 08/10/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công văn 5930/BYT-UBQG50
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
UỶ BAN QUỐC GIA PC AIDS VÀ PC TN MT, MD BỘ Y TẾ - CƠ QUAN TT PC AIDS ------------- Số:5930/BYT-UBQG50 V/v: Triển khai Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2019 |
Kính gửi: Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống
tệ nạn ma tuý, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể
và các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2019 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Ủy ban Quốc gia) và hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2019, Ủy ban Quốc gia phát động trong cả nước Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2019. Năm 2019, Bộ Y tế lựa chọn chủ đề Tháng Hành động là “Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS!” (Kế hoạch kèm theo).
Uỷ ban Quốc gia đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đoàn thể xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị.
Kết thúc Tháng Hành động, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm các bộ, ngành, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các đoàn thể đánh giá, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS, số 8 Phố Tôn Thất Thuyết, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trước ngày 20/12/2019 để Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: - Như trên; - PTT Vũ Đức Đam-Chủ tịch UBQG (để b/c); - Các thành viên UBQG (để biết); - Sở Y tế các tỉnh/thành phố (để thực hiện); - Lưu: VT, AIDS. | KT. CHỦ TỊCH UỶ BAN PHÓ CHỦ TỊCH BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Nguyễn Thị Kim Tiến |
BỘ Y TẾ --------- | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- |
KẾ HOẠCH
Tổ chức Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2019
(Từ ngày 10/11 - 10/12/2019)
(Kèm theo công văn số 5930/BYT-UBQG50 ngày 08 tháng 10 năm 2019
của UBQG PCAIDS và PCTNMTMD)
--------------------------
Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đã chính thức được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động từ năm 2008 và từ đó đến nay đã trở thành sự kiện quan trọng hàng năm thu hút sự quan tâm của không chỉ lãnh đạo mà cả người dân và huy động cả cộng đồng vào cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS. Năm 2019, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã có kế hoạch hoạt động trong đó tổ chức Tháng Hành động quốc gia phòng, HIV/AIDS là một trong các hoạt động trọng tâm của tất cả các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương.
I. MỤC TIÊU
1. Huy động sự tham gia của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và toàn thể cộng đồng người tham gia phòng, chống HIV/AIDS để đạt được các mục tiêu 90-90-90 và các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, tiến tới kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.
2. Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV cho người dân, đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người;
3. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
4. Tiếp tục mở rộng độ bao phủ các dịch vụ và nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân.
II. CHỦ ĐỀ VÀ KHẨU HIỆU
1. Chủ đề
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã phát động mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) ở cấp độ toàn cầu để tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
Năm 2019, UNAIDS cũng đã chọn chủ đề “Communities make the difference - Tạm dịch là “Cộng đồng tạo nên sự khác biệt”. Chủ đề này muốn kêu gọi sự chung tay của cả cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
Do vậy Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2019, Việt Nam tập trung vào chủ đề “Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS!”.
2. Khẩu hiệu của chiến dịch (Phụ lục 1 kèm theo).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG THÁNG HÀNH ĐỘNG
1. Ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo
Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương.
2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo
Tùy điều kiện cụ thể, các hội nghị, hội thảo sau đây cần được tổ chức ở các địa phương, đơn vị:
- Các hội nghị, hội thảo về các chủ đề: Dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm các biện pháp dự phòng sớm và chủ động cho người dân như các mô hình cung cấp bơm kim tiêm sạch, bao cao su, chất bôi trơn, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút (ARV) như dự phòng trước và và sau phơi nhiễm HIV; Không phát hiện = Không lây truyền (K=K). Xét nghiệm HIV tại cộng đồng; Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu 90-90-90 để hướng tới kết thúc AIDS; Huy động và đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; Sơ kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIVcũng như triển khai việc khám và điều trị HIV/AIDS thông qua bảo hiểm y tế; Chống kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng, tại trường học và nơi làm việc; Kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-BYT của Bộ Y tế về tăng cường các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế.
- Tổ chức gặp mặt, sinh hoạt, hội thảo với những người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV; truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng; lợi ích của tư vấn xét nghiệm HIV sớm; lợi ích điều trị sớm HIV/AIDS; không phát hiện = không lây truyền; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP); lợi ích của bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV, vận động người nhiễm HIV chủ động tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh cũng như các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong cơ sở y tế.
- Các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả như: Xét nghiệm HIV tại cộng đồng do cán bộ y tế và nhân viên cộng đồng thực hiện, mô hình trong dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử, các mô hình, các gương điển hình mà người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao đã chủ động tham gia phòng, chống HIV/AIDS, vươn lên làm chủ, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập và giúp nhau trong cuộc sống.
3. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
a) Lễ phát động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
- Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm khuyến khích các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2019.
- Thời điểm tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cần được thực hiện trước hoặc trong ngày mở đầu Tháng Hành động (ngày 10/11/2019).
b) Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12)
- Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2019 tổ chức tập trung tại cấp bộ, ngành, tuyến tỉnh/thành phố. Các cuộc mít tinh và diễu hành quần chúng nên được tổ chức vào thời điểm thuận lợi cho việc huy động cộng đồng tham gia như Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (01/12/2019). Ngoài Lễ mít tinh, có thể tổ chức các sự kiện phối hợp như diễu hành hoặc quần chúng đi bộ, đạp xe, chạy, trưng bày, triển lãm, ca nhạc, biểu diễn kịch, truyền thông và chiếu phim lưu động hoặc tổ chức các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS v.v...
- Ngoài mít tinh và diễu hành cấp tỉnh, thành phố, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm khuyến khích các tỉnh, thành phố, các bộ ngành chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức các cuộc mít tinh hoặc các sự kiện thích hợp tại các quận, huyện, xã, phường và cộng đồng dân cư để huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng người dân tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị.
c) Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS
- Về nội dung truyền thông cần chú trọng vào các nội dung sau:
+ Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV: Lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV, sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP);
+ Lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao;
+ Điều trị bằng thuốc ARV: Lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV; Lan tỏa thông điệp K=K để người nhiễm HIV tiếp cận sớm dịch vụ điều trị ARV, tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng vi rút định kỳ và hiểu ý nghĩa của tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện; Lợi ích tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương v.v...;
+ Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
+ Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS: Sự cần thiết, quyền lợi, mức đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;
+ Đảm bảo tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS;
+ Luật Phòng, chống HIV/AIDS: Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV, những điều khoản liên quan đến quyền tiếp cận điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS và vận động cho sửa đổi, bổ sung một số điều của
+ Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS;
- Về hình thức: Cần linh hoạt và triển khai đa dạng phong phú các hình thức truyền thông phù hợp với nguồn lực sẵn có của từng địa phương.
+ Truyền thông trực tiếp: như truyền thông với cá nhân, truyền thông nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao; tư vấn tại các cơ sở y tế; tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng (lưu ý cần huy động sự tham gia của người nhiễm HIV và những người có hành vi nguy cơ cao tham gia các hoạt động truyền thông).
+ Truyền thông đại chúng: Ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường truyền thông qua các chương trình giải trí trên truyền hình, các phóng sự, các chương trình quảng cáo, các chương trình tọa đàm, giao lưu với những người nổi tiếng về HIV/AIDS... Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đăng tải tin, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương như Đài Phát thanh và Truyền hình.
+ Truyền thông qua mạng xã hội: Tăng cường truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống mạng xã hội như Fanpage, Facebook, Zalo, Lotus... các báo điện tử và các trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;
+ Truyền thông lưu động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phòng, chống HIV/AIDS; Tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ truyền thông phòng, chống HIV/AIDS nhất là ở xã, phường, thôn, ấp, bản.
+ Các sự kiện truyền thông nên có sự tham gia của người nhiễm HIV và gia đình, của các nhà lãnh đạo, người nổi tiếng và lãnh đạo cộng đồng;
+ Phát triển và phổ biến các phương tiện và tài liệu truyền thông: Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng roll tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, các bến xe, công viên; cửa ngõ thành phố, xã phường, thôn, ấp, bản và cổng các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; Phổ biến các ấn phẩm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS khác như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng về phòng, chống HIV/AIDS.
4. Triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác
- Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV nhất là xét nghiệm HIV tại cộng đồng; dự phòng, dịch vụ PrEP; chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng;
- Tổ chức mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điểm cấp phát thuốc Methadone; điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã cũng như cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông vận động chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV nhất là với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV;
- Tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
- Tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ủng hộ gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV và tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương;
- Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Kiện toàn, củng cố hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến, đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm sạch cho mọi người dân có nhu cầu tại cộng đồng;
- Rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các dịch vụ can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cũng như việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế;
- Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...) tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong đồng bào vùng dân tộc và miền núi;
- Vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân Tháng Hành động;
- Tổ chức cho các nhà lãnh đạo các cấp tham gia thuyết trình bao gồm cả đánh giá và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, các cá nhân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cuộc họp, hội nghị, các sự kiện truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, đi thăm hỏi, động viên các tổ chức, cơ sở chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bệnh nhân AIDS, các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực và cá nhân, gia đình bệnh nhân AIDS giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS hoà nhập cộng đồng;
- Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm
- Xây dựng hướng dẫn các Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh thành phố tổ chức thực hiện Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;
- Tổ chức các Hội nghị toàn quốc 20 năm điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam.
- Phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng cấp quốc gia hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS vào ngày 01/12/2019;
- Tổ chức các sự kiện khác nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như: Cung cấp thông tin cho các Tổng biên tập, cung cấp thông tin cho phóng viên báo chí; Gặp mặt các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực HIV/AIDS... để thông cung cấp thông tin và định hướng chương trình phòng, chống HIV/AIDS;
- Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí ở Trung ương thực hiện Chiến dịch truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và các thông diệp “Không phát hiện = Không lây truyền” trên các phương tiện thông tin đại chúng trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS...;
- Vận động sự tham gia của các tổ chức quốc tế đang hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam tham gia các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở các địa phương, đơn vị;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến Tháng Hành động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổng hợp và báo cáo Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm kết quả hoạt động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của các bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương
- Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS theo Hướng dẫn này;
- Kiện toàn Ban chỉ đạo (nếu cần), phân công các thành viên của Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;
- Giải quyết hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến Tháng Hành động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với chức năng nhiệm vụ và hoàn cảnh thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó tập trung các hoạt động về các cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở;
- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng theo hướng dẫn;
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của bộ, ngành, đoàn thể mình và gửi về Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).
3. Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong tỉnh tổ chức Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị;
- Tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành cấp tỉnh, các hội nghị, hội thảo, tổ chức chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi và truyền thông vận động cũng như các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như đã hướng dẫn ở trên;
- Phân công và chỉ đạo cho các thành viên của Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của các địa phương, đơn vị và gửi về Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) theo quy định (mẫu báo cáo kèm theo).
Phụ lục 1. KHẨU HIỆU CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2019
1. Cộng đồng chung tay - Kết thúc ngay dịch AIDS!
2. Xét nghiệm là cách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV của bạn!
3. Xét nghiệm HIV sớm là để bảo vệ chính mình và nguời thân!
4. Tuân thủ điều trị ARV để đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện!
5. Dự phòng và điều trị HIV/AIDS - Không để ai bỏ lại phía sau!
6. Người có hành vi nguy cơ cao nên xét nghiệm HIV định kỳ 6 tháng 1 lần.
7. Điều trị ARV sớm giúp người nhiễm HIV sống khoẻ mạnh và giảm lây nhiễm HIV cho người khác!
8. Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị HIV/AIDS liên tục suốt đời!
9. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV trong 3 tháng đầu để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con!
10. Hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ cho bạn và người thân!
11. Dùng riêng bơm kim tiêm sạch giúp phòng lây nhiễm HIV!
12. Khi tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện - không có lây truyền HIV cho bạn tình!
13. Toàn dân dồn tổng lực để kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam!
14. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!
15. Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2019!
16. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2019!
SỞ Y TẾ ĐƠN VỊ.................. ----------------- Số: ......./.... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- .........., ngày ..... tháng ...... năm 2019 |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2019
--------------------
Kính gửi:
- Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế
- Sở Y tế tỉnh/thành phố:.........................
I. Quản lý chỉ đạo:
Ban hành Văn bản chỉ đạo hướng dẫn triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
+ Có □ + Không □
Cấp ban hành: - Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố □
- Sở Y tế □
II. Các hoạt động cụ thể
1. Các hoạt động tại tuyến tỉnh
1.1. Tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng
+ Mít tinh và diễu hành: Có □ Không □
+ (Nếu có) Số người tham dự:.......................................
1.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Hình thức | Có | Không | Nếu có |
|
Đài phát thanh truyền hình tỉnh/thành phố |
|
|
|
|
Phim/ Phóng sự |
|
| Số lần phát sóng: |
|
Cổ động, quảng cáo |
|
| Số lần phát sóng: |
|
Toạ đàm |
|
| Số lần phát sóng: |
|
Báo in, báo điện tử |
|
| Số tin, bài viết : |
|
Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng rol |
|
| Số cụm pano : Số khẩu hiệu, băng roll: |
|
Phân phát tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng, áp phích |
|
| Số tranh gấp, tờ rơi : Số áp phích : Số sách mỏng : Bản tin HIV: Tạp chí AIDS và cộng đồng: |
|
Khác (ghi rõ): |
1.3. Tổ chức các hoạt động truyền thông truyền thông trực tiếp
Hình thức | Có | Không | Nếu có |
Tiếp cận với cá nhân, nhóm |
|
| Số lượt người: |
Thăm gia đình |
|
| Số lần: |
Tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, nhóm giáo dục đồng đẳng |
|
| Số lần: |
Tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động |
|
| Số lần: |
Tổ chức các cuộc thi phòng, chống HIV/AIDS |
|
| Số lần: |
Khác (ghi rõ) |
1.4. Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS
+ Có: □ + Không: □
Nếu có ghi rõ: - Số lần: ...........................
- Thành phần tham gia: Ngành Y tế: □
Liên ngành: □
1.5. Các hoạt động khác (ghi rõ)
2. Các hoạt động tại tuyến huyện
2.1. Tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng
+ Số huyện/thị có mít tinh và diễu hành:.............
+ Số người tham dự:............................................
2.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Hình thức | Có | Không | Nếu có |
|
Đài phát thanh truyền hình huyện |
|
|
|
|
Phim/ Phóng sự |
|
| Số lần phát sóng:................... |
|
Cổ động, quảng cáo |
|
| Số lần phát sóng:................... |
|
Toạ đàm |
|
| Số lần phát sóng:................... |
|
Báo in, báo điện tử |
|
| Số tin, bài viết:....................... |
|
Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng rol |
|
| Số cụm pano:......................... Số khẩu hiệu, băng rol:............. |
|
Phân phát tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng, áp phích |
|
| Số tranh gấp, tờ rơi : Số áp phích : Số sách mỏng : |
|
Khác (ghi rõ): |
2.3. Tổ chức các hoạt động truyền thông truyền thông trực tiếp
Hình thức | Có | Không | Nếu có |
Nói chuyện sức khoẻ với với cá nhân/ nhóm |
|
| Số lần: ...................... |
Thăm gia đình |
|
| Số lần: ...................... |
Tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, nhóm giáo dục đồng đẳng |
|
| Số lần: ...................... |
Tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động |
|
| Số lần: ...................... |
Tổ chức các cuộc thi phòng, chống HIV/AIDS |
|
| Số lần: ...................... |
2.4. Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS
+ Có: □ + Không: □
+ Nếu có ghi rõ: - Số lần: ......................
- Thành phần tham gia: Ngành Y tế: ....................
Liên ngành: ..............
2.5. Các hoạt động khác (ghi rõ)
3. Các hoạt động tại tuyến xã/phường/thị trấn
3.1. Tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng
+ Tổng số cuộc mít tinh tại xã phường: ..................
+ Tổng số người tham dự:................... người
3.2. Các hoạt động khác:
III. Đánh giá chung
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
IV. Đề xuất, khuyến nghị
Nơi gửi: - Như trên; - Lưu VT. | GIÁM ĐỐC |
Ghi chú: Đề nghị các đơn vị gửi Báo cáo kết quả hoạt động về Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV) trước ngày 20/12/2019 bằng email hoặc văn bản để tổng hợp báo cáo Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. Địa chỉ: Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Tòa nhà Tổng cục Dân số; Số 8 Phố Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 0243.7367143, Email: [email protected]; tungtt.vaac@moh.gov.vn