Chỉ thị 34/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xẩy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 34/2005/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 34/2005/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 15/10/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Phòng chống cúm gia cầm - Ngày 15/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 34/2005/CT-TTg về việc tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xẩy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người. Thủ tướng chỉ thị: cần hành động khẩn cấp phòng chống khi xẩy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người phải được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của mỗi người dân, phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện tốt kế hoạch hành động khẩn cấp này... Các cơ quan chuyên môn về thú y phối hợp với Hải quan, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị truờng xử lý thật nghiêm các trường hợp nhập khẩu gia súc gia cầm và sản phẩm của chúng từ các nước có dịch hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không theo đúng quy định của pháp luật về thú y...
Xem chi tiết Chỉ thị 34/2005/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 34/2005/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
34/2005/CT-TTG
NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2005 VỀ VIỆC TẬP TRUNG SỨC
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ CÓ HIỆU
QUẢ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG KHI XẢY RA DỊCH CÚM GIA CẦM
(H5N1) VÀ ĐẠI DỊCH CÚM Ở NGƯỜI
Từ tháng 8
năm 2005 đến nay, dịch cúm gia cầm trên phạm
vi cả nước đã lắng dịu, không có phát sinh
ổ dịch mới, không có bệnh nhân mới bị
nhiễm vi rút cúm A (H5N1), nhưng mầm bệnh vẫn còn
và đang tiềm ẩn nhiều khả năng tái phát
trở lại. Trong khi đó dịch cúm gia cầm và dịch
cúm A (H5N1) ở người đang xẩy ra và diễn
biến phức tạp ở nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới. Lịch sử hơn 100
năm qua đã xẩy ra 4 vụ đại dịch cúm có
nguồn gốc từ cúm gia cầm đã làm chết hàng
trăm triệu người. Ở nước ta kể
từ tháng 12 năm 2003 đến nay đã xẩy ra 3
đợt dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) trên
người, phải tiêu hủy hàng chục triệu gia
cầm và gần một trăm người mắc
bệnh, hàng chục người tử vong. Theo cảnh báo
của các tổ chức Y tế thế giới (WHO),
tổ chức Thú y thế giới (OIE), tổ chức Nông
lương thế giới (FAO), thế giới đang
đứng trước nguy cơ xẩy ra dịch cúm gia
cầm và đại dịch cúm ở người.
Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng
kế hoạch hành động khẩn cấp khi xẩy ra
dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở
người. Để chủ động đối phó
với tinh thần nỗ lực cao nhất, để
không xảy ra và ít thiệt hại nhất khi có xảy ra
dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở
người, Thủ tướng Chính phủ chỉ
thị:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Y tế, Ban chỉ đạo quốc gia phòng
chống dịch cúm gia cầm, Ban chỉ đạo quốc
gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp
cấp SARS và cúm ở người hoàn chỉnh kế
hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi
xẩy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch
cúm ở người trình Chính phủ phê duyệt
để khẩn trương triển khai thực
hiện với tinh thần chủ động cao nhất.
Đồng thời báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư Trung
ương Đảng, Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.
2. Các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
căn cứ kế hoạch hành động khẩn
cấp đã được Chính phủ phê duyệt,
khẩn trương xây dựng ngay kế hoạch hành
động khẩn cấp của Bộ, ngành, địa
phương mình để chủ động đối
phó dịch bệnh với tinh thần nỗ lực cao
nhất, để không xẩy ra và hạn chế thấp
nhất thiệt hại khi có đại dịch.
Việc quán triệt và triển khai kế
hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi
xẩy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm
ở người phải được xác định là
một nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của
cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp và trách
nhiệm của mỗi người dân; phải huy
động sức mạnh của cả hệ thống
chính trị để thực hiện tốt kế
hoạch hành động khẩn cấp này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Y tế phải xây dựng đề cương
tuyên truyền cụ thể về kế koạch hành
động khẩn cấp phòng chống khi xẩy ra
dịch. Bộ Văn hóa Thông tin phối hợp với Ban
Tư tưởng Văn hóa Trung ương, các Bộ: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và
Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo
các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin, tuyên
truyền để mọi người dân nhận thức
đúng về nguy cơ của dịch cúm gia cầm và
đại dịch cúm ở người, tự giác và
chủ động thực hiện các biện pháp phòng
ngừa có hiệu quả. Không được đưa
tin vội vàng thiếu chính xác.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ,
ngành có liên quan chỉ đạo ngay việc tạm thời
hạn chế phát triển nuôi gia cầm ở vùng có nguy
cơ cao về dịch bệnh, có chính sách hỗ trợ
người chăn nuôi gia cầm chuyển sang sản
xuất ngành nghề khác. Tiếp tục thực hiện
đồng bộ các biện pháp về sinh học, vệ
sinh môi trường (tiêu độc, khử trùng) trong phòng,
chống dịch cúm gia cầm, hoàn thành việc tiêm vắc
xin phòng dịch cúm gia cầm đúng tiến độ
kế hoạch đã được phê duyệt, giám sát
chặt chẽ về dịch tễ đối với
đàn gia cầm đã tiêm phòng. Quy hoạch và tổ
chức lại các cơ sở chăn nuôi tập trung,
cơ sở giết mổ gia cầm, kiểm soát vận
chuyển, tiêu thụ, vệ sinh thú y, an toàn thực
phẩm, trước hết ở các thành phố lớn,
đô thị, khu công nghiệp, nơi có nguy cơ cao về
dịch bệnh.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn
về thú y phối hợp với Hải quan, Bộ
đội biên phòng, Quản lý thị trường xử
lý thật nghiêm các trường hợp nhập khẩu gia
súc gia cầm và sản phẩm của chúng từ các
nước có dịch hoặc không rõ nguồn gốc
xuất xứ, không theo đúng quy định của pháp
luật về thú y.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phối hợp với Bộ Y tế theo dõi, cập
nhật, giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm gia
cầm và dịch cúm trên người trong khu vực và các
nước trên thế giới, kịp thời báo cáo
Thủ tướng Chính phủ. Giám sát chặt chẽ tình
hình dịch cúm trong nước để có biện pháp
xử lý kịp thời. Phối hợp và tranh thủ
sự hỗ trợ của các nước, các tổ
chức quốc tế trong triển khai thực hiện
kế hoạch hành động khẩn cấp phòng
chống khi xẩy ra dịch cúm gia cầm và đại
dịch cúm ở người.
6. Bộ Y tế khẩn trương
đầu tư trang thiết bị và nâng cấp các cơ
sở y tế để có đủ điều kiện
tiếp nhận và điều trị bệnh nhân khi có
đại dịch xẩy ra. Trước mắt, sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
để khẩn trương mua đủ cơ số
thuốc dự phòng và 1.000 máy thở. Đầu tư ngay
các phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3
(BSL-3) để phục vụ công tác phòng, chống
dịch khẩn cấp.
7. Bộ Tài chính bố trí Ngân sách để
mua đủ sơ số thuốc dự phòng, máy thở,
hóa chất, thiết bị bảo hộ an toàn phòng
chống dịch theo kế hoạch đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng
Cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
THỦ
TƯỚNG
Phan
Văn Khải