Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 06/2007/CT-BYT của Bộ Y tế về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 06/2007/CT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2007/CT-BYT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Trần Văn Tá; Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: | 07/12/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 06/2007/CT-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 06/2007/CT-BYT
NGÀY 07 THÁNG 12 NĂM 2007
VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM BỆNH,
CHỮA BỆNH CHO NHÂN DÂN
Trong
những năm qua công tác khám bệnh, chữa bệnh ở nước ta đã đạt được một số thành
tựu đáng khích lệ. Y tế cơ sở được củng cố, 100% xã có trạm y tế. Chất lượng
khám bệnh, chữa bệnh từng bước được nâng cao, nhiều bệnh viện được cải tạo và
xây dựng mới; một số bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh đã triển khai áp
dụng những kỹ thuật y học tiên tiến ngang tầm với các nước trong khu vực cứu
chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo, cấp cứu kịp thời những vụ tai nạn lớn, khắc
phục thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh; các kỹ thuật cao cũng đã được triển khai
như: ghép gan, ghép thận, nong mạch vành, phẫu thuật thần kinh, mổ tim hở, phẫu
thuật nội soi, mổ pharco, thụ tinh trong ống nghiệm…
Bên
cạnh những thành tích đã đạt được, công tác khám bệnh, chữa bệnh còn một số mặt
hạn chế: tình trạng quá tải, người bệnh phải nằm ghép tại các bệnh viện tuyến
Trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh khá phổ biến; một số đơn vị chưa thực
hiện nghiêm qui định trong quá trình cung ứng thuốc; tình trạng lạm dụng xét
nghiệm cận lâm sàng, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng chưa được thừa nhận giữa
các bệnh viện cùng tuyến gây tốn kém cho người bệnh; những việc làm vi phạm đạo
đức nghề nghiệp của một số cán bộ y tế chậm được khắc phục làm giảm lòng tin
của nhân dân.
Nguyên
nhân của những hạn chế trên là do: một số cơ sở còn thiếu bác sỹ, đặc biệt bác
sỹ chuyên khoa, cận lâm sàng; giường bệnh điều trị nội trú còn thiếu chưa đáp
ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân; chính sách, pháp luật về khám
bệnh, chữa bệnh, cung ứng thuốc, bảo hiểm y tế, viện phí chậm được đổi mới nên
chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội; sự chênh lệch về chất lượng khám
bệnh, chữa bệnh giữa các bệnh viện, giữa các tuyến trong khiviện phí không có
sự chênh lệch đáng kể; công tác giáo dục y đức thực hiện chưa thường xuyên, sự
kiểm tra, giám sát chưa liên tục.
Để
từng bước nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao và đa dạng của nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị cho Thủ trưởng các đơn
vị trực thuộc, Giám đốc sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ
trưởng Y tế các Ngành thực hiện ngay một số hoạt động sau:
1.
Hạn chế tình trạng quá tải bệnh viện
-
Trước mắt, các bệnh viện cần bố trí, sắp xếp lại nơi làm việc hợp lý tạo thêm
buồng bệnh điều trị; tăng cường phối hợp với các bệnh viện trong khu vực để
điều trị người bệnh; xây dựng lịch làm việc và bố trí cán bộ hợp lý, cải tiến
quy trình, thủ tục khám bệnh để rút ngắn thời gian chờ khám bệnh và làm xét
nghiệm cận lâm sàng; nâng cao hiệu quả điều trị nhằm rút ngắn thời gian điều
trị nội trú, tăng cường điều trị ngoại trú; bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư tiêu
hao phục vụ người bệnh, không để người bệnh phải mua thêm thuốc, vật tư tiêu
hao trong thời gian điều trị nội trú.
-
Giám đốc bệnh viện tuyến Trung ương tham mưu cho Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố xây
dựng kế hoạch giường bệnh bảo đảm nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân cụ
thể: Phấn đấu đến năm 2009, các bệnh viện giảm tình trạng người bệnh phải nằm
ghép xuống dưới 10%. Đến hết năm 2010 cơ bản không còn người bệnh nằm ghép (trừ
khi có thiên tai, dịch bệnh, thảm hoạ hàng loạt…).
2.
Nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở
-
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biện pháp bổ sung nhân
lực, trang thiết bị y tế để nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở đặc biệt là
tuyến quận, huyện; thực hiện tốt quy chế vào viện, ra viện, chuyển viện góp
phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên;
-
Hàng năm các bệnh viện phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo tuyến rõ ràng, cụ thể,
phù hợp cho từng bệnh viện, tập trung vào công tác đào tạo, chuyển giao kỹ
thuật theo phương thức “đồng bộ, tại chỗ”. Tăng cường hợp tác giữa các bệnh
viện, giữa các tuyến; xây dựng và triển khai mô hình bệnh viện vệ tinh; bệnh
viện ban ngày, chăm sóc tại nhà, bác sỹ gia đình (để góp phần giảm quá tải).
3.
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác khám bệnh, chữa bệnh
-
Bệnh viện cần tăng cường thực hiện có hiệu quả Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ; chủ động huy động các nguồn vốn thông qua xã hội hoá
công tác khám bệnh, chữa bệnh dưới nhiều hình thức như: liên doanh, liên kết
với các tổ chức, cá nhân trong việc hiện đại hoá bệnh viện, đào tạo cán bộ có
trình độ chuyên môn cao, cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị y tế
theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng cao của nhân
dân trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn chế;
-Khuyến
khích và tạo điều kiện để phát triển hệ thống bệnh viện tư nhân. Phấn đấu đến
năm 2010 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất có 02 giường bệnh tư
nhân/10.000 dân.
4.
Nâng cao y đức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Công tác giáo dục y đức cho cán bộ
y tế phải được thực hiện thường xuyên. Đưa nội dung cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà trọng tâm là học tập làm theo lời
Bác “Thầy thuốc như mẹ hiền” vào sinh hoạt thường kỳ của đơn vị. Cán bộ y tế
phải làm tốt chuyên môn nghiệp vụ của mình, thực hiện nghiêm các qui chế chuyên
môn đặc biệt chú ý thái độ trong giao tiếp với người bệnh và người nhà người
bệnh. Không lạm dụng thuốc, xét nghiệm cận lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây
tốn kém không cần thiết cho người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân khám chữa
bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế.
- Chấn chỉnh và duy trì hoạt động có
hiệu quả đường dây nóng. Số điện thoại đường dây nóng phải được công khai tại
những nơi mọi người dân dễ dàng nhận thấy;
-
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm
quy chế chuyên môn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khen thưởng thích đáng
về tinh thần và vật chất cho các tập thể và cá nhân có thành tích.
5.
Sửa đổi, bổ sung một số văn bản quản lý về công tác khám bệnh, chữa bệnh
Các
vụ, cục thuộc Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân côngkhẩn trương rà
soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số văn bản quản lý về công tác khám bệnh,
chữa bệnh như: Quy chế bệnh viện, các quy trình chuyên môn, kỹ thuật, các qui
định cung ứng thuốc, xã hội hoá trang thiết bị y tế, các văn bản về chính sách viện
phí, bảo hiểm y tế, chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp cho cán bộ y tế cho phù
hợp với tình hình hiện nay.
Chỉ
thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nhận
được Chỉ thị này, Thủ trưởng các vụ, cục, văn phòng, thanh tra Bộ Y tế; Thủ trưởng
đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Thủ trưởng y tế ngành trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao phải xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả 6
tháng/lần về Bộ Y tế ./.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Quốc Triệu