Thông tư 06/2001/TT-TCHQ phù hiệu, cờ hiệu và trang phục Hải quan Việt Nam

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 06/2001/TT-TCHQ

Thông tư 06/2001/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan hướng dẫn một số điểm trong Nghị định 18/2000/NĐ-CP ngày 29/05/2000 của Chính phủ qui định về cờ truyền thống, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phục Hải quan Việt Nam
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quanSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:06/2001/TT-TCHQNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Mạnh Hùng
Ngày ban hành:18/09/2001Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 06/2001/TT-TCHQ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC HẢI QUAN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 06/2001/TT-TCHQ

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2001

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số điểm trong Nghị định 18/2000/NĐ-CP ngày 29/05/2000 của Chính phủ qui định về cờ truyền thống, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phục Hải quan Việt Nam 

 

Ngày 29 tháng 05 năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2000/NĐ-CP quy định về cờ truyền thống, Hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phụ Hải quan Việt Nam;

Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện thống nhất một số điều trong Nghị định số 18/2000/NĐ-CP như sau:

I/ Đối tượng cấp phát trang phục Hải quan

1/ Công chức Hải quan, nhân viên hợp đồng trong biên chế được cấp phát trang phục theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định.

2/ Các loại trang phục quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định: cấp cho công chức Hải quan làm việc thường xuyên tại các cửa khẩu, đội Kiểm soát Hải quan ở biên giới, hải đảo của các tỉnh, thành phố phía bắc tính từ Thừa Thiên Huế trở ra và các cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan ở biên giới Lào, Campuchia thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng.

3/ Các loại trang phục quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định: cấp cho công chức Hải quan làm nhiệm vụ trên các tầu tuần tra kiểm soát chống buôn lậu trên biển ( kể cả tàu dầu), cấp theo biên chế của từng tàu và thêm 03 (ba) cơ số dự phòng cho 01 tàu.

4/ Các loại trang phục quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định cấp cho:

a- Công chức Hải quan thườg xuyên trực tiếp làm nhiệm vụ trên các phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và khám nơi cất giấu hàng hóa tại các cảng biển, cảng hàng không, tại các cửa khẩu đường sông, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu đường bộ.

b- Công chức Hải quan thường xuyên làm nhiệm vụ: huấn luyện, hướng dẫn chó nghiệm vụ; Trực tiếp vận hành, sửa chữa máy tàu thuyền, ca nô, xe ôtô.

5/ Nếu công chức Hải quan có đủ điều kiện được hưởng tiêu chuẩn trang phục quy định ở cả khoản 2, 3 Điều 8 Nghị định, thì được hưởng tiêu chuẩn trang phục theo khoản 2 Điều 8, Cụ thể được hưởng: Chăn bông, áo ấm, mũ ấm kiểu biên phòng, đệm nằm và ủng.

II/ Chế độ cấp phát trang phục Hải quan

1/ Đối với Cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng Hải quan tay áo và các loại trang phục quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định:

a- Tổng cục cấp bằng hiện vật cho các đơn vị các loại sau:

- Loại theo niên hạn sử dụng

+ Cúc áo Thu - Đông, cúc áo lễ phục và cành tùng đơn.

+ Cravat.

+ Biểu tượng Hải quan tay áo.

- Loại không theo niên hạn sử dụng:

+ Cờ truyền thống, cờ hiệu.

+ Hải quan hiệu.

+ Phù hiệu, cấp hiệu.

( Phù hiệu, cấp hiệu có sự thay đổi về ngạch bậc hoặc qúa cũ, hỏng thì được cấp mới)

b- Các loại trang phục còn lại quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định, Tổng cục giao dự toán chi ngân sách để các đơn vị tự mua trang bị.

2/ Đối với loại trang phục quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định: Tổng cục giao dự toán chi ngân sách để các đơn vị mua trang bị, như thống nhất kiểu cách, chất liệu vải, màu sắc các loại trang phục là: áo ấm và quần áo bảo hộ lao động.

- áo ấm: màu xanh đen, may bằng vải như vải may áo quần trang phụ Thu - Đông, trong có lót bông hóa học. Cầu vai có đỉa để cài cấp hiệu, phía bên trái áo ấm có biểu tượng Hải quan trên tay áo; áo nam có hai túi ngực, áo nữ không may túi ngực. Cúc bằng nhựa màu đen; Cúc ngực cỡ 22 mm, cúc túi ngực và cúc tay áo cỡ 16 mm. ( có bản vẽ mẫu kèm theo)

- Quần áo bảo hộ lao động: màu xanh đen, may bằng vải kaki, theo kiểu trang phục Hải quan Xuân - Hè dài tay, không may đỉa cài cấp hiệu, Phía bên trái áo bảo hộ lao động có biểu tượng Hải quan trên tay áo. (có bản vẽ mẫu đính kèm theo).

3/ Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm trang bị đầy đủ cho từng đơn vị trực thuộc theo biên chế và nhiệm vụ cũ thể của từng người;

Đơn vị được cấp có trách nhiệm quản lý sử dụng các loại trang phục này, đảm bảo đủ niên hạn sử dụng trước khi được cấp đợt mới

III/ Sử dụng trang phục Hải quan

1/ Quy định sử dụng trang phục Hải quan: Thực hiện theo Mục II - Sử dụng trang Hải quan của bản quy định sử dụng trang phục Hải quan và lễ tiết tác phong đối với công chức Hải quan (ban hành theo Quyết định số 623/2000/QĐ-TCHQ ngày 13/12/2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan )

2/ Quy định sử dụng cấp hiệu, phù hiệu Hải quan cho công chức Hải quan hưởng thang lương khác và nhân viên hợp đồng phục vụ trong ngành Hải quan:

a-Cấp hiệu cho công chức Hải quan hưởng thang lương khác quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định, Tổng cục Hải quan quy định như sau:

- Công chức có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên có mức lương tương đương với công chức kiểm tra viên Hải quan từ bậc 7 đến bậc 10 hoặc tương đương với công chức kiểm tra viên Hải quan trở lên đeo cấo hiệu có hai vạch ngang màu vàng không có sao.

- Công chức có trình độ tốt nghiệp trung cấp thì tương ứng với công chức kiểm tra viên trung cấp Hải quan không có sao ( 2 vạch ký hiệu "<" màu trắng bạc).

- Công chức có trình độ tốt nghiệp sơ cấp hoặc tốt nghiệp phổ thông trung học thì tương ứng với công chức nhân viên Hải quan không có sao ( 1 vạch ký hiệu "<" màu trắng bạc).

c- Nhân viên hợp đồng phục vụ trong ngành Hải quan nêu tại điểm 1 mục I kể trên, đeo cấp hiệu Hải quan loại không có vạch, không có sao.

3/ Quy định về trang phục đối với học viên trường Cao đẳng Hải quan:

- Học viên là công chức Hải quan: khi về trường Cao đẳng Hải quan học tập phải sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu...... như khi đang làm nhiệm vụ.

-  Sinh viên trường Cao đẳng Hải quan, Tổng cục Hải quan quy định riêng.

IV/ Kế hoạch cấp phát, thanh quyết toán

Hàng năm các đơn vị phải:

1/ Lập nhu cầu trang phục của đơn vị ( kể cả việc may bộ Thu - Đông thay thế bộ Xuân - Hè đối với các tỉnh, thành phố phía Nam từ Đà Nẵng trở vào) gửi về Tổng cục (Vụ Kế hoạch & Tài vụ) cùng với dự toán năm để Tổng cục có kế hoạch phân bổ ngân sách và cấp phát năm sau.

2/ Thực hiện báo cáo thanh, quyết toán cấp phát trang phục gửi về Tổng cục vào đầu quý I năm sau. ( Các loại trang phục do Tổng cục cấp bằng hiện vật, đơn vị quyết toán với văn phòng Tổng cục; Các loại trang phục mà Tổng cục giao dự toán chi ngân sách để các đơn vị tự mua, đơn vị thực hiện quyết toán với Vụ Kế hoạch & Tài vụ)

V/ Điều khoản thi hành

1/ Trong qúa trình thực hiện có gì vướng mắc, phát sinh yêu cầu các đơn vị phải ánh kịp thời về Tổng cục để bổ sung sửa đổi cho phù hợp.

2/ Thông tư cò hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các ông Chánh văn phòng Tổng cục Hải quan , Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh thành phố. Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hải quan và Giám đốc công ty Nam Hải có trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.

 

 

KT/ Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hải Quan
Phó Tổng Cục Trưởng




Lê Mạnh Hùng

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi