Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 19/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 19/2004/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 19/2004/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/06/2004 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Giải pháp phát triển ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ - Theo chỉ thị 19/2004/CT-TTg ra ngày 01/6/2004, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: cần khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy ngành chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ phát triển mạnh hơn nữa, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2004 lên 750 triệu USD và năm 2010 đạt 2 tỷ USD... Để thực hiện được mục tiêu này phải khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh và phê duyệt qui hoạch trồng rừng nguyên liệu, trong đó đảm bảo cung cấp ổn định cho nhu cầu của công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ, quy hoạch diện tích thích hợp để trồng loại rừng cây gỗ lớn, các loại cây bản địa quí hiếm, tạo nguồn gỗ ổn định để duy trì và phát triển sản xuất hàng gỗ thủ công mỹ nghệ... Bên cạnh đó, lựa chọn cơ cấu cây rừng phù hợp với điều kiện của từng vùng, có hiệu quả kinh tế, đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu cho chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ...
Xem chi tiết Chỉ thị 19/2004/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 19/2004/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
19/2004/CT-TTG
NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN GỖVÀ
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ
Trong những năm gần
đây, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng do thực hiện một số chính sách khuyến khích
sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ, sự quan tâm chỉ đạo điều hành của các ngành
và địa phương, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc sản xuất và tìm kiếm
thị trường xuất khẩu, công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất, xuất khẩu sản phẩm
gỗ nước ta đã có bước phát triển mới; vươn lên thành một ngành hàng có kim
ngạch xuất khẩu đáng kể (năm 2003 đạt trên 560 triệu USD), với tốc độ tăng
trưởng cao (năm 2003 khoảng 30%); góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao
động, tiêu thụ sản phẩm cho nghề rừng.
Tuy vậy, ngành chế
biến, sản xuất sản phẩm gỗ nước ta vẫn còn nhiều hạn chế: cung cấp nguyên liệu
trong nước chưa ổn định, mới đáp ứng
được ở mức độ thấp cả về số lượng và chất lượng; qui mô sản xuất, chế biến còn
nhỏ, phân tán; máy móc, thiết bị và công nghệ lạc hậu; trình độ tay nghề của
công nhân còn thấp; sản phẩm, mẫu mã chưa đa dạng; công tác thị trường, xúc
tiến thương mại, tổ chức quản lý, phân công, hợp tác trong lĩnh vực này còn
yếu; nhiều làng nghề truyền thống về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ được khôi
phục và phát triển chậm.
Để khắc phục những tồn
tại nêu trên, khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy ngành chế biến
và sản xuất sản phẩm gỗ phát triển mạnh hơn nữa, phấn đấu đưa kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm gỗ năm 2004 lên 750 triệu USD và năm 2010 đạt 2 tỷ USD, Thủ tướng
Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập
trung làm tốt một số việc sau đây:
1. Tổ chức sản xuất trong nước và nhập khẩu đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
a. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có đất trồng rừng:
- Khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh và phê duyệt qui hoạch trồng rừng nguyên liệu, trong đó đảm bảo cung cấp ổn định cho nhu cầu của công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ; quy hoạch diện tích thích hợp để trồng loại rừng cây gỗ lớn, các loại cây bản địa quí hiếm, tạo nguồn gỗ ổn định để duy trì và phát triển sản xuất hàng gỗ thủ công mỹ nghệ.
- Chỉ đạo lựa chọn cơ cấu cây rừng phù hợp với điều kiện của từng vùng, có hiệu quả kinh tế, đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu cho chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ; đồng thời có biện pháp đảm bảo đủ giống cây lâm nghiệp (bao gồm cả nghiên cứu, sản xuất trong nước và nhập khẩu) để cung cấp cho trồng rừng nguyên liệu; làm tốt công tác khuyến lâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
- Trên cơ sở qui hoạch trồng rừng nguyên liệu, rà soát bổ sung những chính sách để khuyến khích hơn nữa các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, hưởng lợi từ rừng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ, nhất là các chính sách về đất đai, đầu tư, tín dụng, hỗ trợ về giống cây, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu, khuyến lâm, tiêu thụ sản phẩm.
- Khẩn trương sơ kết việc thí điểm đầu tư sản xuất ván nhân tạo trong nước, đánh giá đầy đủ về hiệu quả đầu tư và thị trường tiêu thụ để có định hướng phát triển trong những năm tới. Trên cơ sở đó có giải pháp đáp ứng nhu cầu ván nhân tạo cho tiêu dùng trong nước và nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu.
b. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trên cơ sở nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, lựa chọn thị trường nhập khẩu; rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu cung cấp đủ gỗ nguyên liệu, nhất là gỗ rừng tự nhiên cho sản xuất sản phẩm gỗ. Nghiêm cấm các hoạt động đầu cơ, độc quyền, sách nhiễu, gây khó khăn trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
2. Rà soát, sửa đổi bổ sung chính sách để giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
a. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui hoạch, hỗ trợ xây dựng hạ tầng khu sản xuất tập trung, giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, các làng nghề hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu.
b. Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá hiện trạng, định hướng và tập hợp nhu cầu đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ; trên cơ sở đó có chính sách hỗ trợ và chỉ đạo việc nghiên cứu chế tạo trong nước và nhập khẩu phù hợp; tăng cường hợp tác giữa ngành cơ khí với ngành chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ.
c. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao; rà soát lại và có chính sách cải tạo, nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có gắn với việc bổ sung nhiệm vụ đào tạo về chế biến sản xuất sản phẩm gỗ; xem xét mở thêm cơ sở đào tạo mới ở một số địa phương có nhu cầu bức xúc; tuyển chọn và đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và làng nghề.
d. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu theo qui định chung; đề xuất hoặc ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo thực hiện các chính sách về khuyến khích đầu tư, tín dụng đối với sản xuất nguyên liệu, chế biến, sản xuất các sản phẩm gỗ.
3. Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung kịp thời các chính sách, thủ tục hành chính tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ; có hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gỗ.
Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tập trung làm tốt một số việc:
a. Cung cấp thông tin về nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ, các qui định hiện hành về nhập khẩu sản phẩm gỗ của một số nước chủ yếu; kịp thời bổ sung chính sách, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ, nhất là các thị trường có nhu cầu lớn như Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN.
b. Trên cơ sở các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm, tổ chức các hội chợ đồ gỗ quốc tế tại một số thành phố lớn trong nước, đồng thời lựa chọn, tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp nước ta tham gia hội chợ đồ gỗ quốc tế được tổ chức ở quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm gỗ Việt Nam, chủ động tìm kiếm khách hàng và ký kết các hợp đồng xuất khẩu; tiếp cận với khoa học công nghệ mới.
c. Thống nhất với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam để xây dựng trang Web tuyên truyền, giới thiệu về các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
d. Tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tham gia và tăng cường giao lưu, quan hệ với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản trong khu vực ASEAN và thế giới.
đ. Xúc tiến thỏa thuận cấp Chính phủ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới về việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu theo hình thức đổi hàng, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp chế biến gỗ thực hiện.
4. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động- Thương binh và Xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.