Thông tư 02/2022/TT-BXD ban hành QCVN 02:2022/BXD Quy chuẩn về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 02/2022/TT-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2022/TT-BXD | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Quang Hùng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 26/09/2022 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành QCVN về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
Cụ thể, Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các số liệu điều kiện tự nhiên áp dụng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam.
Khi thiết kế công trình chịu động đất, đỉnh gia tốc nền tham chiếu tại địa điểm xây dựng được xác định bằng một trong hai cách sau: Theo Bảng phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu theo địa danh hành chính hoặc khi cần chính xác hơn theo Bản đồ phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (được lưu trữ tại Viện Vật lý địa cầu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Đồng thời, khi thiết kế phòng chống sét cho công trình phải căn cứ vào mật độ sét đánh tại địa điểm xây dựng công trình theo số liệu của Quy chuẩn này. Ngoài ra, phải dựa trên các yếu tố khác bao gồm yêu cầu chống sét của công trình, đặc điểm của công trình (loại kết cấu, chiều cao công trình, công năng sử dụng), dạng địa hình nơi xây dựng công trình, khoảng cách ly tới cây xanh hoặc các công trình khác. Mật độ sét đánh ở các hải đảo được lấy từ 2,5 lần/km2/năm đến 7,0 lần/km2/năm.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26/03/2023.
Xem chi tiết Thông tư 02/2022/TT-BXD tại đây
tải Thông tư 02/2022/TT-BXD
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TƯ
Ban hành QCVN 02:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
_________
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG
Lê Quang Hùng
|
QCVN 02:2022/BXD
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SỐ LIỆU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÙNG TRONG XÂY DỰNG
National Technical Regulation on Natural Physical and Climatic Data for Construction
Lời nói đầu
QCVN 02:2022/BXD do Viện Khoa học công nghệ xây dựng chủ trì biên soạn (với sự hợp tác của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam), Vụ Khoa học công nghệ và môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BXD ngày 26/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các số liệu điều kiện tự nhiên áp dụng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam.
1.1.2. Trong một số trường hợp riêng biệt, cho phép sử dụng số liệu gió, động đất và các số liệu điều kiện tự nhiên khác dùng trong xây dựng được cung cấp bởi cơ quan chuyên môn nhà nước có thẩm quyền như: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu hoặc Tổng cục khí tượng thủy văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam... đối với một số công trình cụ thể khi có luận chứng, nêu rõ các cơ sở khoa học của các số liệu áp dụng, gửi Bộ Xây dựng.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng ở Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1
Áp thấp nhiệt đới
Một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.
1.3.2
Bão
Một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.
1.3.3
Chấn tâm
Hình chiếu theo chiều thẳng đứng của chấn tiêu lên bề mặt trái đất.
1.3.4
Chấn tiêu
Vị trí nguồn phát sinh ra trận động đất.
1.3.5
Cường độ chấn động trên bề mặt (ký hiệu I)
Đại lượng biểu thị khả năng rung động do một trận động đất gây ra trên mặt đất và được đánh giá qua mức độ tác động của nó đối với nhà cửa, công trình, mặt đất, đồ vật, con người. Trong quy chuẩn này, cường độ chấn động trên bề mặt được đánh giá theo thang MSK-64 gồm 12 cấp (xem các Bảng 6.3 và 6.4).
1.3.6
Dông
Hiện tượng đối lưu mạnh của khí quyển gây ra sự phóng điện đột ngột kèm theo sấm chớp.
1.3.7
Động đất
Sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.
1.3.8
Độ lớn động đất (ký hiệu là M)
Đại lượng đặc trưng cho mức năng lượng mà trận động đất phát và truyền ra xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi. Trong quy chuẩn này, độ lớn động đất (ký hiệu là M) được đánh giá bằng thang độ Richter, có giá trị bằng logarit cơ số 10 của biên độ cực đại (micron) thành phần nằm ngang của sóng địa chấn trên băng ghi của máy địa chấn chu kỳ ngắn chuẩn Wood Andersen ở khoảng cách 100 km từ chấn tâm.
1.3.9
Độ muối khí quyển
Tổng lượng muối clorua trong không khí tính theo số miligam ion Cl sa lắng trên 1 m2 bề mặt công trình trong một ngày đêm (mg Cl- /m2-ngày).
1.3.10
Lốc
Luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn, phạm vi hoạt động hẹp từ vài km2 đến vài chục km2.
1.3.11
Lũ
Hiện tượng mực nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:
a) Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;
b) Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;
c) Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ hoặc lũ hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập,vỡ đê, tràn đê.
1.3.12
Lũ quét
Lũ xảy ra bất ngờ trên các lưu vực sông suối nhỏ miền núi, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn.
1.3.13
Mật độ sét đánh
Số lần phóng điện xuống đất tính trên 1 km2 trong một năm.
1.3.14
Nước dâng do bão
Hiện tượng nước biển dâng cao hơn mực nước triều bình thường do ảnh hưởng của bão.
1.3.15
Sét
Hiện tượng phóng điện trong đám mây, giữa các đám mây với nhau hoặc giữa đám mây với mặt đất.
1.3.16
Xoáy thuận nhiệt đới
Vùng gió xoáy (đường kính có thể tới hàng trăm km) hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc.
1.4. Các số liệu trong quy chuẩn
1.4.1. Các số liệu trong quy chuẩn này gồm: Số liệu khí hậu; số liệu thời tiết và hiện tượng tự nhiên bất lợi; mật độ sét đánh; số liệu gió dùng trong thiết kế; và số liệu động đất dùng trong thiết kế.
1.4.2. Các số liệu điều kiện tự nhiên khác dùng trong xây dựng có thể được cung cấp bởi cơ quan chuyên môn Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
1.5. Nguồn gốc số liệu
1.5.1. Nguồn gốc số liệu khí hậu (Chương 2)
Số liệu khí hậu ở Chương 2 do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
1.5.2. Nguồn gốc số liệu thời tiết và hiện tượng tự nhiên bất lợi (Chương 3)
- Số liệu thời tiết và hiện tượng tự nhiên bất lợi được tập hợp từ các số liệu do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
- Số liệu về thuỷ triều ở biển Đông và phân bố độ cao nước dâng do bão với tần suất đảm bảo 5 % được cập nhật đến năm 2016.
- Số liệu về độ muối khí quyển được giữ nguyên như phiên bản trước.
- Số liệu về chấn tâm động đất và đứt gãy sinh chấn, về các vùng phát sinh động đất do Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp.
1.5.3. Nguồn gốc số liệu mật độ sét đánh (Chương 4)
Số liệu về mật độ sét đánh trên lãnh thổ Việt Nam do Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp.
1.5.4. Nguồn gốc số liệu gió (Chương 5)
Số liệu gió trên lãnh thổ Việt Nam do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
1.5.5. Nguồn gốc số liệu động đất (Chương 6)
Số liệu về động đất trên lãnh thổ Việt Nam do Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp.
2. SỐ LIỆU KHÍ HẬU DÙNG TRONG XÂY DỰNG
2.1. Đặc điểm khí hậu Việt Nam
2.1.1. Mùa khí hậu
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Lãnh thổ Việt Nam được chia làm 2 miền Bắc và Nam với khí hậu khác biệt:
a) Miền Bắc (từ 16 độ vĩ bắc, ngang với đèo Hải Vân, trở ra phía bắc): Có mùa đông lạnh. Vùng đồng bằng tháng lạnh có nhiệt độ trung bình từ 10 oC đến 15 oC.
b) Miền Nam (từ 16 độ vĩ bắc, ngang với đèo Hải Vân, trở vào phía nam): Không có mùa đông lạnh. Vùng đồng bằng quanh năm nóng và chia ra 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10, mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4.
2.1.2. Nắng, nhiệt độ không khí, bức xạ mặt trời
a) Nắng: Trên toàn lãnh thổ, thời gian nắng dài. Số giờ nắng trung bình trong một năm: Miền Bắc nhỏ hơn 2 000 h, miền Nam lớn hơn 2 000 h.
b) Nhiệt độ không khí: Miền Bắc có nhiệt độ trung bình hàng năm phổ biến dưới 24 oC; miền Nam có nhiệt độ trung bình hàng năm phổ biến từ 24 oC đến 28 oC.
c) Bức xạ mặt trời: Lượng bức xạ dồi dào. Tổng xạ trung bình hàng năm tại miền Bắc lớn hơn 586 kJ/cm2; tại miền Nam nhỏ hơn 586 kJ/cm2.
2.1.3. Độ ẩm của không khí và các mùa thời tiết
Trên toàn lãnh thổ, độ ẩm tương đối của không khí quanh năm cao: từ 76 % đến 88 %. Tại một số nơi, trong khoảng thời gian nhất định có thể có sự thay đổi lớn về độ ẩm không khí do ảnh hưởng của một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.
a) Thời kỳ mưa phùn, lạnh ẩm: Ở miền Bắc, vào thời kỳ gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) thường có mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm tương đối của không khí cao, có lúc bão hòa. Tuy nhiên, có một số thời điểm có gió mùa đông bắc kèm thời tiết hanh khô với độ ẩm thấp xảy ra trong một vài ngày đến vài tuần.
b) Thời tiết nồm ẩm: Tại vùng phía đông miền Bắc và ven biển miền Trung, vào khoảng thời gian cuối mùa đông, đầu mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) thường có thời tiết nồm ẩm, không khí có nhiệt độ từ 20 oC đến 25 oC và độ ẩm tương đối rất lớn, trên 95 %, có lúc bão hòa.
c) Thời tiết khô nóng: Tại các vùng trũng khuất phía đông dãy núi Trường Sơn và các thung lũng vùng Tây Bắc về mùa hè có gió khô nóng thổi theo hướng tây, tây bắc, tây nam với thời gian hoạt động từ 10 ngày đến 30 ngày trong năm. Thời tiết trở nên khô nóng, nhiệt độ trên 35 oC và độ ẩm tương đối dưới 55 %.
2.1.4. Mưa, tuyết
Trên toàn lãnh thổ, lượng mưa và thời gian mưa hàng năm tương đối lớn, trung bình từ 1 100 mm đến 4 800 mm và từ 100 ngày đến 223 ngày. Mưa phân bố không đều và tập trung vào các tháng mưa. Nhiều trận mưa có cường độ lớn, nhiều đợt mưa liên tục, kéo dài, gây lũ lụt.
Trên toàn lãnh thổ không có tuyết trừ một đôi lần trong năm và ở một vài ngọn núi cao phía Bắc.
2.1.5. Phân vùng khí hậu xây dựng
2.1.5.1. Phân vùng khí hậu xây dựng
Lãnh thổ Việt Nam được phân chia thành 7 vùng khí hậu xây dựng (Hình 2.1):
(1) Vùng Tây Bắc (vùng I);
(2) Vùng trung du - miền núi Việt Bắc và Đông Bắc (vùng II);
(3) Vùng đồng bằng Bắc Bộ (vùng III);
(4) Vùng Bắc Trung Bộ (vùng IV);
(5) Vùng Nam Trung Bộ (vùng V);
(6) Vùng Tây Nguyên (vùng VI);
(7) Vùng Nam Bộ (Vùng VII).
a) Vùng I - Vùng Tây Bắc: Được tách bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn với đường ranh giới nằm ở sườn đông dọc theo đường đẳng trị chỉ số cán cân nhiệt CCN1,I= -350 cal/phút (gọi tắt là đường đẳng trị CCN1,I). Dãy núi này cũng là ranh giới phân chia ảnh hưởng của thời tiết “khô lạnh” và thời tiết “nồm ẩm” của thời kỳ mùa xuân giữa 2 vùng núi của Bắc Bộ. Do ảnh hưởng khác nhau của 2 hiện tượng này đã dẫn đến sự khác nhau về mức độ nóng, lạnh trong một thời kỳ dài của nửa đầu năm. Đây là các yếu tố tác động nhất định đến các giải pháp kiến trúc. Tuy nhiên, do độ cao trung bình khá lớn nên đặc điểm khí hậu cơ bản của vùng này vẫn là vùng có mùa đông lạnh với giải pháp chống lạnh chiếm ưu thế. Đây là vùng tồn tại đồng thời cả 3 vành đai khí hậu theo độ cao. Khí hậu của vùng núi Tây Bắc được giới hạn về phía nam bởi vùng núi thuộc phía Tây tỉnh Hòa Bình, do tác động trực tiếp của không khí cực đới sau khi qua Đồng bằng Bắc Bộ trên phần lớn tỉnh Hòa Bình, đã mang vào đây những đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng phía đông và vùng đồng bằng Bắc Bộ với sự tồn tại của mùa “nồm ẩm” và nhiệt độ thấp trong mùa đông.
b) Vùng II - Vùng trung du - miền núi Việt Bắc và Đông Bắc: Đây là vùng thuộc phía Đông Hoàng Liên Sơn, được tách bởi đường đẳng trị CCN1,I= -350 cal/phút kết hợp với đường đẳng trị CCN1,I= 600 cal/phút. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất so với cả nước, mặc dù thực tế vẫn có nhiệt độ rất thấp trên các vùng núi cao của Tây Bắc song trên cùng độ cao thì nhiệt độ ở vùng này cao hơn đáng kể. Trên cùng một đai cao, biện pháp chống lạnh ở Đông Bắc là quan trọng nhất. Là vùng núi nên khí hậu phân hóa mạnh mẽ theo độ cao địa hình, trong vùng tồn tại cả 3 vành đai khí hậu.
c) Vùng III - Vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Đây là vùng có mức độ lạnh về mùa đông kém hơn so với vùng Đông Bắc nhưng cao hơn so với vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Nó được giới hạn bởi các đường đẳng trị CCN1,I = -350 cal/phút và ΔCCNnăm = 1 000 cal/phút về phía bắc và tây. Nó được tách khỏi Bắc Trung Bộ bởi ảnh hưởng của thời tiết khô nóng do ảnh hưởng của gió tây khô nóng (gió Lào), được phân định bằng chỉ số nhiệt ẩm tương đương CSAIV-VII lớn hơn 2 và CSAVII lớn hơn 2, số ngày “khô nóng” cả năm nhỏ hơn 10. Đây là vùng có mùa hè nóng và ẩm nhưng hầu như không có ảnh hưởng của gió tây khô nóng. Trong toàn vùng, khí hậu khá đồng nhất, chịu ảnh hưởng mạnh của bão và các đặc trưng khác của biển.
d) Vùng IV - Vùng Bắc Trung Bộ: Được giới hạn về phía Nam bởi đường ranh giới miền, đặc trưng bởi sự giảm yếu dần của mức độ lạnh về mùa đông, chịu ảnh hưởng mạnh của thời tiết khô nóng trong thời kỳ xuân-hè. Đây là vùng có sự khác biệt đáng kể về mùa mưa - ẩm so với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, CSAIV-VII nhỏ hơn 2 và CSAVII nhỏ hơn 2. Địa hình không đồng nhất, tồn tại cả ảnh hưởng của độ cao địa hình, chủ yếu là vành đai khí hậu núi thấp và một phần không lớn thuộc vành đai khí hậu núi giữa. Hầu hết phần này nằm ở phần đông của dãy Trường Sơn, đón gió mùa đông bắc và gió biển, song cũng có một số khu vực thung lũng và núi thấp nằm khuất sau các khối núi cao hơn ở phía Đông nên có một số đặc điểm của khí hậu phía tây như khu vực cực tây của Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Khu vực Bắc Trung Bộ là khu vực chịu tác động lớn bởi hiện tượng gió tây khô nóng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, gây ra điều kiện thời tiết khắc nghiệt khô và nóng. Trong thời kỳ hoạt động của gió tây khô nóng, độ ẩm thấp nhất có thể xuống đến 30 % và nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 43 oC. Ngược lại, trong các tháng cuối năm (từ tháng 10 đến tháng 12), do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và nhiễu động trên biển, khu vực này thường xuất hiện mưa lớn dồn dập.
e) Vùng V - Vùng Nam Trung Bộ: Được tách khỏi đồng bằng Nam Bộ chủ yếu do tác động của thời tiết khô nóng, trên cơ sở các chỉ tiêu về ẩm (CSA > 2) và số ngày có thời tiết khô nóng (NKN > 10). Khí hậu ở vùng này không thật sự đồng nhất, có sự phân hóa theo độ cao. Phần lớn các khu vực núi thuộc vành đai khí hậu núi thấp, một phần nhỏ thuộc vành đai núi giữa và toàn bộ chúng đều nằm ở mặt phía đông. Ranh giới phía tây được phân chủ yếu dựa vào đường CCN1,0= 0 cal/phút và phần phía nam là đường phân giới mức độ ảnh hưởng của gió tây khô nóng (số ngày khô nóng do gió Lào gây ra lớn hơn 10 ngày). Là khu vực phân giới sự khác biệt của mùa mưa, mức độ ẩm do hệ quả khác nhau của gió mùa Tây Nam. Đường ranh giới này nằm ở khoảng giữa 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, gần như tách hẳn Bình Thuận sang vùng khí hậu Nam Bộ.
f) Vùng VI - Vùng Tây Nguyên: Được tách bởi đường đẳng trị ΔCCNnăm = 700 cal/phút, CCN1,I = 0. Không khí cực đới về mùa đông nhưng vẫn tồn tại mùa đông khá lạnh trên nhiều khu vực (CCNI < 0 cal/phút, CCN1,I < 0 cal/phút) do ảnh hưởng của độ cao địa hình. Trên Tây Nguyên không có sự khác nhau đáng kể về mức độ lạnh trong mùa đông nhưng sự khác nhau giữa mùa lạnh và mùa nóng rất ít, tức là chỉ có một mùa nhiệt hàng năm. Là vùng núi, Tây Nguyên cũng tồn tại cả 3 vành đai khí hậu với những cao nguyên rộng có khí hậu khá đồng nhất theo đặc tính của các đai cao tương ứng. Do sườn tây nên Tây Nguyên không có ảnh hưởng của “gió Lào” gây ra thời tiết khô nóng.
g) Vùng VII - Vùng Nam Bộ: Được tách khỏi 2 vùng trên bởi đường ranh giới phía nam của vùng khí hậu Tây Nguyên và ven biển Nam Trung Bộ. Đây là vùng có khí hậu khá đồng nhất, mang những đặc điểm điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chống nóng là đối tượng trọng yếu nhất trong các giải pháp phòng tránh đối với công trình xây dựng.
Riêng đối với vùng biển, ghép các đảo vào các vùng khí hậu đã được phân chia trên đất liền có điều kiện khí hậu gần tương tự.
Các đảo nằm ở bắc vĩ độ 20,83oN ghép vào vùng khí hậu Đông Bắc
Các đảo nằm giữa vùng vĩ độ trên và vĩ độ 16,83oN ghép vào vùng khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ hoặc Bắc Trung Bộ.
Các đảo nằm ở phía nam vĩ độ 16,83oN ghép vào vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ.
2.2. Sử dụng số liệu Chương 2
2.2.1. Chương 2 cung cấp số liệu đo tại các trạm khí tượng. Khi sử dụng, cần lấy số liệu của các trạm khí tượng gần địa điểm xây dựng nhất (Hình 2.2). Ngoài ra, cần tham khảo thêm các số liệu khí hậu thực tế tại nơi xây dựng, đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Địa điểm xây dựng nằm ở cao độ khác nhiều so với cao độ của trạm khí tượng;
b) Địa điểm xây dựng nằm ở địa hình có yếu tố ảnh hưởng tới số liệu khí hậu như: Núi, đồi, cao nguyên, thung lũng, sông, suối, hồ lớn, biển.
Nếu số liệu thực tế nằm ngoài các giá trị được cung cấp tại quy chuẩn này hoặc các số liệu nằm ngoại phạm vi của quy chuẩn thì cần liên hệ với cơ quan chuyên môn nhà nước có thẩm quyền để có số liệu chính thức.
Khi cần thiết, các số liệu này có thể được khảo sát và nghiên cứu riêng theo các tiêu chuẩn áp dụng cho dự án hoặc các yêu cầu khác (nếu có).
2.2.2. Khi thiết kế công trình chịu tải trọng gió (kể cả lập biện pháp thi công), không áp dụng các số liệu về gió ở chương này mà phải sử dụng các số liệu được cung cấp tại Chương 5.
BẢN ĐỔ PHÂN VÙNG KHÍ HẬU XÂY DỰNG
CHÚ THÍCH: Đây là phiên bản thu nhỏ của bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường lập và cung cấp.
Hình 2.1 - Bản đồ phân vùng khí hậu xây dựng
CHÚ THÍCH: Đây là phiên bản thu nhỏ của bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường lập và cung cấp.
Hình 2.2 - Bản đồ phân bố mạng lưới trạm khí tượng trên quy mô cả nước
3. SỐ LIỆU THỜI TIẾT VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN BẤT LỢI
3.1. Bão
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.
Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, gây gió mạnh làm tốc mái, có thể đổ nhà cửa, kèm theo mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng. Bảng B.2 quy định cấp gió và mức độ nguy hại của bão.
Ở Việt Nam, mùa bão hàng năm vào từ tháng 6 đến tháng 11, tần suất bão giảm dần từ Bắc vào Nam. Thời gian thường xảy ra như sau (Bảng B.1):
- Từ tháng 6 đến tháng 9, bão đổ bộ nhiều vào vùng biển Quảng Ninh - Thanh Hoá;
- Từ tháng 7 đến tháng 10, bão đổ bộ nhiều vào vùng biển Nghệ An - Quảng Bình;
- Từ tháng 8 đến tháng 11, bão đổ bộ nhiều vào vùng biển Quảng Trị - Phú Yên;
- Từ tháng 10 đến tháng 12, bão đổ bộ nhiều vào vùng biển Khánh Hòa - Cà Mau.
Thống kê các cơn bão và đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam (1961 - 2017) xem Bảng B.3.
3.2. Lốc
Lốc là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn, phạm vi hoạt động hẹp từ hàng trăm m2 đến vài chục km2.
Lốc là hiện tượng thời tiết nguy hiểm, gây gió xoáy bốc lên cao, làm tốc mái, đổ nhà cửa, nhất là các nhà đơn sơ.
Theo số liệu cung cấp bởi Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và môi trường (Bảng B.4): Ở miền Bắc lốc thường hay xảy ra vào các giai đoạn chuyển tiếp từ đông - xuân sang hè (tháng 4, tháng 5), mỗi khi xuất hiện đợt không khí lạnh. Do hiện tượng biến đổi khí hậu, lốc xảy ra cả ở miền Trung và miền Nam.
3.3. Lũ lụt
3.3.1. Lũ lụt xảy ra vào mùa mưa, khi các trận mưa lớn đổ nước mạnh vào sông, suối làm vỡ đê hoặc tràn bờ gây ra ngập lụt nhà cửa, mặt bằng xây dựng trên một diện rộng.
3.3.2. Mùa lũ là khoảng thời gian liên tục trong một năm, thường xuất hiện lũ trong các khoảng thời gian sau:
- Trên các sông thuộc Bắc Bộ, từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 31 tháng 10;
- Trên các sông từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Hà Tĩnh, từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11;
- Trên các sông từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Ninh Thuận, từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 15 tháng 12;
- Trên các sông thuộc tỉnh Bình Thuận, các tỉnh thuộc Nam Bộ và Tây Nguyên, từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11.
Các trận lũ lịch sử (1945 - 2007) được Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường thống kê trong Bảng B.5.
3.4. Lũ quét
3.4.1. Lũ quét là hiện tượng thủy văn đặc biệt nguy hiểm. Trong một số trường hợp nó có sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên. Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi, nơi có địa hình đồi núi cao xen kẽ với thung lũng và sông suối thấp, độ ổn định của lớp đất trên bề mặt lưu vực yếu do quá trình phong hóa mạnh, lớp phủ thực vật bị tàn phá.
3.4.2. Các trận lũ quét trong các năm (1958 - 2017) được Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường thống kê trên Bảng B.6.
3.4.3. Các địa phương hay xảy ra lũ quét là: Bắc Kạn, Bình Định, Bình Thuận, Cao Bằng, Đắk Lắk, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Khánh Hòa, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thừa Thiên Huế, Yên Bái.
3.5. Dông sét
3.5.1. Dông được xếp vào thời tiết nguy hiểm vì sét trong dông có thể gây chết người, cháy rừng, cháy nhà, làm hư hỏng đường dây truyền tải điện, thiết bị máy móc, nhất là các thiết bị điện tử, viễn thông. Dông sét ở Việt Nam xảy ra quanh năm, nhưng thường nhiều về mùa hè. Đặc biệt trên các vùng núi hay sông hồ trong những tháng nóng ẩm.
3.5.2. Số ngày có dông trung bình tháng và năm tại các trạm khí tượng được cho trong Bảng A.33. Bản đồ mật độ sét đánh trung bình năm trên lãnh thổ Việt Nam do Viện Vật lý địa cầu thiết lập được nêu ở Chương 4 của quy chuẩn này.
3.6. Động đất
3.6.1. Động đất mạnh có thể phá hủy nhà cửa và các công trình, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
3.6.2. Các chấn tâm động đất và đứt gãy sinh chấn lãnh thổ Việt Nam thể hiện trên bản đồ Hình 3.3.
3.7. Thủy văn biển
3.7.1. Các hiện tượng thủy văn biển có thể gây bất lợi cho nhà cửa và công trình xây dựng vùng biển Việt Nam là chế độ thủy triều, nước dâng do bão, chiều cao sóng khi bão.
3.7.2. Bản đồ thủy triều ở biển Đông, bản đồ phân bố độ cao nước dâng do bão với tần suất đảm bảo 5 % thể hiện trên Hình 3.1 và Hình 3.2. Độ cao sóng trung bình tương ứng với các cấp gió tham khảo ở Bảng B.2.
3.8. Độ muối khí quyển
3.8.1. Muối trong khí quyển vùng ven biển, biển và hải đảo, kết hợp với độ ẩm cao gây ăn mòn mạnh các kết cấu thép, kết cấu kim loại, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu bê tông ứng suất trước ở Việt Nam.
3.8.2. Bản đồ phân vùng độ muối khí quyển cho trong Hình 3.4. Phân bố độ muối khí quyển cho các phần lãnh thổ Việt Nam như sau:
- Miền Bắc và miền Trung (từ 16 độ vĩ bắc trở ra):
[Cl-] = 0,9854 X-0,17 , sai số ± 16 % (3.1)
- Miền Trung và miền Nam (từ 16 độ vĩ bắc trở vào):
[Cl-] = 3,9156 X-0,22 , sai số ± 23 % (3.2)
trong đó:
[Cl-] - độ muối khí quyển, mgCl-/m2-ngày;
X - Khoảng cách từ biển vào bờ, km.
3.9. Sử dụng số liệu Chương 3
Việc sử dụng các số liệu này phụ thuộc vào các tiêu chuẩn áp dụng cho dự án theo từng giai đoạn thiết kế và xây dựng công trình.
Khi cần thiết, các số liệu thời tiết và hiện tượng tự nhiên bất lợi cần được cung cấp bởi các cơ quan chuyên môn nhà nước có thẩm quyền hoặc cần được nghiên cứu, khảo sát căn cứ theo các tiêu chuẩn và nhiệm vụ thiết kế hoặc các yêu cầu khác (nếu có).