Nhà ở bị nghiêng do hàng xóm xây nhà, giải quyết thế nào?

Xây nhà, đào móng làm nghiêng nhà hàng xóm không phải là tình trạng hiếm gặp, điều này không chỉ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà liền kề mà còn luôn rình rập nguy cơ nhà bị sập ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của người khác.

Xây nhà làm nghiêng nhà hàng xóm, bị xử lý thế nào?

Có không ít trường hợp tranh chấp, mẫu thuẫn xảy ra bắt nguồn từ việc các gia đình liền kề xây dựng nhà, công trình làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh như: Làm nứt tường, làm nghiêng, đổ… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phía bên có công trình xây dựng thực hiện đào móng, ép cọc sâu xuống nền đất và làm dâng khối đất lên lấn chiếm gây ra lực chèn ép lên các móng nhà liền kề.

Để giải quyết tranh chấp cũng như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, pháp luật Dân sự, pháp luật Đất đai đã có quy định liên quan đến vấn đề này.

Theo đó, Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ về ranh giới giữa các bất động sản như sau:

Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 đã nêu rõ người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Ngoài ra, Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định. Bên cạnh đó, không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Vì vậy, việc xây nhà làm nghiêng nhà hàng xóm được xác định là hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền khác đối với tài sản là nhà liền kề và có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Cụ thể, theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP, nếu tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây nguy cơ sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác thì bị phạt từ 30 - 100 triệu đồng, trong đó:

- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng: Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

- Phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng: Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

- Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng: Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

xay nha lam nghieng nha hang xom
Xây nhà làm nghiêng nhà hàng xóm có thể bị phạt mạnh (Ảnh minh họa)

Giải quyết thế nào khi nhà ở bị nghiêng do hàng xóm xây nhà

Việc nhà ở bị nghiêng do hàng xóm xây nhà có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về tài sản, sức khỏe và tính mạng của nhà liền kề và các nhà xung quanh. Vậy, pháp luật quy định thế nào để đảm bảo quyền lợi của các nhà liền kề bị ảnh hưởng?

* Thỏa thuận bồi thường thiệt hại

Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công t rình xây dựng khác gây ra như sau:

“Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”.

Như vậy chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm liên đới bồi thường.

Về mức bồi thường hiện pháp luật Dân sự không quy định cụ thể, các bên dựa vào thiệt hại thực tế để thỏa thuận mức bồi thường phù hợp.

* Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

Trường hợp không thể thống nhất thỏa thuận bồi thường thiệt hại, bên bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi bị đơn cư trú). Trong đó, Đơn khởi kiện phải gồm các nội dung (theo khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự):

- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.

- Tòa án nhận đơn khởi kiện.

- Tên, nơi cư trú/trụ sở của bạn, của người bị kiện và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

-  Các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (thường gồm chứng cứ chứng minh thiệt hại xảy ra).

Lưu ý, người khởi kiện phải chứng minh được thiệt hại của mình do hành vi đào móng làm nghiêng nhà gây ra mới có đủ cơ sở để Tòa án nhân dân giải quyết.

Trên đây là giải đáp về vấn đề xây nhà làm nghiêng nhà hàng xóm. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Đảng viên có được xăm hình không?

Đảng viên có được xăm hình không?

Đảng viên có được xăm hình không?

Đảng viên ngoài phải đáp ứng các quy định của pháp luật nói chung thì còn phải tuân thủ nghiêm ngặt nêu trong các văn bản, hướng dẫn của Đảng. Một trong những vấn đề nhiều Đảng viên thắc mắc là Đảng viên có được xăm hình không? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?

Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?

Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?

Ở độ tuổi chưa thực sự kiểm soát được cảm xúc và hành vi, tình trạng học sinh sử dụng bạo lực, gây gổ đánh nhau xảy ra ngày càng phổ biến. Nếu bị giáo viên phát hiện ngay trong trường học, học sinh chắc chắn sẽ bị kỷ luật. Vậy học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?