HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC RÀ SOÁT ĐỊNH MỨC ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC VÀ GIÁ XÂY DỰNG BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2038/QĐ-TTG NGÀY 18/12/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 637/QĐ-BXD ngày 22/5/2018 của Bộ Xây dựng)
I. Hướng dẫn chung:
1. Hướng dẫn rà soát định mức ban hành theo Quyết định này được sử dụng để:
a) Thực hiện rà soát hệ thống công cụ định mức phục vụ công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật để ban hành áp dụng từ 01/3/2019 đảm bảo tính thống nhất về nội dung, phạm vi, phương pháp giữa các Bộ, ngành và địa phương;
b) Làm cơ sở để xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự toán kinh phí rà soát định mức;
c) Làm căn cứ để thẩm định, thỏa thuận định mức để ban hành;
d) Làm cơ sở để nghiệm thu, xác định khối lượng công tác rà soát định mức phục vụ việc thanh, quyết toán chi phí công tác rà soát định mức.
2. Kết cấu của hướng dẫn bao gồm 4 phần:
- Phần 1 - Hướng dẫn chung;
- Phần 2 - Hướng dẫn cụ thể;
- Phần 3 - Tổ chức thực hiện;
- Phần 4 - Các Phụ lục, biểu mẫu tham khảo.
II. Hướng dẫn cụ thể
1. Nội dung công tác rà soát định mức:
Công tác rà soát định mức bao gồm 2 nội dung công tác chính như sau:
a) Kiểm tra, đánh giá, sửa đổi, hiệu chỉnh hệ thống định mức đã được công bố, có hiệu lực hiện hành nhằm:
- Loại bỏ định mức các công tác có công nghệ, biện pháp thi công đã quá lạc hậu hoặc trùng lặp giữa các tập định mức công bố;
- Sửa đổi, hiệu chỉnh các vấn đề còn tồn tại, bất cập (chưa rõ ràng, thiếu thông tin, chưa phù hợp) trong nội dung thành phần cơ cấu của từng định mức để đủ điều kiện, cơ sở áp dụng trong quá trình lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ.
b) Xây dựng các định mức cho các công tác mới chưa có trong hệ thống định mức hiện hành.
2. Quy trình thực hiện và yêu cầu đối với công tác rà soát định mức:
2.1. Công tác kiểm tra, đánh giá sửa đổi, hiệu chỉnh hệ thống định mức đã được công bố có hiệu lực hiện hành:
2.1.1. Đối với hệ thống định mức dự toán (bao gồm định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố, định mức dự toán do các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND cấp tỉnh):
Bước 1: Thống kê, phân loại theo từng lĩnh vực, nhóm, loại công tác, phân tích kiểm tra, so sánh, đánh giá;
Bước 2: Rà soát, thống kê để loại bỏ các định mức công tác thi công có công nghệ, biện pháp thi công đã quá lạc hậu, không còn trên thị trường, làm tăng đơn giá rất cao so với các công nghệ phổ biến hoặc để thống nhất các định mức của cùng một công tác được công bố ở nhiều tập định mức khác nhau.
Bước 3: Sửa đổi, hiệu chỉnh các nội dung của từng thành phần cơ cấu định mức (mã hiệu định mức, tên định mức, thành phần công việc, đơn vị tính, thành phần hao phí, công nghệ áp dụng, quy trình thực hiện, điều kiện áp dụng, đơn vị hao phí, trị số định mức...) đảm bảo thể hiện rõ ràng, đầy đủ các thông tin. Yêu cầu cụ thể như sau:
a) Về mã hiệu định mức:
- Đảm bảo các công tác có cùng tính chất, cùng nhóm công việc sẽ có cùng một mã hiệu;
- Đảm bảo tính liên tục, logic để nhận biết, tránh xáo trộn lớn, ưu tiên giữ cách mã hóa của hệ thống mã hiệu hiện hành.
b) Về tên định mức:
- Đảm bảo thể hiện chi tiết: tên công tác xây dựng; tên, đặc điểm của bộ phận công trình hoặc kết cấu, cấu kiện xây dựng (là đối tượng chịu tác động hoặc là sản phẩm của công tác xây dựng này); công nghệ thi công phổ biến, tiên tiến; qui trình kỹ thuật thực hiện công việc (đối với định mức công ích đô thị); biện pháp thi công; thông số kỹ thuật, yêu cầu chất lượng dịch vụ (đối với định mức công ích đô thị), thông số về điều kiện, phạm vi thực hiện công việc liên quan (nếu có).
- Các thông số kỹ thuật, thông số về điều kiện, phạm vi thực hiện công việc liên quan phải được thể hiện đảm bảo xác định đầy đủ thông tin về trị số, đơn vị, đồng thời phải có giới hạn cụ thể.
c) Về thành phần công việc:
- Đảm bảo thể hiện rõ nội dung, quy trình, trình tự từng bước công việc thực hiện trong công tác được xác định định mức và phạm vi thực hiện của các công việc này. Đảm bảo phù hợp với quy định trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng áp dụng cho định mức (nếu có);
- Các thông số về phạm vi thực hiện công việc phải được xác định đầy đủ thông tin về trị số, đơn vị, đồng thời phải có giới hạn cụ thể.
d) Về đơn vị tính của định mức:
- Đảm bảo phù hợp với đơn vị đo bóc khối lượng của công tác; thuận tiện cho công tác lập, kiểm soát và quản lý chi phí đồng thời phù hợp với các thành phần hao phí của định mức.
- Trường hợp một số công tác có đơn vị đo dễ gây hiểu nhầm về cách tính khối lượng cần bổ sung thêm quy định về cách xác định khối lượng để thuận tiện áp dụng trong quá trình lập và quản lý chi phí.
e) Về thành phần hao phí và đơn vị tính hao phí:
- Đối với hao phí vật liệu: Đảm bảo đủ các thành phần vật liệu, thể hiện rõ tên loại vật liệu, đặc điểm, quy cách, thông số kỹ thuật kèm theo. Đơn vị tính các vật liệu chính phải phù hợp với đơn vị đo khối lượng của từng loại vật liệu và đơn vị tính của định mức. Đối với các vật liệu phụ không hoặc khó định lượng bằng trị số hao phí thì được xác định bằng tỷ lệ % chi phí vật liệu chính.
- Đối với hao phí nhân công: Đảm bảo thể hiện rõ nhóm nhân công, công việc thực hiện, cấp bậc nhân công bình quân hoặc một số loại nhân công (theo quy định) để hoàn thành công tác;
- Đối với hao phí máy thi công: Đảm bảo thể hiện đủ các loại máy, thiết bị chính có trong dây chuyền tổ chức thi công cần thiết để thực hiện công tác. Nêu rõ tên loại máy, công suất máy, xuất xứ máy, công nghệ thi công (hoặc dây chuyền tổ chức thi công. Đối với một số loại máy thi công phụ không hoặc khó định lượng bằng trị số hao phí thì được xác định bằng tỷ lệ % chi phí máy thi công chính.
g) Trị số hao phí định mức:
- Đảm bảo tính chính xác và logic về trị số hao phí định mức giữa định mức dự toán của công tác có cùng tính chất công việc, cùng loại công việc, cùng nhóm, cùng biện pháp thi công, công nghệ thi công, dây chuyền tổ chức thi công (nếu có) nhưng có điều kiện thi công, phạm vi thi công khác nhau; giữa định mức dự toán và định mức cơ sở; đồng thời phải phù hợp với đơn vị tính của định mức.
- Đảm bảo tính đúng, tính đủ hao phí của định mức công tác phù hợp với: thành phần công việc; các quy định trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng áp dụng cho định mức (nếu có); biện pháp thi công; công nghệ thi công, dây chuyền tổ chức thi công (nếu có), điều kiện, phạm vi tổ chức thi công; khối lượng thực hiện công tác.
h) Về quy định áp dụng và hướng dẫn sử dụng định mức:
- Đảm bảo thể hiện rõ các thông tin về cơ sở xây dựng định mức để thuận tiện trong quá trình sử dụng: hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng áp dụng cho định mức (nếu có); qui trình kỹ thuật thực hiện dịch vụ công ích đô thị; biện pháp thi công, công nghệ thi công, dây chuyền tổ chức thi công (nếu có), điều kiện, mặt bằng tổ chức thi công; tổ chức thực hiện dịch vụ công ích đô thị; phạm vi khối lượng thực hiện phù hợp với định mức...
- Bổ sung hướng dẫn, quy định điều chỉnh định mức khi công tác xây dựng có điều kiện thi công, khối lượng thi công khác với quy định định mức. Quy định rõ các trường hợp được điều chỉnh, điều chỉnh như thế nào và thẩm quyền điều chỉnh. Có thể thuyết minh, hướng dẫn chung cho một nhóm, loại hay một chương.
2.1.2. Đối với hệ thống định mức cơ sở:
a) Yêu cầu chung: Thực hiện như hướng dẫn tại 2.1.1, đảm bảo các yêu cầu chung: thể hiện rõ ràng, đầy đủ, chính xác các thành phần cơ cấu định mức: mã hiệu định mức, thành phần hao phí, đơn vị hao phí, trị số định mức, quy định, hướng dẫn sử dụng. Đảm bảo sự phù hợp và logic về trị số hao phí định mức.
b) Yêu cầu cụ thể:
(i) Đối với định mức vật tư:
- Đảm bảo xác định đủ các cơ sở, căn cứ tính toán xác định hao phí các loại vật liệu trong định mức dự toán gồm: định mức sử dụng vật liệu, định mức luân chuyển vật liệu, định mức hao hụt vật liệu.
- Định mức sử dụng vật liệu đảm bảo phù hợp với quy định trong hệ thống tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho định mức (nếu có); tiêu chuẩn vật liệu của nhà sản xuất;
- Kiểm tra, đánh giá, xác định định mức hao hụt vật liệu phù hợp với khối lượng vật liệu, tiêu chuẩn sử dụng vật liệu của nhà sản xuất...
(ii) Đối với định mức hao phí để xác định giá ca máy:
- Đảm bảo đủ danh mục các loại máy và thiết bị, đủ thành phần hao phí định mức làm các cơ sở, căn cứ tính toán xác định giá ca máy.
- Kiểm tra, đánh giá, xác định định mức phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước về khấu hao, quy định của nhà sản xuất máy, thiết bị về sửa chữa, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng...
2.1.3. Hệ thống định mức tỷ lệ, định mức chi phí:
- Đảm bảo thể hiện rõ ràng, đầy đủ, chính xác các thành phần cơ cấu định mức: mã hiệu định mức, đơn vị hao phí, trị số định mức, quy định, hướng dẫn sử dụng.
- Đảm bảo sự phù hợp và logic về trị số hao phí định mức.
2.2. Công tác xây dựng bổ sung định mức cho các công tác mới (nếu có):
Bước 1: Kiểm tra, nhận diện, tổng hợp các công tác cần xây dựng bổ sung định mức, lập danh mục theo từng nhóm:
a) Các công tác xây dựng có công nghệ thi công, biện pháp thi công chưa có trong hệ thống định mức dự toán cần xây dựng định mức bổ sung.
b) Các loại vật liệu chưa được quy định trong hệ thống định mức sử dụng vật liệu cần xác định định mức bổ sung;
c) Các loại máy thi công chưa được quy định trong hệ thống định mức hao phí để xác định giá ca máy cần xây dựng định mức bổ sung;
d) Các công việc chưa quy định định mức trong các tập định mức khác cần xây dựng bổ sung.
Bước 2. Lập kế hoạch thực hiện và xây dựng định mức mới, đảm bảo thành phần cơ cấu định mức mới (mã hiệu định mức, tên định mức, thành phần công việc, đơn vị tính, thành phần hao phí, đơn vị hao phí, trị số định mức) được thể hiện rõ ràng, đầy đủ, chính xác thông tin, nội dung như yêu cầu tại mục 2.1.1 nêu trên, để đủ cơ sở áp dụng trong công tác lập và quản lý chi phí.
Bước 3: Xây dựng định mức theo phương pháp hướng dẫn xây dựng định mức tại Phụ lục số 5 Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng.
Bước 4: Báo cáo, tổng hợp các định mức xây dựng mới:
3. Yêu cầu về sản phẩm và nội dung báo cáo kết quả rà soát:
3.1. Yêu cầu về báo cáo kết quả rà soát:
3.1.1. Các nội dung báo cáo chính:
a) Phạm vi thực hiện rà soát;
b) Các căn cứ làm cơ sở thực hiện;
c) Kết quả thực hiện rà soát:
- Kết quả kiểm tra, đánh giá, sửa đổi, hiệu chỉnh hệ thống định mức đã được công bố có hiệu lực hiện hành, kèm theo số lượng định mức đã thực hiện (bảng thống kê);
- Kết quả xây dựng bổ sung các định mức cho các công tác mới, kèm theo số lượng định mức đã thực hiện (bảng thống kê);
d) Các kiến nghị, đề xuất:
- Các định mức Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND cấp tỉnh đề nghị Bộ Xây dựng tổng hợp, đưa vào ban hành chung (nếu có);
- Các định mức đề nghị Bộ Xây dựng thỏa thuận để ban hành;
- Các nội dung khác (nếu có).
(Tham khảo các biểu mẫu báo cáo - Phụ lục 1 kèm theo hướng dẫn)
3.1.2. Yêu cầu về hồ sơ, tài liệu kèm theo báo cáo:
a) Đối với công tác kiểm tra, đánh giá, sửa đổi, hiệu chỉnh hệ thống định mức, hồ sơ tài liệu kèm theo báo cáo gồm:
- Các biểu mẫu phụ lục kết quả rà soát định mức: phải thể hiện nội dung tóm tắt về nhận diện tồn tại, bất cập, lý do, căn cứ, cơ sở điều chỉnh, nội dung điều chỉnh của từng định mức, làm cơ sở để cơ quan thẩm định, thỏa thuận định mức xem xét, tổng hợp và thống nhất.
- Thuyết minh và tài liệu làm căn cứ sửa đổi, hiệu chỉnh định mức, ví dụ: tiêu chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn nhà sản xuất; quy trình thi công; định mức của các công trình đã thực hiện...;
- Đối với các định mức sửa đổi, hiệu chỉnh về trị số định mức phải có các tài liệu liên quan đến số liệu tổng hợp, khảo sát hoặc ý kiến chuyên gia, tính toán xác định giá trị kèm theo và được sắp xếp theo định mức để thuận tiện kiểm tra, thẩm định.
b) Đối với công tác xây dựng bổ sung các định mức cho các công tác mới, hồ sơ tài liệu kèm theo báo cáo gồm:
- Các biểu mẫu phụ lục kết quả: phải thể hiện nội dung tóm tắt căn cứ, cơ sở, phương pháp xây dựng định mức cụ thể của từng định mức, làm cơ sở để cơ quan thẩm định, thỏa thuận định mức xem xét, tổng hợp và thống nhất.
- Hồ sơ thuyết minh cơ sở, căn cứ xây dựng định mức, phương pháp xây dựng, số liệu tính toán xác định định mức theo hướng dẫn xây dựng định mức tại Phụ lục số 5 Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng.
3.2. Yêu cầu về sản phẩm:
a) Các định mức sau khi hoàn thiện theo kết quả rà soát được biên tập phân theo từng nhóm, loại công tác, từng lĩnh vực, theo từng chuyên ngành, theo công tác đặc thù ví dụ: Lĩnh vực đầu tư xây dựng; Lĩnh vực dịch vụ công ích; Lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị; Công tác thí nghiệm và lắp đặt đường dây, trạm biến áp; Công tác khảo sát xây dựng; Công tác lắp đặt...
b) Trong mỗi lĩnh vực có thể bao gồm các tập, hoặc các chương, các phần tương ứng với các định mức cùng loại, ví dụ: định mức dự toán xây dựng; định mức dự toán khảo sát, thí nghiệm; định mức dự toán các công tác dịch vụ công ích; định mức cơ sở; định mức tỷ lệ và định mức chi phí…
c) Trong từng tập tùy theo số lượng định mức, có thể biên tập các tập thành từng quyển theo các nhóm, loại các công tác để thuận tiện trong sử dụng, ví dụ: Nhóm công tác đào, đắp đất, đá, cát; nhóm công tác bê tông (bê tông, cốt thép, ván khuôn,...); nhóm công tác xây gạch, đá (đá, gạch chỉ, gạch bê tông …); nhóm công tác lắp đặt điện, nước; nhóm công tác làm đường...
d) Mỗi tập định mức được ban hành phải bao gồm các nội dung chính sau:
- Tên cơ quan ban hành, tên tập định mức, thời gian ban hành, thời điểm có hiệu lực;
- Thuyết minh, hướng dẫn áp dụng chung;
- Kết cấu của tập định mức kèm theo mục lục và phụ lục (nếu có)
III. Tổ chức thực hiện:
1. Cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tổ chức và thẩm định kết quả rà soát định mức có trách nhiệm:
a) Tổ chức lựa chọn và trình cấp thẩm quyền phê duyệt đơn vị triển khai thực hiện việc rà soát, bổ sung định mức;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai, thực hiện rà soát, bổ sung định mức trong khuôn khổ Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng công trình.
c) Chỉ đạo các đơn vị thực hiện lập kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện trên cơ sở định mức chi phí cho công tác xây dựng định mức và hướng dẫn lập dự toán cho việc rà soát định mức do Bộ Xây dựng ban hành để trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ.
d) Thực hiện thẩm định sản phẩm, kết quả rà soát, xây dựng bổ sung hệ thống định mức, trình cấp thẩm quyền ban hành hoặc thỏa thuận với Bộ Xây dựng trước khi ban hành.
2. Về tiến độ và thời gian hoàn thành:
a) Yêu cầu chung:
- Thời gian hoàn thành thực hiện rà soát: chậm nhất là 30/10/2018;
- Thời gian hoàn thành công tác thẩm định: chậm nhất là 31/12/2018;
- Thời hạn ban hành các bộ định mức sau khi rà soát: trước 01/03/2019. Các định mức công bố trước đây sẽ hết hiệu lực từ ngày 01/03/2019;
b) Đối với các định mức chuyên ngành, định mức đặc thù và dịch vụ công ích thỏa thuận với Bộ Xây dựng để ban hành, thời gian gửi Bộ Xây dựng có ý kiến thỏa thuận chậm nhất: 30/10/2018.
c) Đối với công tác cần kiểm chứng lại hao phí định mức bằng phương pháp khảo sát, hoặc xây dựng bổ sung các định mức cho các công tác mới mà kế hoạch dự kiến hoàn thành không đảm bảo được yêu cầu tiến độ Đề án trong năm 2018: Cơ quan thực hiện rà soát phải có phương án đề xuất điều kiện tiếp tục sử dụng, áp dụng định mức (trường hợp tạm thời giữ nguyên theo định mức cũ) và thời hạn hoàn thành việc khảo sát kiểm chứng, xây dựng định mức mới. Báo cáo các cơ quan chủ trì rà soát quyết định và phải đưa vào nội dung báo cáo thẩm định và thỏa thuận định mức.
3. Yêu cầu phối hợp giữa các đơn vị trực tiếp thực hiện rà soát, cơ quan thẩm định và cơ quan thỏa thuận định mức:
a) Để đảm bảo chất lượng, tiến độ, thời gian hoàn thành công tác rà soát trong năm 2018 theo yêu cầu của Đề án, các đơn vị tham gia trực tiếp tham gia trong quá trình rà soát cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ;
b) Đơn vị trực tiếp thực hiện phải lập kế hoạch rà soát cụ thể, gửi về cơ quan thẩm định để theo dõi, phối hợp, cho ý kiến kịp thời. Trong quá trình thực hiện có trách nhiệm quản lý việc thực hiện đảm bảo đúng kế hoạch, thường xuyên gửi báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan thẩm định để theo dõi, tổng hợp, phối hợp và có ý kiến thẩm định ngay trong quá trình thực hiện;
c) Đối với các định mức chuyên ngành, định mức đặc thù và dịch vụ đô thị phải lấy ý kiến thỏa thuận định mức, có thể áp dụng phương thức phối hợp ngay trong từng giai đoạn thực hiện: gửi kế hoạch thực hiện về cơ quan thỏa thuận định mức để theo dõi, phối hợp, lấy ý kiến thỏa thuận từng phần sau khi hoàn thành công tác thẩm định./.
PHỤ LỤC SỐ 1
BIỂU MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT ĐỊNH MỨC
(Kèm theo Hướng dẫn công tác rà soát định mức ban hành theo Quyết định số 637/QĐ-BXD ngày 22/5/2018)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ RÀ SOÁT
(CƠ QUAN THỰC HIỆN
RÀ SOÁT)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
V/v Báo cáo kết quả rà soát hệ thống định mức …….
|
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT ĐỊNH MỨC
Kính gửi: …………………………………….
1. Các pháp lý tổ chức thực hiện:
Căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng;
Căn cứ Quyết định số /BXD-KTXD ngày / /2018 của Bộ Xây dựng ban hành Hướng dẫn công tác rà soát hệ thống định mức để thực hiện Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng;
Căn cứ phân giao nhiệm vụ rà soát định mức của (Cơ quan chủ trì rà soát) cho (Cơ quan thực hiện rà soát) tại văn bản số ….
2. Phạm vi thực hiện rà soát các tập định mức:
- Định mức dự toán công tác ….. được công bố tại Quyết định số …..
- Định mức cơ sở …… được công bố tại Quyết định số ……..
- Định mức tỷ lệ, chi phí……. được công bố tại Quyết định số …….
3. Các tài liệu căn cứ làm cơ sở thực hiện rà soát:
- Tiêu chuẩn xây dựng…
- Tiêu chuẩn nhà sản xuất...
- Quy trình thi công, biện pháp, công nghệ thi công ....
- Kết quả thực hiện rà soát định mức công tác …… của đơn vị …… tại các năm ....
4. Kết quả thực hiện rà soát:
4.1. Kết quả kiểm tra, đánh giá, sửa đổi, hiệu chỉnh hệ thống định mức đã được công bố có hiệu lực hiện hành:
(i) Tổng số lượng định mức đã kiểm tra, đánh giá:
Trong đó:
+ Số mức đề nghị loại bỏ:
+ Số mức đề nghị giữ nguyên, hoặc tạm thời giữ nguyên:
+ Số mức đề nghị sửa đổi, hiệu chỉnh:
(kèm theo bảng thống kê - tham khảo biểu mẫu số 1-Phụ lục 2)
(ii) Tổng số lượng định mức đã sửa đổi, hiệu chỉnh theo từng thành phần cơ cấu định mức:
+ Mã hiệu định mức:
+ Tên định mức:
+ Thành phần công việc:
+ Đơn vị tính của định mức:
+ Thành phần hao phí và đơn vị tính hao phí:
+ Trị số hao phí định mức:
+ Quy định áp dụng và hướng dẫn sử dụng định mức:
(kèm theo bảng thống kê - tham khảo biểu mẫu số 2-Phụ lục 2)
4.2. Kết quả xây dựng bổ sung các định mức cho các công tác mới:
Tổng số lượng định mức đã bổ sung mới:
Trong đó:
+ Số mức xác định theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công:
+ Số mức xác định theo số liệu thống kê của công trình đã và đang thực hiện:
+ Số mức xác định theo số liệu khảo sát thực tế:
+ Số mức xác định theo phương pháp kết hợp:
(kèm theo bảng thống kê - tham khảo biểu mẫu số 3-Phụ lục 2)
4.3. Các nội dung kiến nghị, đề xuất:
(i) Các định mức đề nghị Bộ Xây dựng tổng hợp, đưa vào ban hành chung: (kèm theo bảng thống kê - tham khảo biểu mẫu số 4-Phụ lục 2)
(ii) Các định mức đề nghị Bộ Xây dựng thỏa thuận để ban hành (kèm theo bảng thống kê - tham khảo biểu mẫu số 5-Phụ lục 2);
(iii) Các định mức cần kiểm chứng lại hao phí định mức bằng phương pháp khảo sát, hoặc xây dựng bổ sung các định mức cho các công tác mới mà kế hoạch dự kiến hoàn thành không đảm bảo được yêu cầu tiến độ Đề án trong năm 2018 (kèm bảng thống kê);
(iiii) Các nội dung khác (nếu có).
|
CƠ QUAN CHỦ TRÌ RÀ SOÁT
(CƠ QUAN THỰC HIỆN RÀ SOÁT)
|
Phụ lục số 2 - Biểu mẫu số 1
BẢNG THỐNG KÊ
Kết quả kiểm tra, đánh giá, sửa đổi, hiệu chỉnh hệ thống định mức đã được công bố có hiệu lực hiện hành
Tên tập định mức (1): …………………………………………
Số văn bản công bố (2): ………………………………………
STT
|
Mã hiệu định mức
(3)
|
Tên công tác xây dựng (3)
|
Đề xuất (4)
|
Tóm tắt nội dung, căn cứ, lý do đề xuất (5)
|
Loại bỏ
|
Giữ nguyên
|
Sửa đổi
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
(1): Ghi theo tên các tập định mức đã công bố
(2): Ghi theo số văn bản, quyết định công bố các tập định mức
(3): Ghi theo mã hiệu, tên công tác trong định mức công bố
(4): Đánh dấu vào ô đề xuất xử lý để tổng hợp thống kê
(5): Tóm tắt nội dung, căn cứ, lý do đề xuất loại bỏ, sửa đổi, giữ nguyên, ví dụ:
- Loại bỏ: do công nghệ thi công lạc hậu, thực tế ít sử dụng
- Sửa đổi:
+ Tên công tác: làm rõ thêm công nghệ thi công
+ Thành phần công việc: làm rõ trình tự các bước công việc trong công tác
+ Quy định áp dụng: bổ sung thêm hướng dẫn điều chỉnh với trường hợp thay đổi điều kiện thi công …….
Riêng các định mức đề nghị tạm thời giữ nguyên theo trường hợp nêu tại mục III.3 phải ghi rõ điều kiện tiếp tục sử dụng, áp dụng định mức cũ
Phụ lục số 2 - Biểu mẫu số 2
BẢNG THỐNG KÊ
Kết quả sửa đổi, hiệu chỉnh hệ thống định mức đã được công bố có hiệu lực hiện hành
Tên tập định mức (1):…………………………………………………
Số văn bản công bố (2):………………………………………………
Nhóm công tác (3): ……………………………………………………
STT
|
Mã hiệu định mức (4)
|
Tên công tác xây dựng (4)
|
Các nội dung bất cập tồn tại (5)
|
Nội dung xử lý (6)
|
Căn cứ xử lý (6)
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
(1): Ghi theo tên các tập định mức đã công bố, ví dụ: Định mức dự toán phần xây dựng, phần lắp đặt, phần khảo sát ...
(2): Ghi theo số văn bản, quyết định công bố các tập định mức
(3): Ghi theo nhóm công tác trong định mức công bố (trường hợp thống kê theo từng nhóm công tác để thuận tiện theo dõi, thẩm định)
(4): Ghi theo mã hiệu, tên công tác trong định mức công bố
(5): Các nội dung bất cập tồn tại, ghi rõ từng nội dung ví dụ:
+ Mã hiệu định mức:
+ Tên định mức:
+ Thành phần công việc:
+ Đơn vị tính:
+ Thành phần hao phí, đơn vị hao phí:
+ Trị số định mức:
(6): Ghi rõ nội dung sửa đổi và căn cứ, cơ sở để sửa đổi
Phụ lục số 2 - Biểu mẫu số 3
BẢNG THỐNG KÊ
Kết quả xây dựng bổ sung định mức
Loại định mức (1): ……………………………………………………………………
STT
|
Mã hiệu định mức (2)
|
Tên công tác xây dựng (3)
|
Đơn vị tính
|
Căn cứ xây dựng định mức (4)
|
Phương pháp xây dựng (5)
|
1
|
2
|
3
|
|
4
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
(1): Ghi theo loại định mức: định mức dự toán; định mức cơ sở; định mức tỷ lệ, định mức chi phí
(2): Mã hiệu định mức dự kiến: theo loại mã hiệu của công tác cùng nhóm, loại công tác
(3): Tên công tác dự kiến xây dựng định mức
(4): Ghi rõ nội dung căn cứ, cơ sở xây dựng định mức: tiêu chuẩn,
(5): Ghi rõ phương pháp áp dụng để xây dựng định mức
Phụ lục số 2 - Biểu mẫu số 4
DANH MỤC CÁC ĐỊNH MỨC ĐỀ NGHỊ BỘ XÂY DỰNG THỎA THUẬN ĐỂ BAN HÀNH
Lĩnh vực (1):……...........................………………………………………….
Đơn vị ban hành (2):…………………………………………………………
Tên tập định mức (3):………………………………………………………...
STT
|
Mã hiệu định mức cũ (4)
|
Mã hiệu định mức mới (4)
|
Tên công tác xây dựng (6)
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
(1): Ghi tên lĩnh vực công tác xây dựng định mức, ví dụ: đầu tư xây dựng, dịch vụ công ích...
(2): Ghi tên đơn vị chủ trì rà soát và có thẩm quyền ban hành định mức
(3): Ghi rõ tên tập định mức, ví dụ: Phần công tác xây dựng, Phần công tác lắp đặt; Phần công tác duy trì cây xanh...
tên nhóm, loại công tác, ví dụ: Công tác đào, đắp đất, đá, cát; Lắp đặt điện, nước...
(4): Ghi mã hiệu cũ, mã hiệu mới (nếu có thay đổi, điều chỉnh)
(5): Ghi theo tên công tác đã điều chỉnh
Phụ lục số 2 - Biểu mẫu số 5
DANH MỤC CÁC ĐỊNH MỨC ĐỀ NGHỊ BỘ XÂY DỰNG TỔNG HỢP, BAN HÀNH
Lĩnh vực (1): …………………………………………………………….
Đơn vị ban hành (2): ……………………………………………………..
Tên tập định mức (3): ………………………………………………….....
STT
|
Mã hiệu định mức cũ (4)
|
Mã hiệu định mức mới (4)
|
Tên công tác xây dựng (5)
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
(1): Ghi tên lĩnh vực công tác xây dựng định mức, ví dụ: đầu tư xây dựng, dịch vụ công ích...
(2): Ghi tên đơn vị chủ trì rà soát và có thẩm quyền ban hành định mức
(3): Ghi rõ tên tập định mức, ví dụ: Phần công tác xây dựng, Phần công tác lắp đặt; Phần công tác duy trì cây xanh...
tên nhóm, loại công tác, ví dụ: Công tác đào, đắp đất, đá, cát; Lắp đặt điện, nước...
(4): Ghi mã hiệu cũ, mã hiệu mới (nếu có thay đổi, điều chỉnh)
(5): Ghi theo tên công tác đã điều chỉnh