Quyết định 2153/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh Hồ Ba Bể thuộc 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2153/QĐ-TTg

Quyết định 2153/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh Hồ Ba Bể thuộc 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:2153/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
21/12/2009
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 2153/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 2153/QĐ-TTg PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2153/QĐ-TTg DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Số: 2153/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2009

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh Hồ Ba Bể thuộc 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn

______________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh hồ Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch

Bao gồm toàn bộ địa giới các huyện Chợ Đồn, Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn và các huyện Na Hang, Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang, quy mô diện tích 4.521 km2.

2. Tính chất vùng

- Là vùng bảo tồn sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa đặc thù của quốc gia;

- Là một trong những trung tâm du lịch cấp quốc gia, bao gồm các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa;

- Có tiềm năng về phát triển công nghiệp thủy điện, chế biến nông lâm sản, khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất nông nghiệp;

- Có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

3. Các dự báo phát triển vùng

a) Dân số:

- Dự báo đến năm 2015 đạt 323.000 người (dân số đô thị 49.600 người, chiếm tỷ lệ 15,3%, dân số nông thôn là 273.600 người, chiếm tỷ lệ 84,7%);

- Dự báo năm 2025 là 360.700 người (dân số đô thị 91.300 người, chiếm tỷ lệ 25,3%, dân số nông thôn là 269.400 người, chiếm tỷ lệ 74,7%).

b) Nhu cầu đất xây dựng:

Dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị: giai đoạn năm 2015 khoảng 550 ha, bình quân 111,0 m2/người; giai đoạn năm 2025 khoảng 900 ha, bình quân 98,0 m2/người.

c) Dự báo số lượng khách du lịch:

- Lượng khách du lịch đến vùng năm 2015 khoảng 680.000 lượt người, trong đó khách nội địa khoảng 650.000 lượt người, khách quốc tế khoảng 30.000 lượt người;

- Lượng khách du lịch đến vùng năm 2025 là 2.440.000 lượt người, trong đó khách nội địa khoảng 2.366.000 lượt người và khách quốc tế khoảng 74.000 nghìn lượt người.

4. Định hướng phát triển không gian vùng

a) Phân vùng chức năng:

- Vùng phía Bắc: gồm hai huyện Ba Bể, Na Hang và xã Nam Cường huyện Chợ Đồn, có chức năng:

+ Bảo vệ Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, phục hồi và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái;

+ Phát triển du lịch sinh thái, lịch sử văn hóa, hội nghị hội thảo, nghiên cứu khoa học;

+ Phát triển các đô thị gắn với trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, công nông-nghiệp, đào tạo, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế cho toàn vùng;

+ Phát triển trồng trọt, chăn nuôi;

+ Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí sửa chữa; bột barite, chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo phương tiện vận tải thủy, phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống mây tre đan, giang đan xuất khẩu, dệt thổ cẩm, trồng bông.

- Vùng phía Nam: gồm huyện Chiêm Hóa và các xã còn lại của huyện Chợ Đồn, có chức năng:

+ Bảo vệ và phát triển rừng;

+ Bảo vệ quốc phòng, an ninh;

+ Phát triển du lịch sinh thái - văn hóa - di tích lịch sử cách mạng ATK;

+ Phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung trong các lĩnh vực khai thác, tuyển quặng và chế biến khoáng sản, cơ khí sửa chữa; chế biến nông - lâm sản, thức ăn gia súc ... phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống;

+ Phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tập trung, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như chè, mía, đậu tương, lạc;

+ Xây dựng các đô thị trung tâm dịch vụ thương mại - du lịch - công nghiệp, nông nghiệp, đào tạo, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế cho toàn vùng.

- Các vùng đặc thù:

+ Khu vực Vườn quốc gia Ba Bể: tổng diện tích tự nhiên là 38.248 ha, trong đó vùng lõi rộng 10.048 ha (bao gồm xã Nam Mẫu, một phần xã Cao Thượng, Cao Trĩ, Khang Ninh và một phần xã Quảng Khê của huyện Ba Bể) và vùng đệm rộng 28.200 ha (bao gồm một phần xã Khang Ninh, các xã Cao Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê của huyện Ba Bể, Nam Cường, Xuân Lạc của huyện Chợ Đồn và xã Đà Vị của huyện Na Hang), có chức năng:

. Bảo vệ nguyên vẹn và phục hồi hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đất ngập nước, giá trị về khoa học, đa dạng sinh học, nguồn gien động thực vật quý hiếm, giá trị về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc và di tích lịch sử;

. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, văn hóa lịch sử, nhân văn;

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang: tổng diện tích là 33.200 ha bao gồm các xã: Thanh Tương, Năng Khả, Thượng Lâm, Sơn Phú, Khau Tinh, Yên Hoa, Đà Vị, Hồng Thái, Khuôn Hà, Lăng Can và thị trấn Na Hang (thuộc huyện Na Hang), trong đó Vùng lõi rộng 15.000 ha, gồm các xã Sơn Phú, Khau Tinh, Thượng Lâm, một phần xã Khuôn Hà và vùng đệm rộng 18.200 ha (kể cả mặt nước hồ) bao gồm các xã Yên Hoa, Đà Vị, Thanh Tương, một phần xã Năng Khả, Khuôn Hà, Lăng Can, Hồng Thái, thị trấn Na Hang (thuộc huyện Na Hang), có chức năng:

. Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rừng, các giá trị khoa học về đa dạng sinh học, nguồn gien động thực vật quý hiếm, giá trị về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc và di tích lịch sử;

. Bảo vệ lòng hồ và hệ sinh thái ngập nước của hồ, công trình thủy điện Tuyên Quang;

. Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng - hội nghị, hội thảo - văn hóa - lịch sử - nhân văn.

+ Khu vực ATK:

Xây dựng các tuyến đường du lịch đến từng cụm công trình di tích; xây dựng trung tâm đón tiếp, hướng dẫn, quảng bá du lịch tại từng khu vực, đảm bảo không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

- Các khu, cụm công nghiệp:

+ Huyện Chiêm Hóa: Xây dựng cụm công nghiệp Phúc Thịnh, quy mô 76 ha; ngoài ra còn xây dựng các cơ sở chế biến vàng sa khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, thủy điện... ở một số khu vực trên địa bàn huyện Chiêm Hóa;

+ Huyện Na Hang: Xây dụng cụm công nghiệp Na Hang, quy mô 32 ha, ngoài ra còn xây dựng một số cơ sở chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch tuynel, đá xây dựng, cát, sỏi), khai thác kẽm, barite, thủy điện;

+ Huyện Ba Bể: Xây dựng cụm công nghiệp Chu Hương, quy mô 5 ha; ngoài ra còn xây dựng một số cơ sở công nghiệp khác như chế biến bột sắn, sấy thuốc lá, sản xuất gạch tuynel, cơ khí sửa chữa, xi măng;

+ Huyện Chợ Đồn: Xây dựng cụm công nghiệp Nam Bằng Lũng; ngoài ra còn có Bản Thi là trung tâm khai thác, chế biến khoáng sản lớn của tỉnh (tuyển quặng và chế biến kẽm, chì), các xưởng sản xuất bột kẽm Lũng Váng, gạch tuynel Chợ Đồn, xưởng chế biến bột sắn, xưởng tuyển quặng Việt Trung, sấy thuốc lá Chợ Đồn, nhà máy sản xuất chè Shan Tuyết tại Bằng Phúc;

Tại các trung tâm cụm xã: xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động dư thừa thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Vùng nông nghiệp:

+ Vùng sản xuất lúa nước và ngô tập trung dọc theo thung lũng, các dòng sông, bãi bồi ven sông thuộc các xã Xuân Lạc, Phương Viên, Nam Cường, Bằng Phúc (huyện Chợ Đồn), Khang Ninh, Thượng Giáo, Chu Hương, Mỹ Phương, Đồng Phúc, Bành Trạch, Cao Thượng, Cao Trĩ (huyện Ba Bể);

+ Vùng trồng chè Shan Tuyết và cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, đậu xanh, lạc, cam, quýt, hồng không hạt, mận, mơ, lê... tại các xã Bằng Phúc, Tân Lập, Xuân Lạc, Bản Thi (huyện Chợ Đồn); Khang Ninh, Đồng Phúc, Quảng Khê, Cao Thượng, Bành Trạch, Cao Trĩ (huyện Ba Bể), Phúc Sơn, Minh Quang, Yên Nguyên, Trung Hà (huyện Chiêm Hóa), Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Lăng Can, Xuân Lập, Đà Vị, Hồng Thái, Yên Hoa, Khau Tinh, Sinh Long, Thượng Nông, Thượng Giáp (huyện Na Hang).

- Vùng chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, dê theo mô hình trang trại tại các xã Xuân Quang, Hùng Mỹ, Tân An, Hồng Quang, Minh Quang, Trung Hòa, Hòa An, Nhân Lý, Yên Nguyên (huyện Chiêm Hóa), Địa Linh, Bành Trạch, Thượng Giáo, Cao Trĩ (huyện Ba Bể).

b) Định hướng phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn:

- Định hướng phát triển hệ thống đô thị: theo mô hình phân tán, hình thành nhiều đô thị nhỏ là trung tâm dịch vụ du lịch - thương mại - nông công nghiệp, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho từng tiểu vùng. Hệ thống đô thị được phân theo các vùng sau:

+ Vùng phía Bắc, gồm toàn bộ hai huyện Ba Bể và Na Hang và xã Nam Cường của huyện Chợ Đồn:

Đến năm 2015 có 2 đô thị: thị trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể) và thị trấn Na Hang (huyện Na Hang) có vai trò là trung tâm tổng hợp của huyện, trung tâm dịch vụ du lịch;

Đến năm 2025 dự kiến có 7 đô thị, trong đó có 2 thị xã là Chợ Rã (huyện Ba Bể) và Na Hang (huyện Na Hang) với chức năng là đô thị động lực của vùng, trung tâm dịch vụ - du lịch, thủy điện; 5 thị trấn, bao gồm Pù Mắt, Đồn Đèn (huyện Ba Bể), Thượng Lâm, Đà Vị, Yên Hoa (huyện Na Hang) là trung tâm dịch vụ thương mại - nông - lâm nghiệp.

+ Vùng phía Nam, gồm toàn bộ huyện Chiêm Hóa và các xã còn lại của huyện Chợ Đồn:

Đến năm 2015 có 2 đô thị là thị trấn Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn) và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hóa) có vai trò là trung tâm tổng hợp của huyện; 7 thị tứ, bao gồm Đồng Lạc, Nghĩa Tá, Bản Thi (huyện Chợ Đồn), Hòa Phú, Phúc Sơn, Đầm Hồng, Vinh Quang (huyện Chiêm Hóa).

Đến năm 2025 dự kiến có 7 đô thị, bao gồm các thị trấn Bằng Lũng, Nghĩa Tá, Bản Thi (huyện Chợ Đồn) và Vĩnh Lộc, Hòa Phú, Đầm Hồng, Phúc Sơn (huyện Chiêm Hóa). Các thị trấn này có vai trò là trung tâm tổng hợp của huyện và trung tâm dịch vụ du lịch - thương mại - công - nông - lâm nghiệp;

Định hướng phát triển hệ thống đô thị trong vùng

Stt

Đô thị

Huyện

2015

2025

Chức năng

Dân số (người)

cấp đô thị

Dân số (người)

cấp đô thị

 

I

Huyện Na Hang

 

11.400

 

19.900

 

 

1

Thị trấn Na Hang

Na Hang

9.500

V

11.200

IV

Năm 2025 thành thị xã Na Hang trung tâm kinh tế du lịch khu vực phía Bắc tỉnh Tuyên Quang

2

Thị trấn Thượng Lâm

Na Hang

800

Thị tứ

2.800

V

Đô thị dịch vụ tổng hợp

3

Thị trấn Yên Hoa

Na Hang

500

Thị tứ

2.900

V

Đô thị dịch vụ tổng hợp

4

Thị trấn Đà Vị

Na Hang

600

Thị tứ

3.000

V

Dự kiến trở thành Đô thị trung tâm huyện Dịch vụ nông, lâm, nghiệp - thương mại, du lịch

 

 

 

 

 

 

 

II

Huyện Chiêm Hóa

 

18.500

 

36.600

 

 

1

Thị trấn Vĩnh Lộc

Chiêm Hóa

12.900

V

18.300

IV

Đô thị Trung tâm huyện Chiêm Hóa

2

Thị trấn Hòa Phú

Chiêm Hóa

1.900

Thị tứ

6.300

V

Đô thị dịch vụ tổng hợp

3

Thị trấn Đầm Hồng

Chiêm Hóa

1900

Thị tứ

6.000

V

Đô thị dịch vụ thương mại

4

Thị trấn Phúc Sơn

Chiêm Hóa

1800

Thị tứ

6.000

V

Đô thị dịch vụ công nghiệp

III

Huyện Ba Bể

 

7.700

 

15.700

 

 

1

Thị trấn Chợ Rã

Ba Bể

6.400

V

10.100

IV

Thị xã dịch vụ du lịch

2

Thị trấn Pù Mắt

Ba Bể

700

Thị tứ

2.800

V

Dự kiến trở thành Trung tâm huyện Ba Bể

3

Thị trấn Đồn Đèn

Ba Bể

600

 

2.800

 

Đô thị du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao

 

 

 

 

 

 

 

IV

Huyện Chợ Đồn

 

12.000

 

19.100

 

 

1

Thị trấn Bằng Lũng

Chợ Đồn

9.700

V

13.400

IV

Đô thị Trung tâm huyện Chợ Đồn

2

Thị trấn Nghĩa Tá

Chợ Đồn

1.100

Thị tứ

2.800

V

Đô thị dịch vụ tổng hợp

3

Thị trấn Bản Thi

Chợ Đồn

1.200

Thị tứ

2.900

V

Đô thị CN

 

Tổng

 

49.600

 

91.300

 

 

- Khu dân cư nông thôn

+ Xây dựng 9 thị tứ: Pù Mắt, Khang Ninh, Đồn Đèn (huyện Ba Bể), Nam Cường (huyện Chợ Đồn), Thượng Lâm, Yên Hoa, Đà Vị (huyện Na Hang), Đồng Lạc và Vinh Quang (huyện Chiêm Hóa). Tại các thị tứ xây dựng công trình chợ, bưu điện, cơ khí sửa chữa, cửa hàng dịch vụ thương mại, dịch vụ chế biến nông lâm sản, dịch vụ du lịch... để hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực nông thôn;

+ Tại trung tâm cụm xã, xây dựng một số cơ sở phục vụ sản xuất và công trình dịch vụ phục vụ dân cư, bao gồm trại sản xuất giống, trạm cơ khí sửa chữa, trung tâm khuyến nông - khuyến lâm, khuyến ngư, quỹ tín dụng, bưu điện, trạm y tế, chợ thu mua nông sản, cửa hàng cung cấp hàng hóa theo chính sách; trụ sở hành chính xã, trung tâm văn hóa, thể thao, nhà trẻ mẫu giáo, trường trung học cơ sở bán trú, phổ thông cơ sở, cụm tiểu thủ công nghiệp chế biến nông lâm sản... thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

+ Xây dựng thôn bản văn hóa có mô hình phát triển kinh tế kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nghề thủ công truyền thống, làm dịch vụ du lịch.

5. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng

a) Giao thông:

- Đường bộ:

+ Quốc lộ: quốc lộ 279: nâng cấp toàn tuyến đạt đường cấp IV miền núi; quốc lộ 37B (nâng cấp quốc lộ mới): đi qua các xã Trung Hà, Hà Lang, Tân An, thị trấn Vĩnh Lộc, Vinh Quang và Bình Nhân (huyện Chiêm Hóa), nâng cấp đạt đường cấp IV miền núi;

+ Tỉnh lộ: tỉnh lộ 190 (tỉnh lộ 176 cũ): nâng cấp đạt đường cấp III miền núi; các tuyến tỉnh lộ 185, tỉnh lộ 188 (thuộc các huyện Chiêm Hóa và Na Hang), tỉnh lộ 187 (tỉnh Bắc Kạn là TL255), tỉnh lộ 258 (thuộc huyện Ba Bể) nâng cấp thành đường cấp IV miền núi; tỉnh lộ 254: cải tạo và nâng cấp thành đường cấp III miền núi; tỉnh lộ 258B, tỉnh lộ 212 nâng cấp thành đường tỉnh đạt cấp V miền núi; tỉnh lộ 255: kéo dài từ thị xã Bắc Kạn đi thị trấn Bằng Lũng và đi Tuyên Quang qua đèo Kéo Mác, tránh không qua vùng di tích lịch sử cách mạng ATK (Nà Duồng - Yên Thượng), nâng cấp thành đường cấp III miền núi;

+ Huyện lộ: cơ bản được nâng cấp nhựa hóa hoặc bê tông xi măng các tuyến đường tới trung tâm các xã để bảo đảm lưu thông được 4 mùa. Đến năm 2020 được quy hoạch thành đường cấp V miền núi. Hoàn thiện cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường có mặt đường trải bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng và mở mới các tuyến đường theo quy hoạch;

+ Đường đô thị: từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng các trục giao thông đô thị, xây dựng thêm các tuyến đường tại các cụm công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị mới đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoàn thiện các tuyến đường theo quy hoạch chung các đô thị, duy tu, sửa chữa thường xuyên các tuyến đường đô thị. Mật độ đường tại các thị trấn phấn đấu đạt 2,5 - 4 km/km2, tỷ lệ đất giao thông chiếm từ 17 - 20%;

+ Đường giao thông thôn, bản: phát triển đường giao thông thôn bản, đảm bảo mục tiêu hết năm 2010 đạt 100% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm thôn và được nâng cấp, gia cố mặt đường, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước trên đường. Đến năm 2020 hoàn thành xây dựng các tuyến đường theo quy hoạch và nâng cấp mặt đường bê tông xi măng đạt 80% hệ thống giao thông thôn bản trên địa bàn,...

- Đường thủy: xây dựng hệ thống thuyền du lịch hiện đại cho khu vực hồ Ba Bể và hồ Na Hang, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

- Hệ thống các công trình phục vụ giao thông: xây dựng các điểm đỗ xe tập trung và điểm trung chuyển phương tiện tại các điểm đón khách du lịch như: Buốc Lốm, Nam Cường, hồ Na Hang.

Chuẩn bị xây dựng các bến xe tại các huyện theo quy hoạch chung, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách cho nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh.

b) Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

- Các giải pháp phòng chống ngập úng:

+ Xây dựng, cải tạo các hồ chứa đầu nguồn, thủy lợi kết hợp thủy điện, nhằm cắt lũ cho hạ lưu, tích nước, cấp điện...; cải tạo lòng sông, hướng chảy hợp lý để thông thoáng dòng lũ, hạn chế xói lở;

+ Xây dựng ta luy, tường chắn có chỉ tiêu kỹ thuật đúng với cấp công trình và tính chất, đặc thù của đất nhằm hạn chế xói mòn, trượt lở tại các vùng thường xuyên có nguy cơ sạt lở;

+ Bảo vệ rừng, phục hồi và tái sinh rừng tăng độ che phủ trung bình > 60%;

+ Tăng cường công tác quản lý lưu vực hệ thống sông chính, tiểu lưu vực thuộc các sông nội tỉnh và liên tỉnh;

+ Tăng cường công tác quản lý và khai thác các công trình đầu mối cấp tỉnh và cấp liên tỉnh; tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.

- Yêu cầu đối với quy hoạch san nền thoát nước cho các đô thị, khu dân cư nông thôn:

+ Khống chế các điều kiện kỹ thuật bảo vệ đô thị và các điểm dân cư phù hợp với cấp hạng, quy mô của từng đô thị, điểm dân cư, bảo đảm an toàn cho các đô thị và các điểm dân cư không bị ngập lụt;

+ Đối với vùng có nguy cơ cao về sạt lở, ngập lũ, lũ quét...cần tăng cường khảo sát, khoanh vùng phạm vi; cảnh báo cho dân cư trong vùng, lập kế hoạch di dời khi cần thiết;

+ Xây dựng hệ thống thoát nước đô thị và thoát nước cho các điểm dân, trung tâm cụm xã, hạn chế tối đa về úng, ngập.

c) Cấp nước:

- Chỉ tiêu cấp nước:

+ Đến năm 2015 tiêu chuẩn cấp nước đạt 100 lít/người ngày đêm, cấp cho 85% dân số đối với các đô thị;

+ Đến năm 2025 tiêu chuẩn cấp nước đạt 120 lít/người ngày đêm, cấp cho 95% dân số đối với các đô thị.

- Nguồn nước:

+ Thị trấn Vĩnh Lộc: lấy nguồn nước sông Gâm;

+ Thị trấn Na Hang: lấy nguồn nước từ hồ thủy điện Na Hang;

+ Thị trấn Chợ Rã: giai đoạn đầu lấy nguồn nước ngầm, giai đoạn sau khai thác thêm nguồn nước mặt;

+ Thị trấn Bằng Lũng: giai đoạn đầu kết hợp khai thác nguồn nước giếng Mắt Rồng với nguồn nước suối Khuổi Tráng theo dự án cấp nước của Phần Lan. Về dài hạn kết hợp thêm nguồn nước từ sông Cầu;

+ Đối với các thị trấn khác: dùng nguồn nước mặt kết hợp với nguồn nước ngầm;

+ Các khu công nghiệp được cấp nước cục bộ, tùy theo nguồn nước từng khu vực để có những lựa chọn phù hợp;

+ Cấp nước các thị tứ, cụm dân cư nông thôn: cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước hiện có. Dùng mô hình cấp nước tập trung, hệ thống cấp nước tự chảy, khai thác nước ngầm, nước mặt từ sông suối, ao, hồ, xử lý nước để đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

d) Định hướng cấp điện:

Nguồn cung cấp điện trong vùng được quy hoạch như sau:

- Nhà máy thủy điện Tuyên Quang công suất 342 MW;

- Trạm 220 KV Na Hang công suất đợt đầu 1 x 63 MVA, tương lai 2 x 125 MVA;

- Trạm 220 KV Tuyên Quang công suất đợt đầu 125 MVA, tương lai 2 x 125 MVA;

- Trạm 220 KV Bắc Kạn công suất 1 x 125 MVA sẽ được xây dựng vào giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025;

- Huyện Ba Bể: đến năm 2015 sẽ xây dựng trạm 110 KV công suất 1 x 25 MVA, đến năm 2025 nâng công suất trạm 110 KV lên 2 x 25 MVA;

- Huyện Chợ Đồn: đến năm 2015 sẽ xây dựng trạm 110/35/22 KV công suất 1 x 25 MVA; đến năm 2025 nâng công suất trạm 110 KV lên 2 x 25 MVA;

- Huyện Na Hang: đến năm 2015 sẽ xây dựng trạm 110/35/22 KV công suất 1 x 16 MVA; đến năm 2025 sẽ nâng công suất trạm 110 KV Na Hang lên 2 x 16 MVA;

- Huyện Chiêm Hóa: đến năm 2015 sẽ xây dựng trạm 110/35/22 KV công suất 2 x 16 MVA; đến năm 2025 sẽ nâng công suất trạm 110 KV lên 2 x 25 MVA.

đ) Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:

- Quy hoạch thoát nước thải: nước thải sinh hoạt của từng đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;

- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt của các đô thị được thu gom và xử lý đạt tỷ lệ 60 - 80% (đến năm 2010) và đạt tỷ lệ 80 - 90% (đến năm 2025);

- Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng, có trạm xử lý nước thải tập trung cho các thị xã, thị trấn Chợ Rã, Bằng Lũng (tỉnh Bắc Kạn) và Na Hang, Vĩnh Lộc (tỉnh Tuyên Quang);

- Quy hoạch hệ thống thoát nước chung trong giai đoạn đầu và nửa riêng trong giai đoạn dài hạn, sử dụng hồ sinh học để xử lý nước thải cho các thị trấn còn lại như Pù Mắt, Đồn Đèn, Nghĩa Tá, Bản Thi (tỉnh Bắc Kạn) và Thượng Lâm, Yên Hoa, Đà Vị, Hòa Phú, Đầm Hồng, Phúc Sơn (tỉnh Tuyên Quang);

- Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng cho các khu công nghiệp; tại các trung tâm đón tiếp du lịch có trạm xử lý nước thải tập trung;

- Tại các điểm tham quan du lịch, quy hoạch các nhà vệ sinh công cộng, nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường;

- Tại các thôn bản được quy hoạch là bản văn hóa du lịch, nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình sẽ được xử lý bằng bể tự hoại cải tiến, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường và theo hệ thống thoát nước dẫn ra các ao hồ để làm sạch tự nhiên;

- Khu vực chuồng trại chăn nuôi có số lượng lớn phải được đặt xa khu ở. Nước thải và phân gia súc từ các khu chăn nuôi phải được xử lý bằng các bể biogas hoặc bằng công nghệ phù hợp, đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

- Thu gom xử lý chất thải rắn (CTR)

+ Đến năm 2025, mỗi huyện có một khu liên hợp xử lý chất thải rắn hiện đại.

+ Đến năm 2015, theo quy mô, cấp, loại đô thị, mối đô thị xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh có quy mô từ 3 - 5 ha.

+ CTR phát sinh tại các hộ gia đình phải được thu gom tái chế và chôn lấp làm phân vi sinh, Chất thải rắn phát sinh tại các khu du lịch, các khu trung tâm đón tiếp phải được thu gom và xử lý bảo đảm vệ sinh

- Quy hoạch nghĩa trang tập trung:

Mỗi đô thị xây dựng một khu nghĩa trang tập trung hiện đại, diện tích 1-2 ha, có khoảng cách ly, bảo đảm các điều kiện môi trường và tiết kiệm đất. Việc lựa chọn vị trí xây dựng nghĩa trang phải được xem xét bảo đảm phù hợp tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục tập quán của từng địa phương.

e) Các giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường

- Đối với các khu công nghiệp cần ưu tiên đầu tư áp dụng công nghệ mới, khuyến khích sản xuất sạch, công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở công nghiệp phải có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Đầu tư các trang thiết bị xử lý ô nhiễm ngay khi các cơ sở công nghiệp đi vào hoạt động

- Khuyến khích áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, cấm sử dụng các hóa chất độc hại.

- Khai thác hợp lý tài nguyên đất, có biện pháp hạn chế tối đa việc gây sói mòn và bạc màu đất canh tác, đất đồi núi. Sử dụng đất gắn liền với chiến lược phục hồi rừng, tái sinh rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc

- Đầu tư phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững trên cơ sở thu hút sự tham gia cộng đồng.

g) Các giải pháp quản lý, kiểm soát môi trường

- Các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trong vùng để có biện pháp xử lý kịp thời đối với những hoạt động sai phạm;

- Hướng dẫn thực hiện đúng các quy định về chống bụi trong quá trình khai thác chuyên trở khoáng sản, các quy định về nổ mìn trong khai thác đá, các giải pháp phục hồi môi trường tự nhiên sau khai thác;

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Xây dựng mạng lưới giám sát môi trường để cung cấp thông tin môi trường kịp thời và chính xác tới các cơ quan có thẩm quyền chuyên trách;

- Các khu công nghiệp phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và triển khai thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đã được đề ra trong báo cáo ĐTM.

6. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 5 - 10 năm

a) Các chương trình:

- Sắp xếp, ổn định dân cư trong vùng vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; di dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất;

- Xây dựng các làng văn hóa du lịch …;

- Phát triển đường giao thông nông thôn; cải tạo, mở rộng và xây dựng công trình cung cấp nước sạch cho các điểm dịch vụ du lịch, đô thị, thị tứ, khu vực dân cư nông thôn;

- Khảo sát chống bồi lắng sông Năng (đoạn chảy vào hồ Ba Bể) làm cơ sở cho xây dựng chương trình cải tạo, nạo vét lòng hồ Ba Bể;

- Nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp; xây dựng một số hồ, đập dâng (quy mô nhỏ) trên thượng nguồn sông Năng để cắt lũ và chứa nước phục vụ nông nghiệp;

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các dạng thiên tai (ưu tiên đầu tư cho các vùng trọng điểm - vùng có nguy cơ cao về các tai biến thiên nhiên);

- Trồng mới và phục hồi tái sinh rừng tăng độ che phủ trung bình > 60% để bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu các tai biến thiên nhiên.

b) Dự án ưu tiên đầu tư:

- Xây dựng các dự án khu du lịch, khu đón tiếp khách du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của vùng;

- Nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cải tạo môi trường ở các thôn bản nằm trên tuyến đường vào vùng du lịch Vườn quốc gia Ba Bể, khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, vùng ATK để trở thành điểm tham quan du lịch;

- Lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Chợ Rã và Na Hang làm cơ sở để nâng cấp thị trấn lên thành thị xã;

- Tập trung xây dựng một số công trình văn hóa dịch vụ thương mại, nông - công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, văn hóa và cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các trung tâm cụm xã Đà Vị (huyện Na Hang), Hòa Phú (huyện Chiêm Hóa), Pù Mắt (huyện Ba Bể), Bản Thi (huyện Chợ Đồn); các thị tứ Đầm Hồng (huyện Chiêm Hóa), Khang Ninh (huyện Ba Bể) làm điểm dịch vụ hỗ trợ kinh tế nông thôn phát triển đồng thời tạo tiền đề hình thành thị trấn mới;

- Xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, một số bến thuyền, công trình đón tiếp, dịch vụ ăn uống, đưa đón khách, quảng bá, y tế;

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng và hệ thống giao thông nội vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội;

- Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và nghĩa trang tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường cho các thị trấn.

7. Chính sách và cơ chế xây dựng vùng

- Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước ưu đãi cho vùng về: vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ thương mại; giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; y tế, văn hóa,...;

- Chính sách khai thác hiệu quả nguồn vốn thu từ quỹ đất tại các đô thị để tập trung xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở; huy động sự đóng góp của nhân dân, xã hội hóa một số dự án như đường giao thông, cấp điện, nước,...;

- Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động hoặc tham gia vào thị trường bất động sản thông qua cơ chế đấu giá đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực đô thị, khu du lịch...

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Giao Bộ Xây dựng tổ chức công bố Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh hồ Ba Bể thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang và tổ chức việc thực hiện quy hoạch vùng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng tiến hành rà soát, điều chỉnh hoặc triển khai quy hoạch đô thị theo các nội dung của Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh hồ Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- HĐND, UBND các tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NC, ĐP;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi