Quyết định 207/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2025.
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 207/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 207/2006/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 07/09/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 207/2006/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
207/2006/QĐ-TTg
NGÀY 07 THÁNG 09 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY
HOẠCH
CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM
2025
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ
Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01
năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây
dựng;
Xét đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
tại tờ trình số 35/TTr-BXD ngày 12 tháng 6 năm 2006 và
của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tại
tờ trình số 61/TTr-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2005 về
việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố
Cần Thơ đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều
1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành
phố Cần Thơ đến năm 2025 với những
nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi, quy mô
Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ
ranh giới hành chính thành phố Cần Thơ với
diện tích 139.000 ha.
2. Tính chất: là trung tâm công nghiệp,
thương mại - dịch vụ, du lịch, giáo dục
- đào tạo và khoa học - công nghệ, y tế và
văn hoá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là
đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Kông;
đầu mối quan trọng về giao thông vận
tải nội vùng và liên vận quốc tế; có vị trí
chiến lược về quốc phòng, an ninh.
3. Quy mô dân số
- Đến năm 2015: dân số toàn thành
phố khoảng 1.300.000 người, trong đó dân số
nội thành khoảng 700.000 người;
- Đến năm 2025: dân số toàn thành
phố khoảng 1.600.000 - 1.800.000 người; trong đó
dân số nội thành khoảng 1.000.000 - 1.100.000
người;
4. Quy mô đất xây dựng
- Đến năm 2015: đất xây
dựng đô thị khoảng 14.750 ha với chỉ tiêu
200 - 210 m2/người, trong đó đất dân dụng
4.296 ha với chỉ tiêu 65 - 70 m2/người.
- Đến năm 2025: đất xây
dựng đô thị khoảng 22.000 - 23.000 ha với
chỉ tiêu 220 - 230 m2/người, trong đó đất dân
dụng 8.300 - 8.500 ha với chỉ tiêu 80 - 85
m2/người.
5. Định hướng phát triển không
gian và kiến trúc cảnh quan đô thị
a) Các hướng phát triển chính của
thành phố như sau:
- Phía Tây Bắc dọc sông Hậu phát
triển khu đô thị - công nghiệp - dịch vụ
Thốt Nốt, khu đô thị - công nghệ cao phía
Bắc rạch Ô Môn và khu công nghiệp nặng gắn
với cảng phía Nam rạch Ô Môn;
- Phía Đông Nam dọc sông Hậu phát
triển khu đô thị - cảng - công nghiệp Cái
Răng Nam sông Cần Thơ;
- Phía Tây Nam phát triển khu đô thị sinh
thái gắn với các khu bảo tồn tự nhiên sông
nước, vườn cây ăn trái;
- Phía Tây phát triển các vành đai nông
nghiệp ngoại thành.
b) Phân khu chức năng
- Các khu ở (diện tích khoảng 5.400 ha -
5.800 ha), bao gồm :
+ Khu ở hiện hữu cần
được cải tạo, chỉnh trang và quản lý
chặt chẽ về quy hoạch, kiến trúc, bảo
vệ các di sản lịch sử - kiến trúc cảnh quan
có giá trị, bao gồm: khu đô thị trung tâm (diện
tích 1000 ha, dân số khoảng 250.000 người) gồm các
khu đã xây dựng tại các phường thuộc các
quận Bình Thủy và Ninh Kiều trong khu trung tâm và ven các
trục đường Hoà Bình, 30/4, 3/2, Trần Hưng
Đạo, quốc lộ 91 và 91 B; các khu dân cư hiện
hữu tại Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt (diện tích
450 ha, dân số khoảng 150.000 người).
+ Các khu phát triển mới được
xây dựng theo các dự án phát triển đô thị
với hệ thống hạ tầng đồng bộ,
kiến trúc hiện đại, bao gồm:
* Khu ở dọc quốc lộ 91 B, khu phía
Bắc cồn Cái Khế và quận Bình Thủy (diện
tích 1.200 - 1.300 ha, dân số khoảng 200.000 người)
cần khai thác trục ven sông Hậu, xây dựng các công
trình kiến trúc cao tầng làm điểm nhấn của
mặt tiền mới của thành phố ven sông Hậu;
* Khu ở ven sông Cần Thơ và khu phía Nam
quốc lộ 1A mới thuộc quận Cái Răng
(diện tích 700 - 800 ha, dân số khoảng 120.000 - 150.000
người), bố trí chủ yếu ở các
phường Hưng Phú, Hưng Thạnh, Phú An, phát triển
các khu ở thấp tầng phù hợp với đặc
thù của vùng sông nước kết hợp với một
số công trình điểm nhấn cao tầng khu vực
trung tâm, ven sông Cần Thơ, sông Hậu;
* Khu ở thuộc khu đô thị công
nghiệp nặng Ô Môn được bố trí tại phía
Nam sông Ô Môn và phía Đông Nam quốc lộ 91 (diện tích
850 ha, dân số khoảng 120.000 - 150.000 người), phát
triển các khu ở cao tầng kết hợp thấp
tầng;
* Khu ở thuộc khu đô thị - công
nghiệp công nghệ cao tại phía Bắc sông Ô Môn
thuộc các phường Thới An và Thới Long (diện
tích 400 - 500 ha, dân số khoảng 70.000 người). Khu
đô thị được xây dựng hiện
đại, gắn với cảnh quan sông nước;
* Khu ở thuộc khu đô thị sinh thái
Phong Điền bố trí tại ven sông Cần Thơ
thuộc các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân và Nhơn Nghĩa
(diện tích 350 ha, dân số khoảng 70.000 người)
phát triển các khu ở thấp tầng;
* Khu ở tại khu vực Thốt Nốt -
Lộ Tẻ (diện tích 600 ha, dân số khoảng 100.000 -
120.000 người).
- Các khu công nghiệp, kho tàng và cảng
(diện tích khoảng 3.000 ha - 3.800 ha), bao gồm:
+ Khu công nghiệp Hưng Phú 1 và Hưng Phú 2
gắn với cảng Cái Cui (khoảng 600 - 700ha);
+ Khu công nghiệp và cảng Ô Môn: công
nghiệp nặng gắn với các nhà máy điện và xi
măng (khoảng 800 - 900 ha);
+ Khu công nghệ cao Bắc Ô Môn (khoảng 400
ha);
+ Khu công nghiệp - kho cảng Thốt
Nốt ven sông Hậu và kênh Cái Sắn (khoảng 1.000 - 1.200
ha);
+ Hệ thống cảng và kho hàng hoá gồm
cảng quốc tế tại Cái Răng; cảng cho các khu
công nghiệp tại Trà Nóc, Thốt Nốt; cảng du
lịch tại Ninh Kiều (khoảng 300 ha).
Ngoài ra, bố trí quỹ đất dự
trữ (khoảng 4.000 ha) tại các nông trường sông
Hậu và Cờ Đỏ để phát triển công
nghiệp và đô thị khi cần thiết.
- Các trung tâm dịch vụ và chuyên ngành, bao
gồm:
+ Trung tâm cấp vùng (diện tích khoảng 400
- 500 ha), bao gồm:
* Trung tâm tài chính, bảo hiểm, ngân hàng,
dịch vụ thương mại - du lịch (khoảng
150 ha) được bố trí tại trung tâm các quận
Ninh Kiều, Bình Thủy; khu đô thị mới Nam sông
Cần Thơ và các cồn trên sông Hậu;
* Trung tâm thể thao vùng (khoảng 120 ha)
được bố trí trên trục đường
quốc lộ 91 B thuộc quận Bình Thủy;
* Trung tâm văn hoá Tây Đô (khoảng 120 ha)
bố trí tại khu đô thị mới Nam sông Cần
Thơ, quận cái Răng;
* Trung tâm thương mại vùng
được bố trí tại các quận Cái Răng, Ninh
Kiều và Thốt Nốt;
* Trung tâm y tế vùng được bố
trí trên trục quốc lộ 91 B, kết hợp xây
dựng các bệnh viện chuyên ngành tại khu đô
thị công nghệ cao;
* Khu du lịch sinh thái được bố
trí tại quận Bình Thủy và huyện Phong Điền.
+ Trung tâm hành chính, văn hoá, dịch vụ
thương mại của thành phố (diện tích
khoảng 120 ha) được bố trí tại quận
Ninh Kiều và khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ.
+ Trung tâm các khu đô thị (diện tích
khoảng 100 - 120 ha): được bố trí tại khu
đô thị Nam Cần Thơ, khu đô thị công
nghiệp nặng Ô Môn, khu đô thị công nghệ cao Ô Môn,
khu đô thị công nghiệp dịch vụ Thốt
Nốt, khu đô thị sinh thái Phong Điền.
+ Trung tâm chuyên ngành nông nghiệp kỹ
thuật cao được bố trí tại khu vực
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.
- Các khu cây xanh, công viên mặt nước
(diện tích khoảng 3.000 ha), bao gồm:
+ Khu công viên đô thị (khoảng 700 - 800
ha) được bố trí ven sông Hậu, sông Cần
Thơ và tại các khu đô thị;
+ Khu du lịch sinh thái Cồn Ấu, Cồn
Sơn, Cù lao Tân Lộc (khoảng 1.300 ha);
+ Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn
trái, hồ và sông, rạch (khoảng 250 - 300 ha) được
bố trí tại khu đô thị sinh thái Phong Điền;
+ Các khu sân golf (khoảng 500 - 600 ha) được
bố trí tại các quận Ô Môn, Cái Răng và Bình Thuỷ.
Ngoài ra còn có hệ thống cây xanh và công viên
nằm trong các khu du lịch sinh thái và cù lao.
+ Vùng ngoại thành: với chức năng là
vùng phát triển các đô thị vệ tinh, vùng đệm,
vùng sinh thái và phát triển du lịch, bao gồm:
* Các cơ sở nghiên cứu và sản
xuất thử nghiệm lúa, hoa màu, cây ăn trái; giống
gia cầm, gia súc, giống tôm, cá (diện tích khoảng 200
ha);
* Các thị trấn trung tâm của các huyện
và khu vực ngoại thành các thị trấn Vĩnh
Thạnh, Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh); Cờ
Đỏ, Thới Lai (huyện Cờ Đỏ).
c) Về kiến trúc và cảnh quan đô
thị
- Khu vực bảo tồn di sản kiến
trúc, di tích lịch sử, văn hoá và khu vực hạn
chế phát triển (khu trung tâm đô thị): giảm
mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh,
tăng tầng cao trung bình; bảo tồn, tôn tạo các
công trình kiến trúc có giá trị; kết hợp bảo vệ
các vùng cảnh quan ven sông Hậu, sông Cần Thơ và các
rạch Cái Răng, Ô Môn, Bình Thuỷ, Trà Nóc.
- Khu xây dựng mới: phát triển kiến
trúc hiện đại, cao tầng kết hợp không gian
xanh dọc các trục quốc lộ 91, 91B,
đường Mậu Thân - sân bay Trà Nóc và tại các khu
ở mới.
- Khu vực giữ gìn cảnh quan: không xây
dựng công trình; cần bảo tồn thiên nhiên và các khu
vực sinh thái, bảo tồn các khu sinh thái miệt
vườn gắn với sông nước kết hợp
với vành đai nông nghiệp.
- Khu cảnh quan dọc sông Hậu: tổ
chức các mảng cây xanh, mặt nước, kết
hợp bố trí một số công trình kiến trúc cao
tầng tạo điểm nhấn cho đô thị.
6. Định hướng quy hoạch phát
triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông
- Các chỉ tiêu chính:
+ Diện tích đất giao thông khoảng
4.090 ha, trong đó diện tích đất giao thông
đối ngoại khoảng 2.210 ha; đất giao thông
đô thị khoảng 1.880 ha.
+ Tỷ lệ đất giao thông đô
thị: 20 - 22%, trong đó giao thông tĩnh 3 - 4%.
+ Tổng chiều dài đường chính
thành phố: khoảng 362 km, trong đó cải tạo, nâng
cấp khoảng 116 km; xây dựng mới khoảng 246 km.
+ Chỉ tiêu đất giao thông đô
thị: 19 - 21 m2/người.
- Giao thông đối ngoại
+ Giao thông đường bộ: gồm
quốc lộ 1A (đoạn đi qua thành phố Cần
Thơ có lộ giới 80 m); quốc lộ 80 (đoạn
đi qua khu dân cư có lộ giới 45 m); quốc lộ
91 B nối dài xuống phía Nam (đường Nam sông
Hậu, có lộ giới 80 m); tuyến cao tốc dự
kiến nối trục quốc lộ 80 và đường
N2 đi qua tỉnh An Giang (có lộ giới 95 m).
+ Đường thuỷ: gồm tuyến
giao thông thuỷ quốc tế trên sông Hậu; giao thông
thuỷ nội vùng gồm các tuyến kênh Cái Sắn, sông
Cần Thơ, kênh xáng Xà No, rạch Ô Môn, rạch Thốt
Nốt.
+ Đường sắt: kết hợp
với cầu qua sông Hậu tại khu vực quận Ô
Môn, vượt qua quốc lộ 91 C đi Long Xuyên, Cà Mau và
nối với cảng Cái Cui.
+ Đường hàng không: sân bay Trà Nóc
được nâng cấp và mở rộng thành Cảng
hàng không Quốc tế.
- Giao thông đối nội
+ Đường bộ:
* Trục chính đô thị:
Các trục dọc bao gồm: quốc lộ
91 hiện hữu từ giao lộ với đường
Hùng Vương kéo dài tới Ô Môn trở thành trục chính
đô thị (lộ giới 40m); đường Mậu
Thân nối dài từ đường Nguyễn Văn
Cừ đến sân bay Trà Nóc (lộ giới 50m); quốc
lộ 91 B hiện hữu từ đường 3/2 tới
khu công nghiệp Ô Môn (lộ giới 80m); quốc lộ 91 C
dự kiến nối từ quốc lộ 1 A tới Ô Môn
và nhập với quốc lộ 91 hịên hữu trở
thành trục giao thông Tây Bắc - Đông Nam (lộ giới
72m).
Các trục ngang: chỉnh trang hoàn thiện các
trục chính hiện hữu như đại lộ Hoà
Bình, đường 30/4, Trần Phú, Hùng Vương,
Trần Hưng Đạo và 3/2 (lộ giới 30 m
đến 40 m); xây dựng mới trục đường
Nguyễn Văn Cừ nối dài (lộ giới 34 m) và các
trục ngang (lộ giới từ 51 m đến 53 m).
Các trục chính khu vực nối kết các
khu chức năng đô thị (lộ giới từ 30 m
đến 35 m).
* Tại các nút giao cắt giữa trục
giao thông đối ngoại, đường cao tốc,
đường sắt và các trục đường chính
thành phố: xây dựng các nút giao thông khác cốt.
Tại các nút giao giữa các đường
phố chính đô thị: mở rộng nút giao cắt
đồng mức hoặc thiết kế đảo giao
thông.
* Xây dựng bến xe thành phố mới
tại khu vực giao lộ giữa quốc lộ 1A và
đường cao tốc dự kiến trong khu vực
quận Cái Răng (khoảng 15 - 20 ha). Các bến xe hiện
hữu trong nội đô sẽ chuyển thành bến xe
buýt. Tại các khu đô thị mới như Ô Môn, Thốt
Nốt và Ngã ba Lộ Tẻ xây dựng các bến xe liên
tỉnh kết hợp với bến xe buýt.
* Bố trí bãi đỗ xe tại các khu
vực trung tâm công cộng của thành phố.
+ Đường thuỷ: nạo vét các kênh
rạch đảm bảo cho phép lưu thông các
phương tiện có tải trọng từ 5 tấn.
Bến tàu khách chính bố trí tại khu vực bến phà
Cần Thơ hiện hữu. Bến tàu du lịch bố
trí tại khu vực bến Ninh Kiều. Cải tạo và
xây dựng thêm các bến tàu hàng hoá và hành khách trên các
tuyến sông chính của thành phố tại các điểm
dân cư đô thị ven sông, rạch.
b) San nền
- Đối với khu đô thị hiện
hữu: cao độ nền xây dựng phù hợp với
từng khu vực và các khu chức năng đô thị,
gồm khu vực đô thị trung tâm, khu vực gần
các sông thoát được nước mặt tốt,
nền không bị ngập, không có hiện tượng
sạt lở. Độ dốc nền tối thiểu
0,4%.
- Đối với khu đô thị mới:
san, đắp phù hợp với cao độ khống
chế, kết hợp tận dụng địa hình
tự nhiên, giữ lại sông, rạch để hỗ
trợ tiêu thoát nước và tạo cảnh quan cho đô
thị.
- Nguồn đất đắp: khai thác cát
từ sông Hậu; tạo hồ và nạo vét hồ, sông
rạch.
c) Thoát nước mưa
- Hệ thống: chọn hệ thống
thoát nước mưa tách riêng.
- Lưu vực: theo các lưu vực nhỏ
bám theo hệ thống kênh rạch.
- Hành lang chỉ giới bảo vệ bờ
sông đảm bảo theo quy định quản lý thuỷ
giới.
d) Cấp nước
- Nhu cầu dùng nước
+ Tổng lượng nước cấp cho
sinh hoạt: 200.000 - 250.000 m3/ngày.
+ Tổng lượng nước cấp cho
công nghiệp: 80.000 - 90.000 m3/ngày.
- Nguồn nước
+ Sử dụng nguồn nước mặt
sông Hậu, sông Cần Thơ. Sử dụng nguồn
nước ngầm đối với các khu vực xa
nguồn nước mặt.
+ Các công trình đầu mối: nhà máy
nước Cần Thơ I (công suất 40.000m3/ngày); nhà máy
nước Cần Thơ II (nâng lên 60.000 m3/ ngày); nhà máy
nước Trà Nóc (nâng lên 60.000 m3/ngày); nhà máy nước
Thốt Nốt (nâng lên 20.000 m3/ngày). Xây dựng thêm các Nhà máy
nước Hưng Phú (60.000 m3/ngày); Hưng Thạnh (40.000
m3/ngày); Thuận Hưng (40.000 m3/ngày). Trong tương lai,
khi khu vực Thốt Nốt phát triển trên 1.000 ha
đất công nghiệp, xây dựng thêm nhà máy nước
công suất 40.000 - 50.000 m3/ngày.
đ) Cấp điện
- Phụ tải điện đến
năm 2025: 530.200 KW.
- Nguồn điện: lưới
điện quốc gia thông qua các Nhà máy điện Trà Nóc, Ô
Môn và lưới điện cao thế khu vực phía Nam.
- Lưới điện: giữ lại lưới
điện phân phối 22 KV và 0,4 KV; cải tạo nâng
cấp, thiết kế đi ngầm tại các khu đô
thị mới và trung tâm đô thị.
e) Thoát nước bẩn, vệ sinh môi
trường
- Nước thải sinh hoạt:
+ Khu vực đô thị trung tâm: xây dựng
trạm xử lý tại khu vực Hưng Phú xả ra sông
Hậu và khu vực xã Long Tuyền xả ra sông Bình
Thủy.
+ Khu vực đô thị cảng công
nghiệp Nam Cần Thơ: tập trung thu gom về
trạm xử lý khu vực Hưng Phú.
+ Khu vực đô thị công nghệ cao: xây
dựng trạm xử lý riêng.
+ Khu đô thị sinh thái vườn: tuỳ
theo địa hình, áp dụng giải pháp đào hồ
để xử lý theo dạng sinh học.
+ Tại các thị trấn: xây dựng
trạm xử lý trước khi xả ra kênh rạch.
- Nước thải công nghiệp:
+ Nước thải của các nhà máy, xí
nghiệp nằm trong thành phố: xử lý cục bộ
đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo giới hạn B
trước khi thải ra hệ thống thoát nước
đô thị.
+ Các khu công nghiệp tập trung: nước
thải phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo
giới hạn A trước khi xả ra môi trường; được
xử lý cục bộ trong từng nhà máy, sau đó tại
trạm làm sạch tập trung.
+ Nước thải bệnh viện: xử
lý cục bộ và khử trùng trước khi xả ra
hệ thống thoát nước đô thị.
- Vệ sinh môi trường:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: khu
xử lý phục vụ cho khu vực nội thành bố trí
tại xã Trường Thành (cách trung tâm thành phố 15 km,
với diện tích 120 ha, dự kiến mở rộng lên
200 ha). Khu xử lý phục vụ cho các huyện ngoại
thành bố trí tại xã Thạnh Lộc, huyện Thốt
Nốt (20 ha, dự kiến mở rộng lên 50 ha).
+ Nghĩa trang: tập trung đưa về
nghĩa trang tại xã Định Môn, huyện Cờ
Đỏ phục vụ khu vực phía Nam thành phố;
nghĩa trang tại xã Trung Nhất, huyện Thốt
Nốt (quy mô 50 ha) phục vụ khu vực phía Bắc thành
phố.
7. Các biện pháp bảo vệ môi
trường, cảnh quan sông nước:
- Kiểm soát chặt chẽ nước
thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả
ra sông, rạch;
- Trồng và bảo vệ các dải cây xanh
ven các sông, rạch, tạo không gian mở cho thành phố;
- Kiểm soát việc khai thác các loại hình
du lịch sinh thái vùng cửa sông và cù lao.
8. Quy hoạch xây dựng đợt
đầu và chương trình, dự án ưu tiên
đầu tư:
a) Các dự án đầu tư kết
cấu hạ tầng chính:
- Nâng cấp, mở rộng sân bay Trà Nóc thành
Cảng hàng không quốc tế;
- Xây dựng đoạn vòng cung nối
quốc lộ 1A với quốc lộ 80;
- Xây dựng tuyến đường Cần
Thơ - Xà No - Vị Thanh;
- Xây dựng bờ kè sông Hậu và sông
Cần Thơ khu vực nội thành;
- Xây dựng trung tâm văn hoá Tây Đô;
- Xây dựng Trung tâm huấn luyện thể
thao quốc gia;
- Xây dựng bệnh viện đa khoa Trung
ương Cần Thơ;
- Xây dựng Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ;
- Xây dựng bờ kè Cồn Cái Khế;
- Xây dựng đê bao Cù Lao Tân Lộc;
- Xây dựng đường và cầu qua
Cồn Khương.
- Xây dựng tuyến đường Mậu
Thân - Sân bay Trà Nóc;
- Xây dựng tuyến đường Bốn
Tổng - Một Ngàn;
- Nâng cấp mở rộng cảng Cái Cui theo
quy hoạch Cụm cảng số 6.
b) Khu trung tâm đô thị:
- Triển khai xây dựng các dự án hạ
tầng kỹ thuật đô thị như các tuyến giao
thông đối ngoại, nâng cấp các tuyến đối
nội; chuẩn bị kỹ thuật, cấp
nước, thoát nước bẩn vệ sinh môi
trường khu vực nội thành;
- Cải tạo các khu đô thị hiện
hữu, đặc biệt khu trung tâm thành phố,
đồng thời phát triển các dự án đô thị
mới trên quốc lộ 91 B.
c) Khu đô thị mới Nam sông Cần
Thơ:
- Xây dựng Trung tâm văn hoá Tây Đô;
- Phát triển cảng Cái Cui và khu công
nghiệp Cái Cui;
- Triển khai thực hiện các dự án
phát triển nhà ở.
d) Khu đô thị công nghiệp nặng:
- Phát triển khu công nghiệp Trà Nóc giai
đoạn II và các khu đô thị mới gắn với
khu công nghiệp.
đ) Khu đô thị công nghệ cao: thu hút
đầu tư vào khu đào tạo - nghiên cứu khoa
học.
e) Khu đô thị sinh thái Phong Điền:
- Nâng cấp đường vòng cung và
đường Nguyễn Văn Cừ nối dài;
- Nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết
và dự án phát triển các khu du lịch sinh thái.
g) Khu đô thị công nghiệp - dịch
vụ Thốt Nốt:
- Mở rộng và phát triển khu công
nghiệp và Trung tâm thương mại Thốt Nốt
tại ngã ba Lộ Tẻ;
- Hình thành khu đô thị mới gắn
với khu công nghiệp.
h) Khu vực ngoại thành:
- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
các thị trấn huyện lỵ và thị trấn khác
của các huyện ngoại thành, tạo điều
kiện liên kết khu vực nông thôn và các khu đô thị
nội thành;
- Cải tạo nâng cấp các tuyến
cụm dân cư.
Điều
2. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ:
1. Công bố Quy hoạch chung xây dựng thành
phố Cần Thơ đến năm 2025 để các
tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; tổ
chức việc thực hiện quy hoạch theo quy
định của pháp luật.
2. Ban hành Quy chế quản lý xây dựng theo
Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến
năm 2025 đã được phê duyệt.
3. Tổ chức lập, phê duyệt các quy
hoạch chi tiết và dự án đầu tư theo quy
định của pháp luật.
4. Phối hợp với Bộ Giao thông
vận tải xác định vị trí, hướng
tuyến, quy mô các công trình giao thông đối ngoại trên
địa bàn thành phố.
5. Quản lý chặt chẽ quỹ
đất xây dựng, có kế hoạch sử dụng
đất phù hợp với nguồn vốn và năng
lực của các chủ đầu tư, tránh tình
trạng giữ đất và sử dụng sai mục
đích, đảm bảo khai thác hiệu quả quỹ
đất phát triển thành phố; quản lý và sử
dụng đất theo đúng các quy định của pháp
luật về đất đai.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng