Quyết định 19 BXD-CSXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành qui chế hoạt động và đăng ký hành nghề tư vấn xây dựng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 19 BXD-CSXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 19 BXD-CSXD | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Ngô Xuân Lộc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/06/1995 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 19 BXD-CSXD
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19 BXD-CSXD |
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 1995 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành qui chế hoạt động và đăng ký hành nghề tư vấn xây dựng
____________
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
-Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04-3-1994 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ xây dựng;
-Căn cứ nghị định số 177/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý Đầu tư và Xây dựng;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Qui chế hoạt động và đăng ký hành nghề tư vấn xây dựng, thay thế cho:
-Qui chế hành nghề khảo sát xây dựng, thiết kế qui hoạch, thiết kế xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 92/BXD-GĐ ngày 17-4-1993 của Bộ Xây dựng.
-Qui chế hoạt động đăng ký hành nghề của Công ty tư vấn xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 158/BXD-QLXD ngày 22-6-1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
Điều 2:
Bản qui chế này được thực hiện thống nhất trong cả nước kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1995.
Điều 3:
Các ông Chánh Văn phòng Bộ, thủ trưởng các Cục, Vụ chức năng của Bộ, các ông Giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện bản Qui chế này.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG |
QUI CHẾ VỀ HOẠT ĐỘNG
VÀ ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/BXD-CSXD ngày 10 tháng 6 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
I-QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Qui chế này qui định nội dung, phân loại, phân cấp quản lý các hoạt động tư vấn xây dựng và việc cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng cho các doanh nghiệp khảo sát, thiết kế; các tổ chức tư vấn về đầu tư xây dựng, tư vấn về kinh tế và hợp đồng xây dựng; các tổ chức tư vấn thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, giám sát kỹ thuật xây dựng, kiểm định chất lượng xây dựng các công trình và các dịch vụ quản lý xây dựng khác (sau đây gọi chung là tổ chức tư vấn xây dựng)
Điều 2:
2.1- Hoạt động tư vấn về xây dựng là sự lao động trí tuệ thuộc các lĩnh vực chuyên môn về xây dựng (bao gồm các hoạt động tư vấn về kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, pháp lý, tổ chức điều hành, quản lý xây dựng công trình v.v.....). Tùy theo yêu cầu, mức độ phức tạp của các công trình xây dựng, đòi hỏi các chuyên gia tư vấn phải có trình độ, kinh nghiệm về kinh tế và kỹ thuật thuộc các lĩnh vực chuyên môn để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
2.2- Các hoạt động tư vấn xây dựng qui định ở Qui chế này bao gồm hoạt động tư vấn từ khâu khảo sát, điều tra kinh tế kỹ thuật để lập qui hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, điểm dân cư và hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho đầu tư xây dựng công trình: lập dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, môi trường và các điều kiện thiên nhiên khác để thiết kế công nghệ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình hoặc thiết kế kỹ thuật- thi công, lập tổng dự toán và dự toán công trình; thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán công trình; thí nghiệm, kiểm tra đánh giá chất lượng vật tư, thiết bị phục vụ cho xây lắp và nghiệm thu chất lượng công trình; tổ chức thực hiện quản lý dự án theo qui định tại các Điều 45,46,47,48 của Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 177/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ và các hoạt động tư vấn kinh tế kỹ thuật khác liên quan đến công trình xây dựng của Nhà nước hoặc của các thành phần kinh tế khác.
2.3- Đối với các hoạt động tư vấn xây dựng mang tính chất góp ý, cố vấn cho các tổ chức, cơ quan theo yêu cầu không thường xuyên, không mang tính chất kinh doanh và không chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động tư vấn đó thì không thuộc phạm vi quản lý theo Qui chế này.
Điều 3:
Các tổ chức sau đây, được thành lập theo qui định của pháp luật và tùy theo năng lực được đăng ký hoạt động tư vấn xây dựng tại cơ quan qui định ở Qui chế này để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng và chì được hoạt động trong phạm vi đã ghi trong chứng chỉ đó:
1- Các tổ chức tư vấn xây dựng được thành lập theo Luật về doanh nghiệp Nhà nước, Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Đầu tư nước ngoài theo các hình thức tổ chức sau:
Công ty, xí nghiệp và Công ty tư vấn xây dựng liên doanh với nước ngoài.
2-Các Viện, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật về xây dựng trực thuộc các Bộ, Ngành, địa phương; các Trung tâm khoa học kỹ thuật, các Hội nghệ thuật, tạo hình liên quan đến lĩnh vực xây dựng đã có tổ chức hợp pháp, hoạt động theo Luật Công ty hoặc theo Nghị định 35-HĐBT ngày 28-1-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ).
3-Các chủ nhiệm điều hành dự án, Ban quản lý dự án các công trình xây dựng được quyết định thành lập theo qui định để thực hiện các điều 45,46,47,48 của Điều quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 177/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ.
Điều 4:
Các tổ chức tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng của nước ngoài khi hành nghề khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng tại Việt Nam phải thực hiện việc đăng ký và xin giấy phép khảo sát, thiết kế theo qui định tại Thông tư số 08/BXD-CSXD ngày 30-3-1995 của Bộ xây dựng về việc " Hướng dẫn về quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và nhà thầu nước ngoài nhận thầu xây dựng tại Việt Nam"
II-NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI CÔNG VIỆC TƯ VẤN XÂY DỰNG
Điều 5
Nguyên tắc hoạt động của công tác tư vấn xây dựng:
Các tổ chức tư vấn xây dựng có năng lực đều được đăng ký hoạt động mọi công việc tư vấn về xây dựng theo phụ lục số 1 của Qui chế này, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1- Tổ chức tư vấn xây dựng đã thiết kế, lập dự toán của công trình nào thì không được tham gia thẩm định thết kế, dự toán của công trình đó.
2-Các tổ chức, cơ quan được giao thẩm định thiết kế, dự toán, đơn giá xây dựng công trình nào thì không được nhận làm tư vấn về những công việc nêu trên thuộc công trình đó.
3- Các công việc khảo sát, kiểm tra chất lượng, thí nghiệm, tính toán phải dùng phương pháp đối chứng thì không dùng người hoặc thiết bị thuộc tổ chức đã làm trước đó để thực hiện.
4- Các tổ chức tư vấn xây dựng không có đủ năng lực, điều kiện để làm tư vấn như trong chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng thì không được làm những công việc quá phạm vi qui định.
5-Các tổ chức tư vấn xây dựng không có tổ chức lực lượng thi công để nhận thầu xây lắp công trình.
Điều 6:
Các công việc tư vấn xây dựng được phân định theo loại việc từ khâu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến nghiệm thu bàn giao công trình theo phụ lục số 1 của Qui chế này.
III- XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN XÂY DỰNG.
Điều 7:
Các tổ chức tư vấn xây dựng trước khi xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề xây dựng và hoạt động theo các loại công việc phân công việc qui định ở Điều 6 phải được xác định năng lực nghề nghiệp và tư cách pháp nhân để lập hồ sơ xin đăng ký.
1- Trình độ chuyên môn của các chủ nhiệm đồ án hoặc chuyên gia chuyên ngành mà tổ chức tư vấn xây dựng đăng ký.
2-Trình độ tiên tiến và số lượng các thiết bị được áp dụng để tạo ra sản phẩm của tư vấn xây dựng.
3-Mức doanh thu về tư vấn xây dựng, khảo sát thiết kế xây dựng hàng năm đã thực hiện ít nhất ba năm liền trước khi đăng ký.
4-Vốn pháp định mà tổ chức tư vấn xây dựng, đăng ký chính thức khi lập doanh nghiệp theo pháp luật (không kể nhà ở, các phương tiện thiết bị không phục vụ cho công tác chuyên môn đăng ký hành nghề).
5-Số lượng các chuyên gia chính, chủ nhiệm đồ án và số lượng chuyên gia thuộc danh sách hoạt động thường xuyên của tổ chức tư vấn xây dựng.
6-Năng lực của giám đốc điều hành của tổ chức tư vấn xây dựng.
7-Tư cách pháp nhân của tổ chức tư vấn xây dựng.
8- Xếp hạng doanh nghiệp, căn cứ theo Quyết định xếp hạng doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương (theo Thông tư hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp trong xây dựng số 01/BXD-VKT ngày 27-1-1994 của Bộ Xây dựng).
9-Số công trình đã thực hiện từ 3 đến 5 năm trước đó.
Điều 8:
Việc xác định trình độ, tư cách nghề nghiệp của các chuyên gia chính hoặc chủ nhiệm đồ án thuộc tổ chức tư vấn xây dựng theo các qui định sau:
8.1-Qui định chung đối với các chủ nhiệm đồ án:
a-Các chuyên gia chính và chủ nhiệm đồ án thuộc tổ chức tư vấn xây dựng đều phải được Hội đồng khoa học chuyên ngành của tổ chức tư vấn xét công nhận và có quyết định bằng văn bản của thủ trưởng tổ chức tư vấn đó ký quyết định công nhận.
b-Là người có quyền công dân Việt Nam thuộc danh sách tổ chức tư vấn xây dựng (một người chỉ được đăng ký trong danh sách chính thức của một tổ chức).
c-Có trình độ chuyên môn, đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có văn bằng phù hợp với nghề đăng ký hoạt động.
d-Đảm bảo tư cách đạo đức nghề nghiệp, trung thực, am hiểu đầy đủ pháp luật về xây dựng và pháp luật liên quan khác, trình độ hiểu biết sâu về qui chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hoặc các định mức kinh tế kỹ thuật thuộc ngành mình phụ trách.
e-Tự chịu trách nhiệm trước tổ chức tư vấn xây dựng quản lý mình và trước pháp luật về các sản phẩm do mình thực hiện.
Ngoài các qui định chung nêu trên, các chủ nhiệm đồ án theo từng lĩnh vực cần phải có các tiêu chuẩn về nghề nghiệp qui định theo các điểm 8.2,8.3,8.4,8.5 của điều này.
8.2-Đối với chủ nhiệm khảo sát xây dựng:
a-Phải là người có trình độ chuyên môn cao trong tổ chức khảo sát, đã điều hành khảo sát 3 công trình dự án nhóm B trở lên.
b-Có ít nhất 5 năm liên tục trực tiếp hành nghề khảo sát.
c-Có khả năng lập đề cương và báo cáo kỹ thuật kết qủa khảo sát, tổ chức và điều hành công tác, đã có ít nhất 5 báo cáo kỹ thuật kết qủa khảo sát được nghiệm thu, áp dụng để thiết kế mà không có sai sót.
8.3- Đối với chủ nhiệm thiết kế đồ án thiết kế phải:
a-Có năng lực thiết kế, tổ chức điều hành thiết kế từ một tổ chuyên môn trở lên là kiến trúc sư, kỹ sư có trình độ cao trong tổ chức tư vấn.
b-Có ít nhất 5 năm trực tiếp thiết kế, đã có 3 đồ án thiết kế công trình được xây dựng mà không có sai phạm kỹ thuật. Đối với công trình dân dụng, qui hoạch xây dựng đô thị, chủ nhiệm đồ án thiết kế chủ trì kiến trúc các công trình phải là các chủ nhiệm đồ án kiên trúc được công nhận theo Qui chế Quản ký hành nghề kíên trúc sư ban hành kèm theo Quyết định số 91/BXD-ĐT ngày 14-6-1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
8.4-Đối với chủ nhiệm thâm định dự án và đồ án thiết kế.
a- Đã trực tiếp thiết kế hoặc thẩm định thiết kế 3 công trình trở lên, mỗi công trình có vốn đầu tư ít nhất là 5 tỷ đồng Việt Nam.
b-Đã làm công tác thiết kế, thẩm định thiết kế từ 10 năm trở lên hoặc đã nghiên cứu, giảng dạy ít nhất 10 năm tại các trường đại học.
c- Không tham gia bất cứ một hoạt động nào khác liên quan đến mặt tài chính và các mặt khác có ảnh hưởng đến tính khách quan trong các quyết định về thẩm định thiết kế.
8.5-Đối với chủ nhiệm kiểm định chất lượng công trình, dự toán công trình xây dựng phải:
a- Có ít nhất 10 năm làm công tác quản lý kỹ thuật hoặc thi công xây lắp, quản lý kinh tế xây dựng.
b-Có khả năng lập đề cương và báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc kết qủa kiểm định một cách chính xác, biết tổ chức thực hiện và điều hành công tác kiểm định chất lượng dự toán công trình xây dựng.
c-Đã trực tiếp tham gia kiểm định ít nhất 3 công trình đầu tư trên 5 tỷ đồng cho một công trình.
d-Không tham gia bất cứ một doanh nghiệp nào khác hoặc hoạt động có liên quan đến tài chính và các mặt khác có ảnh hưởng đến các quyết định về kiểm định chất lượng, dự toán của công trình xây dựng được kiểm định.
Ngoài các tiêu chuẩn trên phải đặc biệt ưu tiên chọn các chuyên gia có trình độ ngoại ngữ (Anh văn) khá và biết sử dụng hoặc khai thác thành thạo máy vi tính phục vụ cho công tác.
Điều 9
Điều kiện để một tổ chức tư vấn được hành nghề tư vấn xây dựng.
9.1-Tổ chức tư vấn xây dựng là công ty, xí nghiệp hay trung tâm phải có quyết định thành lập theo Luật về doanh nghiệp hoặc theo qui định tại Nghị định 35 HĐBT ngày 28-1-1992 của Chính phủ về công tác quản lý khoa học và công nghệ.
9.2-Vốn pháp định phải đạt theo qui định của các Luật về doanh nghiệp.
9.3-Có số lượng chuyên gia chính, chủ nhiệm đồ án, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học hoặc chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp đáp ứng được yêu cầu công việc mà tổ chức tư vấn xây dựng xin đăng ký.
9.4-Có trang, thiết bị hành nghề đáp ứng yêu cầu chất lượng của việc tư vấn xây dựng xin đăng ký.
9.5-Giám đốc điều hành tổ chức tư vấn xây dựng phải là chuyên gia có trình độ đại học hoặc trên đại học và có trình độ chuyên môn cao trong tổ chức tư vấn.
Điều 10:
Điều kiện để được công nhận làm chủ nhiệm điều hành dự án, lập Ban quản lý dự án theo các qui định tại điểm 45,46,47,48 của Điều lệ Quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Xây dựng.
Điều 11:
Điều kiện để các Viện, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật xây dựng thuộc các Bộ, Ngành, địa phương được đăng ký hoạt động tư vấn xây dựng.
1. Các Viện, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng ngoài nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài do Nhà nước giao được sử dụng lực lượng cán bộ của mình để thực hiện các dịch vụ về tư vấn xây dựng thông qua hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư hoặc với các tổ chức tư vấn xây dựng khác trong nước hoặc ngoài nước phù hợp với năng lực của Viện hoặc Trung tâm và không trái với các qui định mà pháp luật nghiêm cấm.
2. Khi đăng ký hoạt động tư vấn xây dựng lĩnh vực nào các Viện, Trung tâm nêu trên phải được cơ quan chủ quản chấp nhận bằng văn bản và gửi cho cơ quan có thẩm quyền xét cấp giấy chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng mới được thực hiện.
Điều 12:
Tổ chức hành nghề tư vấn xây dựng thuộc các Hội khoa học kỹ thuật chuyên ngành phải là các Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần do Hội sáng lập và được thành lập theo qui định của pháp luật thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng theo Qui chế này.
Điều 13:
Tổ chức tư vấn xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng.
13.1-Các Tổng công ty xây dựng được thành lập lại theo các Quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 07-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ, có tổ chức khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng là tổ chức thành viên được đăng ký hoạt động tư vấn xây dựng theo qui định ở Qui chế này.
13.2-Các Công ty xây dựng được xếp hạng 1 theo qui định hiện hành có các tổ chức tư vấn, khảo sát, thiết kế được đăng ký theo loại việc qui định ở phụ lục số 1 của Qui chế này.
Điều 14:
Tất cả các tổ chức tư vấn xây dựng khi hoạt động phải có trụ sở chính thức thuộc quyền sở hữu (hoặc sử dụng), có đăng ký với chính quyền địa phương và có thông báo rộng rãi trên các báo của Trung ương hoặc địa phương về:
-Địa chỉ (nơi làm việc);
-Điện thoại, Fax (nếu có);
-Số tài khoản;
-Nội dung được phép hoạt động.
VI-CĂN CỨ ĐỂ XÉT CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG.
Điều 15:
Căn cứ để xác định nội dung và phạm vi hoạt động tư vấn xây dựng khi xét cấp giấy chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng gồm:
1-Bảng phân loại công việc tư vấn xây dựng theo phụ lục số 1;
2-Năng lực nghề nghiệp của tổ chức tư vấn xây dựng kê khai theo Điều 7 của Qui chế này.
3-Phụ lục phân loại dự án đầu tư (theo Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 177/CP ngày 20-10-1994 của chính phủ);
4-Các bản kê khai năng lực của các tổ chức tư vấn xây dựng theo các phụ lục số 3,4,5.
5-Kết luận của Hội đồng thẩm định hồ sơ xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng.
Điều 16:
Các tổ chức tư vấn xây dựng tùy theo năng lực của mình mà xin đăng ký hành nghề theo loại công việc tư vấn xây dựng qui định ở phụ lục số 1, và phải ghi rõ loại công việc đó trong đơn theo phụ lục số 2 của Qui chế này.
Điều 17:
Khi xét để xác định nội dung cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, cơ quan có thẩm quyền phải lập Hội đồng để :
1-Xác định năng lực chuyên môn của tổ chức tư vấn xây dựng.
2-Đối chiếu với số lượng và năng lực của chuyên gia theo bản kê khai để xác định nội dung hoạt động theo qui định tại phụ lục số 1 của Qui chế này.
3-Căn cứ và phân hạng và năng lực tài chính, số lượng chuyên gia chủ nhiệm đồ án và các điều kiện được kê khai để xác định phạm vi hoạt động chuyên môn của tổ chức tư vấn, theo loại công trình A,B,C được qui định ở phụ lục phân loại dự án đầu tư của Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 177/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ.
Điều 18:
Việc cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng cho công tác tổng thầu thiết kế và quản ký dự án các công trình thuộc dự án nhóm B,C chỉ xét cấp cho các tổ chức tư vấn hoạt động chủ yếu là thiết kế, có đủ năng lực và được xếp hạng doanh nghiệp hạng I, hạng II theo qui định hiện hành.
V- PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG
Điều 19:
Bộ Xây dựng thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động của các tổ chức tư vấn xây dựng trong phạm vi cả nước; Cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng cho các tổ chức tư vấn xây dựng các hạng thuộc các Bộ, Ngành Trung ương và các tổ chức tư vấn xây dựng hạng I, hạng II thuộc các địa phương.
Điều 20:
Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc cơ quan Trung ương thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về các hoạt động tư vấn xây dựng của các tổ chức tư vấn xây dựng khi hoạt động tư vấn tại địa phương; Cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng cho các tổ chức tư vấn xây dựng hạng III và hạng IV thuộc địa phương.
VI.ĐĂNG KÝ VÀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG.
Điều 21:
Hồ sơ đăng ký hành nghề tư vấn xây dựng đối với các đối tượng được qui định như sau:
21.1- Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam hồ sơ xin đăng ký hành nghề tư vấn xây dựng có:
a- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng (theo mẫu ở phụ lục 2)
b- Quyết định thành lập doanh nghiệp, và Quyết định xếp hạng doanh nghiệp của Bộ quản lý ngành hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bản sao có công chứng).
c- Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
d- Bản khai về năng lực chuyên môn của các chuyên gia chính (theo mẫu ở phụ lục số 3) kèm theo các văn bằng nghề nghiệp (bản sao có công chứng).
e- Chứng chỉ nghề nghiệp của giám đốc và bản khai năng lực nghề nghiệp của giám đốc và của tổ chức tư vấn (theo mẫu phụ lục số 4).
g- Bản khai các trang thiết bị chuyên môn và thiết bị chuyên ngành (theo mẫu ở phụ lục số 5).
h- Quyết định công nhận chủ nhiệm đồ án (theo mẫu ở phụ lục số 6).
i- Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
k- Bản xác nhận vốn pháp định của của cơ quan tài chính (bản sao có công chứng)
l-Bản khai tình hình hoạt động hành nghề tư vấn xây dựng trong 3 năm gần nhất (theo mẫu ở phụ lục số 7).
21.2- Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng liên doanh với nước ngoài.
a- Các thủ tục như nêu tại điểm 21.1 và:
b- Giấy phép đầu tư do ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp (bản sao có công chứng).
21.3- Đối với các tổ chức tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng nước ngoài.
Hồ sơ xin đăng ký hành nghề được qui định tại thông tư số 08/BXD-CSXD ngày 30-3-1995 của Bộ Xây dựng.
Điều 22:
Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức xét cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng:
22.1- Đối với các tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ, Ngành Trung ương thuộc diện do Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng. Hồ sơ do tổ chức tư vấn xây dựng nộp trực tiếp đến Bộ Xây dựng kèm theo công văn đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức tư vấn xây dựng.
22.2- Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng của các địa phương thuộc diện Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng thì Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản của Sở Xây dựng gửi Bộ Xây dựng để xét.
22.3- Đối với các tổ chức hoạt động tư vấn thuộc diện Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng thì tổ chức đó nộp hồ sơ trực tiếp cho Sở Xây dựng.
22.4- Việc xét cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng do Hội đồng Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoặc Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành lập để thẩm định hồ sơ.
22.5- Thời gian xét và cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng cho các tổ chức tư vấn xây dựng trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo qui định.
22.6- Hồ sơ nộp gồm một bộ chính và bốn bộ là bản sao (pho- tocopy).
22.7- Khi nộp hồ sơ, tổ chức tư vấn xây dựng nộp một khoản lệ phí cho việc cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng theo qui định của Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng.
Điều 23:
Phạm vi và thời hạn có giá trị của chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng:
23.1- Các tổ chức tư vấn xây dựng được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng để hoạt động trong phạm vi cả nước.
23.2- Thời hạn có giá trị của chứng chỉ: tùy theo điều kiện thực tế của tổ chức tư vấn xây dựng mà chứng chỉ được cấp có giá trị từ 3 đến 5 năm.
23.3-Ba tháng trước khi chứng chỉ hết hạn, tổ chức tư vấn phải làm thủ tục gia hạn hoặc đăng ký lại.
23.4- Các tổ chức tư vấn xây dựng nước ngoài được cấp giấy phép khảo sát, thiết kế theo từng dự án. Khi hành nghề tư vấn của dự án khác, tổ chức tư vấn xây dựng nước ngoài phải nộp hồ sơ xin giấy phép mới.
Điều 24:
- Chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng in theo mẫu ở phụ lục số 8.
- Chứng chỉ có hai bản gốc: một lưu tại cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng và một bản giao cho đơn vị được cấp.
Điều 25:
Trong quá trình hoạt động, tổ chức tư vấn xây dựng có quyền điều chỉnh nội dung, hoặc gia hạn chứng chỉ hành nghề tư vấn.
Hồ sơ xin điều chỉnh hoặc gia hạn chứng chỉ gồm:
1- Đơn xin điều chỉnh hoặc gian hạn chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng (theo mẫu ở phụ lục số 9)
2- Giải trình những thay đổi về tổ chức và năng lực có xác nhận của Bộ chủ quản hoặc Sở Xây dựng địa phương.
3- Văn bản đề nghị của Bộ chủ quản hoặc Sở Xây dựng địa phương (đối với các tổ chức tư vấn do Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ) hoặc thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý tổ chức hoạt động tư vấn xây dựng (đối với các tổ chức tư vấn xây dựng do Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng).
VII_ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 26:
Kiểm tra:
Hàng năm các tổ chức tư vấn xây dựng phải có báo cáo tình hình hoạt động với cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng để theo dõi (theo mẫu ở phụ lục số 10).
Bộ Xây dựng tổ chức kiểm tra thường kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của tổ chức tư vấn xây dựng. Các Bộ và Sở Xây dựng kiểm tra giám sát hoạt động của các tổ chức tư vấn xây dựng thuộc Bộ và địa phương mình quản lý để thực hiện đúng pháp luật và Qui chế này.
Điều 27:
Xử lý vi phạm:
Các tổ chức tư vấn xây dựng vi phạm qui chế này thì tùy theo tính chất và mức độ sai phạm bị xử lý theo các hình thức sau:
27.1- Cho mượn, thuê chứng chỉ: bị phạt vi phạm hành chính và thu hồi chứng chỉ từ một đến hai năm.
27.2- Tự sửa nội dung chứng chỉ: bị phát vi phạm hành chính và thu hồi chứng chỉ vĩnh viễn.
27.3- Hoạt động ngoài nội dung chứng chỉ: bị phạt vi phạm hành chính và đình chỉ công việc đang hoạt động ngoài chứng chỉ.
27.4- Tổ chức tư vấn xây dựng hoạt động mà không có chứng chỉ hành nghề được cấp theo Qui chế này là vi phạm pháp luật. Sở Xây dựng địa phương được quyền đình chỉ hoạt động của tổ chức tư vấn đó, đồng thời thu hồi và đình chỉ công việc tư vấn do tổ chức đó đã và đang thực hiện
27.5- Các sản phẩm do các tổ chức tư vấn thực hiện bị phát hiện sai với qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật qui định hoặc vi phạm pháp luật khác, gây thiệt hại, thất thoát tài sản, thông đồng hối lộ, làm tổn hại đến kinh tế, phải phá đi làm lại, gây tổn hại đến môi trường.v.v... thì tổ chức tư vấn đó phải bồi thường thiệt hại và xử lý theo pháp luật.
Đặc biệt các trường hợp vi phạm sau đây ngoài việc các chủ nhiệm đồ án phải chịu trách nhiệm, giám đốc các công ty tư vấn phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt trực tiếp với mức cao nhất trong vụ việc đó.
a- Tổ chức tư vấn thông đồng với các chủ đầu tư hoặc các đối tác hợp đồng khác để làm sai về kỹ thuật, tăng khối lượng khi thiết kế và thi công, tạo điều kiện cho người quản lý và người thi công làm gian dối, thanh toán khống gây tiêu cực và thiệt hại kinh tế cho Nhà nước , hoặc công dân.
b- Không điều tra, khảo sát mà lấy số liệu giả hoặc số liệu của nơi khác hoặc của tổ chức không có tư cách pháp nhân để lập dự án, lập thiết kế gây ra hậu qủa phải làm lại hồ sơ tài liệu hoặc phá đi làm lại công trình thì tổ chức tư vấn phải bồi thường thiệt hại và giám đốc phải bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.
c- Thông đồng nâng giá, hạ giá hoặc lạm dụng quyền hành vừa lập giá, vừa duyệt giá để tạo điều kiện các bên thanh toán không đúng chính sách giá của Nhà nước hoặc hợp đồng đã ký kết gây thiệt hại cho Nhà nước và công dân.
d- Thẩm định dự án, thiết kế không đầy đủ theo hợp đồng đã ký với cơ quan Nhà nước và công dân để công trình xây dựng vi phạm pháp luật, qui chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng của Nhà nước gây hậu qủa xấu về môi trường, hư hại công trình kỹ thuật hạ tầng.... phải phá dỡ, gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước và công dân.
Ngoài việc các chuyên gia tư vấn chịu trách nhiệm phần thẩm định của mình, giám đốc công ty tư vấn phải chịu trách nhiệm trực tiếp và tùy theo mức độ có thể vị truy tổ trước pháp luật.
e- Về quản lý dự án: Các chủ nhiệm điều hành dự án do các công ty tư ván cử và được cơ quan thẩm quyền quyết định hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý dự án theo qui định tại Nghị định 177/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Nếu vi phạm các qui định đó chủ nhiệm điều hành dự án phải chịu trách nhiệm và giám đốc công ty tư vấn phải chịu trách nhiệm liên đới về hậu qủa do mình lập ra.
VIII- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28:
Qui chế này áp dụng thống nhất trong cả nước và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1995.
Các tổ chức khảo sát, thiết kế và tổ chức tư vấn xây dựng đã được cấp giấy phép hành nghề khảo sát, thiết kế xây dựng theo Qui chế hiện hành nghề khảo sát xây dựng, thiết kế qui hoạch xây dựng, thiết kế công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 92 BXD/GĐ ngày 17-4-1993 của Bộ Xây dựng và theo Qui chế về hoạt động và đăng ký hành nghề của công ty tư vấn xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 158 BXD/QLXD ngày 22-6-1995 của Bộ Xây dựng được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30-9-1995. Từ ngày 01-10-1995 các tổ chức tư vấn xây dựng phải sử dụng chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng theo mẫu qui định trong Qui chế này.
Điều 29:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Xây dựng, Kiến trúc sư trưởng thành phố hướng dẫn các tổ chức tư vấn xây dựng trực thuộc hiện việc đăng ký và hoạt động theo Qui chế này.