Quyết định 16/2007/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 391: 2007 Bê tông - Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 16/2007/QĐ-BXD

Quyết định 16/2007/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 391: 2007 "Bê tông - Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên"
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:16/2007/QĐ-BXDNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Liên
Ngày ban hành:25/04/2007Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG

 

Số: 16/2007/QĐ-BXD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2007

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành TCXDVN 391: 2007 “Bê tông - Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên”

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

 

 

Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1.Ban hành kèm theo quyết định này 01 Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam:

TCXDVN 391: 2007 “Bê tông - Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên”.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3.Các Ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như điều 3

- Website Chính Phủ

- Công báo

- Bộ Tư pháp

- Bộ KH&CN

- Vụ Pháp chế       -đã ký

- Lưu VP, Vụ KHCN

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Văn Liên

 

 


Bê tông - Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên

Concrete - Requirements for Natural Moist Curing

 

Lời nói đầu

 

Tiêu chuẩn TCXDVN 391: 2007 do Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 16/2007/QĐ- BXD, ngày 25 tháng  4 năm 2007.

Tiêu chuẩn này thay thế tiêu chuẩn TCVN 5592: 1991 - Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu về Bảo dưỡng ẩm tự nhiên, bằng cách phủ ẩm và tưới nước cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong sản xuất và thi công, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu Việt Nam.

2. Tài liệu viện dẫn

TCXD 191: 1996 - Bê tông và vật liệu bê tông- Thuật ngữ và định nghĩa;

TCXDVN 305: 2004 - Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCXDVN 302 : 2004 - Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

3. Thuật ngữ - định nghĩa

- Bảo dưỡng ẩm tự nhiên:Quá trình giữ ẩm thường xuyên cho bê tông trong điều kiện tác động của các yếu tố khí hậu địa phương.Có thể thực hiện Bảo dưỡng ẩm tự nhiên bằng cách tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông, phủ vật liệu ẩm và tưới nước, phun sương, hoặc phủ các vật liệu cách nước lên mặt bê tông (xem TCXD 191: 1996).

- Cường độ bảo dưỡng tới hạn:Giá trị cường độ nén của bê tông tại thời điểm ngừng quá trình Bảo dưỡng ẩm tự nhiên, ký hiệu làRthBD, đơn vị tính là% cường độbê tông ở tuổi 28 ngày đêm, %R28(xem TCXD 191: 1996).

- Thời gian bảo dưỡng cần thiết:Thời gian tính từ khi bắt đầu Bảo dưỡng ẩm tự nhiên cho tới khi bê tông đạt Cường độ bảo dưỡng tới hạn, ký hiệu làTctBD, đơn vị tính làngày đêm.

- Bảo dưỡng ban đầu:Quá trình giữ cho bê tông không bị bốc hơi nước vào không khí khi chưa thể tưới nước giữ ẩm trực tiếp lên mặt bê tông.

- Bảo dưỡng tiếp theo:Quá trình giữ ẩm để hạn chế bê tông bốc hơi nước vào không khí, tính từ khi bắt đầu tưới nước lên mặt bê tông tới khi ngừng quá trình Bảo dưỡng ẩm tự nhiên.

-Bề mặt hở:Bề mặt kết cấu bê tông có thể bốc hơi nước vào không khí.

4. Quy định chung

4.1. Quá trình Bảo dưỡng ẩm tự nhiên cần được tiến hành liên tục ngay sau khi hoàn thiện bề mặt bê tông cho tới khi ngừng quá trình Bảo dưỡng.

4.2.  Hai thông số kỹ thuật sau đây đặc trưng đồng thời cho quá trình Bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông:

- Cường độ bảo dưỡng tới hạn

-Thời gian bảo dưỡng cần thiết.

Khi đánh giá về chế độ Bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông cần phải đồng thời xem xét cả 2 thông số này. Trong đó thông số quyết định là RthBD, còn thông số TctBD được xác định dựa trên thông số RthBD  tuỳ theo vùng khí hậu cụ thể.

5. Phân vùng khí hậu theo yêu cầu Bảo dướng ẩm bê tông

Theo yêu cầu kỹ thuật Bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông, lãnh thổ nước ta được phân thành 3 vùng khí hậu điển hình là A, B và C, với ranh giới địa lý, tên mùa và thời gian trong năm được nêu ở Bảng 1. Bản đồ phân vùng khí hậu theo yêu cầu Bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông được thể hiện ở Hình 1.

 

Bảng 1. Phân vùng khí hậu theo yêu cầu Bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông

 

Vùng khí    hậu Bảo dưỡng ẩm bê tông

 

Vị trí địa lý

 

Tên mùa

 

Từ tháng đến  hết tháng

Vùng A

Từ huyện Diễn Châu trở ra.

Mùa hè

Mùa đông

IV - IX

X - III

Vùng B

Phía Đông Trường sơn từ Diễn Châu đền Ninh Thuận.

Mùa khô

Mùa mưa

II - VII

VIII - I

Vùng C

Phần còn lại, bao gồm Tây nguyên và đồng bằng Nam bộ.

Mùa khô

Mùa mưa

XII - IV

V - XI

 

6. Yêu cầu Bảo dưỡng ẩm tự nhiên

6.1. Quá trình Bảo dưỡng ẩm tự nhiên được phân thành 2 giai đoạn : Bảo dưỡng ban đầu và Bảo dưỡng tiếp theo. Hai giai đoạn này liên tục kế tiếp nhau không có bước gián đoạn, kể từ khi hoàn thiện xong bề mặt bê tông cho tới khi đạt được Cường độ bảo dưỡng tới hạn.

6.2. Giai đoạn Bảo dưỡng ban đầu:

Trong giai đoạn này cần có biện pháp sao cho bê tông không bị bốc hơi nước dưới tác động của các yếu tố khí hậu địa phương (như nắng, gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí). Đồng thời không để lực cơ học tác động lên bề mặt bê tông.

Tiến hành Bảo dưỡng ban đầu như sau:

Bê tông sau khi tạo hình xong cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm (là các vật liệu địa phương hoặc các vật thích hợp sẵn có). Lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông để tránh cho bê tông bị hư hại bề mặt. Khi cần thì có thể tưới nhẹ nước lên mặt vật liệu phủ ẩm. Cũng có thể phủ mặt bê tông bằng các vật liệu cách nước như nilon, vải bạt, hoặc phun chất tạo màng ngăn nước bốc hơi. Khi dùng chất tạo màng trên bề mặt bê tông thì việc tiến hành phun được thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất chất tạo màng. Cũng có thể dùng thiết bị phun sương để phun nước thành sương trực tiếp lên mặt bê tông mà không cần phủ mặt bê tông.

Việc phủ ẩm bề mặt bê tông trong giai đoạn Bảo dưỡng ban đầu là nhất thiết phải có khi thi công trong điều kiện bị mất nước nhanh (như gặp trời nắng gắt, khí hậu nóng khô, khí hậu có gió Lào). Các trường hợp khác có thể không phủ mặt bê tông, nhưng phải theo dõi để đảm bảo hạn chế bê tông bị mất nước, tránh nứt mặt bê tông.

Việc giữ ẩm bê tông trong giai đoạn Bảo dưỡng ban đầu kéo dài cho tới thời điểm bê tông đạt được một giá trị cường độ nén nhất định, đảm bảo có thể tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông mà không gây hư hại. Thời gian để đạt cường độ này vào mùa hè ở Vùng A và các mùa ở Vùng B và C là khoảng 2,55h; vào mùa Đông ở Vùng A là khoảng 5 - 8h đóng rắn của bê tông tuỳ theo tính chất của bê tông và đặc điểm của thời tiết.

Tại hiện trường có thể xác định thời điểm này bằng các tưới thử nước lên mặt bê tông, nếu thấy bề mặt bê tông không bị hư hại là được. Khi đó bắt đầu giai đoạn Bảo dưỡng tiếp theo.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Bản đồ phân vùng khí hậu theo yêucầu Bảo dưỡng ẩm bê tông

 

6.3. Giai đoạn Bảo dưỡng tiếp theo: Tiến hành kế tiếp ngay sau giai đoạn Bảo dưỡng ban đầu. Đây là giai đoạn cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi ngừng quá trình Bảo dưỡng.

6.3.1. Đối với bê tông dùng xi măng Pooclăng và xi mămg pooclăng hỗn hợp: Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho mọi bề mặt hở của kết cấu bê tông cho tới khi bê tông đạt giá trịCường độ bảo dưỡng tới hạnRThời gian bảo dưỡng cần thiếtTnhư sau:

a) Đối với bê tông nặng thông thường, bê tông mác cao, bê tông chống thấm, bê tông tự lèn: Không dưới mức quy định ở Bảng 2, tuỳ theo Vùng và Mùa khí hậu.

b) Đối với bê tông cốt liệu nhẹ, bê tông cốt sợi phân tán: Thời gian bảo dưỡng cần thiết giảm hơn 1 ngày đêm so với giá trị ở Bảng 2. Riêng mùa mưa ở Vùng B và C không dưới số ngày đêm ở Bảng 2.

c) Đối với bê tông bọt và bê tông khí: Thời gian bảo dưỡng cần thiết tăng thêm 1 ngày so với mức quy định ở Bảng 2.

d) Đối với bê tông của kết cấu sẽ chịu tác động thường xuyên của hoá chất, bê tông của kết cấu xây dựng ở vùng ven biển trong phạm vi 1km tính từ mép nước và bê tông ở hải đảo : Nếu không có quy định riêng của thiết kế thì Thời gian bảo dưỡng cần thiết lấy tăng thêm 1 ngày so với mức quy định ở Bảng 2.

e) Đối với bê tông khối lớn:

- Bê tông các kết cấu khối lớn của các công trình công nghiệp và dân dụng (như móng silô, móng ống khói, móng máy, tường và vòm hầm, tường chắn đất vv…): Ngoài các yêu cầu của thiết kế, Thời gian bảo dưỡng cần thiết là không dưới 7 ngày đêm, không phân biệt Vùng và Mùa khí hậu. Biện pháp tưới nước và biện pháp thoát nhiệt cho bê tông khối lớn trong giai đoạn Bảo dưỡng tiếp theo cần thực hiện theo hướng dẫn của TCXDVN 305: 2004.

- Bê tông các đập lớn: Thực hiện theo yêu cầu của thiết kế hoặc theo Biện pháp thi công đã được phê duyệt.

 

Bảng 2. Mức giá trị Cường độ bảo dưỡng tới hạn RthBD

và thời gian bảo dưỡng cần thiết TctBDcho bê tông nặng thông thường

 

Vùng khí    hậu Bảo dưỡng ẩm bê tông

 

Tên mùa

 

Từ tháng đến hết tháng

Mức giá trị quy định

không dưới

RthBD, %R28

TctBD, ngày đêm

Vùng A

Mùa hè

Mùa đông

IV- IX

X - III

50 - 55

40 - 50

3

4

Vùng B

Mùa khô

Mùa mưa

II -  VII

VIII - I

55 - 60

35 - 40

4

2

Vùng C

Mùa khô

Mùa mưa

XII - IV

V - XI

70

30

6

1

 

f) Đối với bê tông đầm lăn:

- Bê tông đầm lăn dùng cho mặt đường hoặc sân bãi: Thời gian bảo dưỡng cần thiết không dưới mức quy định ở Bảng 2.

- Bê tông đầm lăn cho đập lớn: Thực hiện theo yêu cầu của thiết kế hoặc theo Biện pháp thi công đã được phê duyệt. Có thể dùng thiết bị phun nước thành sương lên mặt bê tông ngay sau khi đầm lèn mỗi lớp. Việc phun sương được tiến hành cuốn chiếu lên theo các lớp đổ. Khi ngừng thi công thì lớp đổ cuối cùng được tưới nước bảo dưỡng không ít hơn 7 ngày đêm.

6.3.2. Đối với bê tông dùng xi măng Pooclăng xỉ và Pooclăng Puzolan: Thời gian Bảo dưỡng ẩm tăng thêm 1 ngày đêm so với quy định ở Bảng 2.

6.3.3. Đối với bê tông dùng xi măng đóng rắn chậm, hoặc dùng phụ gia chậm ninh kết: Thời gian bảo dưỡng cần thiết tăng thêm 1 ngày đêm so với quy định trong Bảng 2.

6.3.4. Đối với bê tông dùng xi măng đóng rắn nhanh, hoặc dùng phụ gia tăng nhanh đóng rắn: Thực hiện theo Điều 6.3.1.b).

6.4. Trong giai đoạn Bảo dưỡng tiếp theo có thể phủ ẩm hoặc không phủ ẩm bề mặt bê tông. Đối với vùng có khí hậu nóng khô hoặc có gió Lào thì việc phủ ẩm sẽ có tác dụng để giảm số lần tưới nước trong ngày và hạn chế nứt mặt bê tông.

Số lần tưới nước trong một ngày tuỳ thuộc vào môi trường khí hậu địa phương, sao cho bề mặt bê tông luôn được ẩm ướt. Việc tưới nước giữ ẩm cần được duy trì cả ban ngày lẫn ban đêm để đảm bảo cho bề mặt bê tông luôn được giữ ẩm, tránh bị để khô trong đêm.

Trong giai đoạn Bảo dưỡng tiếp theo có thể thực hiện ngâm nước trên mặt bê tông thay cho tưới nước giữ ẩm.

6.5. Nước dùng để tưới giữ ẩm bề mặt bê tông nên thoả mãn yếu cầu của Tiêu chuẩn TCXDVN 302: 2004. Cũng có thể dùng nước sông, nước hồ ao không có tạp chất gây hại cho bê tông để Bảo dưỡng ẩm bê tông.

6.6. Khi sản xuất các sản phẩm bê tông hoặc thi công công trình bê tông có sử dụng các giải pháp kỹ thuật để tăng nhanh đóng rắn bê tông nhằm sớm tháo cốp pha (như hấp hơi nước, hấp bằng năng lượng mặt trời, hấp bằng điện vv…) thì quá trình Bảo dưỡng tiếp theo cần được thực hiện cho tới khi bê tông đạt Cường độ bảo dưỡng tới hạn theo Điều 6.3. Khi tháo cốp pha mà bê tông đã đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn thì không cần bảo dưỡng ẩm tiếp nữa. Nếu chưa đạt Cường độ bảo dưỡng tới hạn thì phải tiếp tục tưới nước bảo dưỡng ẩm cho tới khi bê tông đạt được Cường độ bảo dưỡng tới hạn theo quy định.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi