Quyết định 1514/QĐ-HĐTĐNN 2023 Kế hoạch thẩm định Báo cáo Dự án đường sắt đô thị Hà Nội Tuyến số 5

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1514/QĐ-HĐTĐNN

Quyết định 1514/QĐ-HĐTĐNN của Hội đồng Thẩm định Nhà nước về việc phê duyệt Kế hoạch thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc
Cơ quan ban hành: Hội đồng Thẩm định Nhà nước
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1514/QĐ-HĐTĐNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
05/09/2023
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kế hoạch thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Tuyến số 5

Ngày 05/9/2023, Hội đồng Thẩm định Nhà nước ban hành Quyết định 1514/QĐ-HĐTĐNN về việc phê duyệt Kế hoạch thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc. Cụ thể như sau:

1. 14 nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án bao gồm:

- Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;

- Việc đáp ứng các tiêu chí xác định dự án là dự án quan trọng quốc gia;

- Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

- Đánh giá về dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư;

- Đánh giá về khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác;

- Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;…

2. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành do Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư làm Tổ trưởng, gồm 03 nhóm:

- Nhóm I: Nhóm chuyên gia về đấu thầu;

- Nhóm II: Nhóm chuyên gia giúp việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án;

- Nhóm III: Nhóm hậu cần.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1514/QĐ-HĐTĐNN tại đây

tải Quyết định 1514/QĐ-HĐTĐNN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1514/QĐ-HĐTĐNN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1514/QĐ-HĐTĐNN PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC

_____

Số: 1514/QĐ-HĐTĐNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2023

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc
Khánh - Láng - Hòa Lạc

_________

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC

 

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;

Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Căn cứ Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 30/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư và ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được thành lập theo Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 30/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.

Điều 2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch thẩm định theo thời gian quy định.

Điều 3. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 9 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư đối với các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch thẩm địch theo thời gian quy định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có thành viên tham gia Hội đồng thẩm định, Tổ trưởng và các thành viên Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 5;

- VPCP (để b/c TTg);

- Bộ KH&ĐT: Bộ trưởng (để b/c);

  Cục QLĐT; các vụ: KTDN, KTNN, KCHTĐT,    THKHTQĐ, KTDPLT, PC, QPAN, KHGDTNMT, QLQH,Ttra

Bộ, VP Bộ;

- Lưu: VT, GS&TĐT

TM. HỘI ĐỒNG

CHỦ TỊCH

 

 

 

BỘ TRƯỞNG

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Nguyễn Chí Dũng

 

 

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC

_____

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2023

 

 

KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-HĐTĐNN ngày 05 tháng 9 năm 2023 của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước)

__________

 

I. NHIỆM CỤ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

1. Nhiệm vụ thẩm định

Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo NCTKT) Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc (sáu đây gọi tắt là Dự án) để báo cáo Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

2. Cơ sở pháp lý tổ chức thẩm định

Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;

Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

3. Nội dung thẩm định

Điều 16 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư (Nghị định số 29/2021/NĐ-CP) quy định nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công gồm 14 nội dung1.

__________

1 Điều 16 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định: “Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công:

1. Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định.

2. Việc đáp ứng các tiêu chí xác định dự án là dự án quan trọng quốc gia.

3. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

4. Đánh giá về dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư.

5. Đánh giá về khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác (nếu có); đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

6. Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.

7. Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư.

8. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

9. Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn: căn cứ xác định sơ bộ tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phân tích sơ bộ tính khả thi của các phương án huy động vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công.

10. Đánh giá về việc xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án.

11. Đánh giá về tiến độ dự kiến thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có).

12. Đánh giá sơ bộ về hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

13. Đánh giá về các giải pháp tổ chức thực hiện dự án: xác định chủ đầu tư (nếu có); hình thức quản lý dự án.

14. Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có) ".

 

Căn cứ quy định nêu trên, các nội dung thẩm định và phân công trách nhiệm thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước và thành viên Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành (dưới đây gọi tắt là TV HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN) tổ chức thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án như sau:

 

STT

Nội dung thẩm định

Hình thức đánh giá

Thành viên HĐTĐNN/Tổ CGTĐLN chịu trách nhiệm chính theo chức năng QLNN được phân công

1.

Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định.

Báo cáo bằng văn bản

Tất cả thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN

2.

Việc đáp ứng các tiêu chí xác định dự án là dự án quan trọng quốc gia

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, TP và UBND TP Hà Nội

3.

Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, CT, NG, QP, KH&CN, NN&PTNT, TT&TT,

VHTTDL và UBND TP Hà Nội

4.

Đánh giá về dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, CT; UBND TP Hà Nội.

5.

Đánh giá về khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác (nếu có); đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, QP, CA, TN&MT, NN&PTNT, VHTT&DL va UBNDTP Hà Nội

6.

Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, CT, KH&CN, TT&TT và UBND TP Hà Nội

7.

Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, CT; UBND TP Hà Nội

8

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, TN&MT và UBND TP Hà Nội

 

 

 

STT

Nội dung thẩm định

Hình thức đánh giá

Thành viên HĐTĐNN/ Tổ CGTĐLN chịu trách nhiệm chính theo chức năng QLNN được phân công

9.

Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn: căn cứ xác định sơ bộ tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phân tích sơ bộ tính khả thi của các phương án huy động vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, TC, CT, NHNNVN và UBND TP HàNội

10.

Đánh giá về việc xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, CT và UBND TP Hà Nội

11.

Đánh giá về tiến độ dự kiến thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có)

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, TC và UBND TP Hà Nội

12.

Đánh giá sơ bộ về hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, TC, CA, QP, KH&CN, TT&TT, CT, NG, VHTT&DL và UBND TP Hà Nội

13.

Đánh giá về các giải pháp tổ chức thực hiện dự án: xác định chủ đầu tư (nếu có); hình thức quản lý dự án

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, GTVT, XD, TC, QP, KH&CN, TT&TT, CT và UBND TP Hà Nội

14.

Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có)

Báo cáo bằng văn bản

Thành viên HĐTĐNN và Tổ CGTĐLN thuộc các cơ quan: các bộ: KHĐT, TC, TP, GTVT, XD, NG và UBND TP Hà Nội


II. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

1. Đề xuất thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành

a. Căn cứ pháp lý

- Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước: “Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành theo yêu cầu công việc đối với từng dự án quan trọng quốc gia

- Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định: “Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành là bộ phận được thành lập để giúp việc cho Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm các chuyên gia của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan khác có liên quan

- Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 29/2021 /NĐ-CP quy định: “Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có các nhiệm vụ sau: Huy động bộ máy của Bộ giúp Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức công việc thẩm định dự án quan trọng quốc gia và các hoạt động chung của Hội đồng; phối hợp với các cơ quan liên quan, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, tư vấn thẩm tra để thực hiện các công việc thẩm định ”,

b. Dự kiến thành viên Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành

Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành do Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư làm Tổ trưởng và gồm có 03 nhóm, mỗi nhóm có 01 trưởng nhóm.

Nhóm I (nhóm chuyên gia về đấu thầu):

Thành phần của Nhóm I gồm:

- Lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trưởng nhóm);

- Lãnh đạo Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phó trưởng nhóm);

- Chuyên viên Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (gồm 01 thư ký tổng hợp và một số chuyên viên khác);

- Các thành viên khác do trưởng nhóm đề xuất và báo cáo Tổ trưởng Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành trình Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư/Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, quyết định.

Nhóm II (nhóm chuyên gia giúp việc thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án)

Thành phần của Nhóm II gồm:

- Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trưởng nhóm);

- 01 Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phó trưởng nhóm);

- Lãnh đạo Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phó trưởng nhóm);

- Lãnh đạo Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phó trưởng nhóm);

- Lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Lãnh đạo Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Lãnh đạo Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Lãnh đạo Thanh tra Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Chuyên viên của Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (thực hiện các nội dung thẩm định do Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư phân công cụ thể từng thành viên).

- Các thành viên khác bao gồm: cán bộ cấp Vụ/Sở thuộc các cơ quan có thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước (do các cơ quan cử người theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đơn vị liên quan trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư (do các đơn vị cử người). Tổ trưởng Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành trình Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư/Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, quyết định.

Nhóm III (nhóm hậu cần)

Giúp Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức công việc thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án và các hoạt động chung của Hội đồng. Hỗ trợ về trang thiết bị (phòng làm việc, máy tính, máy in, máy chiếu); Quản lý kinh phí phục vụ Hội đồng thẩm định nhà nước (gồm: chi phí thẩm định, chi phí thẩm tra và thanh toán cho Hội đồng và các thành viên, cơ quan, đơn vị liên quan), dự kiến thành phần chinh của Nhóm hậu cần của Hội đồng như sau:

- Chánh Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trưởng nhóm);

- Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (phó trưởng nhóm);

- Thư ký Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Thư ký Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Đại diện Phòng Tài vụ, Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Chuyên viên của Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các thành viên khác do Chánh Văn phòng Bộ đề xuất.

Tổ trưởng Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành xem xét, tổng hợp và báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập Tổ và thành viên của các nhóm trong Tổ.

c. Nhiệm vụ Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành

- Nhiệm vụ của Nhóm I (nhóm chuyên gia về đấu thầu); Lựa chọn nhà thầu tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công việc tư vấn thẩm tra, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua.

- Nhiệm vụ của Nhóm II (nhóm thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án): (1) Thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án theo các nhiệm vụ thẩm định đã nêu trên; (2) Tổng hợp, dự thảo báo cáo thẩm định trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, báo cáo Chính phủ; (3) Phối hợp với Nhóm chuyên gia đấu thầu nghiệm thu hồ sơ báo cáo kết quả thẩm tra Dự án của tư vấn thẩm tra; (4) Thực hiện các công việc được giao khác.

- Nhiệm vụ của Nhóm III (nhóm hậu cần) tổ chức và thực hiện các thủ tục liên quan đến chi tiêu tài chính phục vụ Hội đồng thẩm định theo quy định hiện hành.

2. Đề xuất thuê tư vấn thẩm tra

a. Căn cứ pháp lý

- Điều 2 Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 30/10/2020 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo: “Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thuê tư vấn nước ngoài hoặc liên danh tư vấn trong nước và nước ngoài để thẩm tra Dự án theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ”.

Hiện nay, Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ đã được thay thế bởi Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.

- Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định: “tư vấn thẩm tra là tổ chức hoặc cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc liên danh trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là tư vấn hoặc tư vấn thẩm tra) được Hội đồng thẩm định nhà nước thuê để thực hiện một hoặc một số phần công việc của nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia

- Điều 11 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia, gồm:

“1. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong trường hợp đặc biệt:

a. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành xác định nhà thầu tư vấn thẩm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định pháp luật để thực hiện ngay công việc tư vấn, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua.

b. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phải hoàn tất thủ tục, bao gồm:

- Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu tư vấn, trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

- Tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

- Trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án:

- Chuẩn bị ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra được lựa chọn. Hợp đồng được ký giữa ba bên, gồm đại diện của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ đầu tư (nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án) và tư vấn thẩm tra được lựa chọn.

2. Các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu

- Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định: Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia được tính trong tổng mức đầu tư dự án và được chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư thanh toán theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định nhà nước, bảo đảm tiến độ thẩm định, thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo kế hoạch.

Chủ đầu tư; nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm thanh toán chi phí thẩm tra cho tư vấn thẩm tra theo hợp đồng đã được ký, sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định nhà nước

- Tại văn bản số 2131/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 15/4/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: “Cho phép lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra (liên danh tư vấn trong nước và nước ngoài) trong trường hợp đặc biệt theo quy trình, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP”.

- Tại văn bản số 734/TTg-CN ngày 01/6/2021, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến: Đồng ý chủ trương thuê tư vấn thẩm tra để thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án như đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước (văn bản số 2131/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 15/4/2021) và ý kiến của Bộ Tư pháp (văn bản số 1445/BTP-PLDSKT ngày 12/5/2021). Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước quyết định việc lựa chọn tư vấn thẩm tra theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm tư vấn thẩm tra có năng lực; kinh nghiệm, phát huy tối đa hiệu quả và tiết kiệm trong công tác thuê tư vấn thẩm tra.

b) Tư vấn thẩm tra

Thực hiện Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 30/10/2020 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 734/TTg-CN ngày 01/6/2021 giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước quyết định việc lựa chọn tư vấn thẩm tra theo đúng quy định pháp luật, Hội đồng dự kiến sẽ thuê liên danh tư vấn trong nước và nước ngoài có năng lực kinh nghiệm hoạt động tư vấn trong lĩnh vực đường sắt đô thị để thực hiện công việc tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án, giúp Hội đồng thực hiện nhiệm vụ thẩm định.

Chi tiết yêu cầu, nhiệm vụ tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án tại Phụ lục 01 kèm theo.

c) Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra

Thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

 

III. Thời GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG

Thời gian và chương trình làm việc của Hội đồng thẩm định nhà nước dự kiến như sau:

 

STT

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

1.

Thành lập HĐTĐNN: Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 30/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ

Đã hoàn thành

2.

Gửi hồ sơ xin ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng và các cơ quan liên quan: Bộ KH&ĐT đã có văn bản số 7390/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 05/11/2020.

Đã hoàn thành

3.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thuê tư vấn thẩm tra Dự án: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 2131/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 15/4/2021 báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đồng ý tại văn bản số 734/TTg-CN ngày 01/6/2021.

Đã hoàn thành

4.

Xin ý kiến các thành viên Hội đồng về dự thảo Kế hoạch thẩm định: Bộ KH&ĐT đã có văn bản số 4601/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 14/7/2021.

Đã hoàn thành

5.

Chủ tịch Hội đồng ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thẩm định.

Tháng 08/2023

6.

Chủ tịch Hội đồng ký Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành

Sau khi phê duyệt Kế hoạch thẩm định

7.

Lựa chọn tư vấn thẩm tra

Sau khi Chủ tịch Hội đồng ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thẩm định

8.

Họp Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành

Sau khi Tư vấn thẩm tra có báo cáo thẩm tra lần 1

9.

Họp Hội đồng thẩm định nhà nước phiên thứ nhất

Sau khi Tư vấn thẩm tra có hoàn thiện báo cáo thẩm tra lần 1 theo ý kiến của Tổ CGTĐLN

10.

Họp Hội đồng thẩm định nhà nước phiên thứ hai (nếu cần thiết)

Sau khi có Báo cáo thẩm tra cuối cùng của Tư vấn thẩm tra

11.

Hoàn chỉnh Dự thảo Báo cáo thẩm định xin ý kiến cho các thành viên Hội đồng và trình Chính phủ

Sau khi các TVHĐNN thông qua dự thảo Báo cáo kết quả thẩm định

 

IV. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

1. Địa điểm và phương tiện làm việc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan Thường trực của Hội đồng) sẽ bố trí địa điểm các phiên họp của Hội đồng thẩm định nhà nước, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, phòng làm việc cho Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành (nếu cần).

2. Chi phí thẩm định, thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án

a) Chi phí thẩm tra:

Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định: “Trường hợp cần thiết Hội đồng thẩm định nhà nước yêu cầu chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt chi phí thuê tư vấn thẩm tra. Trường hợp chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư không đủ năng lực kinh nghiệm để thẩm định thì được thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thẩm tra trước khi phê duyệt

Căn cứ quy định nêu trên, Cơ quan thường trực của Hội đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có các văn bản: số 4642/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 15/7/2021, số 8428/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 22/11/2022 đề nghị UBND thành phố Hà Nội tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt chi phí thuê tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước để thực hiện thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra theo quy định. UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 3763/QĐ-UBND ngày 24/7/2023 phê duyệt dự toán tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án. Theo đó, dự toán chi phí tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án là 24.457.657.000 đồng, bao gồm: (1) chi phí tư vấn trong nước: 8.124.489.890 đồng, (2) chi phí tư vấn nước ngoài: 648.643 USD, tương đương: 15.168.516.468 đồng (theo tỷ giá quy đổi tại ngày 30/6/2023 của Ngân hàng Vietcombank: 1USD = 23.385 VND) và chi phí dự phòng: 1.164.650.318 đồng.

- Nguồn vốn thực hiện công tác thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án: Ngân sách Nhà nước do UBND thành phố Hà Nội chi trả.

b) Chi phí thẩm định:

Chi phí thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án: 0,54 tỷ đồng (chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm thanh toán chi phí thẩm định, thẩm tra theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định nhà nước, bảo đảm tiến độ thẩm định, thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án theo kế hoạch./.

 

 

Phụ lục 01

I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;

Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

II. CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG, KẾT LUẬN CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

- Kết luận số 27-KL/TW ngày 17/9/2008 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kế cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

III. CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG SẮT, CÁC NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phú phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Các Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng, ngành, địa phương liên quan.
IV. CÁC VĂN BẢN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng năm 2030; Quyết định số 1823/QĐ-TTg ngày 24/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội “Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc”.

Báo cáo thẩm định nội bộ của Hội đồng thẩm định thành phố Hà Nội, Biên bản họp Hội đồng thẩm định Thành phố ngày 13/2/2020.

Nghị quyết số 31-NQ/TU Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (Khóa XVI) ngày 22/4/2020 đã thống nhất thông qua chủ trương triển khai Dự án.


 

PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG THẨM TRA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI

 

A. THÔNG TIN DỰ ÁN

1. Tên dự án: Dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.

2. Dự án nhóm: Dự án quan trọng quốc gia.

3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Quốc hội.

4. Cấp quyết định đầu tư dự án: Thủ tướng Chính phú.

5. Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hà Nội; Chủ đầu tư: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện Dự án: Dự án đi qua các quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm; cách huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất của thành phố Hà Nội.

7. Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án:

a) Sơ bộ tổng mức đầu tư: 65.404 tỷ đồng, trong đó: Chi phí quản lý, tư vấn và chi phí khác: 6.220 tỷ đồng; Chi phí GPMB bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 811 tỷ đồng; Chi phí xây dựng 24.844 tỷ đồng; Chi phí thiết bị: 16.629 tỷ đồng; Dự phòng phí: 16.900 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn đề nghị thẩm định:

Dự án được cân đối vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (có thể cân đối bố trí bổ sung giai đoạn 2026-2030 theo quy định của Luật Đầu tư công). Phương án cân đối nguồn lực đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 ưu tiên dâu lư giai đoạn 2021- 2025 từ 05 nguồn vốn được Hội đồng thẩm định thành phố họp thông qua, cụ thể:

- Vốn đầu tư công và tiết kiệm chi trong giai đoạn 2021- 2025: dự kiến 15.000 tỷ đồng.

- Vốn từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp: Khoảng 18.000-20.000 tỷ đồng.

- Vốn từ đấu giá một số khu đất: dự kiến 15.000 tỷ đồng.

- Vốn từ phát hành trái phiếu: dự kiến 10.000 tỷ đồng.

- Vốn vay tổ chức tài chính trong và ngoài nước phần kinh phí còn lại.

8. Thời gian thực hiện (Tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện)

a) Đầu tư toàn tuyến trong một giai đoạn, không phân kỳ đầu tư:

UBND Thành phố Hà Nội đề xuất trình cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư toàn tuyến trong một giai đoạn (2020 - 2025), với tổng số ga đề xuất là 21 ga.

b) Tiến độ thực hiện

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ năm 2018 - 2022.

- Giai đoạn thực hiện dự án từ năm 2022 - 2026.

- Giai đoạn vận hành thử và bàn giao Dự án: cuối năm 2025; công tác nghiệm thu, thanh quyết toán năm 2026 - 2027.

9. Hình thức đầu tư của Dự án: Đầu tư công

10. Các nội dung khác

(1) Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trong đó định hướng rõ ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định hệ thống đường sắt đô thị của thành phố Hà Nội sẽ đóng vai trò chính trong hệ thông vận tải hành khách công cộng tốc độ cao, khối lượng lớn, có chức năng gắn kết với các khu đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch, trường học. Trong các tuyến đường sắt được phê duyệt, tuyến số 5 (đường Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc), dài khoảng 39km là tuyến giao thông xuyên tâm huyết mạch, kết nối xâu chuỗi các đô thị hiện đại và tương lai dọc đại lộ Thăng Long với khu vực đô thị trung tâm và trung tâm đô thị.

Dự án nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển theo Chương trình 06- CTr/TU ngày 29/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về Chương trình phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại giai đoạn 2016- 2020. Dự án cũng thuộc danh mục công trình trọng điểm đã được HĐND Thành phố quyết nghị tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 04/12/2017 và phù hợp với Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố về việc thông qua đề án “tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030”.

Việc đầu tư tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội “Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc” hình thành nên tuyến đường sắt hướng tâm trong tổng thể quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị theo Quyết định 519/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một phần tuyến chạy dọc theo khu vực trung tâm tập trung dân cư cao (các quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm) của thành phố Hà Nội, đoạn tuyến còn lại đi qua các khu vực đô thị đang phát triển, đặc biệt là đô thị vệ tinh Hòa Lạc được quy hoạch trở thành đô thị vệ tinh lớn nhất Hà Nội trong tương lai. Tuyến số 5 hình thánh sẽ kết nối và trung chuyển hành khách với cách luyện số 2 (đoạn Nam Thăng Long đến Trần Hưng Đạo, đang trình phê duyệt điều chỉnh dự án), Tuyến số 3 (đoạn Nhổn đến ga Hà Nội đang được xây dựng), tuyến số 4, 6, 8 (đang nghiên cứu), tuyến số 7 (quy hoạch), cho phép hành khách di chuyển nhanh và thuận tiện từ các khu vực ngoại ô vào trung tâm thành phố nhằm giảm mật độ đông đúc của giao thông đô thị, cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông và điều kiện đi lại của nhân dân. Việc đưa vào vận hành tuyến số 5 sẽ giảm thiểu được đáng kể việc ùn tắc giao thông mà kết quả là các vấn đề liên quan cũng sẽ được cải thiện như giảm được ô nhiễm không khí, tiếng ồn và tai nạn giao thông. Đồng thời, hiệu quả của dự án sẽ tác động tới việc thúc đẩy sự phát triển đô thị ngoài trung tâm, góp phần cơ cấu, sắp xếp phân bố lại dân cư vùng đô thị lõi, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển bền vững.

(2) Hướng tuyến: Dự án bắt đầu tại khu vực đường Văn Cao giao với Hoàng Hoa Thám. Tuyến đi ngầm 2 ống đơn dưới đường Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng đến Trung tâm hội nghị Quốc Gia (tổng chiều dài đi ngầm là 6.50Km). Sau khi đi ngầm qua ga Vành Đai 3, tuyến có xu hướng chuyển dần từ ngầm sang đi nổi trên mặt đất tại vị trí giữa giải phân cách của đại lộ Thăng Long. Tại các vị trí giao với đường Lê Quang Đạo, đường sắt quốc gia vãnh đai phía Tây, nút giao Hòa Lạc tuyến được bố trí đi cao cục bộ để vượt qua các nút giao này. Từ nút giao Hòa Lạc đến cuối tuyến (thôn Thạch Bình, xã Yên Bình) tuyến đi trên mặt đất vào giải phân cách giữa của tuyến đường bộ cao tốc quy hoạch Hòa Lạc - Hòa Bình (tổng chiều dài đi trên mặt đất giữa giải phân cách Đại lộ Thăng Long và đường bộ cao tốc quy hoạch Hòa Lạc -Hòa Bình là 29.93 Km, đi cao bằng cầu cạn là 2.0Km).

(3) Các nhà ga: Lựa chọn về vị trí ga đáp ứng 05 nguyên tắc bố trí nhà ga (1) Đảm bảo kết nối tốt các tuyến đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng khác; (2) Vị trí ga phải là những điểm hội luồng khách đi, khách đến như các khu thương mại, trường học, trung tâm văn hoá thể thao, các khu đô thị, các điểm dân cư... ; (3) Vị trí ga đề xuất cần xem xét đến khả năng quỹ đất để phát triển đô thị xung quanh (TOD); (4) Kỹ thuật chạy tàu, Khoảng cách giữa các ga phải đảm bảo vận hành khai thác hiệu quả, đoàn tàu phát huy tối đa công suất, tốc độ; (5) Việc bố trí các ga cần hạn chế tối đa công tác GPMB. Việc phân tích và lựa chọn các vị trí ga được trình bày chi tiết trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án. Cụ thể vị trí các ga được tổng hợp trong bảng dưới đây:

 

Ga

Lý trình

Khoảng cách khu gian(m)

Địa điểm

Loại hình ga

Mã hiệu

Tên ga

S1

Quần Ngựa

Km0+80

 

P.Liễu Giai-Ba Đình

Kết nối Tuyến ĐSĐT số 2 (70m)

 

S2

Kim Mã

Kml + 150

1070

P.Ngọc Khánh-Ba Đình

Kết nối Tuyến ĐSĐT số 3 (145m)

 

S3

Vành đai 1

Km2+100

950

P.Láng Thượng - Đống Đa

Ga

Ngầm

S4

Vành đai 2

Km3+130

1030

P.Láng Hạ -Đống Đa

S5

Hoàng Đạo Thúy

Km4+000

870

Trần Duy Hưng-Thanh Xuân Kết nối Tuyến ĐSĐT số 4

 

S6

Vành đai 3

Km5+070

1070

Mễ Trì - Nam Từ Liêm Kết nối Tuyến ĐSĐT số 8 (157m)

 

S7

Lê Đức

Thọ

Km6+850

1780

Mễ Trì - Nam Từ Liêm Kết nối Tuyến Monorail số 2 (213 m)

Ga mặt đất

S8

Mễ Trì

Km8+620

1770

Đại Mỗ-Nam Từ Liêm

 

S9

Tây Mỗ

Km10+415

1795

Tây mỗ - Nam Từ Liêm Kết nối Tuyến ĐSĐT số 6

Ga trên

cao

S10

An Khánh 1

Km11+830

1415

An Khánh-Hoài Đức Kết nối Tuyến ĐSĐT số 7

 

S11

An Khánh 2

Km13+080

1250

An Khánh-Hoài Đức Kết nối Tuyến Monorail số 1

Ga mặt đất

S12

Song Phương

Km14+980

1900

Song Phương - Hoài Đức

S13

Sài Sơn

Km19+700

4720

Yên Sơn-Quốc Oai

 

S14

Quốc Oai

Km21+200

1500

Thị trấn Quốc Oai

 

S15

Ngọc Mỹ

Km22+400

1200

Ngọc Mỹ-Quốc Oai

Ga mặt đất

S16

Đồng Bụt

Km23+840

1440

Ngọc Liệp-Quốc Oai

S17

Đồng Trúc

Km30+080

6240

Đồng Trúc-Quốc Oai

S18

Đồng Bãi

Km32+250

2170

Thạch Hòa-Thạch Thất

 

S19

Tiến Xuân

Km34+200

1950

Tiến Xuân-Thạch Thất

Ga mặt đất

S20

Trại Mới

Km36+500

2300

Tiến Xuân-Thạch Thất

S21

Thạch Bình

Km38+150

1650

Tiến Xuân-Thạch Thất

 

 

(4) Các vị trí Đề pô: Dự án bố trí 2 Đề pô, Đề pô số 1 bố trí tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức với diện tích khoảng 18 ha. Đề pô số 2 bố trí tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất với diện tích khoảng 6.9 ha.

(5) Cấu trúc tuyến: Tuyến đường sắt đô thị theo tiêu chuẩn đường đối, diện khí hóa với chiều dài 38,43 km (6,5km đi ngầm, 2,0 km đi cao và 29,93 đi trên mặt đất) bao gồm 21 ga (6 ga ngầm, 14 ga trên mặt đất và 1 ga trên cao) và 2 depot (depot 1 bố trí tại xã Sơn Đồng - huyện Hoài Đức và depot 2 bố trí tại xã Yên Bình - huyện Thạch Thất). Đầu tư hệ thống phương tiện, thiết bị (TTTH, Điện, AFC...) đồng bộ.

(6) Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất và đền bù giải phóng mặt bằng: dự kiến nhu cầu sử dụng đất: tổng diện tích đất giải phóng mặt bằng là 24,9 ha (trong đó đất phi nông nghiệp là 3,445 ha, đất nông nghiệp là 21,5 ha). Ước tính di dời Khoảng 43 ngôi nhà với diện tích là 2.159 m2.

(7) Thông số kỹ thuật kỹ thuật chủ yếu của Dự án:

- Lựa chọn loại hình đường sắt đô thị:

Liên quan tới vận tải hành khách công cộng bánh sắt trong đô thị hiện nay trên thế giới có 3 loại hình phổ biến phải kể đến là: hệ thống vận tải nhanh khối lượng lớn (Mass Rapid Transit System), hệ thống vận tải trung bình (Medium Capacity Transit System) và hệ thông vận tải nhỏ (Small Capacity Transit System). Theo kinh nghiệm phát triển trên thế giới cho thấy loại hình MRT phù hợp và phát huy hiệu quả đối với các hành lang có nhu cầu vận tải từ 30.000 hành khách/giờ/hướng trở lên.

Đối với Dự án, với tổng nhu cầu giao thông năm 2025 là 273.035 lượt hành khách/ngày đêm tương ứng với 24.776 hành khách/giờ cao điểm/hướng và tăng lên nhanh chóng vào năm 2050 là 780.092 lượt hành khách/ngày đêm tương ứng với 63.821 hành khách/giờ cao điểm/hướng (nằm trong ngưỡng của loại hình ĐSĐT khối lượng lớn >30.000 HK/giờ/hướng như kinh nghiệm nêu trên), Dự án lựa chọn loại hình đường sắt đô thị khối lượng lớn (MRT).

- Lựa chọn cấu hình đoàn tàu: sử dụng đoàn tàu 4 toa cho giai đoạn từ năm 2025-2040 và cấu hình đoàn tàu 6 toa cho giai đoạn từ năm 2050 trở về sau.

- Tổ chức chạy tàu:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án dự kiến phương án tổ chức chạy tàu như sau:

+ Tốc độ thiết kế: Vmax = 120km/h (trong hầm 90km/h).

+ Do mật độ hành khách trên khu đoạn Quần Ngựa - Song Phương chênh lệch lớn so với mật độ trên đoạn Song Phương - Thạch Bình. Trên cơ sở đó, để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả trong việc đầu tư mua sắm phương tiện thiết bị, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách cho từng thời kỳ, trên mỗi khu vực Tư vấn kiến nghị phương án bố trí quay vòng cho tuyến ĐSĐT số 5 Hà Nội như sau: Quay vòng ngăn từ ga Quần Ngựa đến ga Song Phương, quay vòng dài từ ga Quần Ngựa đến ga Thạch Bình (một số tàu SE chạy từ đầu tuyến đền ga Song Phương và quay đầu lại, một số khác sẽ chạy toàn bộ tuyến từ Quần Ngựa đên Thạch Bình). Giai đoạn đầu chạy đoàn tàu 4 toa, giai đoạn sau năm 2050 sử dụng đoàn tầu 6 toa.

+ Thời gian chạy tàu khu đoạn quay vòng nhỏ Văn Cao - Song Phương là 23.07 phút. Đối với khu đoạn quay vòng lớn Văn Cao - Thạch Bình là 46.06 phút (thời gian trên đã bao gồm cả thời gian dừng đỗ tại các ga).

+ Số lượng phương tiện cần thiết cho từng thời kỳ: 26 đoàn tàu (4 toa) năm 2025; 37 đoàn tàu (4 toa) năm 2035; và 38 đoàn tàu (6 toa) năm 2050.

+ Trong các bước nghiên cứu tiếp theo sẽ tiếp tục làm rõ phương án tổ chức chạy tàu phù hợp với nhu cầu vận tải, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

(8) Giải pháp thiết kế các hạng mục công trình

Tuyến đi ngầm hai ống đơn đoạn Văn Cao - Trung tâm hội nghị Quốc gia, đi trên mặt đất giữa dải phân cách đường cao tốc Láng - Hòa Lạc và Hòa Lạc - Hòa Bình (quy hoạch).

- Thiết kế nhà ga và kiến trúc nhà ga:

+ Toàn tuyến có 21 ga, trong đó gồm 6 ga ngầm, 15 ga nối.

+ Giải pháp thiết kế kiến trúc các nhà ga trên tuyến sẽ là thiết kế theo mẫu điển hình. Vì vậy, thiết kế cho một nhà ga trên một vị trí hiện trường cụ thể chỉ cần điều chỉnh, chỉnh sửa chút ít từ mẫu điển hình cho thích hợp.

- Giải pháp thiết kế cầu:

Các cầu, cống hộp trên đoạn đại lộ Thăng Long:

+ Các cầu giản đơn có nhịp 9<L<20m: sử dụng dầm hộp đường sắt đôi.

+ Các cầu giản đơn có nhịp 20<L<33m: sử dụng dầm hộp lắp ghép.

+ Các cống hộp khẩu độ B=5.5~6.5m vượt kênh, đường dân sinh.

+ Cầu cong trên nhánh vào, ra Depot: Kiến nghị sử dụng phương án dầm bản rỗng đổ tại chỗ với chiều dài nhịp Khoảng 25 m.

- Kết cấu phần dưới: Kiến nghị sử dụng Mố cầu dạng chữ U BTCT, trụ cầu kiểu thân một cột, tại những vị trí đặc biệt có thể sử dụng trụ cổng nhằm đảm bảo giao thông phía dưới cầu, hệ móng cọc Khoản nhồi đường kính D=l,0- l,2m hoặc móng cọc BTCT 40x40cm.

- Giải pháp thiết kế hầm:

+ Biện pháp thi công đào hầm là phương pháp thi công bằng khiên đào (SM) phù hợp với hầm nằm sâu dưới lòng đất và phương pháp đào hở và lấp (C&C) phù hợp với các đoạn đào nông.

+ Đối với hầm đào khiên, kiến nghị sử dụng loại mặt cắt ngang hầm đơn (mono), chiều sâu đi ngầm tính từ đỉnh hầm lên tới mặt đất tự nhiên tối thiểu là một lần đường kính vỏ hầm (1D) khoảng cách giữa 2 mép ngoài ham tối thiểu là 1D.

(9) Phương tiện sức kéo

- Tải trọng trục 15T-16T.

- Cấu hình đoàn tàu: Giai đoạn 2025-2050 sử dụng đoàn tàu 4 toa và giai đoạn sau 2050 sử dụng đoàn tàu 6 toa.

- Các hệ thống đồng bộ theo đoàn tàu (Điện; Kiểm soát điều khiển; Bảo vệ tàu tự động; Thông tin tàu; Vô tuyến, Phát thanh...).

(10) Hệ thống điện

- Hệ thống các trạm điện chính (xây dựng hai trạm đóng cắt 22kV và hai trạm biến áp 110 kV).

- Hệ thống các trạm điện sức kéo

- Hệ thống các trạm điện phân phối

- Hệ thống điện dự phòng (ưu tiên cho các ga ngầm và tòa nhà OCC trong trường hợp khẩn cấp).

- Hệ thống giám sát điều khiển cấp điện SCADA.

- Các hệ thống phụ trợ cho việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống.

- Phương thức tiếp diện sức kéo: Pheo phương án thiết kế sơ bộ trong hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là 1500VDC/tiếp điện trên cao. Trong bước triển khai tiếp theo, sẽ nghiên cứu theo phương thức tiếp điện sức kéo 750VDC/tiếp điện ray thứ 3 để phân tích đánh giá và lựa chọn đảm bảo tính đồng bộ, khả năng kết nối và nâng cao hiệu quả dự án.

- Các tuyến cáp điện cao thế mạch kép nối lưới điện thành phố với các trạm biến áp nhận diện chính.

- Các trạm điện được kết nối bởi hệ thống đường cáp dẫn.

(11) Hệ thống thông tin

- Hệ thống bao gồm các hệ thống con: Hệ thống truyền dẫn; Hệ thống điện thoại tự động (PABX); Hệ thống điện thoại chuyên dụng; Hệ thống vô tuyến mặt đất - đoàn tàu, Hệ thống thông tin phục vụ hành khách (PIS); Hệ thống phát thanh công cộng (PA); Hệ thống đồng hồ đồng bộ; Hệ thống camera giám sát (CCTV); Hệ thống giám sát tập trung; Hệ thống phụ trợ (Nhà đặt thiết bị; chống sét và tiếp đất; nguồn điện..).

- Công nghệ truyền dẫn đa dịch vụ trên nền tảng SDH tích hợp chuyển mạch MPLS, ATM và định tuyến IP.

(12) Hệ thống tín hiệu

- Lựa chọn phương thức vận hành sau trong chế độ bình thường: Vận hành nhân công có kiểm soát tốc độ (LMD) cho tuyến chính (phương thức ATO sẽ được đề xuất nâng cấp trong tương lai); Vận hành nhân công có kiểm soát tốc độ cho khu vực vận hành trong depot; Vận hành nhân công có giới hạn trần đối với khu vực bảo dưỡng.

- Hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu dựa trên thông tin vô tuyến được đề xuất lựa chọn với các giải pháp kỹ thuật như sau

+ Hệ thống điều khiển tàu tự động ATC ( bao gồm ATP và ATS) với phân khu di động;

+ Hệ thống liên khóa điện tử;

+ Hệ thống cửa chắn tự động ke ga (PSD);

+ Hệ thống Truyền dẫn dữ liệu giữa đoàn tàu - mặt đất tốc độ cao và hai chiều trên cơ sở thông tin vô tuyến;

+ Hệ thống cấp nguồn liên tục UPS và các hệ thống phụ trợ khác.

(13) Hệ thống AFC

- Hệ thống thiết kế theo mô hình 04 cấp: cấp 1: Phương tiện vé; cấp 2: Thiết bị AFC của ga; Cấp 3: Máy chủ quản lý ga; cấp 4: Máy chủ trung tâm của OCC;

- Các thành phần chính của hệ thống: Máy nạp tiền; Tổ hợp thiết bị vé văn phòng; Máy chủ ga (tại tất cả các ga); Máy chủ trung tâm (tại OCC); Thiết bị xử lý tiền; Thẻ IC không liếp xúc; Hệ thống xử lý thẻ IC không tiếp xúc.

11. Hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

a) Hiệu quả kinh tế:

Theo kết qua tính toán sơ bộ tại Báo cáo NCTKT, Dự án khả thi về mặt kinh tế thông qua các chỉ số về tỉ suất hoàn vốn nội bộ kinh tế (EIRR) = 12,7 %; tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) = 1,388 và giá trị hiện tại ròng (NPV) = 36.535.000 triệu đồng (ba mươi sáu nghìn năm trăm ba mươi lăm tỷ).

b) Hiệu quả xã hội:

Việc xây dựng các tuyến đường sắt đô thị đem lại lợi ích về kinh tế, tài chính, xã hội, an ninh, quốc phòng; nâng cao văn minh đô thị, tiết kiệm được chi phí hoạt động, thời gian, không gian; tạo thuận lợi trong việc đi lại của người dân, cải thiện đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông đô thị. Gắn kết các hoạt động kinh tế với phát triển đô thị, tiết kiệm về thời gian và đất đai do tránh được việc xây dựng các bãi đậu xe, cùng như các ảnh hương trực tiếp và gián tiếp đối với môi trường sống do việc giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Định hường phát triển đô thị, hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị của Thành phố theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành giao thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:

Dự án Tuyến đường sắt đô thị số 5 đã được đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với chiến lược bảo vệ môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh... và các nội dung khác có liên quan theo đúng yêu cầu quy định tại Điều 12, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

Trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đơn vị tư vấn đã lập Báo cáo Đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với Dự án, nội dung đưa ra các kế hoạch quản lý môi trường, các chương trình quản lý, giám sát môi trường với tiến độ báo cáo chi tiết từ hàng tháng đến định kỳ 6 tháng một lần nhằm kịp thời đưa ra các biến đổi, tác động tích cực, tiêu cực của Dự án với môi trường, là cơ sở để Chủ đầu tư và các nhà thầu đưa ra biện pháp giai quyết hợp lý và hiệu quả. Báo cáo Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là một nội dung trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

12. Giải pháp tổ chức thực hiện dự án

a) Tổ chức thực hiện Dự án:

Cơ quan chủ quản : UBND thành phố Hà Nội;

Chủ đầu tư : Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội;

Để đảm bảo có thể triển khai xây dựng toàn bộ Tuyến 5 trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2025 kiến nghị áp dụng hình thức đối tác thực hiện Dự án PDP (học lập theo mô hình của Malaysia).

Quản lý khai thác dự án : Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội.

b) Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án:

(1) Chủ đầu tư: Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn dự kiến đầu tư của Dự án có xét đến điều kiện thực hiện cũng như năng lực của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB). UBND Thành phố kiến nghị lựa chọn hình thức: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành quản lý thực hiện Dự án. Theo đó Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của Chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền và đầu mối chính thức để phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng.

(2) Đối tác thực hiện Dự án PDP (Project Delivery Partner):

- Phạm vi công việc

Quá trình thực hiện Dự án, Chủ đầu tư lựa chọn một nhà thầu có kinh nghiệm và năng lực quản lý triển khai thực hiện dự án theo hình thức đối tác thực hiện Dự án (PDP). Vai trò và nhiệm vụ chủ yếu của đối tác PDP gồm:

+ Là đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm và chịu toàn bộ rủi ro để thực hiện dự án;

+ Đảm bảo dự án được vận hành chạy thử đầy đủ hoàn thành trong chi phí và thời gian dự kiến;

+ Làm việc với Chủ đầu tư để mua sắm các gói thầu, hợp đồng cho toàn bộ công trình một cách cạnh tranh;

+ Quản lý và khớp nối tất cả các nhà thầu (xây dựng, hạ tầng và các hệ thống);

+ Tìm ra các cách triển khai sáng tạo để giảm chi phí;

+ Áp dụng những thực tiễn tốt nhất trong ngành vào việc thiết kế và thi công.

Đối tác PDP sẽ chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện dự án từ khi thiết kế đến khi hoàn thành dự án đưa vào khai thác. Đối tác PDP thực hiện chức năng nhiệm vụ như một Tư vấn quản lý thực hiện dự án, đồng thời như một tổng thầu EPC.

B. MỤC ĐÍCH TUYỂN CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN THẨM TRA

Việc tuyển chọn tư vấn nhằm đạt mục đích chính sau: Tuyển chọn một đơn vị tư vấn phù hợp, có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công tác thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 thành phố Hà Nội đạt yêu cầu về chất lượng, tiến độ, dùng quy trình quy phạm theo quy định hiện hành, bao gồm:

1. Kiểm tra, đánh giá độc lập về toàn bộ các kết quả nghiên cứu và các đề xuất trong nghiên cứu khả thi.

2. Cung cấp kinh nghiệm, phân tích, đề xuất tiên tiến cho dự án phù hợp với điều kiện Việt Nam.

3. Đưa ra các khuyến nghị, đề xuất về việc nghiên cứu, thực hiện Dự án.

Việc thẩm tra nhằm đảm bảo rằng bản Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 5 thành phố Hà Nội đã thể hiện đầy đủ và hợp lý các nội dung về kỹ thuật, tài chính, pháp lý, thể chế, phù hợp với các yêu cầu của pháp luật Việt Nam, trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện các bước tiếp theo của Dự án.

C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA TƯ VẤN THẨM TRA

I. PHẠM VI CÔNG VIỆC:

Thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội “Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc”.

Nguồn vốn thực hiện: NSNN do UBND thành phố Hà Nội chi trả

Thời gian thực hiện: 03 tháng.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA TƯ VẤN THẨM TRA

Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 734/TTg-CN ngày 01/6/2021) đồng ý chủ trương thuê tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội “Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc” như đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước (tại văn bản số 2131/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 15/4/2021). Theo đó, Hội đồng thẩm định nhà nước (Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 30/10/2020) lựa chọn liên danh tư vấn trong nước và nước ngoài để thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án.

Nhiệm vụ của dịch vụ tư vấn là rà soát, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả nghiên cứu tiền khả thi của Dự án. Xem xét tổng thể mọi phương diện của Dự án có đối chiếu với các các ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch kinh tế xã hội của Việt Nam; các chiến lược, quy hoạch ngành, vùng và cho các địa phương nơi mà dự án đi qua. Phân tích sự phù hợp về hiệu quả và tác động của dự án, khả năng đáp ứng của các nguồn lực và năng lực của các bên liên quan. Nhiệm vụ cụ thể của tư vấn thẩm tra được phân chia thành các nhóm nhiệm vụ

sau:

2.1. Nhiệm vụ 1: Nhóm các vấn đề về cơ sở pháp lý, đánh giá về hồ sơ dự án

1. Sự phù hợp về các căn cứ pháp lý có liên quan:

- Sự phù hợp của căn cứ pháp lý được áp dụng để lập BCNCTKT: Sự phù hợp về các văn bản pháp lý giao nhiệm vụ, phê duyệt nhiệm vụ, văn bản chỉ đạo, các văn bản thỏa thuận...

- Sự tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức lập BCNCTKT: Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế.

-  Sự phù hợp về thành phần, nội dung, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật.

2.  Đánh giá sơ bộ hồ sơ: Đanh giá sơ bộ hồ sơ theo các nội dung liên quan. Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì tiến hành thẩm tra. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ nhưng đáp ứng những nội dung cơ bản thì vẫn tiến hành thẩm tra và yêu cầu tư vấn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc trả, lập lại trong trường hợp cần thiết.

2.2.  Nhiệm vụ 2: Nhóm các vấn đề về sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch

1. Đánh giá về sự cần thiết phải đầu tư:

Tư vấn có nhiệm vụ làm rõ, xác định sự phù hợp về nghiên cứu sự cần thiết đầu tư của Dự án trên cơ sở xem xét các nội dung nghiên cứu liên quan của Dự án với các chiến lược, quy hoạch về kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội cùng như Việt Nam. Các nhiệm vụ làm rõ, xác định sự phù hợp về sự cần thiết đầu tư của Dự án sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các nội dung dưới đây:

a)   Phân tích lịch sử và xu thế phát Triển của đường sắt đô thị (ĐSĐT). Phân tích các lợi thế của ĐSĐT đối với phát triển kinh tế xã hội, kinh nghiệm thực thiện các dự án ĐSĐT của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Phân tích ảnh hưởng của sự tăng trưởng GDP trước và sau khi có hệ thống ĐSĐT.

b)  Đánh giá chung về sự phù hợp của Dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

c)  Đánh giá tính cấp bách, cần thiết phải đầu tư dự án và các điều kiện thực hiện đầu tư:

- Phân tích năng lực tổng quan của tuyến khai thác với vai trò đảm nhiệm vận tải hành khách.

- Thời điểm cần thiết đầu tư, thời điểm cần thiết khai thác, nhu cầu công suất, thời gian khai thác Dự án và mức độ ưu tiên, cấp bách về đầu tư Dự án so với các nhu cầu đầu tư khác.

- Các điều kiện để thực hiện đầu tư Dự Án.

d) Tác động của việc thực hiện dự án đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án.

2.  Đánh giá về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Trong đó lưu ý, phân tích các lợi thế của ĐSĐT đối với phát triển kinh tế xã hội, kinh nghiệm thực hiện các Dự án ĐSĐT của các nước trên thế giới theo mô hình TOD.

2.3.  Nhiệm vụ 3: Nhóm các vấn đề về dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư; khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên

1. Đánh giá sự hợp lý các số liệu về dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ.

2. Đánh giá sự phù hợp của các mục tiêu, quy mô của dự án, bao gồm:

-  Đánh giá sự phù hợp của Dự án với dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu dâu lư, quy mô, hình thức đầu tư và đánh giá "mức giá dịch vụ sử dụng” áp dụng cho vận tải hành khách.

- Phân tích các giải pháp kết nối của Tuyến với các hệ thông giao thông khác.

3. Đánh giá sự phù hợp về khu vực, địa điểm đầu tư:

-  Đánh giá tính phù hợp của địa điểm sẽ triển khai thực hiện dự án, bao gồm:

+ Tính phù hợp của địa điểm sẽ triển khai thực hiện dự án căn cứ đặc điểm về điều kiện tự nhiên, hành chính, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, kết quả khảo sát.

+ Kiểm tra các Quy hoạch liên quan Dự án bao gồm quy hoạch tuyến, quy hoạch kết nối hạ tầng, kết nối giao thông và các kết nối kỹ thuật khác với không gian Dự án.

+ Sự kế thừa của Quy hoạch so với các kết quả điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu;

+ Sự phù hợp của Quy hoạch so với các quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng kinh tế, quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và các quy hoạch, chiến lược khác:

+ Sự phù hợp của Quy hoạch về kết nối không gian, kết nối hạ tầng, kết nối kỹ thuật và kết nối giao thông.

+ Đánh giá hướng tuyến, vị trí các nhà ga, depot (về số lượng đề xuất, khả năng chia sẻ kết nối khai thác chung với các tuyến khác trong mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội), Khoảng cách các nhà ga và quy mô các nhà ga.

4. Đánh giá nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác của dự án dọc tuyến.

2.4. Nhiệm vụ 4: Nhóm vấn đề về phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.

1. Đánh giá sự phù hợp về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính.

2. Đánh giá về khung tiêu chuẩn áp dụng:

- Đề xuất khung tiêu chuẩn áp dụng theo công nghệ kiến nghị phù hợp cho dự án đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc tế cho đường sắt đô thị phù hợp với điều kiện phát triển đường sắt đô thị của Việt Nam.

- Khung tiêu chuẩn áp dụng của Dự án bao gồm danh mục toàn bộ các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho việc khảo sát, thí nghiệm, thiết kế, thi công, vận hành thử, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng và các nội dung khác trong toàn bộ vòng đời Dự án. Khung tiêu chuẩn áp dụng là cơ sở để xây dựng và đảm bảo các mục tiêu của Dự án, bao gồm độ an toàn, độ khả dụng, độ tin cậy, độ bảo dưỡng, chất lượng và các đặc tính khác của Dự án. Khung tiêu chuẩn áp dụng sẽ có tác động lớn đến chi phí, biện pháp thi công, tiến độ thi công, các nguồn lực khác, và tính khả thi của Dự án.

- Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan (Luật Xây dựng 50/2014/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14, Luật tiêu chuẩn - Quy chuẩn kỹ thuật 68/2006/QH11, Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 và các quy định liên quan).

3. Đánh giá về giải pháp công nghệ áp dụng cho Dự án:

-  Công nghệ áp dụng cho Dự án liên quan chặt chẽ tới tính khả thi và hiệu quả của Dự án, đặc biệt đối với dự án quan trọng quốc gia có chi phí lớn. Các hoạt động thẩm tra bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các nội dung sau:

+ Phân tích các đánh giá công nghệ ĐSĐT đang khai thác hiện nay trên thế giới, xu hướng phát triển ĐSĐT và đề xuất công nghệ khả thi cho dự án đặc biệt là đối với tuyến ĐSĐT có chiều dài trên 20km.

+ So sánh, phân tích và đề xuất lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính của dự án, trên cơ sở ưu tiên tính đồng bộ, thống nhất để có thể tích hợp với các dự án đường sắt đô thị đã và đang thực hiện đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, bảo đảm hiệu quả đầu tư cũng như tiết kiệm chi phí duy tu bảo dưỡng, vận hành trong tương lai.

+ Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ (công nghệ đoàn tàu, hệ thống động lực đoàn tàu, công nghệ thông tin tín hiệu, công nghệ quản lý và điều hành khai thác, công nghệ cấp điện, điều khiển và giám sát an toàn hệ thống) tiên tiến phù hợp cho dự án đảm bảo tính cạnh tranh, dễ dàng kết nối hệ thống ĐSĐT khác sẽ hình thành trong tương lai, khả năng thay thế và bảo trì.

+ Đánh giá các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng đặc biệt là các thiết bị, vật tư nhập khẩu đảm bảo tính cạnh tranh cho dự án. Các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị thay thế phục vụ công tác bảo trì, bảo dưỡng khi đưa vào khai thác vận hành.

+ Mức độ tin cậy, thông dụng của công nghệ đáp ứng yêu cầu mua sắm mang tính cạnh tranh.

+  Các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Chuyển giao công nghệ bao gồm: (1) Việc kiểm chứng sử dụng công nghệ tại các quốc gia phát triển (nếu có); (2) Việc đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho vận hành dây chuyền công nghệ của dự án đầu tư (nếu có); (3) Việc đáp ứng các điều kiện sử dụng công nghệ; (4) Sơ bộ tác động ảnh hưởng của công nghệ đến môi trường.

4. Phân tích đánh giá nhu cầu tiêu thụ năng lượng của tuyến trên hệ thống ĐSĐT khi vận hành theo các kịch bản, phân bổ các trạm cấp điện phù hợp cho dự án.

5.  Phân tích đánh giá nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho dự án, các dịch vụ và hạ tầng liên quan.

2.5.  Nhiệm vụ 5: Nhóm các vấn đề về đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường

1. Đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư: Rà soát, làm rõ, đánh giá sự phù hợp của toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu, điều tra, khảo sát, phân tích, tính toán, đề xuất và các nội dung liên quan khác của công tác giải phóng mặt bằng và xã hội thuộc Dự án. Đánh giá khả năng thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy định.

2. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật môi trường. Trong đó lưu ý: (1) Rà soát, làm rõ, đánh giá sự phù hợp của toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu, điều tra, khảo sát, phân tích, tính toán, đề xuất và các nội dung liên quan khác của công tác bảo vệ môi trường thuộc Dự án; (2) Đánh giá tác động của việc sử dụng nguồn tài nguyên của dự án: Nguyên vật liệu trong nước, nhập khẩu, đánh giá tác động của hành lang an toàn khai thác tuyến, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn qua các khu dân cư; (3) Đánh giá biện pháp đảm bảo an toàn hành lang khai thác tuyến.

2.6. Nhiệm vụ 6: Đánh giá phương án thiết kế sơ bộ

Đánh giá phương án thiết kế sơ bộ là một nội dung quan trọng của Dự án. Phương án thiết kế sơ bộ phản ánh toàn bộ các nghiên cứu về phương diện kỹ thuật của Dự án. Việc đánh giá phương án thiết kế cơ sở cần xem xét toàn bộ các phương diện kỹ thuật, công nghệ xây dựng của Dự án, và các mối liên hệ tổng hòa của dự án. Dưới đây trình bày những phương diện chính cần thẩm tra:

(1) Khung tiêu chuẩn áp dụng

Khung tiêu chuẩn áp dụng của Dự án bao gồm danh mục toàn bộ các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho việc khảo sát, thí nghiệm, thiết kế, thi công, vận hành thử, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng và các nội dung khác trong toàn bộ vòng đời Dự án. Khung tiêu chuẩn áp dụng là cơ sở để xây dựng và đảm bảo các mục tiêu của Dự án, bao gồm độ an toàn, độ khả dụng, độ tin cậy, độ bảo dưỡng, chất lượng và các đặc tính khác của Dự án. Khung tiêu chuẩn áp dụng sẽ có tác động lớn đến chi phí, biện pháp thi công, tiến độ thi công, các nguồn lực khác, và tính khả thi của Dự án.

Sơ bộ Khung tiêu chuẩn áp dụng được phân tích so sánh trên cơ sở ưu tiên tính đồng bộ, thống nhất. Khung tiêu chuẩn có thế áp dụng chung cho các các dự án đường sắt đô thị đang và sẽ thực hiện đầu tư tại Việt Nam, bảo đảm hiệu quả đầu tư cùng như tiết kiệm chi phí duy tu bảo dưỡng, vận hành trong tương lai.

Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan (Luật Xây dựng, Luật tiêu chuẩn - Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chuyển giao công nghệ và các quy định liên quan).

(2) Đánh giá tính phù hợp của địa điểm, hướng tuyến sẽ triển khai thực hiện dự án

Kiểm tra các Quy hoạch liên quan Dự án bao gồm quy hoạch tuyến, quy hoạch kết nối hạ tầng, kết nối giao thông và các kết nối kỹ thuật khác với không gian Dự án. Cơ sở thẩm tra bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các Luật, Nghị định, tiêu chuẩn và các văn bản hướng dẫn. Các hoạt động thẩm tra cụ thể, bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các nội dung sau:

- Sự kế thừa của Quy hoạch so với các kết quả điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu;

- Sự phù hợp của Quy hoạch so với các quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và các quy hoạch, chiến lược khác;

- Sự phù hợp của Quy hoạch về kết nối không gian, kết nối hạ tầng, kết nối kỹ thuật và kết nối giao thông;

- Sự phù hợp của phương án mặt bằng tuyến, hướng tuyến kết nối với các quy hoạch liên quan;

- Đánh giá hướng tuyến, vị trí các nhà ga, depot, khoảng cách các nhà ga và quy mô các nhà ga, khả năng giải quyết các vấn đề về điểm nghẽn trong Giao thông đô thị tại khu vực tuyến đi qua.

(3)  Đánh giá kết quả khảo sát, điều tra, thu thập dữ liệu và các kết quả phân tích lựa chọn quy mô của dự án

Các khảo sát, điều tra, thu thập dữ liệu là đầu vào quan trọng để quyết định các nội dung của Dự án từ quy mô, kết cấu, kiến trúc, giải pháp thi công, khai thác vận hành và các nội dung khác của Dự án. Phạm vi thẩm tra bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các nội dung sau:

- Sự phù hợp, đầy đủ của mục đích, quy mô, phạm vi và cấp độ khảo sát, điều tra, thu thập dữ liệu với các yêu cầu thiết kế, các yêu cầu nghiên cứu sự khả thi và đặc tính của Dự án;

- Sự phù hợp của mô hình, phương pháp phân tích, tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu đặc biệt là dữ liệu về lưu lượng giao thông, địa chất và thủy lực, thủy văn;

- Đánh giá kết quả phân tích tính toán lưu lượng dự báo và lựa chọn quy mô, công suất của Dự án.

(4) Thẩm tra các giải pháp lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính áp dụng cho dự án

Công nghệ áp dụng cho Dự án liên quan chặt chẽ tới tính khả thi và hiệu quả của Dự án, đặc biệt đối với dự án quan trọng quốc gia có chi phí lớn.

Các hoạt động thẩm tra bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các nội dung sau:

- Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.

- Mức độ tin cậy, thông dụng của công nghệ;

- Đáp ứng yêu cầu mua sắm, bao gồm tính cạnh tranh.

(5) Đánh giá các giải pháp kết cấu đề xuất

Giải pháp kết cấu, bao gồm vật liệu được lựa chọn, có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng, tuổi thọ công trình đồng thời tác động trực tiếp tới chi phí đầu tư, công nghệ thi công và tiến độ xây dựng. Bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các nội dung sau:

- Sự phù hợp của các giải pháp kết cấu, đặc biệt là các kết cấu điển hình lắp ghép cho dự án có thể áp dụng dây chuyền sản xuất, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm và bề mặt mỹ quan;

- Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế với các điều kiện địa chất, thủy văn khu vực tuyến đi qua, các giải pháp thiết kế cầu, hầm, nhà ga của dự án.

- Đánh giá phương án thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng

- Khẳng định về an toàn chịu lực;

- Đáp ứng về năng lực, chi phí, điều kiện và tiến độ thi công;

Các giải pháp kết cấu cần xem xét bao gồm:

a. Giải pháp thiết kế kết cấu cầu, hầm

b.  Giải pháp thiết kế tuyến và công trình phụ trợ trên tuyến

c. Giải pháp thiết kế nhà ga

d. Giải pháp thiết kế depot và trạm bảo dưỡng

c. Giải pháp thiết kế hệ thống thông tin tín hiệu

f. Giải pháp thiết kế hệ thống điện

g. Giải pháp thiết kế phương tiện vận tải

h. Giải pháp thiết kế hệ thống vé.

(6)  Phương án và công nghệ thi công

Phương án và công nghệ thi công là một trong những nội dung quan trọng liên quan tới tính khả thi, các tác động và hiệu quả của Dự án. Các hoạt động thẩm tra bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các nội dung sau:

- Phương án và công nghệ thi công phù hợp với giải pháp thiết kế đề xuất và khung tiêu chuẩn;

- Phân tích so sánh các giải pháp công nghệ về tính kinh tế - kỹ thuật từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp;

- Sự phù hợp với yêu cầu tiến độ, chi phí và phương án mua sắm, so sánh với các công nghệ khác trên thế giới;

- Giải pháp thi công phù hợp với tình hình thực tế, tận dụng tối đa các công nghệ có sẵn và đang được thực hiện lại Việt Nam, giam thiêu các chi phí về mua sắm mới, tăng tính hiệu quả và khả thi của Dự án.

2.7.  Nhiệm vụ 7: Nhóm vấn đề đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư; đánh giá tiến độ dự kiến thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư (nếu có)

1. Phân tích xây dựng mô hình về dự báo nhu cầu đi lại và quy mô đầu tư theo phương pháp độc lập của TVTT và so sánh đánh giá với kết quả của báo cáo NCTKT từ đó kiến nghị quy mô đầu tư phù hợp cho dự án.

2. Xem xét, đánh giá tính hợp lý của các căn cứ lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư.

3. Đánh giá sự hợp lý của tiến độ thực hiện Dự án.

2.8.  Nhiệm vụ 8: Nhóm các vấn đề đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn: căn cứ xác định sơ bộ tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phân tích sơ bộ tính khả thi của các phương án huy động vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án

1. Đánh giá sự hợp lý của sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật nhưng không giới hạn bởi, các yếu tố sau:

- Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư dựa trên phương án thiết kế sơ bộ, xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án, bao gồm: Kiểm tra phương pháp tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án; các cơ sở, giả thuyết, dự báo áp dụng cho việc tính sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án;

- Đánh giá sự phù hợp phương án huy động vốn: căn cứ xác định nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu tổng mức đầu tư, mức độ chính xác về nhu cầu vốn đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phân tích tính khả thi của các phương án huy động vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công.

 - Lập báo cáo so sánh giữa suất đầu tư của Dự án với suất đầu tư xây dựng của các dự án metro có quy mô tương tự đang được xây dựng ở Việt Nam, Đông Nam Á, Châu Á trong các năm gần đây, bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau đây:

+ Phân tích và so sánh suất đầu tư theo 1km dài của tuyến;

+ Phân tích và so sánh suất đầu tư theo từng hạng mục:

* Suất đầu tư cho xây dựng bao gồm:

* Suất đầu tư cho đoạn ngầm (đường hầm, các nhà ga ngầm);

* Suất đầu tư cho đoạn trên cao: cầu cạn và nhà ga trên cao;

* Suất đầu tư cho Depot.

* Suất đầu tư cho thiết bị bao gồm:

* Suất đầu tư cho Đầu máy toa xe.

* Suất đầu tư Hệ thống cơ điện hệ thống.

* Suất đầu tư cơ điện không hệ thống.

Trong quá trình rà soát, làm rõ sự phù hợp, Tư vấn sẽ nghiên cứu, đề xuất các điều chỉnh về phương thức đầu tư, phương thức tổ chức thực hiện, công nghệ thi công, giải pháp tổ chức thi công, kế hoạch tiến độ, và các nội dung điều chỉnh, bổ sung khác hướng tới Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng phù hợp, mang lại hiệu quả tổng thể hơn cho Dự án.

2. Xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn, phân tích sơ bộ tính khả thi của các phương án huy động vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công cũng như các căn cứ lựa chọn các nguồn vốn đầu tư và tính khả thi sử dụng nguồn vốn này, bao gồm; vốn đầu tư công và tiết kiệm chi, vốn từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp, vốn từ đấu giá đất, vốn từ phát hành trái phiếu, vốn vay tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

3. Xem xét, đánh giá các yếu tố và xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án.

2.9. Nhiệm vụ 9: Nhóm các vấn đề đánh giá về hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững

(1) Hiệu quả đầu tư của Dự án về tài chính

Các chỉ tiêu, đánh giá tài chính Dự án cần được phân tích, xác định phù hợp với các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi, bao gồm các nội dung trong giai đoạn đầu tư xây dựng, phương án tổ chức khai thác Dự án, các nội dung liên quan khác của Dự án. Phân tích và đánh giá về tài chính Dự án có liên kết và kế thừa đầy đủ các nghiên cứu về phương án khai thác Dự án và các kết quả nghiên cứu khác của Dự án. Đánh giá tài chính là một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá tính bền vững và tính khả thi của Dự án, làm cơ sở để đưa ra quyết định về Dự án.

Các hoạt động thẩm tra bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các nội dung sau:

-  Sự đầy đủ, phù hợp của các số liệu, đầu vào; bao gồm các thông số tài chính thuộc điều kiện và môi trường của Dự án như lãi xuất vay, kế hoạch trả nợ, lạm phát, giá bán, trợ giá...;

- Sự phù hợp của các giải thuyết, mô hình tính toán; bao gồm các dự báo lưu lượng hành khách, dự báo nhu cầu-giá bán... được ước tính một cách chi tiết;

- Chiến lược và kế hoạch về vận hành, bảo dưỡng;

- Chiến lược và kế hoạch tăng nguồn thu trong quá trình vận hành, khai thác Dự án;

- Các biện pháp đảm bảo, các giải pháp phòng tránh rủi ro

- Sự đầy đủ, đúng thời điểm, phù hợp của các khoản thu;

- Phân tích doanh thu chi phí;

- Phân tích dòng tiền; nhu cầu bù đắp tiền mặt;

- Phân tích suất thu hồi vốn - FIRR;

- Nhu cầu tín dụng;

- Đánh giá về hiệu quả đầu tư, hiệu quả tài chính của Dự án

- Các chính sách, cơ chế liên quan đề xuất cho Dự án;

Tư vấn cần có so sánh các phân tích, đánh giá tài chính Dự án với một số dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tiêu biểu, có liên hệ với các chính sách, đặc trưng về tài chính và các điều kiện tài chính khác tại Việt Nam; đồng thời có thể liên hệ với các phương án, dự án đầu tư khác để đưa ra cơ sở giúp công tác thẩm định Dự án.

(2)  Hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững

Phân tích kinh tế - xã hội là phân tích hiệu quả của Dự án trên cơ sở tính đến lợi ích và chi phí ở cấp quốc gia để xác định hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. Kết quả phân tích kinh tế là cơ sở chủ đạo để có quyết định về đầu tư Dự án. Các hoạt động thẩm tra phân tích kinh tế

Dự án bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các hoạt động sau:

- Cơ sở kinh tế: Các giả thuyết, mô hình tính toán khác áp dụng cho phân tích kinh tế.

- Các yếu tố kinh tế hoặc tương quan kinh tế của Dự án (rút ngắn thời gian di chuyển, cải thiện chất lượng di chuyển, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm, giảm chi phí mua sắm phương tiện cá nhân, tăng việc làm, v.v); các tác động kinh tế trực tiếp, các tác động kinh tế thứ phát; phương pháp và mô hình chuyển đổi sang tính toán kinh tế.

- Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững

- Các kết quả phân tích kinh tế với các đề xuất liên quan.

2.10. Nhiệm vụ 10: Nhóm các vấn đề đánh giá về giải pháp thực hiện dự án

(1) Đánh giá về sự phù hợp của việc lựa chọn đối tác thực hiện dự án PDP theo các quy định hiện hành:

Đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn đối tác có kinh nghiệm và năng lực quản lý triển khai thực hiện dự án theo hình thức đối tác thực hiện Dự án (PDP - Project Delivery Partner). Đối tác PDP sẽ chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện dự án từ khi thiết kế đến khi hoàn thành dự án đưa vào khai thác. Đối tác PDP thực hiện chức năng nhiệm vụ như một Tư vấn quản lý thực hiện dự án, đồng thời như một tổng thầu EPC. Vai trò và nhiệm vụ chủ yếu của đối tác PDP gồm:

- Là đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm và chịu toàn bộ rủi ro để thực hiện dự án;

- Đảm bảo dự án được vận hành chạy thử đầy đủ hoàn thành trong chi phí và thời gian dự kiến;

- Làm việc với Chủ đầu tư để mua sắm các gói thầu, hợp đồng cho toàn bộ công trình một cách cạnh tranh;

-  Quản lý và khớp nối tất cả các nhà thầu (xây dựng, hạ tầng và các hệ thống);

- Tìm ra các cách triển khai sáng tạo để giảm chi phí;

- Áp dụng những thực tiễn tốt nhất trong ngành vào việc thiết kế và thi công.

(2)  Quản lý dự án và cơ chế thực hiện:

- Kế hoạch quản lý thực hiện Dự án: Đánh giá về các giải pháp tổ chức thực hiện dự án, hình thức quản lý dự án bao gồm giai đoạn lập Dự án, giai đoạn xây dựng, giai đoạn vận hành - khai thác Dự án.

- Kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư: Việc thẩm tra Kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư có xem xét tới các quy định mới trong Luật Đất đai 45/2013/QH13 và các quy định liên quan.

(3) Chiến lược và phương án khai thác Dự án:

Phương án khai thác Dự án, bao gồm phương án vận hành tàu, phương án cung cấp dịch vụ, phương án bảo dưỡng, phương án khai thác các cơ sở vật chất của Dự án và các phương án liên quan khác, có tương quan chặt chẽ tới tính khả thi và hiệu quả của Dự án. Các hoạt động thẩm tra bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các nội dung sau:

- Sự phù hợp của lộ trình khai thác Dự án theo mô hình PPP.

- Đáp ứng phân tích tài chính, phân tích kinh tế và các phân tích Dự án (các khoản thu cho ngân sách Nhà nước, các khoản thu cho doanh nghiệp đầu tư dự án, các khoản thu phù hợp khác cho dự án như khai thác quảng cáo, hạ tầng tại các nhà ga...).

- Phù hợp với mô hình thể chế đề xuất.

- Đảm bảo minh bạch, hiệu quả đầu tư Dự án.

- Các chính sách, cơ chế đặc thù đề xuất cho chiến lược nguồn nhân lực khai thác vận hành.

(4) Tổ chức khai thác Dự án:

- Phương án tổ chức khai thác Dự án cụ thể hóa phương án đầu tư và khai thác tổng thể Dự án; là cơ sở để tính toán phục vụ phân tích tài chính, phân tích kinh tế Dự án và các nội dung khác liên quan tới nghiên cứu hiệu quả, khả thi và tác động của Dự án. Các hoạt động thẩm tra bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các nội dung sau:

- Chiến lược và kế hoạch về đào tạo nguồn nhân lực, vận hành, bảo dưỡng theo kinh nghiệm của các dự án ĐSCT khác trên thế giới (chiến lược chạy tàu, số lượng đoàn tàu, giá vé và các dịch vụ gia tăng).

- Chiến lược và kế hoạch tăng nguồn thu trong quá trình vận hành, khai thác Dự án.

- Mô hình quản lý vận hành có nhiều công ty tham gia (Công ty xây dựng, công ty quản lý hạ tầng, Công ty đầu tư hệ thống cơ điện đoàn tàu, đơn vị quản lý vận hành, các tổ chức tài chính...).

- Các biện pháp đảm bảo, các giải pháp phòng tránh rủi ro.

(5)   Xác định chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án.

2.11.  Nhiệm vụ 11: Nhóm các vấn đề về cơ chế chính sách của dự án

Tư vấn phải xem xét, đánh giá cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có). Trong đó, lưu ý xem xét, đánh giá các yếu tố:

- Cơ chế công tác Giải phóng mặt bằng: Trên cơ sở số liệu khảo sát thiết kế sơ bộ của BCNCKT, bài học kinh nghiệm của các dự án ĐSĐT đã triển khai, Tư vấn đề xuất cơ chế thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

- Đánh giá cụ thể về đồng bộ hóa về công nghệ ĐSĐT đối với các tuyến đường sắt đô thị chưa xây dựng tại Hà Nội, đây là chủ trương lớn đã được UBND thành phố Hà Nội thống nhất cao, nếu làm được sẽ mang lại hiệu quả lớn do giảm được giá thành xây dựng, mua sắm thiết bị và vận hành bảo dưỡng sau này. Tư vấn cần đánh giá tính khả thi của định hướng này đến nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quyết định nhất là khả năng chủ động về nguồn lực đầu tư và lợi ích đem lại.

- Nhận xét cụ thể về định hướng xây dựng một cơ sở lắp ráp phương tiện tại Việt Nam để tăng tỉ lệ tham gia của khối sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm cho người dân và thuận lợi cho quá trình chuyên giao tiếp nhận công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng cho phát triển ngành công nghiệp đường sắt & công nghiệp phụ trợ (nếu có): Các chính sách, cơ chế đặc thù áp dụng cho Dự án cần phải được xem xét trong bối cảnh tổng thể và định hướng phát triển của quốc gia. Đánh giá và đề xuất mô hình chuyển giao công nghệ, cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận chuyển giao công nghệ hoặc làm chủ công nghệ cho các giai đoạn xây dựng liếp theo và giai đoạn khai thác

- Mức độ rủi ro đầu tư theo GDP của Việt Nam để đề xuất quy mô đầu tư, phân kỳ đầu tư phù hợp, đề xuất lựa chọn các khoản vay, kế hoạch trả nợ phù hợp

- Kế hoạch quản lý rủi ro, phân tích tính bền vững của Dự án. Phân tích tính bền vững của Dự án là một trong những yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định về Dự án.

- Nhận xét cụ thể cơ chế đặc thù ưu tiên lựa chọn nhà thầu trong nước có đủ năng lực để triển khai công tác xây dựng cơ bản qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Đề xuất, khuyến nghị bổ sung các chính sách, cơ chế đặc thù khác để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của Dự án; cơ chế đặc thù để tiếp tục nghiên cứu chi tiết trong bước tiếp sau của Dự án khi chủ trương đầu tư được Quốc Hội phê duyệt./.


 

Phụ lục 02

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NCTKT

Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc

(Kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-HĐTĐNN ngày 05 tháng 9 năm 2023 Hội đồng thẩm định nhà nước)

 

1. Nội dung thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án

Thực hiện thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

2. Xác định chi phí thẩm định

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP, chi phí thẩm định được tính bằng 20% chi phí thẩm tra. Tại Quyết định số 3763/QĐ-UBND ngày 24/7/2023, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự toán chi phí tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án là 24.457.657.000 đồng. Như vậy, trường hợp tính theo quy định nêu trên, chi phí thẩm định của Hội đồng là 4,89 tỷ đồng (= 20%* 24,457 tỷ đồng).

Tuy nhiên, tại thời điểm Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi dự thảo Kế hoạch thẩm định xin ý kiến thành viên Hội đồng, chi phí thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án chưa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, chi phí thẩm định của Hội đồng được tính toán trên cơ sở vận dụng định mức chi phí thẩm tra của loại công trình có mức tối đa 30.000 tỷ đồng theo Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng (nay được thay thế bởi Thông tư số 12/2021/TT- BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng); tương tự cách tính chi phí thẩm định của một số dự án quan trọng quốc gia đã được phê duyệt kế hoạch thẩm định; các nội dung tính toán đã được gửi xin ý kiến các thành viên Hội đồng (văn bản số 4601/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 14/7/2021), đa số các thành viên Hội đồng đã có ý kiến thống nhất. Cụ thể như sau:

Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng (nay được thay thế bởi Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng) chỉ quy định định mức chi phí tư vấn cho loại công trình có chi phí xây dựng và thiết bị có mức tối đa là 30.000 tỷ dồng. Trong khi đó, theo Báo cáo NCTKT, Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc có tổng mức đầu tư (chưa có thuế GTGT) dự kiến là 59.532 tỷ đồng, trong đó: tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế GTGT) khoảng 37.701,89 tỷ đồng, cao hơn mức quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BXD/ Thông tư số 12/2021/TT-BXD.

Do đó, Hội đồng thẩm định nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập giao nhiệm vụ thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án sẽ vận dụng định mức chi phí của loại công trình có mức tối đa 30.000 tỷ đồng để xác định mức chi phí thẩm định của Hội đồng.

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP, định mức chi phí thẩm tra Báo cáo NCTKT dự án quan trọng quốc gia được tính bằng định mức chi phí thẩm tra Báo cáo NCKT. Bảng số 2.15 Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019/ Thống tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng quy định định mức chi phí thẩm tra Báo cáo NCKT công trình giao thông có chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế GTGT) 30.000 tỵ đồng là 0,009%.

Vận dụng để tính chi phí thẩm định (Ptđ) của Hội đồng thẩm định nhà nước là:

Ptđ= 0,2*(30.000*0,009%)= 0,54 tỷ đồng.

Nhằm bảo đảm tiết kiệm và thống nhất với nội dung đã được đa số các thành viên Hội đồng thông qua, chi phí thẩm định của Hội đồng được xác định là 0,54 tỷ dồng.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC

 

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội “Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc”

1. Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

2. Phó Chủ tịch Hội đồng: Thứ trưởng Trần Quốc Phương

3. Ông Lê Xuân Định, Thứ trường Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

6. Ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trường Bộ Tài chính.

7. Ông Nguyễn Tường Văn, Thu trưởng Bộ Xây dựng.

8. Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

9. Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương.

10. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

11. Trung tướng Huỳnh Chiến Thắng, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN, Bộ Quốc phòng.

12. Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an.

13. Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

14. Ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

15. Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

16. Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

17. Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2272/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định 2272/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Xây dựng

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi