Chỉ thị 06/2008/CT-BXD của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 06/2008/CT-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2008/CT-BXD | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Hồng Quân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/05/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 06/2008/CT-BXD
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 06/2008/CT-BXD NGÀY 8 THÁNG 5 NĂM 2008
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
THỰC HÀNH
TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CÁC ĐƠN VỊ
THUỘC BỘ XÂY DỰNG
Thực hiện Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 của Chính phủ về những
giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008; Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày
17/4/2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày
17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát; Bộ trưởng Bộ
Xây dựng chỉ thị Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty, Giám
đốc các công ty độc lập và Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng tập trung tổ chức thực hiện những giải pháp chủ
yếu nhằm đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sau đây:
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết số
10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng
Chính phủ đã nêu trên để tất cả các đơn vị trực thuộc, các phòng ban và
cán bộ công nhân viên nhận thức đúng, đầy đủ yêu cầu của chủ trương thực hành
tiết kiệm chống lãng phí. Từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình tiết kiệm, chống lãng phí; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện của
đơn vị mình báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị là người chịu trách nhiệm về
việc để xảy ra tình trạng lãng phí và vi phạm các quy định về tiết kiệm.
2. Về tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng
Thực hiện nghiêm túc các giải pháp đã nêu trong Chỉ thị số 03/2008/CT-BXD
ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về một số giải pháp triển khai kế hoạch
sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2008,
trong đó cần lưu ý:
a) Đối với vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp
- Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu đầu tư của đơn vị theo hướng tập trung đầu tư
cho các công trình, dự án phục vụ trực tiếp cho các ngành nghề sản xuất chính,
những dự án có khả năng mang lại hiệu quả ngay; không đầu tư dàn trải.
- Rà soát, đánh giá hiệu quả của những khoản đầu tư gián tiếp, góp vốn đầu
tư ra ngoài doanh nghiệp; trước mắt, chưa tham gia đầu tư chứng khoán, góp vốn
vào các quỹ đầu tư tài chính, ngân hàng có tính chất mạo hiểm.
Trong quá trình rà soát phải đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư lên hàng
đầu, đình hoãn hoặc giãn tiết độ thực hiện đối với những dự án có kế hoạch khởi
công trong năm 2008 nhưng chưa thực sự cấp bách, những dự án mới triển khai nhưng
có nhiều vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng, những dự án có thời gian
thực hiện kéo dài, kém hiệu quả; cắt giảm các công trình đầu tư thuần tuý làm
trụ sở; vốn cắt giảm được dồn vốn cho các dự án có khả năng mang lại hiệu quả
cao, cần tập trung ưu tiên đẩy nhanh tiến độ trong năm 2008.
- Đối với các dự án xi măng đầu tư mới nên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới,
sử dụng nhiệt thừa chạy máy phát điện để tiết kiệm điện năng, hạ giá thành sản
phẩm.
b) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách
Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì cùng với các chủ đầu
tư rà soát mục tiêu, thủ tục, tiến độ và khối lượng
thực hiện của từng dự án để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ điều chỉnh kế hoạch đầu
tư năm 2008 theo hướng:
- Đình hoãn khởi công các dự án chưa có đủ thủ tục theo quy định, có nhiều
vướng mắc về thủ tục đầu tư, chưa giải phóng mặt bằng; ngừng triển khai các dự án
chưa thực sự cấp bách, không mang lại hiệu quả
Riêng đối với các dự án cần thiết, quan trọng chỉ bố trí vốn chuẩn bị đầu tư.
- Giãn tiến độ thi công các dự án, gói thầu chưa hoàn tất các thủ tục đấu
thầu, tổ chức đấu thầu chậm hoặc phải tổ chức đấu thầu lại; chưa bố trí đủ lực
lượng thi công, có vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng
Vốn đầu tư có được từ các biện pháp trên được điều chuyển cho các dự án đầu tư có khả năng phát huy hiệu quả sớm, cấp bách, hoàn thành trong năm
2008-2009.
3. Về tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất kinh
doanh:
- Rà soát các khoản chi nhằm hạ giá thành và chi phí lưu thông
- Rà soát lại định mức sử dụng nhiên, nguyên, vật liệu cho mỗi đơn vị sản
phẩm và các định mức chi phí khác trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất
kinh doanh. Có chế độ thưởng khuyến khích tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, sáng
kiến cải tiến kỹ thuật;
Các định mức phải được phổ biến công khai đến từng lao động trong doanh
nghiệp biết để thực hiện và kiểm tra giám sát.
- Thường xuyên theo dõi, xử lý tích cực các khoản nợ tồn đọng, làm lành mạnh
hóa tình hình tài chính doanh nghiệp; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các
hành vi gây lãng phí vốn, tài sản, lao động, tài nguyên thiên nhiên.
4. Về tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sử dụng tài sản công và sử dụng
ngân sách nhà nước:
a) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ: Thực hiện tiết kiệm
10% chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2008 (số dự toán còn lại sau khi đã
trừ các khoản chi lương, các khoản có tính chất lương và các khoản đã thực hiện
đến 30/4/2008 và khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền
lương theo kế hoạch đầu năm); chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2008 đã được
giao để thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, kể cả trong trường hợp giá cả tăng;
không làm ảnh hưởng và đình trệ hiệu quả hoạt động của đơn vị;
b) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các
doanh nghiệp thuộc Bộ:
- Tạm dừng việc mua sắm ô tô, phương tiện, tài sản có giá trị lớn; việc sửa
chữa lớn, duy tu trụ sở làm việc; rà soát lại việc mua sắm, thuê, sử dụng xe ô
tô của các đơn vị sự nghiệp, của các cán bộ quản lý doanh nghiệp theo đúng tiêu
chuẩn quy định của Nhà nước, có biện pháp xử lý với các trường hợp sử dụng xe ô
tô vượt quá tiêu chuẩn theo tinh thần triệt để tiết kiệm; báo cáo kết quả xử lý
về Bộ trước ngày 15/5/2008;
- Thực hiện tiết kiệm tối đa chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết; không
tổ chức hội nghị, hội thảo,… nếu xét thấy chưa thực sự cần thiết; giảm số lượng
và thời gian các cuộc họp, tăng cường chỉ đạo trực tiếp, chỉ đạo qua mạng và
giao lưu trực tuyến;
- Rà soát kế hoạch tổ chức các đoàn công tác (trong và ngoài nước); cương
quyết đình hoãn các đoàn đi nếu không có nội dung, nhiệm vụ rõ ràng; thực hiện
tiết kiệm chi các đoàn đi công tác trên cơ sở cắt giảm số lượng người đi và thời
gian công tác;
- Căn cứ chế độ do nhà nước quy định, xây dựng định mức khoán chi phí trong
việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, v.v…,đảm bảo tiết
kiệm tối đa chi phí hoạt động (tiết kiệm tối thiểu 10%);
- Kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy tài chính, kế toán; tổ chức đào tạo,
tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết pháp luật về tài
chính, kế toán cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán của đơn vị.
- Nghiêm cấm việc:
+ Sử dụng công quỹ nhà nước, tập thể làm quà biếu và nhận quà biếu dưới bất
cứ hình thức nào;
+ Giữ lại các khoản phải nộp ngân sách nhà nước để sử dụng trái chế độ quy định,
kể cả đầu tư mua sắm tài sản, chi phúc lợi và thưởng cho cán bộ, công nhân viên;
+ Lãnh đạo các đơn vị mang tài sản thuộc sở hữu cá nhân của mình (nhà cửa, ô
tô...) cho đơn vị mình thuê lại để làm trụ sở, phương tiện đi lại.
+ Huy động kinh phí của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc các Tổng công ty, Giám đốc các công ty độc lập, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc
Chỉ thị này, báo cáo kết quả bước đầu trước ngày 15/5/2008 và định kỳ báo cáo kết
quả thực hiện trước ngày 15 của tháng cuối quý và cuối năm về Bộ Xây dựng (Vụ Kế
hoạch - Tài chính ).
Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng, Thanh
tra Xây dựng thuộc Bộ theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các đơn vị;
tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí ./.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân