Thông tư 76/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 76/2006/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 76/2006/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/08/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Hướng dẫn thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Ngày 22/8/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 76/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đó, các cơ quan Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ nếu sử dụng kinh phí tiết kiệm được thì khoản tiết kiệm đó sẽ được phép dành để chi cho hoạt động của cơ quan, hoặc tăng thu nhập cho CBCNVC và người lao động... Đối với các đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước, số tiền tiết kiệm được từ kinh phí hoạt động được phép dành tối thiểu 50% để bổ sung kinh phí hoạt động cho cơ quan, tổ chức, tối đa 30% số tiền tiết kiệm được để thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Các khoản hoa hồng từ mua sắm, sửa chữa phương tiện đi lại, thiết bị làm việc, tài sản khác hoặc thanh toán dịch vụ nếu nhận được thì phải kê khai và nộp lại đầy đủ, kịp thời... Đối với hoa hồng nhận bằng hiện vật, phải quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý tài sản hiện hành, nếu không có nhu cầu sử dụng phải thực hiện bán đấu giá công khai để thu tiền và quản lý... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 76/2006/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 76/2006/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 76/2006/TT-BTC NGÀY
22 THÁNG 8 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN THỰC
HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ
68/2006/NĐ-CP NGÀY 18/7/2006
CỦA
CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG
DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LàNG PHÍ
Căn cứ Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006
của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số Điều
của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
một số nội dung quy định tại Nghị
định như sau:
I. Về định mức, tiêu
chuẩn, chế độ:
1. Định mức, tiêu
chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành là cơ sở để thực
hiện, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm
định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy
định bằng hiện vật; bằng tiền;
bằng lao động, thời gian lao động
(dưới đây gọi chung là định mức, tiêu
chuẩn, chế độ).
2. Định mức, tiêu
chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành phải đảm bảo các
điều kiện sau đây:
a) Được ban hành đúng
thẩm quyền, phù
hợp với quy định của pháp luật.
b) Có cơ
sở khoa học phù hợp với tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ bảo đảm yêu
cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Phù hợp với thực
tế và khả năng bảo đảm việc thực
hiện (bằng ngân sách nhà nước, bằng các
nguồn lực tài chính theo quy định của pháp
luật đối với định mức, tiêu
chuẩn, chế độ quy định bằng tiền;
bằng vật tư, nguyên, nhiên vật liệu...
đối với định mức, tiêu chuẩn, chế
độ quy định bằng hiện vật; bằng
lao động, thời gian lao động đối với
định mức lao động).
d) Được công khai
đến các cơ quan, tổ chức và đối
tượng thực hiện theo quy định của pháp
luật.
3.Trong quá trình thực hiện
định mức, tiêu chuẩn, chế độ nếu
phát hiện không bảo đảm các điều kiện
quy định tại điểm 2 mục này và khoản 2 Điều 7
của Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí hoặc không bảo
đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí thì cơ quan, tổ chức và các đối
tượng thực hiện có trách nhiệm sửa
đổi, bổ sung kịp thời theo thẩm quyền
hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền
để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp.
II. Về Chương trình
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
1. Chương trình thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí (dưới đây gọi
chung là Chương trình) là cơ sở để tổ
chức thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí
trong các cơ quan, tổ chức. Tất cả các cơ
quan, tổ chức được giao quản lý, sử
dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà
nước, lao động, thời gian lao động trong
khu vực nhà nước tài nguyên thiên nhiên đều
phải xây dựng Chương trình thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí.
2. Chương
trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm
chương trình hàng năm và chương trình dài hạn:
a) Chương trình hàng năm
được xây dựng hàng năm cùng với thời
gian xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội.
b) Chương trình dài hạn
được xây dựng căn cứ vào yêu cầu xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
từng thời kỳ và hướng dẫn của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Các cơ quan, tổ chức
khi xây dựng Chương trình phải căn cứ vào kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội, chức năng,
nhiệm vụ, nguồn lực được giao và
hướng dẫn của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (nếu có) để xác định
trọng tâm, trọng điểm, mục tiêu cụ thể
cần đạt được, biện pháp thực
hiện mục tiêu, tiêu chí đánh giá kết quả. Trong
đó:
a) Về mục tiêu: xác
định rõ mục tiêu tiết kiệm ngân sách nhà
nước, tiền, tài sản, lao động, thời
gian lao động, tài nguyên thiên nhiên phải đạt
được.
b) Về biện pháp: bao gồm
các biện pháp về tổ chức quản lý, cải cách
hành chính, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật, đề cao trách
nhiệm và các biện pháp khác (nếu có).
c) Về tiêu chí đánh giá:
Phải gắn với mục tiêu đề ra để
đánh giá kết quả đạt được
(thể hiện bằng số tiền, số vật
tư, nguyên liệu, tài sản, tài nguyên, lao động,
thời gian lao động tiết kiệm
được); đồng thời với đánh giá
về số lượng cần đánh giá về chất
lượng hoạt động theo chức năng,
nhiệm vụ được giao, hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động quản lý.
4. Chương trình thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí phải gửi cơ quan,
tổ chức cấp trên tổng hợp thành Chương
trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các
Bộ, ngành, địa phương để chỉ
đạo, tổ chức triển kkhai thực hiện và gửi
Bộ Tài chính tổng hợp vào Chương trình tổng
thể trình Chính phủ phê duyệt theo quy định
tại Điều 11 Nghị định số
68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006 của Chính phủ.
5. Cuối năm kế hoạch
và năm cuối cùng thực hiện Chương trình thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí dài hạn (nếu có),
các cơ quan, tổ chức phải sơ kết, tổng
kết, báo cáo kết quả thực hiện Chương
trình với cơ quan quản lý cấp trên để
tổng hợp thành kết quả thực hiện của
Bộ, ngành, địa phương. Báo cáo của Bộ,
ngành, địa phương phải thể hiện
đầy đủ các nội dung sau:
a) Tình hình thực hiện các
biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nêu
trong chương trình của Chính phủ, Chương trình
của Bộ, ngành, địa phương.
b) Kết quả thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí bằng tiền, bằng
hiện vật đạt được trong các lĩnh
vực: quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước;
đầu tư xây dựng, các dự án sử dụng ngân
sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước;
quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở
làm việc, nhà công vụ, phương tiện đi
lại, trang thiết bị làm việc; quản lý, khai thác,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên; đào tạo, quản lý,
sử dụng lao động và thời gian lao động;
quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà
nước tại doanh nghiệp; sản xuất và tiêu dùng
của nhân dân.
c) Đánh giá tình hình thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi lĩnh
vực quản lý; những nội dung, hoạt động
có chuyển biến tích cực, những nội dung,
hoạt động chưa có chuyển biến; nguyên nhân và
biện pháp khắc phục.
d)
Các nội dung khác (vướng mắc, đề xuất,
kiến nghị…).
III. Về một
số quy định thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí:
1. Quản lý, sử dụng hoa hồng:
a) Các cơ quan, tổ chức,
cá nhân khi sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn
tài chính được giao tự chủ để mua
sắm, sửa chữa phương tiện đi lại,
phương tiện, thiết bị làm việc, tài sản
khác hoặc thanh toán dịch vụ nếu nhận
được khoản hoa hồng thì phải kê khai,
nộp lại đầy đủ, kịp thời cho
cơ quan, tổ chức và được quản lý và
sử dụng như sau:
- Đối với hoa hồng
nhận được bằng tiền được coi
như nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp, kinh phí
giao tự chủ, được quản lý, sử
dụng như kinh phí hoạt động thường xuyên
của cơ quan, tổ chức;
- Đối với khoản hoa
hồng nhận được bằng hiện vật,
cơ quan, tổ chức phải quản lý, sử dụng
theo chế độ quản lý tài sản hiện hành. Các
khoản hoa hồng nhận được bằng
hiện vật mà cơ quan, tổ chức không có nhu
cầu sử dụng phải thực hiện bán
đấu giá công khai để thu tiền và quản lý,
sử dụng theo quy định như đối với
hoa hồng bằng tiền.
b) Cơ quan,
tổ chức phải công khai việc kê khai, nộp
lại, quản lý, sử dụng các khoản hoa hồng.
Việc công khai các khoản hoa hồng là một nội dung
công khai tài sản, tài chính của cơ quan, tổ chức,
được thực hiện dưới các hình thức
sau:
- Đối
với các khoản hoa hồng nhận được
bằng tiền phải công khai trong báo cáo tài chính của
cơ quan, tổ chức.
- Đối với các khoản
hoa hồng nhận được bằng hiện vật
phải công khai trong báo cáo công khai về quản lý, sử
dụng tài sản của cơ quan, tổ chức.
2. Về dự án đầu
tư tái chế, tái sử dụng tài nguyên và các nguồn
năng lượng tái tạo được:
a) Dự án tái chế, tái sử
dụng tài nguyên và sử dụng các nguồn năng
lượng có thể tái tạo được là các
dự án mới hoặc mở rộng sản xuất có
sử dụng các sản phẩm đã hết hạn
sử dụng, hoặc thải bỏ, hoặc sử
dụng năng lượng từ gió, thuỷ triều,
mặt trời, địa nhiệt, sinh khối và các
nguồn năng lượng tái tạo khác.
Các
dự án đầu tư tái chế, tái sử dụng tài
nguyên, hoặc sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo (gọi tắt là Dự án)
được hưởng ưu đãi theo quy định
của pháp luật hiện hành
và các ưu đãi quy định tại Điều 18
Nghị định số 68/2006/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí khi đảm bảo các điều
kiện sau:
- Dự án được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Dự án khi được
thực hiện sẽ đạt được kết
quả tiết kiệm cụ thể về tài nguyên,
năng lượng.
- Bảo đảm tiêu chuẩn
môi trường và có cam kết bảo vệ môi
trường.
b) Hồ sơ đề
nghị hưởng chính sách ưu đãi bao gồm:
- Quyết định phê
duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy chứng nhận
đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp
(nếu có).
- Giải trình phương pháp
xác định kết quả tiết kiệm cụ
thể về tài nguyên, năng lượng của Dự án
và các dự báo về mức tiết kiệm cụ thể
đạt được có xác nhận của cơ quan
chức năng có thẩm quyền.
- Các hồ sơ, tài liệu khác
để chứng minh ý nghĩa và kết quả tiết
kiệm của Dự án.
IV. Kiểm tra, thanh tra thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí:
1. Kiểm tra, thanh tra thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí là một nội dung
của hoạt động kiểm tra, thanh tra theo thẩm
quyền và chức năng quản lý của các cơ quan,
tổ chức. Trong hoạt động thanh tra hành chính,
thanh tra chuyên ngành phải bao gồm cả nội dung
kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí.
2. Về kiểm tra:
Các cơ quan, tổ chức
phải thường xuyên tiến hành việc tự
kiểm tra và xây dựng kế hoạch kiểm tra thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ
chức và đơn vị cấp dưới. Nội dung
kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra việc thực
hiện các quy định quản lý của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có liên quan đến
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như:
quản lý sử dụng trụ sở làm việc,
phương tiện đi lại, trang thiết bị làm
việc, điện, nước, điện thoại,
quản lý sử dụng lao động, thời gian lao
động…
b) Kiểm tra việc quản lý
ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước,
tài nguyên thiên nhiên theo quy định của Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Kiểm tra việc thực
hiện mục tiêu, biện pháp, kế hoạch thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí trong Chương trình thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn
(nếu có).
3. Về thanh tra:
Cơ quan thanh tra phải
đưa nội dung thanh tra thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí vào kế hoạch thanh tra hàng năm của
mình. Nội dung thanh tra bao gồm:
a) Thanh tra việc xây dựng tiêu
chuẩn, định mức, chế độ; việc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản
quản lý theo nguyên tắc thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Các tiêu chuẩn, định mức,
chế độ, các văn bản quản lý không bảo
đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí phải được phát hiện và xử lý theo
quy định của Luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
b) Thanh tra việc thực
hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong
việc quản lý ngân sách nhà nước, tiền, tài
sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, lao động,
thời gian lao động trong khu vực nhà nước.
c) Thanh tra việc thực
hiện chương trình thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí của Bộ, ngành, địa phương
và của Chính phủ.
4. Xử lý kết quả thanh
tra, kiểm tra.
Các hành vi vi phạm quy
định của pháp luật về thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí qua kiểm tra, thanh tra phát hiện
được phải được xử lý nghiêm minh
theo quy định của pháp luật về bồi
thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và
xử phạt hành chính trong thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Kết quả xử lý vi phạm phải
được công khai theo quy định của Luật
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
V.
Quản lý, sử dụng số tiền tiết kiệm
được từ kinh phí hoạt động:
1. Đối với
các cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính hoặc
đơn vị sự nghiệp công lập thực
hiện chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính được
sử dụng kinh phí tiết kiệm được
để chi cho hoạt động của cơ quan,
tổ chức và tăng thu nhập cho cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động theo quy
định của các cơ chế hiện hành.
2.
Đối với các cơ quan, tổ chức chưa
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính
hoặc thực hiện quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính,
số tiền tiết kiệm được từ kinh
phí hoạt động được quản lý, sử
dụng như sau:
a)
Kết thúc năm ngân sách và sau khi đã hoàn thành các nhiệm
vụ được giao, cơ quan, tổ chức có
sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn
ngân sách nhà nước cấp phải đối chiếu
số chi thực tế với dự toán kinh phí hoạt
động được duyệt để xác
định số kinh phí hoạt động tiết kiệm
được, trên cơ sở đó, đề nghị
cơ quan tài chính có thẩm quyền xem xét, xác nhận.
b)
Số tiền tiết kiệm được từ kinh
phí hoạt động sau khi được cơ quan tài
chính có thẩm quyền xác nhận được
để lại cơ quan, tổ chức để
sử dụng cho các nội dung sau:
- Dành
tối thiểu 50% số tiền tiết kiệm
được để bổ sung kinh phí hoạt
động cho cơ quan, tổ chức.
- Dành tối đa 30% số
tiền tiết kiệm được để
thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong
việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Số còn lại để chi
cho hoạt động tuyên truyền, vận động
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chi cho các
hoạt động phúc lợi trong cơ quan, tổ
chức.
c) Phương án sử dụng
kinh phí tiết kiệm được do thủ
trưởng cơ quan, tổ chức quyết định
sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn
bản của tổ chức Công đoàn cơ quan, tổ
chức.
Kinh phí tiết kiệm
được nếu chưa sử dụng hết trong
năm thì được chuyển sang năm sau tiếp
tục sử dụng. Việc quản lý, sử dụng,
quyết toán kinh phí tiết kiệm thực hiện theo quy
định của Luật ngân sách và các văn bản
hướng dẫn Luật.
VI. Tổ chức thực hiện:
1. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp,
người đứng đầu cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm tổ chức, thực hiện Thông
tư này.
2. Thông tư này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện có
khó khăn vướng mắc đề nghị các
đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để
kịp thời sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
KT.
BỘ TRƯỞNG
Trần Văn Tá