Kế hoạch 8030/KH-UBND 2021 về mở cửa đón khách du lịch nội địa đến Quảng Nam

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kế hoạch 8030/KH-UBND

Kế hoạch 8030/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc mở cửa đón khách du lịch nội địa đến Quảng Nam
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:8030/KH-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Trần Văn Tân
Ngày ban hành:11/11/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch, COVID-19

tải Kế hoạch 8030/KH-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Kế hoạch 8030/KH-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Kế hoạch 8030/KH-UBND PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

_________

Số: 8030/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Quảng Nam, ngày 11 tháng 11 năm 2021

 

 

 

KẾ HOẠCH

Mở cửa đón khách du lịch nội địa đến Quảng Nam

____________

 

Thực hiện Kết luận số 07-KL/TW ngày 11/6/2021 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế xã hội; Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Hướng dẫn tạm thời số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Kế hoạch số 3228/KH-BVHTTDL ngày 07/9/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy về phát triển thương mại, du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh quy định hỗ trợ phục hồi, phát triển du lịch do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; Quyết định số 2596/QĐ-UBND ngày 12/9/2021 của UBND tỉnh về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 3176/QĐ-UBND ngày 02/11/2021 của UBND tỉnh về ban hành quy định tạm thời một số biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo từng cấp độ dịch áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch mở cửa đón khách du lịch nội địa đến Quảng Nam, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng, triển khai kịp thời và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm từng bước khôi phục hoạt động kinh doanh du lịch và các ngành, dịch vụ liên quan trong bối cảnh bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh du lịch do tác động tiêu cực của dịch COVID-19, thúc đẩy tăng trưởng lượng khách du lịch đến Quảng Nam.

- Quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Nam với thông điệp “Du lịch xanh Quảng Nam”, khẳng định thương hiệu điểm đến của du lịch Quảng Nam.

- Tăng cường sự tham gia, phối hợp của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng để từng bước phục hồi, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cho ngành Du lịch.

- Huy động sự tham gia, hưởng ứng của doanh nghiệp du lịch xây dựng chương trình, sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút khách du lịch nội địa.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động đón tiếp, phục vụ khách phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 và các hướng dẫn của cơ quan chức năng; đảm bảo an toàn, thuận lợi cho khách du lịch, doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng dân cư.

- Chủ động, sẵn sàng linh hoạt và có các phương án xử lý tình huống, phòng ngừa rủi ro trong quá trình tổ chức đón khách.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình đón khách và phòng, chống dịch bệnh.

- Tăng cường đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện.

II. LỘ TRÌNH MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA

1. Giai đoạn 1: tất cả lao động ngành du lịch được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin sau 14 ngày. Trước mắt, tập trung đón khách du lịch trong tỉnh là người dân địa phương, người đang sinh sống, làm việc tại Quảng Nam và khách du lịch từ các tỉnh, thành phố lân cận gắn với quy trình kiểm soát phòng chống dịch an toàn nhằm tái khởi động cơ bản được các hoạt động du lịch để chuẩn bị sẵn sàng cho mùa du lịch dịp Noel, Tết, chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng đón khách từ các tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

2. Giai đoạn 2: khi tất cả lao động ngành du lịch được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sau 14 ngày. Tập trung thí điểm đón khách du lịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước theo mô hình “bong bóng du lịch” - khách đi tour khép kín qua công ty lữ hành gắn với quy trình kiểm soát phòng, chống dịch an toàn.

3. Giai đoạn 3: từ tháng 01/2022, mở rộng đón khách tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng... Khách có thể lựa chọn hình thức đi theo tour trọn gói, khép kín của các công ty lữ hành tổ chức hoặc khách đi lẻ tự chọn dịch vụ gắn với quy trình kiểm soát phòng, chống dịch an toàn bảo đảm sự linh hoạt, thuận lợi cho khách du lịch.

III. CÁC QUY ĐỊNH CẦN ĐẢM BẢO ĐỂ ĐÓN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch và người đến liên hệ, làm việc với cơ sở kinh doanh du lịch chủ động tham khảo dữ liệu về cấp độ dịch của tỉnh Quảng Nam được cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế (https://soyte.quangnam.gov.vn) hoặc tại đường dẫn: http://bit.ly/CapdodichQuangNam và tham khảo cấp độ dịch của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế (https://moh.gov.vn/tong-hop-danh-gia-cap-do-dich-tai-dia-phuong).

1. Quy định đối với khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch và người đến liên hệ, làm việc với cơ sở kinh doanh du lịch

- Tuân thủ “thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định hoặc quét mã QR.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và nội quy của cơ sở kinh doanh du lịch.

- Tuân thủ xét nghiệm y tế theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tuân thủ yêu cầu cụ thể đối với người đến/về Quảng Nam từ các địa phương được xác định cấp độ dịch theo hướng dẫn của Sở Y tế.

- Nghiêm cấm lợi dụng đi du lịch để tránh cách ly y tế theo quy định, trường hợp phát hiện đối tượng vi phạm thì áp dụng ngay biện pháp cách ly y tế và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Tuân thủ các yêu cầu cụ thể tại điểm đến du lịch, cụ thể như sau:

TT

Cấp độ dịch tại điểm đến du lịch trên địa bàn Quảng Nam

Yêu cầu

Khách trên 18 tuổi

Khách dưới 18 tuổi

1

Cấp 1

Đã tiêm ít nhất 01 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng.

Không yêu cầu

2

Cấp 2

- Hoạt động 70% công suất;

- Đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID- 19 trong vòng 06 tháng.

Không yêu cầu

3

Cấp 3

- Hoạt động 50% công suất;

- Đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID- 19 trong vòng 06 tháng.

Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT- PCR hoặc test nhanh kháng nguyên trong vòng 72 giờ.

4

Cấp 4

Không đón

 

 

2. Quy định đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

2.1. Tổ chức mở cửa hoạt động du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19:

a) Đối với vùng có dịch cấp độ 1

- Tất cả các hoạt động lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch được thực hiện 100% công suất.

- Tất cả lao động đã được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin và sau ngày 31/12/2021 tiêm đủ 2 mũi vắc xin sau 14 ngày (đón khách du lịch giai đoạn 3) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng.

b) Đối với vùng có dịch cấp độ 2

- Tất cả các hoạt động lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch giảm còn 70% công suất.

- Tất cả lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời: không quá 50 người, đối với hoạt động trong nhà, không quá 100 người đối với hoạt động ngoài trời. Trường hợp 100% người tham dự đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng, số người tham dự tối đa 100 người đối với hoạt động trong nhà, không quá 200 người đối với hoạt động ngoài trời.

c) Đối với vùng có dịch cấp độ 3

- Tất cả lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.

- Tất cả các hoạt động lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch giảm còn 50% công suất, cụ thể như sau:

* Các cơ sở lưu trú du lịch

+ Chỉ tổ chức hoạt động, sự kiện tập trung trong nhà và các chương trình du lịch theo nhóm dưới 25 người.

+ Hoạt động không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm; phương tiện đưa đón khách không sử dụng quá 50% số ghế.

+ Các cơ sở lưu trú du lịch được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập khu cách ly có thu phí: phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch theo quy định.

+ Các cơ sở lưu trú du lịch đang phục vụ khách có công suất trên 50% thì không đón khách mới.

* Doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch

+ Tổ chức chương trình du lịch theo nhóm dưới 25 người.

+ Tổ chức hoạt động vận chuyển khách du lịch đảm bảo theo nguyên tắc không vượt quá 50% tổng số ghế (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có thẩm quyền.

* Khu, điểm tham quan du lịch

- Chỉ tổ chức hoạt động tham quan tại khu, điểm du lịch, sự kiện tập trung trong nhà cho đoàn khách du lịch theo nhóm dưới 25 người.

- Các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khu, điểm du lịch được hoạt động không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm, phương tiện đưa, đón khách không sử dụng quá 50% số ghế.

* Nhà hàng phục vụ khách du lịch: được tổ chức phục vụ khách không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm.

* Các dịch vụ khác có liên quan đến du lịch: thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

* Các cơ sở kinh doanh du lịch được lựa chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế: ngoài thực hiện theo hướng dẫn này, thực hiện nghiêm quy định đón khách du lịch quốc tế của cơ quan có thẩm quyền.

d) Đối với vùng có dịch cấp độ 4: tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch không hoạt động ngoại trừ các cơ sở lưu trú du lịch được cơ quan có thẩm quyền cho phép làm khu cách ly có thu phí và đang thực hiện công tác cách ly y tế tập trung trong phòng, chống dịch COVID-19.

2.2. Quy định về phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

- Xây dựng kế hoạch, phương án và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ. Bố trí nhân sự theo dõi công tác phòng chống COVID-19. Lập sổ theo dõi y tế, đo thân nhiệt của cán bộ, nhân viên trước khi vào làm việc. Không được bố trí làm việc đối với người có một trong các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở, và thuộc trường hợp F1, F2.

- Tại khu vực cửa ra vào của cơ sở tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch: treo biển báo quy định phòng, chống dịch tại một số khu vực dễ quan sát, có vạch kẻ giãn cách 2m; kiểm soát và quản lý mật độ người đến đảm bảo quy định phòng, chống dịch.

- Có phương án bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời (sau đây gọi chung là phòng cách ly) cho người tổ chức/người sử dụng dịch vụ có triệu chứng mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở. hoặc F0, hoặc F1 (đối với khách du lịch quốc tế). Cơ sở lưu trú bố trí ít nhất 10% quỹ phòng làm phòng cách ly dự phòng. Phòng cách ly phải đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế.

- Bố trí bồn rửa tay bằng nước sạch, xà phòng, giấy khô lau tay hoặc cung cấp các sản phẩm vệ sinh rửa tay khô có chứa cồn tại nơi đón tiếp, khu vực dịch vụ, thang máy, các khu vực phòng ban, nơi thay đồ của cán bộ, nhân viên theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Bố trí đủ thùng rác có nắp đậy; khu vực rửa tay, nhà vệ sinh luôn có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

- Thực hiện quy trình vệ sinh, khử trùng các khu vực công cộng, nơi tổ chức dịch vụ đông người, phương tiện vận chuyển hằng ngày; thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn, khử trùng buồng ngủ khi khách trả phòng; riêng thang máy, quầy lễ tân, bàn ghế khu vực đón tiếp thì vệ sinh, khử trùng tối thiểu 3 lần/ngày. Quy trình vệ sinh, khử trùng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tuân thủ các yêu cầu xét nghiệm y tế

+ Xét nghiệm trong các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng, khó thở; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện.

+ Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp: có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có cấp độ dịch cấp 3; đến từ địa phương được đánh giá có cấp độ dịch cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không áp dụng xét nghiệm đối với khách là người dân cư trú trong địa bàn.

+ Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn được đánh giá có cấp độ dịch cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

+ Việc xét nghiệm COVID-19 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi lấy mẫu).

- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

- Tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và tình hình sức khỏe của người tham gia, khách sử dụng dịch vụ tại cơ sở kinh doanh du lịch.

- Trang phục của khách và các loại đồ giặt là trong cơ sở kinh doanh du lịch được thu, chuyển đến khu vực giặt là theo hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan y tế.

- Lập và công bố đường dây nóng, trao đổi thông tin, hỗ trợ khách. Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương nếu phát hiện có người có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19. Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền về y tế của địa phương khi có yêu cầu.

- Phải đăng ký và tự đánh giá an toàn COVID -19 hằng ngày tại địa chỉ http://safe.tourism.com.vn để kết nối với hệ thống an toàn COVID quốc gia.

- Nhân viên phục vụ phải được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, xử lý tình huống, nắm vững và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch trong quá trình phục vụ.

- Nếu phát hiện có trường hợp nghi nhiễm, cần thực hiện ngay các biện pháp sau:

+ Áp dụng biện pháp cách ly ngay với trường hợp nghi nhiễm theo quy định.

+ Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương nếu phát hiện người có biểu hiện nghi nhiễm dịch COVID-19 để tiến hành xét nghiệm, cũng như di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện hoặc khu cách ly do cơ sở lưu trú đã bố trí.

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để khẩn trương khoanh vùng, truy vết, dập dịch kịp thời.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác phòng, chống dịch COVID-19

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch; nâng cao năng lực y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đảm bảo thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K.

- Ưu tiên tiêm vắc xin, tăng nhanh độ bao phủ mũi 1 và triển khai ngay tiêm mũi 2 cho lao động ngành du lịch (đã tiêm mũi 1 đủ thời gian) theo lộ trình khôi phục hoạt động du lịch.

- Chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất về y tế, tính toán về sức chứa của cơ sở lưu trú, cơ sở y tế phục vụ khách cách ly (trong trường hợp xét nghiệm dương tính, nghi nhiễm COVID-19); đồng thời bố trí lực lượng công an, y tế chốt trực, phản ứng nhanh, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

2. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới

- Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng các điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch để mở cửa đón khách; xây dựng các tour du lịch ngắn ngày dành cho nhóm nhỏ, gia đình với các chương trình, gói sản phẩm du lịch an toàn, tuyến du lịch xanh kèm các ưu đãi, khuyến mãi, trong đó tập trung vào sản phẩm du lịch xanh, du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, golf, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Đẩy mạnh các hoạt động du lịch hướng đến khu vực miền núi và nông thôn.

- Các doanh nghiệp du lịch xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, vệ sinh môi trường; khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có và xây dựng các gói sản phẩm kích cầu với các ưu đãi, cam kết về chất lượng, các sản phẩm du lịch mới theo hướng sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh, an toàn, hấp dẫn vừa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

3. Triển khai chương trình kích cầu du lịch, truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch

- Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông việc tái khởi động ngành du lịch với thông điệp “Du lịch xanh Quảng Nam”, “Người Quảng Nam đi du lịch Quảng Nam” trên website và các trang mạng xã hội, các kênh thông tin, truyền thông của tỉnh, các Sở, Ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp du lịch và các tỉnh, thành phố trong liên kết phát triển du lịch với Quảng Nam; trên phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, kênh truyền hình trong và ngoài tỉnh, mở rộng trên các kênh truyền thông của những người nổi tiếng.

- Xây dựng chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Nam trong tình hình mới; giới thiệu, mở cửa lại điểm đến, các điều kiện, quy trình du lịch an toàn; cập nhật thông tin sản phẩm du lịch mới, các chương trình kích cầu và quảng bá thương hiệu du lịch Quảng Nam là điểm đến xanh, an toàn, thân thiện và hấp dẫn.

- Đầu tư xây dựng các phim du lịch, đón các đoàn famtrip, presstrip, đoàn làm phim, nhiếp ảnh gia, youtuber, nhân vật có sức ảnh hưởng đến khảo sát du lịch Quảng Nam và tổ chức các hoạt động, sự kiện du lịch trực tiếp và trực tuyến để tăng cường giới thiệu hình ảnh du lịch Quảng Nam đến du khách. Tổ chức các hoạt động, sự kiện kích cầu du lịch như: đón đoàn flycam tour quảng bá, giới thiệu điểm đến du lịch “Quảng Nam - Nhìn từ trên cao”; phối hợp với Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức giải Golf Du lịch Quảng Nam...

- Tập trung xúc tiến, quảng bá đối với các thị trường đã kiểm soát được dịch, nhất là phân khúc khách du lịch kết hợp kinh doanh, khách công vụ và các đường bay trực tiếp đến Sân bay Đà Nẵng, Sân bay Chu Lai.

4. Liên kết, hợp tác phát triển du lịch

- Tiếp tục triển khai công tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong việc thúc đẩy phát triển du lịch; tổ chức các buổi làm việc để thống nhất với các tỉnh, thành phố về phương án xúc tiến, quảng bá, thu hút, trao đổi khách và quản lý khách.

- Phối hợp với các hãng hàng không, các công ty lữ hành xây dựng phương án kết nối và tổ chức các chương trình du lịch mang tính chất trọn gói, khép kín, an toàn đến Quảng Nam; hợp tác tổ chức các chương trình kích cầu du lịch, truyền thông, quảng bá xúc tiến điểm đến.

5. Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ

Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021; Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh quy định về tiếp tục giảm phí tham quan một số điểm trên địa bàn thành phố Hội An và mức hỗ trợ phục hồi, phát triển du lịch do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và các chính sách khác của Trung ương, của tỉnh.

6. Đào tạo nguồn nhân lực

- Tổ chức rà soát lại lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch bị biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 để xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động, chuẩn bị cho việc mở cửa hoạt động đón khách du lịch (theo hình thức trực tuyến và trực tiếp).

- Tăng cường các giải pháp tích cực thu hút người lao động lành nghề trở lại doanh nghiệp làm việc sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

7. Ứng dụng công nghệ thông tin

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo an toàn đối với điểm đến, cơ sở cung ứng dịch vụ.. để du khách yên tâm đi du lịch trong điều kiện bình thường mới và trong công tác quản lý xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, giới thiệu, bán sản phẩm thuận lợi hơn trên môi trường mạng (hội chợ, diễn đàn giới thiệu điểm đến, kết nối doanh nghiệp trực tuyến).

8. Tổ chức đánh giá, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động đón khách du lịch tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn và xử lý vi phạm phát sinh, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho địa phương và khách du lịch.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí thực hiện: từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và nguồn huy động hợp pháp khác.

- Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị được giao chủ trì triển khai, thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này; xây dựng dự toán, báo cáo UBND cấp mình (qua cơ quan tài chính) để phê duyệt, bố trí kinh phí thực hiện.

- Các doanh nghiệp được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch này tự đảm bảo kinh phí thực hiện.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan theo dõi, giám sát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện các quy định phòng, chống dịch bệnh, chất lượng dịch vụ và phục vụ khách du lịch.

- Tăng cường triển khai các hoạt động kích cầu du lịch; liên kết hợp tác; truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, mạng xã hội...; phối hợp kết nối các hãng hàng không và các công ty lữ hành để đưa khách đến Quảng Nam đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

2. Sở Y tế

- Ưu tiên phân bổ vắc xin cho các địa phương để tiêm cho lao động ngành du lịch đảm bảo yêu cầu mở cửa đón khách du lịch.

- Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, theo dõi, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các khu, điểm du lịch, các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch.

- Cử cán bộ hướng dẫn, tổ chức lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, theo dõi, giám sát, xử lý các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 đối với khách du lịch; có phương án xử lý các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19; chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở tiếp nhận điều trị các trường hợp mắc COVID -19.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các cơ sở lưu trú, các khu điểm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở mua sắm, ăn uống về các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và các tình huống liên quan đến dịch bệnh COVID-19.

- Tăng cường công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là các địa phương có khách du lịch, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

3. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương liên quan triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch, các hoạt động lễ hội, văn hóa, du lịch.

- Phối hợp với các lực lượng liên quan giải quyết kịp thời, hiệu quả các tình huống phức tạp nảy sinh trong quá trình đón và phục vụ khách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Phối hợp với Công an các tỉnh, thành phố hỗ trợ các công ty lữ hành vận chuyển khách du lịch được thuận lợi, an toàn, đúng theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch theo quy định.

4. Sở Tài chính: tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này.

5. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa của các loại phương tiện phục vụ khách du lịch theo quy định về an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các quy định liên quan.

- Chủ trì hướng dẫn quy định vận tải hành khách đối với khách du lịch.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tuyên truyền, giới thiệu du lịch Quảng Nam; tuyên truyền Kế hoạch này đến người dân, du khách trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung chủ đề “Người Quảng Nam đi du lịch Quảng Nam”, “Du lịch xanh Quảng Nam”...

- Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin; phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai ứng dụng phần mềm du lịch thông minh vào phục vụ du lịch.

7. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Cục Quản lý thị trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở mua sắm trong phạm vi quản lý.

8. Hiệp hội Du lịch Quảng Nam

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các hãng hàng không, đơn vị vận chuyển... xây dựng chương trình kích cầu thu hút du khách.

- Đề xuất các chương trình du lịch/combo trọn gói dành cho khách.

- Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp du lịch.

- Hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp du lịch tái cấu trúc lại hoạt động quản lý của doanh nghiệp phù hợp với từng thời điểm phục hồi phát triển kinh doanh du lịch.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID- 19 và các nhiệm vụ khác liên quan trong hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng phương án mở cửa hoạt động đón khách tại địa phương đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình đón và phục vụ khách du lịch.

- Chủ trì kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc chấp hành các quy định đón khách du lịch của các cơ sở cung ứng dịch vụ (lưu trú, điểm tham quan, nhà hàng, mua sắm và dịch vụ liên quan), hoạt động của đơn vị lữ hành, vận chuyển và các hoạt động du lịch có liên quan trên địa bàn mình theo Kế hoạch, Hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

10. Cảng vụ Hàng không miền Trung tại Chu Lai, Cảng hàng không Chu Lai

- Cảng vụ Hàng không miền Trung tại Chu Lai chủ trì, phối hợp với Cảng vụ Hàng không miền Trung tại Đà Nẵng và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động nhằm khôi phục, phát triển các đường bay vận chuyển hành khách nội địa đến tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng.

- Cảng hàng không Chu Lai: xây dựng và thực hiện quy trình về việc tiếp nhận chuyến bay, khách du lịch đến sân bay, phân luồng hành khách, bàn giao cho các cơ quan, đơn vị đón hành khách đảm bảo an ninh, an toàn tại sân bay, hành lang xanh trong việc vận hành theo quy định của ngành và công tác phòng chống dịch của Bộ Y tế.

11. Các khu, điểm du lịch, các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch

- Xây dựng phương án, quy trình tổ chức đón và phục vụ khách đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định, thông báo đến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, gồm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện có khu, điểm du lịch, đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch đón khách; đăng tải thông tin về mức độ đánh giá an toàn trên Cổng thông tin của đơn vị; có phương án xử lý tình huống khi có khách du lịch nghi nhiễm bệnh. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế địa phương để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Tuân thủ nghiêm Hướng dẫn thực hiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai báo y tế, quản lý, phục vụ khách.

- Xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, vệ sinh môi trường; nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có và xây dựng các sản phẩm du lịch mới phù hợp với thị hiếu của khách du lịch; xây dựng hình ảnh doanh nghiệp an toàn, thân thiện, tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu; hưởng ứng, tham gia các chương trình kích cầu du lịch, xây dựng các chính sách kích cầu tại doanh nghiệp để thu hút du khách; đào tạo, bồi dưỡng lao động, nâng cao chất lượng phục vụ.

Trên đây là Kế hoạch mở cửa đón khách du lịch nội địa đến Quảng Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tế và các quy định của Trung ương, UBND tỉnh sẽ điều chỉnh các nội dung Kế hoạch cho phù hợp./.

 

Nơi nhận:

- Bộ VHTT&DL;

- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;

- TT UBND tỉnh;

- Các, Sở, Ban, ngành liên quan;

- Hiệp hội Du lịch tỉnh;

- Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Công Thông tin điện tử tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- CPVP UBND tỉnh;

- Lưu: VT, KTTH, NC, KTN, TH, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Trần Văn Tân

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3284/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án Trồng và phục hồi rừng dừa nước ven biển Cẩm Thanh nhằm tái tạo, phục hồi, phát triển rừng dừa kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, Thành phố Hội An

Quyết định 3284/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án Trồng và phục hồi rừng dừa nước ven biển Cẩm Thanh nhằm tái tạo, phục hồi, phát triển rừng dừa kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, Thành phố Hội An

Nông nghiệp-Lâm nghiệp, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi