Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 80/2014/QĐ-UBND Hà Tĩnh về quản lý tạm trú của người nước ngoài
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 80/2014/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 80/2014/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Võ Kim Cự |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Quyết định 80/2014/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 80/2014/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 11 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHỐI HỢP QUẢN LÝ TẠM TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
-----------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh về Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 28/4/2000;
Căn cứ Nghị định số 21/2001/NĐ-CP, ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Công văn số 2031/CAT-PV11 ngày 14/10/2014 (sau khi thống nhất ý kiến với các cơ quan liên quan), kèm theo Báo cáo thẩm định số 1103/BC-STP ngày 07/10/2014 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phối hợp quản lý tạm trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các Sở: Ngoại vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở có người nước ngoài tạm trú và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
PHỐI HỢP QUẢN LÝ TẠM TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 80/2014/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về nội dung và trách nhiệm phối hợp quản lý tạm trú người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công an tỉnh;
2. Sở Ngoại vụ;
3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
5. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh;
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã;
7. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có người nước ngoài tạm trú trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (gọi chung là cơ sở).
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
Các hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý tạm trú người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và quy định pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả việc giải quyết các thủ tục hành chính và những vấn đề có liên quan đến người nước ngoài.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Điều kiện nơi tạm trú cho người nước ngoài
Nơi tạm trú của người nước ngoài phải đảm bảo theo quy định của pháp luật trên các lĩnh vực: Nhà ở, vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, đảm bảo mỹ quan nơi tạm trú và khu vực lân cận, thuận tiện cho sinh hoạt.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ sở cho người nước ngoài tạm trú
1. Hướng dẫn và làm thủ tục đăng ký khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an Khu kinh tế khi người nước ngoài tạm trú theo quy định của pháp luật.
2. Bố trí nơi tạm trú của người nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 4 của Quy định này.
3. Có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự khi cho người nước ngoài tạm trú; có trách nhiệm phòng ngừa, phát hiện, tố giác, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của người nước ngoài trong thời hạn tạm trú.
4. Lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú (theo mẫu hiện hành) và nộp tại công an xã, phường, thị trấn sở tại, Đồn Công an Khu kinh tế. Đối với cơ sở có người nước ngoài tạm trú đã nối mạng máy tính với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thì truyền ngay nội dung khai báo tạm trú của người nước ngoài về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh và thông báo số lượng người nước ngoài tạm trú cho Đồn Công an Khu kinh tế, công an xã, phường, thị trấn sở tại biết. Trường hợp chưa nối mạng thì phải cung cấp nội dung khai báo ngay trong ngày khi có thủ tục tạm trú bằng văn bản và gửi trực tiếp. Trường hợp người nước ngoài tạm trú trong khu vực biên giới hoặc Khu kinh tế liên quan đến địa bàn biên giới thì đồng thời thông báo cho Đồn Biên phòng biết.
5. Lưu giữ phiếu khai báo tạm trú và danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú tại cơ sở của mình để xuất trình với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu. Thời gian lưu giữ phiếu khai báo tạm trú và danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú ít nhất là 6 tháng kể từ ngày người nước ngoài rời khỏi cơ sở tạm trú.
Điều 6. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an huyện, thành phố, thị xã thực hiện thống nhất quy trình, thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo thủ tục hành chính nhanh gọn nhất.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc kê khai, khai báo, các điều kiện được quy định tại Quy định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong quá trình người nước ngoài tạm trú.
3. Xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có người nước ngoài tạm trú vi phạm Quy định này và các quy định của pháp luật Việt Nam về tạm trú của người nước ngoài.
4. Theo dõi tình hình, tổng hợp kết quả thực hiện đăng ký tạm trú và tình hình an ninh trật tự có liên quan đến tạm trú của người nước ngoài tại cơ sở có người nước ngoài tạm trú, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
Điều 7. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
1. Phối hợp với Công an tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Quy định này đến các doanh nghiệp, nhà thầu trong các khu kinh tế.
2. Thẩm định, phê duyệt đối với công trình phục vụ cho người nước ngoài tạm trú tại doanh nghiệp trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật.
3. Xem xét điều kiện người nước ngoài tạm trú tại các doanh nghiệp trong khu kinh tế.
4. Xác nhận danh sách tạm trú của người nước ngoài tại các doanh nghiệp, nhà thầu trong khu kinh tế, khu công nghiệp.
5. Định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng và 01 năm hoặc đột xuất báo cáo Công an tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền về tình hình tạm trú của người nước ngoài trong khu kinh tế. Phối hợp với cơ quan Công an về phương án giải quyết các vướng mắc trong đăng ký, quản lý tạm trú của người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp trong khu kinh tế.
6. Phối hợp, trao đổi với Công an tỉnh về tình hình tạm trú của lao động nước ngoài tại các khu kinh tế, khu công nghiệp; kiến nghị, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Công an tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan quản lý người nước ngoài ra, vào, hoạt động, tạm trú ở khu vực biên giới.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ
Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và người nước ngoài trong việc làm thủ tục về chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ liên quan đến cấp giấy phép lao động hoặc các loại giấy tờ khác theo quy định.
Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác lãnh sự nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Xác nhận các trường hợp người nước ngoài không thuộc đối tượng phải có Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật lao động. Phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh và các ngành liên quan thường xuyên kiểm tra việc sử dụng giấy phép lao động của người nước ngoài.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
1. Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai thi hành Quy định này đến các phường, xã, thị trấn, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở tạm trú trên địa bàn.
2. Thực hiện quản lý Nhà nước về tạm trú của người nước ngoài tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở, khu kinh tế... trên địa bàn theo Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật về tạm trú của người nước ngoài.
3. Phối hợp tổ chức rà soát, thống kê số người nước ngoài đăng ký tạm trú trên địa bàn.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Phối hợp thanh tra, kiểm tra
Định kỳ hoặc khi có dấu hiệu vi phạm, tùy theo lĩnh vực, các cơ quan có liên quan chủ động phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác quản lý tạm trú đối với người nước ngoài trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai Quy định này đến các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã để thống nhất thực hiện.
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, trường hợp có khó khăn vướng mắc phát sinh, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Công an tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.