Thông tư 17/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn kinh doanh mặt hàng đá quý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 17/1999/TT-BTM

Thông tư 17/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn kinh doanh mặt hàng đá quý
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/1999/TT-BTMNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
19/05/1999
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 17/1999/TT-BTM

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 17/1999/TT-BTM DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

T H Ô N G T Ư

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 17/1999 /TT-BTM
NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN KINH DOANH
MẶT HÀNG ĐÁ QUÝ

 

- Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 65/ CP ngày 13- 10- 1995 ban hành Quy chế quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đá quý;

- Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 57/1998/ NĐ-CP ngày 31- 7- 1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;

- Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP ngày 3- 3- 1999 về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện;

Bộ Thương mại hướng dẫn và quy định cụ thể về hoạt động kinh doanh thương mại mặt hàng đá quý, như sau:

 

I - PHẠM VI ÁP DỤNG

 

1- Đá quý trong Thông tư này bao gồm các loại đá quý thiên nhiên được quy định tại Điều 1 của Quy chế quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đá quý ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số 65/ CP ngày 13- 10- 1995:

Nhóm 1: kim cương, ruby, sa phia và emơrôt;

Nhóm 2: các loại đá quý khác;

dưới các dạng: nguyên liệu thô, đã được gia công, chế tác hoặc được sử dụng làm hàng trang sức, hàng mỹ nghệ.

2. Thương nhân hoạt động kinh doanh mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, chế tác đá quý và làm hàng trang sức, hàng mỹ nghệ bằng đá quý phải có đủ các điều kiện và phải thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

Riêng kinh doanh đá quý gắn trên vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ về hoạt động kinh doanh vàng.

3. Doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động kinh doanh đá quý trong phạm vi Giấy phép đầu tư được cấp và phải thực hiện các quy định có liên quan tại Thông tư này.

II- MUA BÁN, GIA CÔNG, CHẾ TÁC ĐÁ QUÝ

 

A- MUA BÁN ĐÁ QUÝ Ở TRONG NƯỚC

 

1- Các điều kiện mua bán đá quý ở trong nước:

1.1- Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Phải là thương nhân ( có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó phạm vi mặt hàng, ngành nghề kinh doanh có mặt hàng đá quý ).

1.2- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật:

Phải có ít nhất một cửa hàng hoặc trung tâm kinh doanh đá quý.

Phải có các phương tiện đo lường ( như cân, cặp đo kích thước...) được cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường kiểm tra xác nhận.

1.3- Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Phải có cán bộ, thợ chuyên môn về đá quý đã qua trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng về ngọc học hoặc đã làm việc trong lĩnh vực đá quý từ 3 năm trở lên.

2- Việc mua bán đá quý chỉ được tiến hành tại các địa điểm sau :

2.1- Trụ sở của doanh nghiệp và các trung tâm, cửa hàng kinh doanh đá quý của thương nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đá quý.

2.2- Chợ đá quý ở vùng mỏ đá quý do chính quyền địa phương quản lý có sự tham gia của Tổng Công ty đá quý và vàng Việt Nam.

3- Thương nhân kinh doanh đá quý khi mua bán, vận chuyển đá quý phải tiến hành lập đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Riêng việc mua bán đá quý tại chợ đá quý quy định ở Điểm 2.2 trên đây phải được cơ quan trực tiếp quản lý chợ đá quý xác nhận.

4- Các trung tâm, cửa hàng kinh doanh đá quý phải niêm yết bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đá quý, chủng loại, khối lượng, giá bán đá quý các loại. Nếu có kinh doanh đá quý nhân tạo ( kể cả được gắn vào hàng trang sức, hàng mỹ nghệ ) phải niêm yết rõ ràng để phân biệt với đá quý thiên nhiên và phải ghi trong hoá đơn, chứng từ mua bán, vận chuyển.

5- Việc giám định đá quý do hai bên mua và bán thoả thuận. Khi cần thiết các cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hàng hoá và các cơ quan có chức năng kiểm tra thị trường được quyền kiểm tra, giám định về chủng loại, chất lượng, khối lượng của các loại đá quý lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.

 

B- GIA CÔNG, CHẾ TÁC ĐÁ QUÝ

(Bao gồm cả gia công hàng trang sức, hàng mỹ nghệ bằng đá quý)

 

1- Điều kiện gia công, chế tác đá quý:

1.1- Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Phải là thương nhân ( có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó phạm vi mặt hàng, ngành nghề kinh doanh có gia công, chế tác đá quý).

1.2- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật:

a) Phải có cơ sở gia công chế tác đá quý và có các trang thiết bị, dụng cụ để gia công chế tác, đá quý.

b) Phải có các phương tiện đo lường ( như cân, kẹp đo kích thước...) được cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường kiểm tra xác nhận.

1.3- Điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ :

Phải có cán bộ, thợ chuyên môn về đá quý đã qua trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng về ngọc học hoặc đã làm việc trong lĩnh vức đá quý từ 3 năm trở lên.

2- Các trường đại học, trường dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu khoa học nếu trong chương trình đào tạo, nghiên cứu có gắn với lĩnh vực đá quý và có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 trên đây có thể được làm gia công, chế tác đá quý hoặc gia công hàng trang sức, hàng mỹ nghệ bằng đá quý cho các doanh nghiệp kinh doanh đá quý, nhưng không được kinh doanh mua bán đá quý.

3- Thương nhân gia công, chế tác đá quý hoặc gia công hàng trang sức, hàng mỹ nghệ bằng đá quý cho thương nhân nước ngoài còn phải thực hiện các quy định về xuất nhập khẩu đá quý và các quy định về gia công hàng xuất khẩu tại Mục III Thông tư này.

 

III- XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐÁ QUÝ

 

1- Khi xuất khẩu, nhập khẩu đá quý thương nhân phải thực hiện các quy định sau:

1.1- Phải là doanh nghiệp, có giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh đá quý và đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định.

1.2- Xuất khẩu đá quý có giá trị từ 100 ( một trăm ) triệu đồng trở lên phải có Hợp đồng mua bán đá quý với thương nhân nước ngoài và Hoá đơn bán hàng hợp lệ ; xuất khẩu đá quý có giá trị dưới mức quy định trên chỉ cần xuất trình với Hải quan cửa khẩu Hoá đơn bán hàng hợp lệ.

2- Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu, nhập khẩu đá quý theo phạm vi Giấy phép đầu tư và kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu đá quý hàng năm đã được BộThương mại hoặc Sở Thương mại ( được Bộ Thương mại uỷ quyền ) duyệt.

3- Việc xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch đá quý theo quy định của Tổng cục Hải quan.

4- Thương nhân mang đá quý ra nước ngoài để tham gia hội chợ, triển lãm hoặc bán ở nước ngoài ( gồm bán đấu giá ở nước ngoài, bán tại các cửa hàng của thương nhân ở nước ngoài hoặc gửi bán tại các cửa hàng của nước ngoài ), thực hiện theo các quy định sau :

4.1- Phải là doanh nghiệp, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đá quý và đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định.

4.2- Phải có Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, hoặc Giấy mời tham gia bán đấu giá ở nước ngoài, hoặc Hợp đồng gửi bán đá quý tại với thương nhân nước ngoài, kèm theo Phiếu xuất kho hợp lệ. Trường hợp mang đi bán tại các cửa hàng của thương nhân ở nước ngoài phải có Giấy phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 22/ 1999/ NĐ-CP ngày 14- 4- 1999 của Chính phủ.

4.3- Phải thực hiện đúng các quy định về thuế xuất nhập khẩu và quản lý ngoại tệ khi tạm xuất, tái nhập đá quý theo các hình thức trên.

 

5- Việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất đá quý thực hiện theo "Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất" ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31- 10- 1998.

6- Việc nhận gia công, chế tác đá quý cho thương nhân nước ngoài và đặt gia công, chế tác đá quý ở nước ngoài, thực hiện theo các quy định tại Chương III Nghị định của Chính phủ số 57/1998/NĐ-CP ngày 31- 7- 1998.

7- Việc giám định đá quý xuất khẩu, nhập khẩu không bắt buộc, do hai bên mua bán thoả thuận. Khi cần thiết các cơ quan Hải quan, quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hàng hoá và các cơ quan có chức năng kiểm tra thị trường được quyền kiểm tra, giám định về chủng loại, chất lượng, khối lượng của các loại đá quý xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

 

IV- XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1- Thương nhân hoạt động kinh doanh mua bán, gia công, chế tác, xuất nhập khẩu đá quý và các tổ chức được làm gia công, chế tác đá quý nếu vi phạm các quy định của Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư của Bộ Thương mại số 03/TM-CSTTTN ngày 11-3-1997 hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ về hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu và gia công chế tác đá quý.

3- Sở Thương mại tỉnh, thành phố có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra thương nhân về các điều kiện kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu, gia công chế tác đá quý trên địa bàn, xử lý kịp thời các vi phạm Thông tư này theo quy định của pháp luật.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi