Quyết định 7243/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020 của Bộ Công Thương
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 7243/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 7243/QĐ-BCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 15/08/2014 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 7243/QĐ-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7243/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp giám sát
việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn
2014 - 2020 của Bộ Công Thương
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo Chương trình phối hợp số 17-CTPH/HND-MTTQ-BNN&PTNT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2014 giữa Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020 của Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chương trình phối hợp giám sát việc
thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp
giai đoạn 2014 - 2020 của Bộ Công Thương
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 7243/QĐ-BCT ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. MỤC TIÊU
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý phân bón nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh phân bón nói chung, phân bón vô cơ nói riêng. Từng bước thực hiện quản lý, sản xuất, kinh doanh phân bón theo đúng quy định của pháp luật.
2. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng không rõ nguồn gốc, đồng thời phát hiện những nhân tố mới, những nhân tố tích cực để tuyên truyền, nhân rộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng phân bón.
3. Thông qua các hoạt động giám sát, kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý phân bón; kiến nghị, đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách, pháp luật về sản xuất, kinh doanh phân bón cho phù hợp với tình hình thực tế.
II. NỘI DUNG
1. Cục Hóa chất
a) Là đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc quản lý chất lượng phân bón vô cơ với Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b) Chủ trì nghiên cứu, rà soát, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng phân bón vô cơ. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc theo dõi, tổng hợp, trả lời kiến nghị của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ;
c) Biên soạn, in ấn tài liệu tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý phân bón vô cơ;
d) Phối hợp với Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón vô cơ cho các đối tượng quản lý nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón vô cơ;
đ) Tổng hợp và công bố công khai, minh bạch trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công Thương và gửi các Sở Công Thương danh sách tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ; Giấy phép sản xuất đồng thời phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón xây dựng tài liệu, tờ rơi giúp các tổ chức, cá nhân, người sử dụng phân bón vô cơ phương pháp nhận biết phân bón giả, kém chất lượng, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
2. Cục Quản lý thị trường
a) Hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật hoạt động sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón, chống nạn đầu cơ, buôn lậu phân bón kém chất lượng, phân bón nhái nhãn mác. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và chất lượng vật tư nông nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương và xử lý vi phạm pháp luật theo quy định;
b) Chủ động cung cấp thông tin về tình hình thanh tra, kiểm tra phân bón giả, kém chất lượng, hàng lậu, không rõ nguồn gốc và những cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ
a) Cung cấp thông tin các tổ chức tham gia đánh giá sự phù hợp đối với phân bón vô cơ đã được chỉ định trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT) và Cổng thông tin điện tử Hội nông dân Việt Nam (VFU);
b) Chủ trì, phối hợp với Hội nông dân Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị có liên quan tổ chức nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và ứng dụng khoa học và công nghệ về phân bón vô cơ;
c) Phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, triển khai thí điểm việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giám sát, quản lý chất lượng phân bón.
4. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
a) Chỉ đạo các đơn vị thành viên chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón. Định kỳ kiểm soát chất lượng phân bón, xử lý các đại lý, cửa hàng cung cấp phân bón khi không đảm bảo các điều kiện kinh doanh, đảm bảo chất lượng phân bón do tập đoàn cung cấp. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật, bao gói để hạn chế các doanh nghiệp khác làm giả, nhái phân bón và giúp người sử dụng dễ nhận biết hàng thật, hàng giả;
b) Biên soạn tờ rơi, hướng dẫn, giới thiệu về phân bón và những đặc điểm dễ nhận biết của phân bón do các doanh nghiệp thuộc tập đoàn sản xuất, góp phần hạn chế hàng giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường;
c) Phối hợp với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc biên soạn, in ấn các tài liệu tuyên truyền, tổ chức các hội nghị tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón vô cơ; tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho người sử dụng phân bón vô cơ an toàn, hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các đơn vị thành viên sản xuất, kinh doanh phân bón nói chung, phân bón vô cơ nói riêng gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) để hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về quản lý phân bón.
5. Các Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật và cung cấp thông tin về chất lượng phân bón vô cơ cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thuộc địa bàn quản lý;
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón vô cơ thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
6. Báo, Tạp chí Công Thương
a) Tuyên truyền, phổ biến những nhân tố tích cực, điển hình trong quản lý, sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý;
b) Phối hợp với Cục Hóa chất, Cục Quản lý thị trường trong việc thông tin các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ, những cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ không đảm bảo chất lượng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Hóa chất là cơ quan đầu mối giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020, có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Các đơn vị theo nhiệm vụ được phân công tại Mục II Kế hoạch này định kỳ 6 tháng và một năm hoặc đột xuất báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch gửi Cục Hóa chất tổng hợp.
3. Kinh phí để thực hiện các nội dung được phân công tại Chương trình này từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí cho các hoạt động thường xuyên hằng năm của Bộ Công Thương, của địa phương và các cơ quan, đơn vị; từ nguồn hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoặc từ nguồn thu hợp pháp khác.
4. Công tác biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến, tập huấn thí điểm tại một số địa phương được triển khai thực hiện trong quý III, quý IV năm 2014 để sơ kết, rút kinh nghiệm cho việc triển khai trên diện rộng. Kế hoạch này sẽ được điều chỉnh hàng năm theo kế hoạch của Ban chỉ đạo Chương trình phối hợp.