Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT 2019 Kế hoạch đấu tranh phòng, chống hàng giả đến hết năm 2020

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT

Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT của Tổng cục Quản lý thị trường về việc phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020
Cơ quan ban hành: Tổng cục Quản lý thị trườngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3972/QĐ-TCQLTTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Hữu Linh
Ngày ban hành:29/11/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Mục tiêu hết 2020, 90% cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm không kinh doanh hàng giả

Ngày 29/11/2019, Tổng cục Quản lý thị trường ban hành Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT về việc phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020.

Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với mục tiêu cụ thể đến hết tháng 12/2020 như sau: 90-100% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm không còn kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 90-100% số cơ sở kinh doanh đã bị xử phạt vi phạm hành chính không tái phạm.

Danh sách các địa bàn nổi cộm tại các tỉnh, thành phố bao gồm: Tại Thành phố Hà Nội có Quận Hoàn Kiếm (Chợ Đồng Xuân, các tuyến phố Hàng Bài, Huế, Bà Triệu, Tràng Thi, Hàng Khay, Hàng Đào, Hàng Ngang…), Gia Lâm - các chợ, trung tâm thương mại tại Ninh Hiệp, xã Sơn Hà - Phúc Xuyên; Tại Thành phố Hồ Chí Minh có các chợ, trung tâm thương mại Saigon Square, Bến Thành, An Đông, Kim Biên, Bình Tây, Tân Bình, các tuyến đường Lê Văn Sỹ - Huỳnh Văn Bánh…

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG

TỔNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

------------

Số: 3972/QĐ-TCQLTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019

 

 

                                                                               

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm
tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc
xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020

-------------------

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

 

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3304/QĐ-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch tăng cường công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử giai đoạn 2018 - 2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý thị trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Thứ trưởng Đặng Hoàng An;

- BCĐ389 các tỉnh, thành phố;

- Các Phó Tổng cục trưởng;

- Lưu: VT, CNV.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

 

 

 

Trần Hữu Linh

 

 

BỘ CÔNG THƯƠNG

TỔNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019

 

 

 

KẾ HOẠCH

Đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm
tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ
nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3972/QĐ-TCQLTT ngày 29 tháng 11 năm 2019
của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường)

----------------

 

Thời gian qua, tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai tại một số địa bàn, tụ điểm vẫn tiếp tục diễn ra, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư, kinh doanh và du lịch. Mặc dù các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều hoạt động đấu tranh phòng chống vi phạm nhưng nhiều địa bàn, tụ điểm nổi cộm, tình trạng vi phạm vẫn tái diễn, tồn tại trong thời gian dài nhưng chưa được giải quyết triệt để. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) triển khai Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là địa bàn nổi cộm) đến hết năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Vận động, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam kết đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở kinh doanh); các cơ quan, tổ chức quản lý chợ - trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề, hợp tác xã, hội, hiệp hội ngành nghề... tại các địa bàn nổi cộm nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Kiểm tra, xử lý ngăn chặn triệt để tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đấu tranh phòng ngừa hiệu quả tình trạng tái phạm tại các khu vực, tụ điểm, địa bàn nổi cộm, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đúng phát luật, góp phần phát triển môi trường đầu tư, kinh doanh, du lịch.

- Gắn trách nhiệm quản lý địa bàn của công chức, đơn vị QLTT địa phương và nhất là vai trò và trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng đơn vị QLTT quản lý địa bàn; các lực lượng chức năng liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan khác trong công tác phối hợp đấu tranh phòng chống vi phạm, tái phạm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các địa bàn nổi cộm.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến hết tháng 03 năm 2020:

+ 100% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm được tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và không tái phạm.

+ 100% số cơ quan, chính quyền, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm... tại các địa bàn nổi cộm được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết, quy chế phối hợp không để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai, vi phạm tái diễn.

- Đến hết tháng 6 năm 2020:

+ 50% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm không còn kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ 70% số cơ sở kinh doanh đã bị xử phạt vi phạm hành chính không tái

phạm.

- Đến hết tháng 12 năm 2020:

+ 90% đến 100% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm không còn kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ 90% đến 100% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm đã bị xử phạt vi phạm hành chính không tái phạm.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NỔI CỘM, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nổi cộm.

2. Địa bàn nổi cộm

Danh sách địa bàn nổi cộm tại các tỉnh, thành phố bao gồm:

STT

Tỉnh, thành phố

Địa bàn nổi cộm

1

Hà Nội

- Quận Hoàn Kiếm: Chợ Đồng Xuân, các tuyến phố Hàng Bài, Huế, Bà Triệu, Tràng Thi, Hàng Khay, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Buồm, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy, Hàng Khoai, Hàng Gai, Hàng Bông, Đinh Liệt

- Gia Lâm: các chợ, trung tâm thương mại tại Ninh Hiệp

- Phú Xuyên: xã Sơn Hà

- Phúc Thọ: xã Tam Hiệp

- Hoài Đức: xã La Phù

2

TP. Hồ Chí Minh

- Chợ, trung tâm thương mại: Saigon Square, Bến Thành, An Đông, Kim Biên, Bình Tây, Tân Bình và các tuyến đường xung quanh, Lucky Plaza

- Các tuyến đường: Lê Văn Sỹ - Huỳnh Văn Bánh, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Trãi, Ba Tháng Hai, Bà Hom - tỉnh lộ 10

3

Đà Nẵng

- Chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, các tuyến phố Lê Duẩn - shop thời trang và chợ đêm

- Chợ Hòa Khánh, Hùng Vương, Ông Ích Khiêm

4

Khánh Hòa

Thành phố Nha Trang:

- Các chợ Đầm, VCN Phước Hải, Xóm Mới, Vĩnh Hải, Trung tâm thương mại Hòn Chồng, chợ đêm Nha Trang

- Các tuyến đường Nguyễn Trãi, Ngô Gia Tự, Phan Bội Châu, Thống Nhất

5

Quảng Ninh

- Thành phố Hạ Long: các chợ Hạ Long 1, Hạ Long 2, Bãi Cháy, Hòn Gai

- Đầm Hà: chợ Đầm Hà

- Cẩm Phả: tuyến đường Trần Phú

- Móng Cái: tuyến đường Đào Phú Lộc - Triều Dương; chợ trung tâm thành phố; đại lộ Hòa Bình

- Uông Bí: phố Quang Trung

6

Hải Phòng

Đường ngoài Chợ Đổ, số 4 Hoàng Ngân, Phan Bội Châu

7

Vĩnh Phúc

Thổ Tang, Vĩnh Tường

8

Lạng Sơn

Các chợ Tân Thanh, Đông Kinh, Kỳ Lừa, Hồng Kông - Tân Thanh

9

Bắc Ninh

Chợ Đọ, chợ Nhớn; khu vực giáp ranh với chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội

10

Bắc Giang

Thành phố Bắc Giang: chợ Thương

11

Thái Nguyên

Các chợ trung tâm trong thành phố Thái Nguyên, địa bàn phường Đồng Quang, phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên

12

Quảng Trị

Các chợ: Đông Hà, chợ Quảng Trị

13

Thừa Thiên Huế

- Các chợ: Đông Ba, Bến Ngự, Tây Lộc

- Tuyến phố: Hùng Vương

14

Quảng Nam

- Hội An: các tuyến phố Trần Phú, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học

15

Tây Ninh

Chợ Long Hoa, chợ Tây Ninh

16

Bình Thuận

Chợ Phan Thiết

17

Đồng Nai

Các chợ Biên Hùng, Biên Hòa, chợ Mới Long Thành, Trung tâm thương mại Viva Square

18

Bình Dương

Chợ Thủ Dầu Một, Chợ Lái Thiêu

19

Cần Thơ

Các chợ: Cần Thơ, Đêm Tây Đô, chợ Đêm Ninh Kiều, Trung tâm thương mại Cái Khế

20

Kiên Giang

- Chợ 30/4, Trung tâm thương mại Thành phố Rạch Giá

- Chợ đêm Phú Cường, khu đô thị Phú Cường thành phố Rạch Giá

 

Cục QLTT các tỉnh, thành phố nêu trên và Cục QLTT các tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước căn cứ tình hình, diễn biến thị trường tại địa phương chủ động đề xuất bổ sung các địa bàn nổi cộm, báo cáo Tổng cục QLTT để tổ chức thực hiện.

3. Mặt hàng cần tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm: các mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang, trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, túi ví và các loại mặt hàng khác có xuất hiện tình trạng hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các địa bàn nổi cộm theo danh sách nêu trên.

4. Thời gian

Từ tháng 12 năm 2019 đến hết tháng 12 năm 2020.

III. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Công tác tuyên truyền, vận động, ký cam kết

Cục QLTT các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tại địa phương triển khai việc tổng hợp, đánh giá các yếu tố đặc thù tại các địa bàn nổi cộm như yếu tố làng nghề, chuyên doanh, bất cập về nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, chống đối thi hành công vụ ... để xây dựng và triển khai hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết tại các địa bàn nổi cộm, cụ thể bao gồm:

- Chuẩn bị nội dung, xây dựng kế hoạch phổ biến các tài liệu tuyên truyền, vận động, hướng dẫn pháp luật về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tài liệu cảnh báo, hướng dẫn phân biệt hàng thật - hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn nổi cộm.

- Tổ chức triển khai các hoạt động vận động, tuyên truyền trên báo chí, đài phát thanh; tuyên truyền vận động trực tiếp, phát tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, cẩm nang, sổ tay...), hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm.

- Tổ chức ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không tái phạm đối với toàn bộ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn nổi cộm.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết đối với các cơ quan quản lý, chính quyền, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề, hội, hiệp hội ngành nghề tại địa phương không để hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai, vi phạm tái diễn.

2. Công tác tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm

Sau khi hoặc đồng thời triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động, ký cam kết, Cục QLTT các tỉnh, thành phố triển khai công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn, các hiệp hội, doanh nghiệp chủ thể quyền thực hiện việc:

- Tổ chức khảo sát, đánh giá, rà soát, sàng lọc các chủng loại mặt hàng, nhãn hiệu bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các địa bàn nổi cộm;

- Tổ chức thu thập, xác minh, điều tra, trinh sát kết hợp với việc khảo sát, đánh giá các yếu tố đặc thù tại các địa bàn, khu vực nổi cộm như yếu tố làng nghề, chuyên doanh, chống đối thi hành công vụ, bất cập về nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật... để xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra, xử lý vi phạm phù hợp, hiệu quả và bảo đảm an ninh trật tự. Tại mỗi địa bàn nổi cộm, hoạt động kiểm tra cần bảo đảm công tác bảo mật thông tin, triển khai thực hiện đồng loạt, xử lý triệt để vi phạm, đấu tranh phòng ngừa hiệu quả tình trạng chống đối thi hành công vụ, vi phạm tái diễn.

- Phối hợp với lực lượng công an triệt phá các tụ điểm, ổ nhóm vi phạm nghiêm trọng. Các vụ việc tái phạm về hàng giả cần phải được chuyển hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ diễn biến, tình hình, đặc điểm tại mỗi địa phương, công tác tuyên truyền, vận động, ký cam kết và kiểm tra, xử lý vi phạm có thể tiến hành đồng thời hoặc theo từng bước.

3. Công tác phối hợp

- Cục QLTT các tỉnh, thành phố chủ động báo cáo chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí truyền thông xây dựng Kế hoạch, triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết; giám sát, khảo sát, thu thập, xác minh, điều tra, trinh sát, đánh giá tình hình diễn biến vi phạm; đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý triệt để vi phạm, tái phạm.

- Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, đại diện chủ thể quyền, cung cấp đường dây nóng, đầu mối liên hệ để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh phân biệt hàng thật - hàng giả, chủ động phòng tránh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ động tố giác vi phạm...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Nghiệp vụ QLTT

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện và kết quả thực hiện của các Cục QLTT. Chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện những sai phạm trong thực thi công vụ của công chức QLTT; tham mưu, đề xuất Tổng cục QLTT xử lý nghiêm những biểu hiện bao che, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quá trình triển khai kế hoạch này theo quy định tại Thông tư số 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng QLTT và các quy định khác liên quan.

- Phối hợp với Cục QLTT các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng liên quan triển khai thu thập, xác minh, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ số lượng lớn, nghiêm trọng, hoạt động liên địa bàn, có tính chất đường dây, ổ nhóm lớn.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, các doanh nghiệp, hiệp hội triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn nâng cao kỹ năng kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho lực lượng QLTT địa phương.

2. Cục QLTT các tỉnh, thành phố

- Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 và Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố phân công, làm rõ trách nhiệm quản lý, giám sát, đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm của từng cơ quan, tổ chức tại các địa bàn nổi cộm: QLTT, công an, chính quyền quận, huyện, xã, phường, tổ dân phố, thôn, xóm, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, làng nghề, hợp tác xã, hội, hiệp hội ngành nghề tại địa phương.

- Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết và bố trí đủ nguồn lực để tổ chức triển khai theo dõi, giám sát, kiểm tra đồng loạt, thường xuyên, đột xuất, xử lý triệt để các cơ sở vi phạm tại các địa bàn nổi cộm.

- Căn cứ Kế hoạch này tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai tại mỗi địa phương, gửi về Tổng cục QLTT trước ngày 15 tháng 12 năm 2019; chủ động đề xuất, phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT và các cơ quan chức năng liên quan thực hiện công tác thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý đối với các vụ việc phức tạp, liên địa bàn, có tính đường dây, ổ nhóm lớn.

3. Vụ Thanh tra - Kiểm tra

Chủ động hoặc phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm chấn chỉnh, xử lý kịp thời các biểu hiện bao che, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quá trình triển khai kế hoạch này theo quy định tại Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng QLTT và các quy định pháp luật khác liên quan.

4. Vụ Chính sách - Pháp chế

Chủ động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng chế tài và các quy định pháp luật liên quan trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

1. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện kế hoạch này được bảo đảm từ nguồn kinh phí phân bổ trong ngân sách của các đơn vị theo quy định.

- Trong quá trình thực hiện, kinh phí chi cho công chức tham gia phối hợp do cơ quan cử công chức chịu trách nhiệm chi trả theo quy định.

2. Chế độ báo cáo

Ngày 15 hàng tháng Cục QLTT các tỉnh, thành phố gửi báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch (bao gồm thống kê các danh sách cơ sở kinh doanh, các cơ quan, tổ chức liên quan theo các mục tiêu cụ thể nêu tại Mục I.2 kế hoạch này) về Tổng cục QLTT, bản mềm gửi qua địa chỉ email [email protected] để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương và Tổng cục QLTT.

3. Thi đua, khen thưởng

Việc thực hiện và hoàn thành các mục tiêu tại Kế hoạch này được xem xét để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đột xuất và định kỳ cuối năm của các đơn vị, công chức QLTT địa phương.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Tổng cục QLTT để xử lý, tháo gỡ hoặc tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết./.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 29/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2014/TT-BCT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ và bãi bỏ Thông tư 06/2016/TT-BCT ngày 14/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2014/TT-BCT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Thông tư 29/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2014/TT-BCT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ và bãi bỏ Thông tư 06/2016/TT-BCT ngày 14/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2014/TT-BCT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo, Điện lực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi