Quyết định 3518/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành quy chế hoạt động của tổ điều hành thị trường trong nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3518/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3518/QĐ-BCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/06/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 3518/QĐ-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3518/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Điều hành Thị trường trong nước
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
;
Căn cứ Thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 2434/VPCP-KTTH, ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Bộ Công Thương hoàn thiện và phê duyệt phương án kiện toàn Tổ Điều hành thị trường trong nước;
Căn cứ Quyết định số 3517/QĐ-BCT, ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Tổ Điều hành thị trường trong nước;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Điều hành Thị trường trong nước như Phụ lục đính kèm.
Điều 2. Các thành viên Tổ Điều hành thị trường trong nước chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
Điều 3. Nhóm chuyên viên giúp việc của Tổ Điều hành thị trường trong nước chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống và cơ chế thông tin; tổng hợp và xây dựng báo cáo, bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ theo đúng Quy chế.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 858/2003/QĐ-TM, ngày 14 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Điều hành thị trường trong nước.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc các Bộ ngành liên quan có đại diện tham gia Tổ Điều hành và các ông bà trong danh sách là thành viên Tổ Điều hành thị trường trong nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3518/QĐ-BCT ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương)
Chương I.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Điều 1. Định kì (hàng tháng, quí, 6 tháng, cả năm) lập báo cáo phân tích, đánh giá và dự báo về quan hệ cung - cầu thị trường, giá cả các mặt hàng quan trọng, thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, đường, muối, than, giấy, thuốc chữa bệnh) và thống nhất kiến nghị với Chính phủ các giải pháp xử lý nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao sản xuất và nhân dân với giá hợp lý.
Điều 2. Đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường kinh doanh trong nước lành mạnh và bình đẳng, bảo đảm ổn định và phát triển thị trường, góp phần giữ vững an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững thông qua việc nghiên cứu, rà soát để ban hành hoặc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành việc bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách hiện hành; tổ chức khảo sát, nghiên cứu hệ thống sản xuất, kinh doanh ở trong và ngoài nước về các mặt hàng quan trọng, thiết yếu và các mặt hàng nhạy cảm khác.
Điều 3. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để thu thập thông tin, phân tích, định giá và dự báo diễn biến thị trường giá cả các mặt hàng nêu trên với các Bộ, ngành. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ từ các Bộ quản lý sản xuất, kinh doanh, các Bộ tổng hợp, các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước, các Hiệp hội và các địa phương để thống nhất đề xuất các giải pháp xử lý và xây dựng các báo cáo định kì hoặc đột xuất trình Chính phủ.
Chương II.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ HỘI HỌP
Điều 4. Các Bộ quản lý ngành, các địa phương, các Hiệp hội và các Doanh nghiệp thiết lập hệ thống thu thập và phân tích thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo diễn biến thị trường, giá cả trong nước và thế giới về các mặt hàng quan trọng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, phân bón, xăng dầu, xi măng, sắt thép, đường, muối, giấy, than và thuốc chữa bệnh.
Điều 5. Định kì (vào ngày 20 đến ngày 22 hàng tháng) và đột xuất (khi có diễn biến bất thường) các địa phương, các doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng thông báo cho Bộ quản lý ngành và Bộ Công Thương (Thường trực Tổ) về tình hình sản xuất, kinh doanh và diễn biến thị trường giá cả các mặt hàng nêu trên trong kì và dự báo kì tới. Đồng thời phản ánh các vướng mắc ảnh hưởng đến cân đối cung - cầu và sự bình ổn thị trường cần được các Bộ, ngành, Chính phủ can thiệp.
Điều 6. Định kì trước ngày 25 hàng tháng, ngày 25 tháng cuối của quý, tháng cuối của tháng 6 và tháng 12 hàng năm, các Bộ quản lý ngành hàng lập báo cáo phân tích tình hình cân đối cung - cầu, diễn biến thị trường - giá cả và dự báo thời gian tới, gửi Thường trực Tổ. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng Thường trực Tổ họp để tổng hợp, đánh giá và dự báo các tình huống có thể xảy ra kèm theo các kiến nghị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giải pháp xử lý nhằm bình ổn và phát triển thị trường trong nước.
Điều 7. Hàng quý (tháng cuối quý), Tổ trưởng có trách nhiệm tổ chức họp phiên toàn thể Tổ Điều hành để phân tích, dự báo và đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu (toàn bộ các mặt hàng hoặc từng mặt hàng). Đồng thời xây dựng báo cáo của Tổ Điều hành trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Điều 8. Thường trực Tổ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành hàng, các Hiệp hội, các Doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu triển khai các chuyên đề về hệ thống sản xuất phân phối và tiêu thụ các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; hình thành và phát triển các kênh lưu thông, các thị trường theo địa bàn đối với các mặt hàng này, từng bước thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương III.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 9. Các địa phương, doanh nghiệp, Hiệp hội các ngành hàng quan trọng, thiết yếu chịu trách nhiệm báo cáo và phản ánh kịp thời việc bảo đảm cân đối cung cầu và tình hình thị trường, giá cả trong và ngoài nước đối với các loại nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm hàng hoá liên quan đến sự ổn định thị trường của các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, đường, muối, giấy, than và thuốc chữa bệnh định kỳ và đột xuất cùng các kiến nghị, giải pháp cho Bộ quản lý ngành và Nhóm thường trực đúng qui định trên.
Điều 10. Các Bộ tổng hợp và quản lý ngành chịu trách nhiệm báo cáo tình hình và chủ trương xử lý các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến quá trình bình ổn và phát triển thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu cho Chính phủ và Nhóm thường trực đúng qui định trên.
Điều 11. Lãnh đạo Tổ chịu trách nhiệm tổ chức một cách khoa học các hoạt động nghiên cứu các vấn về điều hành thị trường trong nước các mặt hàng quan trên thiết yếu theo đúng chức năng nhiệm vụ và các qui định hiện hành. Giúp việc hoạt động cho Tổ là một số chuyên viên chuyên trách là của Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương uỷ quyền cho Tổ trưởng Tổ Điều hành chỉ định.
Điều 12. Kinh phí duy trì mọi hoạt động của Tổ Điều hành thị trường trong nước do Ngân sách nhà nước cấp (qua Bộ Công Thương) trên cơ sở kế hoạch hoạt động và dự toán hàng năm được xây dựng theo các qui định hiện hành của Nhà nước về quản lý tài chính./.