Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư liên tịch 04/2008/TTLT-BTC-TTCP của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 04/2008/TTLT-BTC-TTCP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính; Thanh tra Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 04/2008/TTLT-BTC-TTCP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Trần Xuân Hà; Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 04/01/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 04/2008/TTLT-BTC-TTCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - THANH TRA CHÍNH PHỦ SỐ 04/2008/TTLT-BTC-TTCP NGÀY 04 THÁNG 1 NĂM
2008
HƯỚNG DẪN LẬP, QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
BẢO ĐẢM HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/03/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh
tra.
Căn cứ Nghị định 161/2007/NĐ-CP ngày 31/10/2007 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung Điều 48 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh
tra.
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP
ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 55/2005/NĐ-CP
ngày 25/4/2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Liên tịch Bộ
Tài chính - Thanh tra Chính phủ hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí bảo đảm hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng
áp dụng:
Thông tư này
hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động
của các cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
a) Các cơ quan
thanh tra được thành lập theo cấp hành chính:
- Thanh tra
Chính phủ;
- Thanh tra
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thanh tra
huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
b) Các cơ quan
thanh tra được thành lập ở các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực:
- Thanh tra
bộ, cơ quan ngang bộ;
- Thanh tra
của cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực;
- Thanh tra
sở.
2. Thông tư
này không áp dụng đối với thanh tra Thuế và thanh tra Hải quan. Kinh phí bảo
đảm hoạt động của thanh tra Thuế và thanh tra Hải quan được bố trí từ nguồn
kinh phí khoán của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan theo Quyết định số
107/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí
điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động của Tổng cục Thuế giai đoạn 2005-2007
và Quyết định số 109/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2005-2007.
3. Kinh phí
bảo đảm hoạt động hàng năm của các cơ quan thanh tra nhà nước do ngân sách nhà
nước cấp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra các cơ quan thanh tra nhà nước
được trích một phần số tiền từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra thực
nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra,
tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng động viên tổ chức, cá nhân có thành
tích trong công tác thanh tra.
4. Các cơ quan
thanh tra nhà nước có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối
tượng theo tiêu chuẩn chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, thực hiện báo cáo
quyết toán kinh phí đã sử dụng với cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định của
pháp luật.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội dung
chi hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Các khoản
chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp
theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), tiền thưởng,
phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định.
b) Chi thanh
toán dịch vụ công cộng, chi vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên
lạc, chi phí thuê mướn, chi mua sách báo, tài liệu phục vụ công tác thanh tra.
c) Chi hội
nghị, công tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các
đoàn khách nước ngoài vào thăm và làm việc tại Việt Nam, chi tổ chức các lớp
bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn.
d) Các khoản
chi nghiệp vụ chuyên môn, gồm:
- Chi xăng
dầu, tiền công tác phí cho các đoàn thanh tra;
- Chi trưng
cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
- Chi thu thập
thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung thanh tra;
- Chi phục vụ
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng thuộc
phạm vi quản lý;
- Chi tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng ngừa, chống tham nhũng;
- Chi trang
phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu cho thanh tra viên;
- Một số khoản
chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác thanh tra chuyên ngành.
đ) Chi mua
sắm, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định.
2. Mức chi:
Các nội dung
chi phục vụ cho hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước nêu trên thực hiện
theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính được cấp có thẩm quyền ban
hành, cụ thể như sau:
a) Chi hội nghị, công tác phí thực hiện theo
quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
Chủ tịch UBND cấp tỉnh cụ thể hoá chế độ công tác phí đối với cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước đi công tác do Bộ Tài chính quy định;
b) Chi thanh
toán cước sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động thực
hiện theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ
tại nhà riêng và điện thoại di động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức chính trị-xã hội;
c) Chi khen thưởng thực hiện theo quy định
hiện hành về chế độ chi khen thưởng;
d) Chi trưng
cầu giám định thực hiện theo mức chi của cơ quan có thẩm quyền quy định;
đ) Các khoản
chi khác thực hiện theo mức chi tại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trường
hợp đơn vị chưa xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thì thực hiện theo quy định
hiện hành.
3. Nguồn kinh
phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Nguồn ngân
sách nhà nước cấp;
b) Nguồn trích
bổ sung từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra đã thực thu hồi nộp ngân
sách nhà nước;
c) Nguồn thu
từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định (nếu có);
d) Các nguồn
kinh phí khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
4. Trích và sử
dụng kinh phí được trích từ kết quả thanh tra thu hồi đã thực nộp vào ngân sách
nhà nước để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật
chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác
thanh tra.
a) Các khoản
được trích:
Các cơ quan
thanh tra nhà nước được trích từ các khoản tiền thu hồi do các đoàn thanh tra
phát hiện đã thực nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý của cấp có
thẩm quyền và đã hết thời gian khiếu nại để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động
thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân
có thành tích trong công tác thanh tra, gồm:
- Các khoản ẩn
lậu của các đối tượng đã nộp ngân sách nhà nước;
- Các khoản
kinh phí chi sai chế độ đã nộp lại ngân sách nhà nước;
- Các khoản giảm
trừ quyết toán (đầu tư xây dựng, quyết toán ngân sách) phải thu hồi đã thực nộp
vào ngân sách nhà nước;
- Kinh phí
thừa và các khoản giảm chi khác mà đơn vị sử dụng trái quy định phải thu hồi đã
thực nộp vào ngân sách nhà nước.
Khi có quyết
định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 36 Nghị
định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ về xử lý các khoản tiền thu
hồi qua công tác thanh tra phát hiện nộp vào ngân sách nhà nước, cơ quan thanh
tra nhà nước thực hiện trích từ tài khoản tạm giữ để nộp ngân sách nhà nước
theo đúng số phải nộp theo quyết định xử lý của người ra quyết định thu hồi.
b) Mức trích:
Cơ quan thanh
tra nhà nước được trích 30% từ các khoản tiền do các đoàn thanh tra phát hiện
thu hồi đã thực nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý của cấp có
thẩm quyền và đã hết thời gian khiếu nại được quy định tại Điểm a Khoản 4 Mục
II Thông tư này để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ
sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công
tác thanh tra, bổ sung kinh phí hoạt động nhưng tối đa không quá 10.000 triệu
đồng/năm đối với Thanh tra Chính phủ; không quá 2.000 triệu đồng/năm đối với
thanh tra của các Bộ, ngành trung ương; không quá 1.000 triệu đồng/năm đối với
thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (riêng đối với Thanh tra thành
phố Hà Nội và Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh, không quá 2.000 triệu đồng/năm);
không quá 200 triệu đồng/năm đối với thanh tra các sở, thanh tra các quận,
huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (riêng đối với thanh tra các sở, quận,
huyện thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 400 triệu
đồng/năm).
c) Sử dụng
kinh phí được trích:
Cơ quan thanh
tra nhà nước được sử dụng kinh phí được trích để chi cho những nội dung sau:
- Bổ sung chi
mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc,
phương tiện đi lại phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
công tác phòng chống tham nhũng;
- Bổ sung chi
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ của các thanh tra viên, cán bộ các
cơ quan thanh tra nhà nước;
- Bổ sung chi
hoạt động nghiệp vụ cho công tác thanh tra, các đoàn thanh tra;
- Chi khen
thưởng (ngoài chi khen thưởng hàng năm theo quy định tại Nghị định số
121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thi đua khen thưởng), chi động viên các tập thể, cá nhân trong và
ngoài ngành thanh tra có thành tích đóng góp trong hoạt động thanh tra.
Mức chi bổ
sung kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra, các đoàn thanh tra, chi đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ và chi khen thưởng cho các tập thể và cá nhân nêu trên từ
nguồn trích từ kết quả hoạt động thanh tra phát hiện thu hồi đã thực nộp ngân
sách nhà nước trên đây do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước xem xét, quyết
định nhưng phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan thanh
tra theo quy định hiện hành về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đối với cơ quan
nhà nước thực hiện chế độ tự chủ quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn hiện hành và quy định tại Thông
tư này. Đối với cơ quan thanh tra không phải là đơn vị dự toán thì cơ quan
thanh tra phải xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng khoản kinh phí được trích
trình Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định.
Riêng mức chi
khuyến khích, khen thưởng cho cán bộ
công chức trong cơ quan thanh tra từ nguồn kinh phí được trích từ kết quả thanh
tra thu hồi đã thực nộp vào ngân sách nhà nước và khoản chi bổ sung thu nhập từ
nguồn kinh phí tiết kiệm được của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tối đa không
vượt quá 1,0 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
5. Lập dự toán,
chấp hành và quyết toán kinh phí:
Việc lập, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của các cơ quan thanh tra
nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước cấp thực hiện theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Thông
tư này hướng dẫn cụ thể một số điểm về nguồn trích bổ sung từ các khoản tiền
thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra thực thu hồi đã nộp ngân sách nhà nước
bổ sung chi hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước như sau:
a) Lập dự toán
và giao dự toán:
- Hàng năm,
căn cứ vào kết quả thu hồi đã nộp vào ngân sách nhà nước từ các khoản tiền phát
hiện qua công tác thanh tra năm hiện hành tại thời điểm lập dự toán năm kế
hoạch và dự kiến những tháng cuối năm; Căn cứ vào các khoản được trích, mức trích quy định tại
khoản 4 mục II Thông tư này cơ quan thanh tra hoặc cơ quan chủ quản của cơ quan
thanh tra (trường hợp cơ quan thanh tra không phải là đơn vị dự toán ngân sách-
dưới đây gọi là cơ quan chủ quản) lập dự toán chi ngân sách bổ sung kinh phí
hoạt động nghiệp vụ thanh tra tương ứng với mức được phép trích trên số thực
thu nộp ngân sách nhà nước, tổng hợp cùng với dự toán chi ngân sách năm của cơ
quan trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các văn bản hướng dẫn;
- Dự toán chi
trích từ nguồn thu hồi phát hiện qua thanh tra thực nộp ngân sách nhà nước được
giao thành một dòng riêng trong dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của cơ quan
thanh tra nhà nước (hoặc cơ quan chủ quản).
b) Chấp hành
dự toán, quyết toán:
Cơ quan thanh
tra căn cứ kết quả thu hồi đã thực nộp ngân sách nhà nước từ các khoản tiền
phát hiện qua thanh tra, chủ động sử dụng số kinh phí được trích theo các nội
dung chi quy định tại Thông tư này. Trường hợp số thực tế được trích từ nguồn
thu hồi qua công tác thanh tra để bổ sung chi hoạt động nghiệp vụ của cơ quan
thanh tra lớn hơn dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao, cơ quan thanh tra
nhà nước hoặc cơ quan chủ quản có văn bản gửi cơ quan tài chính đồng cấp xem
xét giải quyết bổ sung dự toán theo quy định. Tổng số được trích tối đa (bao
gồm cả số trích theo dự toán đầu năm và số được trích bổ sung) không vượt quá
mức trích quy định tại điểm b khoản 4 mục II Thông tư này. Trường hợp số được
trích thấp hơn số dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao thì cơ quan thanh
tra chỉ được sử dụng số kinh phí tương ứng với số được trích theo quy định.
Kinh phí được
trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra đã thực nộp vào ngân sách
nhà nước cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Việc quyết
toán kinh phí đã sử dụng thực hiện theo quy định hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày,
kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư liên tịch số 42/2006/TTLT-BTC-TTCP
ngày 15/5/2006 của Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn việc lập, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của các cơ quan thanh tra
nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề
nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ để nghiên cứu,
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. TỔNG
THANH TRA PHÓ TỔNG
THANH TRA Mai Quốc
Bình |
KT. BỘ
TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng
Anh Tuấn |