Thông tư 49/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, người khai hải quan do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuế, cán bộ, công chức hải quan trong khi thi hành công vụ gây ra
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 49/2008/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 49/2008/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/06/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Hải quan, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Bồi thường thiệt hại do sai phạm trong khi thi hành công vụ - Ngày 12/6/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 49/2008/TT-BTC hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, người khai hải quan do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuế, cán bộ, công chức hải quan trong khi thi hành công vụ gây ra. Theo đó, trường hợp cán bộ, công chức thuế, hải quan có hành vi vi gây thiệt hại về tiền, tài sản cho người bị thiệt hại nhưng được xác định là do lỗi của người bị thiệt hại thì cơ quan quản lý thuế không phải bồi thường thiệt hại; Trường hợp người bị thiệt hại có lỗi thì cơ quan quản lý thuế chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi do cán bộ công chức thuế, hải quan gây ra. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện bằng tiền và chi trả một lần (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác) theo đúng quy định về mức, phương thức và thời hạn bồi thường ghi trong Quyết định bồi thường thiệt hại. Quá thời hạn ghi trong Quyết định mà cơ quan quản lý thuế chưa thực hiện bồi thường thì phải trả tiền lãi tính trên số tiền bồi thường cho thời gian chậm bồi thường theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố và có hiệu lực tại thời điểm cơ quan quản lý thuế thực hiện việc bồi thường. Trường hợp nhiều người có hành vi vi phạm pháp luật cùng gây thiệt hại thì mỗi người vi phạm phải liên đới hoàn trả số tiền bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế đã bồi thường. Trách nhiệm hoàn trả của mỗi người được xác định tương ứng với mức độ lỗi của từng người; Trường hợp không xác định được mức độ lỗi của từng người thì mỗi người phải hoàn trả theo phần bằng nhau. Người chưa hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả mà xin chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi ra quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại có trách nhiệm yêu cầu người đó phải hoàn trả phần còn thiếu trước khi chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu. Trường hợp, người đang thực hiện hoàn trả chưa có điều kiện trả ngay phần còn thiếu, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi ra quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại phải phối hợp với cơ quan, tổ chức nơi tiếp nhận công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú để yêu cầu người đó tiếp tục thực hiện việc hoàn trả. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 49/2008/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 49/2008/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ
49/2008/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 06 NĂM 2008
HƯỚNG
DẪN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI NỘP THUẾ,
NGƯỜI
KHAI HẢI QUAN DO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUẾ, CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC HẢI QUAN TRONG KHI
THI
HÀNH CÔNG VỤ GÂY RA
Căn cứ Luật quản
lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy
định về xử lý vi phạm pháp luật và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
trong lĩnh vực hải quan;
Căn cứ Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ
quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế;
Bộ Tài
chính hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, người khai hải quan do
hành vi vi phạm pháp luật cán bộ, công chức thuế, cán bộ, công chức hải quan
trong khi thi hành công vụ gây ra như sau:
I. BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI
1. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại
a) Cơ
quan quản lý thuế trực tiếp quản lý cán bộ, công chức thuế, cán bộ công chức
hải quan (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý thuế) phải bồi thường thiệt hại
cho người nộp thuế, người khai hải quan do hành vi vi phạm pháp luật của cán
bộ, công chức gây ra trong thi hành công vụ.
b) Cơ
quan quản lý thuế có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế,
người khai hải quan thực hiện quyền yêu cầu bồi thường; Kịp thời giải quyết bồi
thường thiệt hại một cách công khai, công bằng và đúng pháp luật.
2. Người
nộp thuế, người khai hải quan khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cán
bộ, công chức thuế, hải quan có khả năng gây thiệt hại cho mình thì cảnh báo
cho cán bộ, công chức thuế, hải quan hoặc cơ quan quản lý thuế biết.
Trường
hợp có đủ điều kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, người nộp thuế, người khai
hải quan phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại (trong đơn ghi rõ: tên, địa
chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại; tên, địa chỉ của cơ quan trực tiếp
quản lý cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại; lý do yêu cầu cơ quan
quản lý thuế bồi thường; Các thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường; số hiệu và
trích yếu quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
bản án, quyết định của Toà án) và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan tới
việc xác định mức bồi thường thiệt hại gửi cơ quan quản lý thuế để xem xét giải
quyết.
3. Các trường
hợp bồi thường thiệt hại
Cơ quan
quản lý thuế có trách nhiệm bồi thường cho người nộp thuế, người khai hải quan
(sau đây gọi tắt là người bị thiệt hại) trong trường hợp cán bộ, công chức
thuế, hải quan có hành vi sau:các đơn vị +VCCI)
a) Quyết định
hoàn thuế, ấn định thuế không đúng quy định của pháp luật;
b) Xử lý và
ra quyết định xử phạt hành chính thuế sai quy định của pháp luật về thuế;
c) Xử lý và
ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và các quyết định
khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trái quy định;
d) Thực hiện
các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính không có căn cứ và yêu cầu theo đúng
quy định của pháp luật về thuế, hải quan;
Trường hợp
cán bộ, công chức thuế, hải quan có hành vi vi gây thiệt hại về tiền, tài sản
cho người bị thiệt hại nhưng được xác định là do lỗi của người bị thiệt hại thì
cơ quan quản lý thuế không phải bồi thường thiệt hại; Trường hợp người bị thiệt
hại có lỗi thì cơ quan quản lý thuế chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương
ứng với mức độ lỗi do cán bộ công chức thuế, hải quan gây ra.
4. Điều kiện
bồi thường thiệt hại
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện khi có đủ các
điều kiện sau:
a) Có quyết
định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định
của Toà án xác định hành vi của cán bộ,
công chức thuế hải quan là trái pháp luật gây thiệt hại;
b) Có thiệt
hại thực tế do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuế, hải quan
trong khi thi hành công vụ gây ra cho người nộp thuế, người khai hải quan thuộc
một trong những trường hợp quy định tại
khoản 3, mục I Thông tư này;
c) Người bị
thiệt hại có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thời hạn 2 năm kể từ ngày
có quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án,
quyết định của Toà án xác định hành vi
của cán bộ, công chức thuế hải quan là trái pháp luật gây thiệt hại;
5. Nguyên tắc thực
hiện bồi thường.
a) Đối với
thiệt hại là tiền thuế, tiền phạt, tiền tịch thu, cơ quan quản lý thuế có trách
nhiệm :
- Hoàn trả
lại khoản tiền thuế, tiền phạt, tiền tịch thu (nếu đã nộp vào ngân sách nhà
nước thì làm thủ tục thoái thu ngân sách) và bồi thường tiền lãi tính trên số
tiền thuế, tiền phạt, tiền tịch thu không đúng của người bị thiệt hại.
Thời gian
tính lãi được tính từ ngày người bị thiệt hại nộp tiền thuế, tiền phạt; hoặc bị
tịch thu tiền đến ngày ghi trong Quyết định bồi thường của cơ quan quản lý thuế.
Khoản tiền lãi được
tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố và có hiệu lực tại thời
điểm cơ quan quản lý thuế ra Quyết định bồi thường.
b) Đối với thiệt hại là tài sản, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm:
-
Trường hợp tài sản vẫn còn và không bị hư hỏng: trả lại tài sản cho người bị
thiệt hại;
-
Trường hợp tài sản còn nhưng bị hư hỏng mà có thể sửa chữa được: trả lại tài
sản cho người bị thiệt hại và bồi thường toàn bộ chi phí sửa chữa; Nếu tài sản
bị hư hỏng không thể sửa chữa được, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại như đối với tài sản bị mất và thanh lý tài sản hư hỏng theo
quy định;
- Trường hợp không còn tài sản
(bị mất hoặc đã bán đấu giá): bồi thường tài sản theo giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng
tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn trên thị trường tại thời điểm
giải quyết bồi thường;
6. Trình tự, thủ tục giải quyết bồi
thường thiệt hại
a) Cơ quan quản lý thuế có trách
nhiệm tiếp nhận
đơn và hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đối
với hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại không có quyết định giải quyết khiếu nại
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án xác định
hành vi của cán bộ, công chức thuế hải quan là trái pháp luật gây thiệt hại thì
cán bộ tiếp nhận phải trả lời ngay người yêu cầu bồi thường thiệt hại về việc
không nhận đơn và hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt
hại do chưa đủ điều kiện xem xét giải quyết bồi
thường.
b) Đối với hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại có
đủ điều kiện xem xét giải quyết bồi thường, cơ quan quản lý thuế thực hiện phân loại hồ sơ để xem xét xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Nếu hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đã có kết luận cụ thể về hành vi vi
phạm của cán bộ công chức thuế, hải quan và mức độ thiệt hại tại quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp
(trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi
thường) có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ nếu đồng ý với kết luận tại văn bản trên
thì ra quyết định bồi thường thiệt hại.
Trường
hợp, không đồng ý với kết luận tại bản án,
quyết định của Toà án thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp
(trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi
thường) có quyền từ chối giải quyết bồi thường thiệt hại và kháng án theo thủ
tục tố tụng dân sự.
- Nếu hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại mà tại quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án mới kết luận về hành vi vi phạm nhưng
chưa xác định cụ thể về mức độ thiệt hại
thì cơ quan quản lý thuế xử lý theo đúng
trình tự quy định tại điểm c, khoản 6, Mục I
Thông tư này.
c) Trình tự giải quyết hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại mà
tại quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án chưa xác định cụ thể về mức độ thiệt hại:
- Cơ quan quản lý thuế tiếp
nhận đơn, lập hồ sơ xử lý bồi thường thiệt hại (xác minh sơ bộ về mức độ thiệt
hại thực tế do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức thuế, hải quan
gây ra) và trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu
cầu bồi thường thiệt hại phải thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại biết về dự
kiến thời gian, địa điểm thương lượng hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, Thủ trưởng cơ quan quản lý
thuế hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trường hợp người gây thiệt hại
là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường) phải thành lập Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại và hoàn trả khoản tiền bồi
thường thiệt hại (sau đây gọi tắt là Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại).
Thành phần Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại có 03 đến 05 thành viên, bao gồm: Thủ
trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trường
hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường) làm
Chủ tịch Hội đồng; Người phụ trách công tác tài chính - kế toán cơ quan quản lý
thuế làm ủy viên; Đại diện đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thuế, hải quan có liên
quan đến trường hợp bồi thường thiệt hại; Lãnh đạo trực tiếp của cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt
hại; Chuyên gia
trong lĩnh vực bị thiệt hại (nếu cần).
Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại có nhiệm vụ: kiến nghị với
người có thẩm quyền ra Quyết định bồi thường thiệt hại về mức và phương thức
bồi thường thiệt hại; kiến nghị trách nhiệm hoàn trả, mức và phương thức hoàn
trả khoản tiền bồi thường thiệt hại tại điểm a, khoản 3, Mục II Thông tư này.
Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại hoạt động theo nguyên tắc
làm việc tập thể, quyết định theo đa số và
giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Trong thời hạn 10 ngày (đối với vụ việc
phức tạp là 15 ngày) kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại có trách nhiệm gửi văn bản
kiến nghị với người có thẩm quyền ra Quyết định bồi thường thiệt hại về mức và
phương thức bồi thường thiệt hại (kèm theo Biên bản họp Hội
đồng giải quyết bồi thường thiệt hại).
- Trong
thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt
hại, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp
(trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi
thường) căn cứ vào mức và phương thức bồi thường thiệt hại do Hội đồng giải
quyết bồi thường thiệt hại kiến nghị để tổ chức thương lượng với người bị thiệt
hại và ra quyết định bồi thường thiệt hại;
d) Quyết định bồi thường thiệt
hại phải căn cứ vào kết quả thương lượng, trường hợp thương lượng không thành
thì căn cứ vào kiến nghị của Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại để xem
xét, quyết định. Trong Quyết định bồi thường thiệt hại phải nêu rõ số tiền bồi
thường thiệt hại; phương thức bồi thường thiệt hại (tiền mặt hoặc chuyển
khoản); thời hạn bồi thường thiệt hại (không quá 15 ngày kể từ ngày ký Quyết
định bồi thường thiệt hại); và phải gửi cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường,
người được bồi thường thiệt hại và người có nghĩa vụ hoàn trả.
Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với Quyết định bồi thường
thiệt hại của cơ quan quản lý thuế thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên
hoặc yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo.
Việc bồi thường thiệt hại được
thực hiện bằng tiền và chi trả một lần (trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác) theo đúng quy định về mức, phương thức và thời hạn bồi thường ghi trong
Quyết định bồi thường thiệt hại. Quá thời hạn ghi trong Quyết định mà cơ quan quản lý thuế chưa thực hiện bồi thường thì phải trả tiền lãi tính trên
số tiền bồi thường cho thời gian chậm bồi thường theo lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố và có hiệu lực tại thời điểm cơ quan quản lý thuế thực hiện việc bồi thường.
7. Kinh phí bồi thường thiệt
hại: căn cứ vào Quyết định bồi thường thiệt hại của cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế được sử dụng các nguồn kinh phí thuộc
phạm vi quản lý sử dụng để bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại.
Nguồn kinh phí đã sử dụng để bồi
thường thiệt hại được bù đắp từ khoản tiền hoàn trả của cán bộ, công chức gây
thiệt hại; nguồn tiền thu được từ xử lý
tài sản (đối với trường hợp đã bán đấu giá hoặc bán thanh lý tài sản bị hỏng
không thể sửa chữa được); từ các khoản bồi thường thiệt hại về tài sản của doanh
nghiệp bảo hiểm (nếu có); và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
II. HOÀN TRẢ KHOẢN TIỀN BỒI THƯỜNG CỦA CÁN BỘ
CÔNG CHỨC THUẾ, HẢI QUAN
1. Cơ quan
quản lý thuế thực hiện bồi thường có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức
thuế, hải quan
hoàn trả khoản tiền mà cơ quan quản lý thuế đã bồi thường cho người bị
thiệt hại khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại
quy định tại khoản 3, Mục I Thông tư này. Trong trường hợp người bị thiệt hại
đã có cảnh báo về hành vi vi phạm và khả năng gây thiệt hại mà cán bộ, công chức thuế, hải quan vẫn cố
tình thực hiện thì phải hoàn trả toàn bộ khoản tiền mà cơ quan quản lý thuế đã
bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Xác định trách nhiệm hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt
hại:
a) Việc xác định trách nhiệm hoàn trả khoản tiền bồi thường
thiệt hại phải căn cứ vào số tiền mà cơ quan quản lý thuế đã bồi thường thiệt
hại, mức độ lỗi của hành vi vi phạm và khả năng kinh tế của cán bộ, công chức
thuế, hải quan.
Trường hợp nhiều người có hành vi
vi phạm pháp luật cùng gây thiệt hại thì mỗi người vi phạm phải liên đới hoàn
trả số tiền bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế đã bồi thường. Trách nhiệm hoàn trả của mỗi
người được xác định tương ứng với mức độ lỗi của từng người; Trường hợp không
xác định được mức độ lỗi của từng người thì mỗi người phải hoàn trả theo phần
bằng nhau.
b) Cán bộ công chức thuế, hải quan gây thiệt hại có nghĩa vụ
hoàn trả các khoản tiền mà cơ quan quản lý thuế đã bồi thường cho người bị
thiệt hại cụ thể như sau:
- Đối với thiệt hại là tiền, tuỳ từng trường hợp để xác định
cụ thể các khoản hoàn trả trong số các khoản tiền mà cơ quan quản lý thuế đã
bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a, khoản 5, Mục I Thông tư này, bao gồm:
tiền lãi các khoản tiền tịch thu, phạt vi phạm hành chính, ấn định thuế sai quy
định của pháp luật hoặc tiền lãi của khoản tiền hoàn thuế chậm.
- Đối với thiệt hại
là tài sản, tuỳ theo từng trường hợp để xác định các khoản phải hoàn trả trong
số các khoản tiền mà cơ quan quản lý thuế đã bồi thường thiệt hại quy định tại
điểm b, khoản 5, Mục I Thông tư này, bao
gồm: chi phí sửa chữa tài sản; hoặc giá trị của tài sản bị mất; hoặc chênh lệch
giữa giá trị của tài sản với số tiền thực thu được do bán đấu giá, thanh lý tài
sản.
c) Cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại được xem
xét giảm trách nhiệm hoàn trả trong các trường hợp sau:
- Vi phạm lần
đầu; hoặc đã chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm giảm bớt hậu quả
thiệt hại.
- Vi phạm gây
thiệt hại do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
- Các điều
kiện để thực thi công vụ bị hạn chế (nếu có đủ cơ sở để chứng minh).
- Thiệt hại xảy ra quá lớn mà khả
năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây
thiệt hại không có
khả năng hoàn trả được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó. Cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại yêu cầu giảm mức hoàn trả khoản tiền bồi
thường thiệt hại phải có tài liệu chứng minh khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài không đủ để hoàn trả toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại xảy ra.
3. Trình tự, thủ
tục hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Quyết định bồi
thường thiệt hại, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp
(trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi
thường) có trách nhiệm yêu cầu Hội đồng giải
quyết bồi thường thiệt hại làm việc để xem xét việc hoàn trả khoản tiền đã bồi
thường thiệt hại của cán bộ, công chức thuế hải quan. Để bảo vệ quyền lợi của
cán bộ, công chức, Hội đồng bổ sung thêm Chủ tịch công đoàn hoặc uỷ viên ban
chấp hành công đoàn cơ quan quản lý thuế (nếu thủ trưởng cơ
quan là chủ tịch công đoàn) tham gia Hội đồng. Trong quá trình Hội đồng xem xét
giải quyết việc hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hạ. Hội đồng có trách nhiệm
tạo điều kiện cho cán bộ, công chức thuế hải quan gây ra thiệt hại tham dự cuộc
họp của Hội đồng để giải trình cụ thể vụ việc làm cơ sở xem xét nghĩa vụ hoàn
trả khoản tiền bồi thường thiệt hại;
Hội đồng có nhiệm vụ: đánh giá tính chất của hành vi gây vi
phạm thiệt hại, xác định trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ, công chức thuế,
hải quan có liên quan gây thiệt hại; xem xét các tình tiết giảm nhẹ; đánh giá
khả năng kinh tế của cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại; Trên cơ sở
đó, kiến nghị mức và phương thức hoàn trả.
Trong thời hạn 10 ngày (đối với vụ việc phức tạp là 15 ngày)
kể từ ngày họp Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại, Hội
đồng có trách nhiệm gửi văn bản kiến nghị với cấp có thẩm quyền mức và phương
thức hoàn trả (kèm theo Biên bản họp Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt
hại);
b) Trong thời
hạn 10 ngày, kể từ
ngày nhận được Biên bản họp Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại và văn bản
kiến nghị về mức và phương thức hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại, Thủ
trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trường
hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường) có
trách nhiệm ký Quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại.
Quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại phải nêu rõ: Số tiền hoàn trả; Phương thức và thời hạn hoàn trả. Việc hoàn
trả có thể thực hiện một lần bằng tài sản riêng (thời hạn 45 ngày, kể từ ngày
ký quyết định hoàn trả) hoặc trừ dần vào thu nhập hàng tháng của cán bộ, công
chức thuế, hải quan gây thiệt hại nhưng không quá 20% tổng thu nhập từ tiền
lương và phụ cấp (nếu có); việc giảm trách nhiệm hoàn trả (nếu có).
c) Thực hiện Quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt
hại
- Cán bộ, công chức thuế, hải
quan gây thiệt hại có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ
hoàn trả ghi trong Quyết định hoàn trả khoản
tiền bồi thường thiệt hại cho cơ quan quản lý thuế đã trực tiếp bồi thường cho
người bị thiệt hại.
- Trong quá trình thực hiện Quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại, người
có nghĩa vụ hoàn trả được xem xét tạm hoãn thực hiện hoàn trả trong trường hợp:
đang điều trị bệnh tại các bệnh viện, phụ nữ trong thời kỳ thai sản hoặc nuôi
con nhỏ dưới một tuổi; gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh
tế được Uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú xác nhận. Thời hạn tạm hoãn thực
hiện hoàn trả tối đa là 6 tháng. Trường hợp cán bộ,
công chức thuế, hải quan có nghĩa vụ hoàn trả không thể thực hiện được nghĩa vụ
hoàn trả do sự kiện bất khả kháng (tai nạn, thiên tai, hoả hoạn, tử vong) thì
được xem xét giảm hoặc miễn nghĩa vụ hoàn trả.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế
nơi ra quyết định hoàn trả khoản tiền bồi
thường thiệt hại có trách nhiệm xem xét, quyết định đối với việc tạm hoãn; giảm hoặc miễn nghĩa vụ hoàn trả.
- Tiền hoàn trả phải được thu, theo dõi chi tiết cho từng lần
nộp (nếu nộp nhiều lần) và được dùng để hoàn lại đúng với nguồn kinh phí đã sử dụng để bồi thường
thiệt hại.
d) Biện pháp đảm bảo thực hiện
việc hoàn trả
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế
có trách nhiệm giám sát, đôn đốc việc thực hiện
hoàn trả.
- Người chưa hoàn thành nghĩa
vụ hoàn trả mà xin chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu thì Thủ trưởng cơ
quan quản lý thuế nơi ra quyết định hoàn trả
khoản tiền bồi thường thiệt hại có trách nhiệm yêu cầu người đó phải hoàn trả phần còn thiếu trước khi chuyển công
tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu. Trường hợp, người đang thực hiện hoàn trả chưa có
điều kiện trả ngay phần còn thiếu, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi ra quyết
định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại phải phối hợp với cơ quan, tổ
chức nơi tiếp nhận công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú để yêu cầu
người đó tiếp tục thực hiện việc hoàn trả.
- Trường
hợp, người có nghĩa vụ hoàn trả cố tình trì hoãn, trốn tránh việc hoàn trả thì
thủ trưởng cơ quan
quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với
chính quyền địa phương nơi người có
nghĩa vụ hoàn trả cư trú để có biện pháp đảm bảo thực hiện hoàn trả theo quy
định của pháp luật.
e) Trường hợp cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại
không đồng ý với quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế về việc hoàn
trả khoản tiền bồi thường thiệt hại thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên
trực tiếp hoặc yêu cầu Toà án giải quyết.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này
có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Tổng cục
thuế, Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để
nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây