QUYếT địNH
CủA BAN VậT GIá CHíNH PHủ Số 21/VGCP-CNTD.DV
NGàY 29 THáNG 4 NăM 1995 Về CướC PHí CảNG BIểN đốI VớI TàU CHở
DầU LàM HàNG TạI CáC CảNG XUấT NHậP DầU THô
(TRạM RóT DầU KHôNG BếN) Và PHươNG TIệN CHUYêN DùNG
PHụC Vụ DầU KHí
TRưởNG BAN VậT GIá CHíNH PHủ
Căn cứ Nghị định số 01/CP ngày 05/01/1993 của Chính phủ quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ban Vật giá Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên Bộ số 02/TT-LB ngày 12/4/1993 của Ban Vật
giá Chính phủ - Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cước phí cảng biển;
Theo đề nghị của Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam tại
công văn số 413/DK-KH ngày 25/2/1995 và công văn số 1009/DK-KH ngày 26/4/1995;
Sau khi trao đổi và thống nhất với Cục Hàng hải Việt Nam và các
đơn vị có liên quan,
QUYếT địNH:
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Quyết định này biểu cước
phí cảng biển đối với tàu chở dầu làm hàng tại các cảng xuất - nhập khẩu dầu
thô (trạm rót dầu không bến) và các phương tiện chuyên dùng phục vụ dầu khí
hoạt động tại các cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
15/05/1995. Các quy định trước đây về cước phí cảng biển đối với tàu chở dầu và
phương tiện chuyên dùng phục vụ dầu khí trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
BIểU CướC PHí CảNG BIểN đốI VớI TàU CHở DầU LàM HàNG
TạI CáC CảNG XUấT NHậP KHẩU DầU THô Và PHươNG TIệN
CHUYêN DùNG PHụC Vụ DầU KHí
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 21/VGCP-CNTD.DV ngày 29/04/1995
của Ban Vật giá Chính phủ)
I-
QUY ĐỊNH CHUNG:
1/ Đối tượng áp dụng:
Biểu cước phí cảng biển được áp dụng cho các đối tượng sau
đây:
- Các đơn vị khai thác kinh doanh cảng biển tham gia làm
dịch vụ dầu khí.
- Tàu chở dầu làm hàng tại các phân cảng xuất nhập dầu thô
(trạm rót dầu không bến).
- Các phương tiện vận tải thuỷ chuyên dùng phục vụ dầu khí
như: Tàu chuyên dùng làm dịch vụ dầu khí, Tàu công trình, Tàu cứu hộ, Tàu khảo
sát địa chấn, Tàu khoan...
- Hàng hoá qua cầu bến tại cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí.
2/ Đơn vị tính cước và cách quy tròn:
- Đơn vị tính trọng tải là trọng tải đăng ký dung tích toàn
phần (Gross regiser - GRT) lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của đăng kiểm,
phần lẻ dưới 1 GRT tính tròn là 1 GRT.
Đối với các tàu chở dầu có các két nước dằn phân ly, trọng
tải tính các loại cước phí hàng hải là tổng trọng tải của tàu trừ đi trọng tải
các két nước dằn phân ly.
Két nước dằn phân ly là các két chỉ dùng để chứa nước
ballasst cách ly, có hệ thống bơm và đường ống riêng, chỉ dùng để bơm nước
ballasst vào và ra biển. Các két cách ly nước dằn không có đường ống nối với hệ
thống nước ngọt của tàu và không dùng két cách ly nước dằn để chở bất kỳ loại
hàng gì hay dùng để làm kho của tàu. Thiếu những điều kiện trên chủ tàu không
được tính trừ phần két cách ly nước dằn ra khỏi GRT khi tính cước phí hàng hải.
Tổng trọng tải của các két nước dằn phân ly được nêu trong
phần "Ghi chú" của chứng chỉ trọng tải của tàu do cơ quan Đăng kiểm
cấp theo Công ước quốc tế về Chứng chỉ trọng tải năm 1969.
- Đơn vị chiều dài là mét (m), phần lẻ dưới 1m tính tròn là
1m.
- Đơn vị trọng lượng là tấn (t), phần lẻ dưới 0,5t không
tính, từ 0,5 t trở lên tính tròn là 1 t.
Trong một vận đơn lẻ, trọng lượng hàng hoá nhỏ hơn 0,5t tính
tròn là 1t
Các hàng hoá mỗi tấn chiếm từ 1,13 m3 trở lên thì cứ 1,13 m3
tính là 1t.
- Đơn vị thời gian:
+ Tháng tính theo số ngày của tháng: phần lẻ từ 15 ngày trở
xuống tính 1/2 tháng,
+ Ngày tính 24 giờ, phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống
tính 1/2 ngày, trên 12 giờ tính 1 ngày,
+ Giờ tính 60 phút, phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính 1/2
giờ, trên 30 phút tính 1 giờ.
II-
CƯỚC PHÍ HÀNG HẢI ĐỐI VỚI PHÂN CẢNG XUẤT - NHẬP DẦU THÔ
(Trạm rót dầu không
bến)
1/ Cước phí trọng tải:
Cước phí trọng tải tính cho từng lượt phương tiện vào, ra
trong khu vực hàng hải hoặc vùng nước cảng mà các cảng vụ quản lý theo đơn giá
sau:
- Lượt vào: 0,1 USD/GRT
- Lượt ra : 0,1 USD/GRT
2/ Cước phí bảo đảm hàng hải:
Tạm thời miễn cước phí bảo đảm hàng hải đối với các tàu chở
dầu vào ra các cảng xuất - nhập dầu thô (trạm rót dầu không bến).
3/ Cước phí hoa tiêu:
3.1- Phương tiện mỗi lần vào, ra, di chuyển trong khu vực
phân cảng có sử dụng hoa tiêu phải trả cước phí hoa tiêu theo đơn giá sau:
- Dẫn cặp tàu: 0,03 USD/GRT
- Dẫn rời tàu: 0,03 USD/GRT.
3.2- Khi xin hoa tiêu, chủ phương tiện phải báo cho hoa tiêu
trước 24 giờ. Trong trường hợp thay đổi giờ hoặc huỷ bỏ việc xin hoa tiêu phải
báo cáo cho hoa tiêu trước 8 giờ. Quá thời gian trên chủ phương tiện phải trả
cước phí chờ đợi. Thời gian chờ đợi tính như sau:
a. Hoa tiêu chưa rời vị trí xuất phát tính là 1 giờ.
b. Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát tính thời gian chờ đợi
từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu.
c. Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón phương tiện không
quá 4 giờ. Quá thời hạn trên coi như việc xin hoa tiêu đã huỷ bỏ và người xin
hoa tiêu phải chịu phí hoa tiêu theo điểm 3.1.
d. Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường nếu thuyền trưởng vẫn
giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm cước phí chờ đợi theo thời gian giữ lại.
Cước phí chờ đợi của hoa tiêu là 5 USD/người/giờ.
3.3- Phương tiện xin hoa tiêu đột xuất (ngoài quy định tại
điểm 3.2) tăng 10% mức cước phí tại điểm 3.1.
3.4- Thời gian làm việc ngoài giờ: áp dụng theo các quy định
tại điểm I. 3 của Quyết định số 58/VGCP.DV
4/ Cước phí dịch vụ phục vụ tàu dầu làm hàng:
4.1- Mức cước phí trong điều kiện làm việc bình thường:
27.000 USD/tàu dầu.
4.2- Trong điều kiện sóng trên cấp 5: tăng 30% mức cước phí
trong điều kiện làm việc bình thường.
5/ Cước phí dịch vụ phục vụ các tàu cấp dầu nhiên liệu cho
các trạm rót dầu không bến:
5.1- Mức cước phí trong điều kiện làm việc bình thường:
- Tàu đến cấp dầu có trọng tải dưới 4000 GRT:
+ Lần cập thứ nhất: 9000 USD/tàu dầu,
+ Lần cập thứ hai: 4500 USD/tàu dầu.
- Tàu đến cấp dầu có trọng tải từ 4000 GRT trở lên:
+ Lần cập thứ nhất: 12000 USD/tàu dầu,
+ Lần cập thứ hai: 6000 Usd/tàu dầu.
5.2- Trong điều kiện sóng trên cấp 5: tăng 30% mức cước phí
trong điều kiện làm việc bình thường.
Mức cước phí quy định tại điểm 4 và điểm 5 bao gồm: cước phí
cầu bến, cước phí hỗ trợ tàu vào ra phân cảng, cước phí hỗ trợ tàu dầu làm
hàng, cước phí buộc cởi dây và tháo lắp ống. Chi phí đưa đón đoàn thủ tục từ
trạm rót dầu không bến tới tàu dầu và ngược lại.
III-
CƯỚC PHÍ CẢNG BIỂN TẠI CẢNG CHUYÊN DÙNG PHỤC VỤ DẦU KHÍ:
1/ Cước phí cầu bến:
1.1- Đối với cầu tàu có đủ các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng
để xếp đỗ cùng lúc các loại hàng hoá phục vụ dầu khí:
a. Trực tiếp cập cầu bến có làm hàng hoặc nhận dầu, nước:
0,33 USD/giờ, thu tối thiểu cho một lần phương tiện cập cầu: 90 USD/tàu.
b. Trực tiếp cập cầu bến không làm hàng hoặc không nhận dầu
nước: 0,4 USD/m/giờ. Thu tối thiểu cho một lần phương tiện cập cầu: 110
USD/tàu.
c. Tàu áp mạn song song với tàu khác cập tại cầu cảng: 0,9
USD/giờ. Thu tối thiểu cho một lần phương tiện cập cầu: 25 USD/tàu.
1.2- Phí bến đối với hàng hoá: 1 USD/tấn.
2/ Cước phí bảo đảm hàng hải đối với các tàu dịch vụ dầu
khí:
2.1- Lượt vào Việt Nam (từ nước ngoài đến) và lượt ra khỏi
Việt Nam (về nước) áp dụng theo Quyết định số 59/VGCP-CNTD.DV.
2.2- Trong thời gian lưu lại và hoạt động trên vùng biển
Việt Nam áp dụng theo mức khoán 1500 USD/tàu/tháng.
3/ Ngoài các loại cước phí quy định tại điểm III/1 và III/2,
các loại cước phí cảng biển khác đối với phương tiện chuyên dùng làm dịch vụ
dầu khí áp dụng theo Quyết định 58/VGCP-CNTD.DV ngày 07/11/1994 và Thông báo số
13/VGCP-CNTD.DV ngày 05/01/1995 của Ban Vật giá Chính phủ.
IV-
PHÍ ĐẠI LÝ:
Phí đại lý đối với phương tiện thuỷ chuyên dùng phục vụ dầu
khí như: Tàu chuyên dùng phục vụ dầu khí, Tàu công trình, Tàu cứu hộ, Tàu khảo
sát địa chấn, Tàu khoan, Tàu chở dầu làm hàng tại trạm rót dầu không bến...
tính theo đơn giá sau:
1. Kể từ lần vào cảng thứ hai đến lần kế cuối cùng: 230
USD/chuyến (chuyến bao gồm cả lượt vào và ra cảng).
2. Lần vào cảng thứ nhất và lần cuối cùng áp dụng theo Biểu
phí đại lý tàu biển kèm theo Quyết định số 39/VGCP-CNTD.DV ngày 23/12/1993 của
Ban Vật giá Chính phủ.
V-
PHÍ THỦ TỤC:
Phương tiện vào, ra cảng phải làm các thủ tục theo quy định
hiện hành của Nhà nước. Phí thủ tục bao gồm lượt vào và lượt ra theo đơn giá:
100 USD/chuyến.