Quyết định 127/VGCP-CNTD.DV của Ban Vật giá Chính phủ về cước, phí cảng biển

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 127/VGCP-CNTD.DV

Quyết định 127/VGCP-CNTD.DV của Ban Vật giá Chính phủ về cước, phí cảng biển
Cơ quan ban hành: Ban Vật giá Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:127/VGCP-CNTD.DVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Ngọc Tuấn
Ngày ban hành:28/10/1997Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 127/VGCP-CNTD.DV

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TRƯỞNG BAN BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ SỐ 127/VGCP-CNTD.DV NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 1997 VỀ CƯỚC, PHÍ CẢNG BIỂN

 

TRƯỞNG BAN BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ

 

- Căn cứ Nghị định số 01/CP ngày 05/01/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Vật giá Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 13/CP ngày 25/02/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam;

- Căn cứ Thông tư liên bộ số 02/TTLB ngày 12/4/1993 của Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cước phí cảng biển;

- Theo đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam;

- Sau khi trao đổi với các ngành có liên quan.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Biểu cước, phí cảng biển.

 

Điều 2: Biểu cước, phí cảng biển tại Điều 1 quy định cho các đối tượng sau:

- Tàu biển của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (kể cả trường hợp tàu đi thuê).

- Tàu biển của các tổ chức, cá nhân Việt Nam (kể cả trường hợp tàu đi thuê, tàu thuê mua) vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hoặc hàng hoá quá cảnh.

- Hàng hoá (trừ hàng hoá sản xuất tại Việt Nam vận chuyển giữa các cảng biển Việt Nam để tiêu thụ nội địa) của chủ hàng là:

+ Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các đơn vị trong nước làm nhiệm vụ đại lý, nhận uỷ thác cho các chủ hàng đó.

+ Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Các dịch vụ của các đơn vị được phép kinh doanh, khai thác và quản lý cảng biển phục vụ các đối tượng trên.

 

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1998 và thay thế Quyết định số 58/VGCP-CNTD.DV ngày 7/11/1994 của Ban Vật giá Chính phủ. Các quy định về cước, phí và giá dịch vụ cảng biển trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 

 

BIỂU CƯỚC, PHÍ CẢNG BIỂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 127/VGCP-CNTD.DV ngày 28 tháng 10 năm 1997 của Ban Vật giá Chính phủ)

 

A. QUY ĐỊNH CHUNG

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

Biểu cước, phí cảng biển này được quy định cho các đối tượng sau:

1. Tàu biển của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (kể cả trường hợp tàu đi thuê).

2. Tàu biển của các tổ chức, cá nhân Việt Nam (kể cả trường hợp tàu đi thuê, tàu thuê mua) vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hoặc hàng hoá quá cảnh.

3. Hàng hoá (trừ hàng hoá sản xuất tại Việt Nam vận chuyển giữa các cảng biển Việt Nam để tiêu thụ nội địa) của chủ hàng là:

+ Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các đơn vị trong nước làm nhiệm vụ đại lý, nhận uỷ thác cho các chủ hàng đó.

+ Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

4. Các dịch vụ của các đơn vị được phép kinh doanh, khai thác và quản lý cảng biển phục vụ các đối tượng nêu trên.

 

II. ĐƠN VỊ TIỀN TỆ TÍNH GIÁ DỊCH VỤ VÀ CƯỚC, PHÍ

 

Đơn giá cước, phí cảng biển được quy định bằng đô là Mỹ (USD). Việc thanh toán cước, phí cảng biển theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại tệ của Nhà nước Việt Nam. Trường hợp phải chuyển đổi từ đô la Mỹ ra loại tiền khác (kể cả tiền Việt Nam) được tính theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

 

III. THỜI GIAN LÀM VIỆC

 

1. Thời gian làm việc bình thường trong ngày từ 7 giờ đến 17 giờ. 2. Trừ phí trọng tải, Phí bảo đảm an toàn hàng hải, Giá tại cầu bến, Cước xếp dỡ, Giá lưu kho bãi; Các loại cước, phí và giá dịch vụ khác nếu làm việc trong thời gian:

- Từ 5 giờ đến 7 giờ và từ 17 giờ đến 22 giờ: Tăng 20% mức giá thời gian làm việc bình thường.

- Từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau: Tăng 40% mức giá thời gian làm việc bình thường.

- Ngày lễ, tết và chủ nhật (kể cả các ngày nghỉ bù của ngày Lễ, Tết và kể cả ngoài thời gian làm việc bình thường của những ngày nói trên): Tăng 50% mức giá thời gian làm việc bình thường.

3. Ngày lễ, tết bao gồm:

- Dương lịch: Ngày 01 tháng 1; Ngày 30 tháng 4; Ngày 01 tháng 5; Ngày 02 tháng 9.

- Âm lịch: ngày cuối năm; Ngày 01, 02 và 03 tết âm lịch.

Nếu ngày lễ, tết trùng vào ngày Chủ nhật thì nghỉ vào ngày kế tiếp.

 

IV. ĐƠN VỊ TÍNH VÀ CÁCH QUY TRÒN

 

Đơn giá cước, phí và giá dịch vụ cảng biển được tính trên cơ sở trọng tải đăng ký dung tích toàn phần (GRT), công suất máy (CV), thời gian (giờ), khối lượng hàng hoá (T hoặc m3), khoảng cách (hải lý).

1. Đơn vị tính trọng tải:

1.1. Đối với tàu chở hàng (trừ tàu chở dầu): Là trọng tải đăng ký dung tích toàn phần GRT (GROSS REGISTERED TONNAGE - GRT) lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

1.2. Đối với tàu chở dầu: Trọng tải tính cước, phí bằng 85% trọng tải đăng ký dung tích toàn phần GRT (GROSS REGISTERED TONNAGE - GRT) lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

1.3. Tàu biển không ghi trọng tải GRT tính đổi như sau:

- Tàu chở hàng: 1,5 tấn trọng tải đăng ký tính 1 GRT.

- Tàu kéo, tàu đẩy: 1 CV tính 0,5 GRT.

- Sà lan: 1 tấn trọng tải đăng ký tính 1 GRT.

Trường hợp tàu biển là đoàn sà lan tàu kéo (hoặc tàu đẩy) trọng tải tính cước là tổng số GRT của cả đoàn sà lan và tàu kéo (hoặc tàu đẩy).

1.4. Đối với tàu chở khách: Trọng tải tính cước, phí bằng 50% trọng tải đăng ký dung tích toàn phần GRT GROSS REGISTERED TONNAGE - GRT) lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

2. Đơn vị công suất máy: Là mã lưc (CV); Phần lẻ dưới 1 CV tính tròn 1 CV.

3. Đơn vị thời gian:

- Ngày tính 24 giờ; Phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính 1/2 ngày, trên 12 giờ tính 1 ngày.

- Giờ tính 60 phút; Phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính 1/2 giờ, trên 30 phút tính 1 giờ.

4. Đơn vị khối lượng hàng hoá là tấn hoặc m3; Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 trở lên tính 1 tấn hoặc 1 m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính cước là 1 tấn hoặc 1 m3. Với loại hàng hoá mỗi tấn chiếm từ 1,5 m3 trở lên thì cứ 1,5 m3 tính 1 tấn.

5. Khối lượng tính cước, phí và giá dịch vụ là khối lượng hàng hoá kể cả bao bì.

6. Khoảng cách tính cước, phí là hải lý. Phần lẻ chưa đủ một hải lý tính là 1 hải lý.

 

V. PHÂN CHIA CÁC KHU VỰC CẢNG

 

- Khu vực 1: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 20 trở lên phía Bắc.

- Khu vực 2: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 11,5 đến vĩ tuyến 20.

- Khu vực 3: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 11,5 trở vào phía Nam.

 

VI. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG QUYẾT ĐỊNH NÀY
ĐƯỢC HIỂU NHƯ SAU

 

6.1. "Kho bãi": Là kho bãi thuộc vùng đất Cảng do Cảng quản lý và khai thác.

6.2. "Hàng hoá (kể cả Container) quá cảnh": Là hàng hoá có nơi xuất phát (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho riêng để phân phối tiếp.

6.3. "Hàng hoá (kể cả Container) nhập khẩu": Là hàng hoá có nơi xuất phát (gốc) ở nước ngoài và có nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.

6.4. "Hàng hoá (kể cả Container) xuất khẩu": Là hàng hoá có nơi xuất phát (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.

6.5. "Hàng hoá nguy hiểm, độc hại": Là hàng hoá có tính chất độc hại và nguy hiểm cho người và môi trường theo những quy định của Tổ chức hàng hải Quốc tế (International Martitime Organization - IMO).

6.6. "Người vận chuyển": Là người dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình hoặc thuê tàu thuộc sở hữu của người khác để thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách.

6.7. "Tàu biển": Là cấu trúc nổi, có hoặc không có động cơ, chuyên dùng để hoạt động trên biển và các vùng nước liên quan đến biển.

6.8. "Người được uỷ thác": Là tổ chức hoặc cá nhân được chủ hàng hoặc người vận chuyển uỷ quyền để thực hiện việc bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng.

 

B. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

I. CƯỚC, PHÍ HÀNG HẢI

 

1. Phí trọng tải

1.1. Tàu biển hoạt động trong khu vực hàng hải hoặc vùng nước tại các cảng biển của nước CHXHCNVN đều phải trả phí trọng tải.

1.2. Phí trọng tải tính cho từng lượt tàu biển vào, ra trong khu vực hàng hải hoặc vùng nước cảng mà các Cảng vụ quản lý theo đơn giá sau:

- Lượt vào: 0,1 USD/GRT.

- Lượt ra: 0,1 USD/GRT.

1.3. Trường hợp trong một chuyến đi, tàu biển vào ra nhiều cảng biển Việt Nam.

1.3.1. Cảng thứ nhất áp dụng đơn giá tại điểm I/1.2.

1.3.2. Từ cảng thứ hai trở đi (không cùng một đơn vị Cảng vụ quản lý) áp dụng đơn giá sau:

+ Lượt vào: 0,05 USD/GRT.

+ Lượt ra: 0,05 USD/GRT.

(Các cảng thứ hai trở đi trong cùng một khu vực Cảng quản lý không thu).

1.4. Giảm 30% đơn giá tại điểm I/1.2 cho các trường hợp sau:

1.4.1. Tàu biển vào ra lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên; Quá cảnh mà không xếp dỡ hàng hoá, không nhận, trả khách.

1.4.2. Tàu biển vào ra cảng có khối lượng hàng hoá xếp hoặc dỡ tại cảng nhỏ hơn 50% tổng trọng tải của tàu (DWT).

1.5. Giảm 50% đơn giá tại điểm I/1.2 cho các trường hợp sau:

1.5.1. Tàu biển vào ra để sửa chữa và vào để phá dỡ.

1.5.2. Tàu biển chuyên dùng chở ôtô và các thiết bị tự lăn bánh vào ra các cảng biển Việt Nam để giao nhận hàng.

1.5.3. Tàu biển vào ra cảng có khối lượng hàng hoá xếp hoặc dỡ tại cảng nhỏ hơn 30% tổng trọng tải của tàu (DWT).

1.6. Người vận chuyển có tàu biển vào ra cảng (cùng khu vực hàng hải thuộc một Cảng vụ quản lý) hơn 8 chuyến mỗi tháng (chuyến bao gồm cả lượt vào và lượt ra), từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng đó được giảm 50% phí trọng tải.

1.7. Giảm 80% đơn giá ghi tại điểm I/1.2 cho tàu chở dầu từ nước ngoài đến Việt Nam làm vệ sinh (rửa tàu) và gia cố ở ngoài phao số 0 (không xuất - nhập khẩu dầu).

1.8. Miễn phí trọng tải các trường hợp sau:

1.8.1. Tàu biển vào ra để tránh bão, cấp cứu bệnh nhân, nghiên cứu khoa học theo Hiệp định của Nhà nước, với điều kiện tàu chấp hành đúng lệnh vào và rời bến của Cảng vụ.

1.8.2. Tàu con chở khách từ tàu mẹ neo tại khu vực hàng hải được phép vào bờ (hoặc ngược lại).

1.9. Phí trọng tải tàu LASH: Tàu mẹ tính bằng 50% các điểm quy định trên (không tính cho sà lan con); Sà lan con tính bằng 50% đơn giá ghi tại điểm I/1.2 nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp rời tàu mẹ đến các cảng khác không thuộc cảng tàu mẹ tập kết (cảng mà sà lan con rời tàu mẹ không thu).

1.10. Tàu biển mỗi lượt vào hoặc ra đồng thời có nhiều mức giảm, thì chỉ được tính một mức giảm cao nhất.

 

2. Phí bảo đảm an toàn hàng hải

2.1. Tàu biển mỗi lượt vào, ra cảng hoặc đi qua luồng phải trả phí bảo đảm an toàn hàng hải theo đơn giá sau:

(Trừ một số trường hợp có quy định riêng).

 

Đơn vị tính: USD/GRT

 

Loại tàu biển

Khu vực 1 và 3

Khu vực 2

A

1

2

1. Tàu biển (trừ tàu LASH):

 

 

- Lượt vào:

0,282

0,209

- Lượt ra:

0,282

0,209

2. Tàu LASH:

 

 

a. Tàu mẹ:

 

 

- Lượt vào:

0,10

0,076

- Lượt ra:

0,10

0,076

b. Sà lan con:

 

 

- Lượt vào:

0,15

0,095

- Lượt ra:

0,15

0,095

(Sà lan con chỉ thu khi rời tàu mẹ để đi trên luồng)

 

2.2. Trường hợp trong một chuyến đi, tàu biển vào ra nhiều cảng biển Việt Nam:

2.2.1. Cảng thứ nhất áp dụng đơn giá tại điểm I/2.1.

2.2.2. Từ cảng thứ hai trở đi (không cùng một đơn vị Cảng vụ quản lý) áp dụng đơn giá bằng 50% đơn giá tại điểm I/2.1. (Các cảng thứ hai trở đi trong cùng một khu vực Cảng vụ quản lý không thu). 2.3. Giảm 30% đơn giá tại điểm I/2.1 cho các trường hợp sau:

2.3.1. Tàu chở khách vào khu vực hàng hải Việt Nam, được phép đậu tại các vùng neo đậu, sử dụng phương tiện thuỷ khác để đưa đón khách vào tham quan du lịch tại các đảo (Các tàu con chở khách từ tàu mẹ vào bờ hoặc ngược lại không thu phí bảo đảm an toàn hàng hải).

2.3.2. Tàu biển vào ra cảng có khối lượng hàng hoá xếp hoặc dỡ tại cảng nhỏ hơn 50% tổng trọng tải của tàu (DWT).

2.4. Giảm 50% đơn giá tại điểm I/2.1 cho các trường hợp sau:

2.4.1. Tàu biển vào ra cảng để sửa chữa và vào để phá dỡ.

2.4.2. Tàu biển vào ra cảng để cấp cứu bệnh nhân (có cập cầu cảng).

2.4.3. Tàu biển chuyên dùng chở ôtô và các thiết bị tự lăn bánh vào ra các cảng biển Việt Nam để giao nhận hàng.

2.4.4. Tàu biển vào ra cảng có khối lượng hàng hoá xếp hoặc dỡ tại cảng nhỏ hơn 30% tổng trọng tải của tàu (DWT).

2.5. Người vận chuyển có tàu biển vào ra cảng (cùng khu vực hàng hải thuộc một Cảng vụ quản lý) hơn 8 chuyến mỗi tháng (chuyến bao gồm cả lượt vào và lượt ra), từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng đó được giảm 50% đơn giá tại điểm I/2.1.

2.6. Giảm 70% đơn giá tại điểm I/2.1 cho các tàu biển đến vị trí hàng hải được phép (không vào ra cảng) để nhận dầu, nước ngọt, thực phẩm, thay đổi thuyền viên, cấp cứu bệnh nhân.

2.7. Giảm 80% đơn giá tại điểm I/2.1 cho tàu chở dầu từ nước ngoài đến Việt Nam làm vệ sinh (rửa tàu) và gia cố ở ngoài phao số 0 (không xuất nhập khẩu dầu).

2.8. tàu biển quá cảnh đi cảng Phnonpenh (Campuchia) tăng 50% (bằng 1,5 lần) đơn giá tại điểm I/2.1.

2.9. Tàu biển mỗi lượt vào hoặc ra đồng thời có nhiều mức giảm thì chỉ được tính một mức giảm cao nhất.

 

3. Giá hoa tiêu

3.1. Tàu biển mỗi lượt vào ra cảng, di chuyển trong cảng có sử dụng hoa tiêu phải trả tiền theo đơn giá sau:

3.1.1. Mức giá áp dụng chung cho các khu vực (Trừ một số tuyến có quy định riêng):

 

Số TT

Cự ly dẫn tàu

Đơn giá
(USD/GRT- hải lý)

Mức thu tối thiểu (USD/tàu/lần)

1

Đến 10 hải lý:

0,0032

100

2

Đến 30 hải lý:

0,003

120

3

Đến 60 hải lý:

0,00276

150

4

Trên 60 hải lý:

0,00232

170

 

3.1.2. Tàu biển có trọng tải dưới 200 GRT (kể cả tàu đánh bắt cá) nếu có yêu cầu hoa tiêu thì thanh toán tiền hoa tiêu theo đơn giá sau:

- Vào cảng: 30 USD/tàu.

- Ra cảng: 30 USD/tàu.

3.1.3. Giá hoa tiêu áp dụng cho một số tuyến:

 

Số TT


Tuyến dẫn tầu

Đơn giá
(USD/GRT - hải lý)

Mức tối thiểu (USD/tàu)

 

 

Vào cảng

Ra cảng

Vào cảng

Ra cảng

A

B

1

2

3

4

1

Tuyến từ Định An qua luồng sông Hậu

0,0035

0,0035

270

270

2

Tại cảng Đầm Môn (Khánh Hoà)

0,0045

0,0045

180

180

3

Luồng Xuân Hải, Cửa Lò

0,0045

0,0045

150

150

4

Khu vực Kiên Giang:

 

 

 

 

 

- Khu vực Bình Trị, Hòn Chông

0,0045

0,0045

180

180

 

- Khu vực Phú Quốc

0,008

0,008

 

 

5

Tuyến từ cửa Bồ Đề đến cảng Năm Căn

0,0035

0,0035

120

120

 

3.1.4. Mỗi lần di chuyển trong cảng: 0,017 USD/GRT. Mức thu tối thiểu một lần di chuyển trong cảng là: 30 USD/tầu.

3.2. Khi xin hoa tiêu chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 8 giờ. Trong trường hợp thay đổi giờ hoặc huỷ bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 6 giờ. Quá thời hạn trên, chủ tàu phải trả tiền chờ đợi. Thời gian chờ đợi tính như sau:

3.2.1. Hoa tiêu chưa rời vị trí xuất phát tính là 1 giờ.

3.2.2. Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát, thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu.

3.2.3. Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu biển không quá 5 giờ; Quá thời gian trên, việc xin hoa tiêu coi như đã huỷ bỏ và người xin hoa tiêu phải trả tiền hoa tiêu theo điểm I/3.1.1.

3.2.4. Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi theo số giờ giữ lại.

3.2.5. Đơn giá chờ đợi của hoa tiêu là 10 USD/người-giờ (bao gồm cả phương tiện đưa đón hoa tiêu).

3.2.6. Trường hợp Thuyền trưởng không giữ hoa tiêu nhưng hoa tiêu vẫn phải ăn ở trên tàu (như tàu dầu thô, tàu quá cảnh biên giới) thì đơn giá chờ đợi tính 3 USD/người-giờ.

3.3. Chủ tàu phải trả thêm tiền cho hoa tiêu trong các trường hợp sau:

3.3.1. Tàu biển thử máy: Tăng 10% đơn giá tại điểm I/3.1.

3.3.2. Tàu biển không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật: Tăng 50% đơn giá tại điểm I/3.1. theo quãng đường thực tế.

3.3.3. Tàu biển xin hoa tiêu đột xuất (ngoài quy định tại điểm III/2): Tăng 10% đơn giá tại điểm I/3.1.

3.3.4. Tàu biển không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường, chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh thêm trong việc đưa đón hoa tiêu.

3.4. Trường hợp tàu biển đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu biển đã yêu cầu và đã được Cảng vụ và Hoa tiêu chấp nhận mà hoa tiêu chưa tới, gây chờ đợi cho tàu biển, thì hoa tiêu phải trả cho tàu biển tiền chờ đợi là 100 USD/giờ theo số giờ thực tế phải chờ đợi.

 

4. Giá tàu hỗ trợ

4.1. Tàu biển vào ra cảng hoặc di chuyển trong cảng có sử dụng tàu hỗ trợ phải trả tiền hỗ trợ theo đơn giá sau:

4.1.1. Tàu hỗ trợ có công suất từ 500 CV trở xuống: 0,34 USD/CV-giờ.

4.1.2. Tàu hỗ trợ có công suất từ 501 CV đến 1.000 CV: 500 CV đầu thu 170 USD/giờ, từ CV thứ 501 trở đi mỗi CV thu thêm 0,26 USD/CV-giờ.

4.1.3. Tàu hỗ trợ có công suất từ 1.001 CV đến 1.500 CV: 1000 CV đầu thu 300 USD/giờ, từ CV thứ 1.001 trở đi mỗi CV thu thêm 0,15 USD/CV-giờ.

4.1.4. Tàu hỗ trợ có công suất từ 1.501 CV trở lên: 1.500 CV đầu thu 375 USD/giờ, từ CV thứ 1.501 trở đi mỗi CV thu thêm 0,05 USD/CV-giờ.

4.2. Thời gian tính giá tàu hỗ trợ: Từ khi tàu hỗ trợ rời vị trí xuất phát trong khu vực cảng có tàu vào làm hàng đến khi trở về vị trí ban đầu hoặc chuyển sang hoạt động khác. Thời gian tối thiểu tính giá hỗ trợ là 1 giờ/lần.

4.3. Trường hợp tàu hỗ trợ đã tới vị trí đón tàu biển theo đúng giờ mà đại diện chủ tàu biển đã yêu cầu và đã được Cảng vụ chấp nhận nhưng tàu biển chưa tới, gây chờ đợi cho tàu hỗ trợ, thì chủ tàu biển phải trả bằng 50% đơn giá quy định tại điểm I/4.1 cho số giờ thực tế điều động tàu hỗ trợ.

4.4. Trường hợp tàu hỗ trợ đã tới vị trí đón tàu biển theo đúng giờ mà đại diện chủ tàu biển đã yêu cầu và đã được cảng vụ chấp nhận nhưng tàu biển không tới hoặc không chạy, tàu hỗ trợ phải trở về vị trí xuất phát hoặc chuyển sang hoạt động khác thì chủ tàu biển phải trả vào 50% đơn giá quy định tại điểm I/4.1 cho số giờ thực tế điều động tàu hỗ trợ.

4.5. Căn cứ đơn giá quy định tại điểm I/4.1, Giám đốc các doanh nghiệp quy định đơn giá từng loại tàu lai hiện có.

4.6. Chủ tàu biển phải trả thêm tiền hỗ trợ trong các trường hợp sau:

4.6.1. Hỗ trợ trong điều kiện gió cấp 6,7: Tăng thêm 30% đơn giá quy định tại điểm I/4.1.

4.6.2. Hỗ trợ trong điều kiện gió trên cấp 7: Tăng thêm 100% đơn giá quy định tại điểm I/4.1.

4.6.3. Hỗ trợ trong trường hợp cứu hộ: Theo mức giá thoả thuận giữa đơn vị làm nhiệm vụ cứu hộ và đơn vị được cứu hộ.

4.7. Tàu biển có sử dụng chân vịt mũi được giảm 30% đơn giá tại điểm I/4.1.

4.8. Trường hợp tàu biển không hoạt động phải sử dụng tàu hỗ trợ để đẩy hoặc kéo thì áp dụng giá thuê phương tiện quy định tại điểm III/4.3.1.

4.9. Trường hợp thay đổi giờ hoặc huỷ bỏ việc xin tàu hỗ trợ, đại diện chủ tàu phải báo cho chủ tàu hỗ trợ biết trước 2 giờ. Quá quy định trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi theo quy định trên.

 

5. Giá buộc cởi dây

5.1. Tàu biển cập cầu hoặc đậu tại phao, vũng, vịnh phải trả tiền buộc cởi dây theo đơn giá sau:

 

Đơn vị tính: USD/lần

 

Số

Loại tàu biển

Mức giá

TT

 

Tại phao

Tại cầu

A

B

1

2

1

Dưới 500 GRT

30

10

2

Từ 501 đến 1000 GRT

50

17

3

Từ 1001 đến 4000 GRT

83

33

4

Từ 4001 đến 10000 GRT

116

50

5

Từ 10001 đến 15000 GRT

132

66

6

Từ 15001 GRT trở lên

149

83

Giá dịch vụ buộc cởi dây tính cho một lần buộc và cởi; Nếu tính riêng buộc hoặc cởi thì tính 1/2 đơn giá trên.

 

Đơn giá trên đã bao gồm chi phí phương tiện phục vụ việc buộc cởi dây (nếu có).

5.2. Trường hợp các tàu nhỏ hoặc sà lan buộc vào tàu lớn để chuyển tải hàng hoá áp dụng mức đơn giá buộc cởi dây tại cầu.

 

II. GIÁ TẠI CẦU BẾN

 

1. Giá cầu bến đối với phương tiện

1.1. Tàu biển cập cầu hoặc buộc ở phao, vũng, vịnh phải trả tiền cầu bến theo đơn giá sau:

1.1.1. Đỗ tại cầu: 0,0035 USD/GRT-giờ.

1.1.2. Đỗ tại phao: 0,0012 USD/GRT-giờ.

1.1.3. Neo tại vũng, vịnh: 0,0006 USD/GRT-giờ.

1.2. Trường hợp tàu biển đỗ 2 hoặc 3 nơi trong phạm vi một cảng, tiền cầu bến tính theo thời gian và đơn giá thực tế tàu đỗ từng khu vực, sau đó cộng lại.

1.3. Trường hợp nhận được lệnh rời cảng, tàu biển vẫn chiếm cầu, phao phải trả tiền cầu bến theo đơn giá sau:

1.3.1. Chiếm cầu: 0,006 USD/GRT-giờ.

1.3.2. Chiếm phao: 0,0026 USD/GRT-giờ.

1.4. Tàu có trọng tải dưới 200 GRT, giá cầu bến một chuyến (bao gồm cả lượt vào và lượt ra) là 46 USD/tàu trong phạm vi 5 ngày; Ngày thứ sáu trở đi, mỗi ngày thu thêm 11 USD/tàu.

1.5. Trường hợp tàu biển đỗ áp mạn với tàu biển khác ở cầu: Thu 50% đơn giá đỗ tại cầu.

1.6. Miễn thu giá cầu bến đối với tàu chở dầu từ nước ngoài đến Việt Nam làm vệ sinh (rửa tàu) và gia cố ở ngoài phao số 0 (không xuất nhập khẩu dầu).

1.7. Trường hợp không làm hàng được do thời tiết trên một ngày (24 giờ liên tục) hoặc phải nhường cầu cho tàu khác theo lệnh của Cảng thì được miễn tiền cầu bến của thời gian không làm hàng.

 

2. Giá cầu bến đối với hàng hoá và hành khách

2.1. Giá cầu bến đối với hàng hoá:

Hàng hoá qua cầu bến, phao, vũng, vịnh chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải trả tiền theo đơn giá sau:

2.1.1 Làm hàng tại cầu cảng: 0,30 USD/Tấn

2.1.2. Làm hàng tại phao, vũng, vịnh: 0,15 USD/Tấn.

2.1.3. Đối với hàng hoá là phương tiện vận tải, xếp dỡ và các phương tiện chuyên dùng:

+ Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn dường, xe nâng hàng, cần cẩu: 3 USD/chiếc.

+ Ô tô từ 15 chỗ ngồi trở xuống, xe tải có trọng tải từ 2,5 Tấn trở xuống: 1 USD/chiếc.

+ Các loại ô tô khác ngoài các loại đã quy định trên: 2 USD/chiếc.

2.1.4. Giá cầu bến đối với hàng lỏng (ga lỏng, xăng, dầu, nhựa đường lỏng...) làm hàng bằng phương pháp bơm rót từ tàu biển lên xe hoặc lên bồn là 1 USD/Tấn.

2.2. Giá cầu bến đối với hàng khách:

2.2.1. Mức giá áp dụng chung cho các khu vực:

Hành khách qua cầu bến (đi hoặc đến) phải trả tiền theo đơn giá sau:

- Lượt vào: 2 USD/người

- Lượt ra: 2 USD/người

Trường hợp dùng ca nô chở khách từ tàu lớn vào đất liền, tiền cầu bến thu theo đơn giá trên đối với hành khách thực tế qua cầu bến.

2.2.2. Trường hợp tàu biển đậu tại khu vực neo đậu được phép, sử dụng phương tiện vận tải thuỷ khác để đưa đón khách vào tham quan du lịch tại các đảo, giá cầu bến đối với hành khách là 1,5 USD/người (bao gồm cả lượt vào và lượt ra).

 

3. Giá đóng mở hầm hàng

Chủ tàu biển có yêu cầu công nhân cảng đóng, mở hầm hàng phải trả tiền theo đơn giá sau:

3.1. Sử dụng cần cẩu tàu:

Đơn vị tính: USD/hầm

 

S

 

Đơn giá một lần đóng hoặc mở

TT

Loại phương tiện

Chỉ đóng hoặc mở hầm hàng

Kể cả nhắc đặt xà ngang và tháo gỡ vách hầm

A

B

1

2

1

Từ 5000 GRT trở xuống

6,5

13

2

Từ 5001 GRT đến 10000 GRT

12,5

23

3

Từ 10001 GRT trở lên

18

36,5

 

3.2. Sử dụng cần cẩu cảng: tăng 50% đơn giá tại điểm II/3.1.

 

4. Giá quét dọn hầm hàng, quét rửa mặt boong

4.1. Quét dọn hầm hàng:

4.1.1. Chủ tàu biển có yêu cầu công nhân cảng quét dọn hầm hàng, phải trả tiền quét dọn theo đơn giá sau:

 

Đơn vị tính: USD/hầm hàng

 

S

 

Đơn giá quét một hầm hàng

TT

Loại phương tiện

Hầm sau khi dỡ hàng hoá thông thường

Hầm sau khi dỡ hàng hoá độc hại

A

B

1

2

1

Từ 5000 GRT trở xuống

33

53

2

Từ 5001 GRT đến 10000 GRT

41

83

3

Từ 10001 GRT trở lên

56

116

 

4.1.2. Dụng cụ và nước dùng cho việc quét dọn do chủ tàu biển cấp.

4.1.3. Tàu biển có nhiều tầng hầm, mỗi tầng được tính là một hầm. 4.1.4. Khi quét dọn, nếu hàm của tàu biển còn hàng rơi vãi cần phải thu gom thì chủ tàu biển phải trả thêm tiền xếp dỡ hàng hoá rơi vãi đó.

4.2. Quét rửa mặt boong:

Chủ tàu biển yêu cầu công nhân cảng quét rửa mặt boong phải trả tiền theo đơn giá sau:

4.2.2. Dùng nước của phương tiện: 0,17 USD/m2

4.2.2. Dùng nước của cảng: 0,20 USD/m2

Mức thu tối thiểu một lần: 50 USD.

5. Giá đổ rác

5.1. Đối với tàu chở hàng:

5.1.1. Tàu biển đỗ tại cầu, phao, vũng, vịnh phải đổ rác tối thiểu một lần trong hai ngày và trả tiền một lần đổ rác theo đơn giá sau (đã bao gồm chi phí phương tiện vận chuyển phục vụ đổ rác):

- Đỗ tại cầu: 20 USD/tàu.

- Đỗ tại phao, vũng, vịnh: 50 USD/tàu.

5.1.2. Tàu có trọng tải nhỏ hơn 200 GRT đỗ tại cầu, phao, vũng, vịnh phải đổ rác một lần trong ba ngày và trả tiền một lần đổ rác theo đơn giá sau (Đã bao gồm chi phí phương tiện vận chuyển phục vụ đổ rác):

- Đỗ tại cầu: 4 USD/tàu.

- Đỗ tại phao, vũng, vịnh: 8 USD/tàu.

5.1.3. Tàu biển đến vị trí phao số 0 (hoặc phao số 3 Vũng Tàu) chờ hoa tiêu để cập cầu hoặc chờ hoa tiêu đi biên giới (và ngược lại) dưới 48 giờ thì không bắt buộc phải đổ rác.

5.2. Đối với tàu chở khách:

Tàu chở khách đỗ tại cầu, phao, vũng, vịnh phải đổ rác tối thiểu một lần trong một ngày và trả tiền một lần đổ rác theo đơn giá sau:

5.2.1. Đỗ tại cầu:

- Cước phí phổ thông: 1 USD/người.

Số người trên tàu bao gồm hành khách, thuyền viên, sĩ quan.

- Mức thu tối thiểu một lần đổ rác: 100 USD/lần-tàu.

- Mức thu tối đa một lần đổ rác: 700 USD/lần-tàu.

5.2.2. Đỗ tại phao, vũng, vịnh (hoặc đỗ tại cầu nhưng phải dùng phương tiện thuỷ mới thực hiện được việc đổ rác): Tăng 30% đơn giá tại điểm II/5.2.1.

5.3. Trường hợp theo yêu cầu của chủ tàu hoặc các cơ quan kiểm dịch phải huỷ (đốt, chôn...) rác, mức giá do Giám đốc đơn vị làm dịch vụ đổ rác quy định trên cơ sở thoả thuận với chủ tàu.

5.4. Những tàu chở hàng hoặc chở khách có sử dụng thiết bị xử lý rác trước khi thực hiện việc đổ rác được giảm 30% đơn giá quy định tại điểm V/1 và điểm V/2 phần II.

5.5. Các tàu chở khách có trang bị thiết bị tự xử lý rác, không cần thực hiện việc đổ rác miễn dịch vụ đổ rác.

5.6. Lần đổ rác đầu tiên được thực hiện ngay sau khi tàu đỗ tại cầu, phao, vùng, vịnh.

 

6. Giá cung cấp nước ngọt

Việc cung cấp nước ngọt cho tàu biển chỉ áp dụng khi chủ tàu biển yêu cầu theo đơn giá sau:

(Đã bao gồm chi phí phương tiện phục vụ cung cấp nước)

6.1. Tại cầu: 2,50 USD/m3

6.2. Tại phao, vũng, vịnh: 3,50USD/m3

 

7. Giá kiểm đếm giao nhận hàng hoá

7.1. Trường hợp hàng hoá giao nhận phải qua kiểm đếm thì phải trả tiềm kiểm đếm theo đơn giá sau:

7.1.1. Hàng hoá, hàng rời, gỗ ván sàn: 0,25 USD/tấn

7.1.2. Kim khí, sắt thép: 0,35 ,,

7.1.3. Hàng đông lạnh: 0,5 ,,

7.1.4. Các loại khác chưa nêu ở trên 0,5 ,,

7.1.5. Phương tiện vận tải:

- Sà lan: 1,5 USD/chiếc

- Ô tô các loại, xe xúc, xe gạt,

xe lu, đầu máy xe lửa, toa xe các loại: 4 USD/chiếc

7.1.6. Container: 1 USD/chiếc

7.1.7. Kiểm đếm hàng hoá trong container hoặc sà lan được tính theo đơn giá quy định tại điểm II/7.1.1 đến điểm II/7.1.4.

7.2. Người có yêu cầu thực hiện các công việc giao nhận kiểm đếm hàng hoá là người phải trả cước phí kiểm đếm.

 

III. CƯỚC TÁC NGHIỆP HÀNG HOÁ

 

1. Cước xếp dỡ hàng hoá

1.1. Cước xếp dỡ hàng hoá (trừ container):

1.1.1. Bảng cước xếp dỡ hàng hoá (trừ container).

 

Đơn vị tính: USD/tấn

 


S TT

Tác nghiệp xếp dỡ

 


Nhóm hàng

Hầm tầu-Toa xe, Ôtô, Sà lan hoặc ngược lại

Hầm tàu, Sà lan-Kho bãi cảng hoặc ngược lại

Xếp dỡ tại phao, vũng, vịnh

Kho bãi cảng-Toa xe, Ôtô hoặc ngược lại

A

B

1

2

3

4

1

Hàng rời, quăng các loại: đá dăm, đá cục; gang rời; xi măng rời, lương thực, phân bón, muối, đường để rời; gỗ băm (chặt); thạch cao, lưu huỳnh rời, đất, cát, than...

2.00

2,90

2,3

0,73

2

Hàng hoá đóng trong bao vải, bao tải, bao giấy, bao gai, bao nilon, bao cói; vỏ chai đựng trong pallet giấy carton và bọc ngoài bằng nilon; đá hộc...

2,75

3,66

3,08

0,90

3

Hàng hoá đóng trong hòm, thùng; gỗ tròn (gỗ cây); tre; nứa; trúc...

3,56

4,74

4,13

1,27

4

Máy móc, thiết bị; các loại sắt thép bó, kiện, cuộn, tấm, thanh; kim loại màu đóng kiện, đóng cuộn

3,86

5,14

4,52

1,32

5

Hàng đóng kiện như bông, đay, gai, cói, giấy, vải, sợi, hạt nhựa; đồ may mặc; dụng cụ gia đình; tạp phẩm; cao su; săm lốp; gạch chịu lửa, thiết bị y tế,...

4,06

5,41

4,78

1,47

6

Gỗ xẻ, gỗ ván sàn; dụng cụ bằng gỗ, thủ công mỹ nghệ... Hàng hoá đóng sọt, giành, thúng....

4,36

5,81

5,17

1,60

7

Hàng hoá đóng trong chai lọ, bình, sành, sứ, thuỷ tinh; hàng dễ vỡ; linh kiện điện tử; xe gắn máy...

4,60

6,13

5,49

1,69

8

Hoa quả tươi; động vật sống; hàng đông lạnh.

4,85

6,46

5,81

1,79

9

Các loại phương tiện gồm:

 

 

 

 

 

- Ô tô bánh lốp (trừ xe bảo ôn):

40 USD/ chiếc

50 USD/ chiếc

45USD/ chiếc

30 USD chiếc

 

- Xe chuyên dùng các loại: Xe bảo ôn, xe xích, xe gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu...

55 USD/ chiếc

70 USD/ chiếc

55USD/ chiếc

35 USD chiếc

 

- Phương tiện tự di động (trừ xe bánh xích) lên cầu hoặc vào kho bãi cảng (đã bao gồm chi phí người lái)

-

25 USD/ chiếc

-

-

 

1.1.2. Xếp dỡ đảo hàng trong cùng một hầm tàu, mức giá xếp dỡ tính bằng 50% đơn giá hầm tàu - Toa xe, ô tô, sà lan (hoặc ngược lại).

1.1.3. Xếp dỡ đảo hàng từ hầm này sang hầm khác cùng một tàu nhưng không qua cầu cảng, mức giá xếp dỡ tính bằng 70% đơn giá hầm tàu - Toa xe, ôtô, sà lan (hoặc ngược lại). Trường hợp phải qua cầu cảng, mức giá xếp dỡ tính bằng 120% đơn giá Hầm tàu - Toa xe, ô tô, sà lan (hoặc ngược lại).

1.1.4. Hàng hoá (kể cả hàng bao) đóng băng hoặc đóng tảng phải đào xới, đập phá rồi mới xếp dỡ, giá xếp dỡ được cộng thêm 50% đơn giá Hầm tàu - Toa xe, ôtô, sà lan (hoặc ngược lại).

1.1.5. Xếp dỡ hàng nguy hiểm, độc hại: tăng 50% đơn giá quy định tại điểm III/1.1.1.

1.1.6. Hàng hoá đóng bao, kiện, thùng bị đổ vỡ phải thu gom, cước xếp dỡ tăng 100% đơn giá cho số hàng thực tế bị đổ vỡ.

1.1.7. Hàng hoá quá cảnh của các nước qua cảng biển Việt Nam cước xếp dỡ giảm 15% đơn giá tại điểm III/1.1.1.

1.1.8. Hàng hoá qua cân, ngoài cước xếp dỡ phải trả tiền cho số hàng thực tế qua cân theo đơn giá sau (đã bao gồm các chi phí phục vụ cho việc cân hàng):

+ Qua cân thủ công, cân bàn: 1,0 USD/tấn.

+ Qua cân máy: 0,4 USD/tấn

1.1.9. Trường hợp hàng hoá chuyển từ kho bãi cảng xuống tàu bằng băng tải của chủ hàng, lao động vận hành của cảng, giá cước xếp dỡ do Giám đốc cảng quy định trên cơ sở thoả thuận với chủ hàng.

1.1.10. Trường hợp xếp dỡ hàng hoá từ kho bãi cảng lên toa xe (hoặc ngược lại) mà phải sử dụng xe để vận chuyển: Tăng 100% đơn giá Kho bãi cảng - Toa xe, ô tô.

1.1.11. Hàng quá nặng hoặc quá dài (hàng siêu trường; siêu trọng) tính tỷ lệ tăng thêm so với đơn giá quy định tại điểm III/1.1.1 như sau:

 

TT

Khối lượng hàng hoặc chiều dài hàng

Mức tăng thêm

1

Nặng từ 10 tấn đến dưới 15 tấn hoặc dài từ 10 đến dưới 12 m

30%

2

Nặng từ 15 tấn đến dưới 20 tấn hoặc dài từ 12 đến 15 m

50%

3

Nặng từ 20 tấn đến dưới 25 tấn hoặc dài từ 15 đến 20 m

100%

4

Nặng từ 25 tấn đến dưới 30 tấn hoặc dài trên 20 m

200%

5

Nặng từ 30 tấn trở lên

Giám đốc Cảng quy định trên cơ sở thoả thuận với khách hàng

 

Trường hợp hàng vừa quá nặng, vừa quá dài chỉ được
tính một tỷ lệ tăng giá cao nhất

 

Trường hợp thiết bị cảng không đủ khả năng xếp dỡ các loại hàng siêu trường, siêu trọng mà phải thuê ngoài thì Giám đốc cảng quy định giá từng trường hợp cụ thể trên cơ sở thoả thuận với chủ hàng, chủ tàu.

1.1.12. Đơn giá cước xếp dỡ quy định tại điểm III/1.1.1 được áp dụng khi xếp dỡ tại tuyến cầu tàu bằng cần cẩu tàu (trừ tác nghiệp Kho bãi cảng - toa xe, ôtô hoặc ngược lại). Trường hợp sử dụng cần cẩu cảng được cộng thêm 20% đơn giá hầm tàu - Toa xe, ôtô, sà lan hoặc ngược lại (trừ tác nghiệp Kho bãi cảng - toa xe, ôtô hoặc ngược lại).

1.2. Cước xếp dỡ container

1.2.1. Biểu cước xếp dỡ container:

a. Biểu cước xếp dỡ container áp dụng cho Khu vực 1:

 

Đơn vị tính: USD/Cont.

 
 
 

S
TT

Tác nghiệp xếp dỡ

 

Loại container

Hầm tàu-Toa xe, ôtô, sà lan hoặc ngược lại

Hầm tàu, Sà lan-Kho bãi cảng hoặc ngược lại

Kho bãi cảng-Toa xe, ôtô, hoặc ngược lại

A

B

1

2

3

1

Từ 20 feet trở xuống:

 

 

 

 

- Có hàng

37

57

23

 

- Không hàng

24

37

15

2

Loại 40 feet

 

 

 

 

- Có hàng

55

85

35

 

- Không hàng

36

55

23

3

Loại trên 40 feet

 

 

 

 

- Có hàng

82

127

53

 

- Không hàng

53

83

34

 

b. Biểu cước xếp dỡ container áp dụng cho Khu vực 2:

 

Đơn vị tính: USD/Cont.

 

S
TT

Tác nghiệp xếp dỡ

 

Loại container

Hầm tàu-Toa xe, ôtô, sà lan hoặc ngược lại

Hầm tàu, Sà lan-Kho bãi cảng hoặc ngược lại

Kho bãi cảng-Toa xe, ôtô, hoặc ngược lại

A

B

1

2

3

1

Từ 20 feet trở xuống:

 

 

 

 

- Có hàng

26

50

20

 

- Không hàng

16

30

12

2

Loại 40 feet

 

 

 

 

- Có hàng

40

76

31

 

- Không hàng

23

44

18

3

Loại trên 40 feet

 

 

 

 

- Có hàng

59

113

47

 

- Không hàng

35

66

28

 

c. Biểu cước xếp dỡ container áp dụng cho Khu vực 3:

 

Đơn vị tính: USD/Cont.

 

S
TT

Tác nghiệp xếp dỡ

 

Loại container

Hầm tàu-Toa xe, ôtô, sà lan hoặc ngược lại

Hầm tàu, Sà lan-Kho bãi cảng hoặc ngược lại

Kho bãi cảng-Toa xe, ôtô, hoặc ngược lại

A

B

1

2

3

1

Từ 20 feet trở xuống:

 

 

 

 

- Có hàng

30

57

23

 

- Không hàng

20

37

15

2

Loại 40 feet

 

 

 

 

- Có hàng

45

85

35

 

- Không hàng

29

55

23

3

Loại trên 40 feet

 

 

 

 

- Có hàng

67

127

53

 

- Không hàng

44

83

34

 

1.2.2. Xếp dỡ container từ kho, bãi cảng lên toa xe (hoặc ngược lại) mà phải sử dụng xe để vận chuyển: Tăng 100% đơn giá Kho bãi cảng - Toa xe, ôtô.

1.2.3. Xếp dỡ đảo container trong cùng một hầm tính bằng 25% đơn giá hầm tàu - Kho bãi cảng hoặc ngược lại.

1.2.4. Xếp dỡ container từ hầm này sang hầm khác (cùng một tàu) tính bằng 55% đơn giá Hầm tàu - Kho bãi cảng hoặc ngược lại.

1.2.5. Xếp dỡ container chuyển tải cùng một tàu (bốc từ tàu đưa lên bờ và xếp xuống cùng tàu) tính bằng 100% đơn giá Hầm tàu - Kho bãi cảng hoặc ngược lại.

1.2.6. Xếp dỡ container chuyển tải khác tàu (bốc từ tàu đưa vào bãi và xếp xuống tàu khác) tính bằng 100% đơn giá Hầm tàu - Kho bãi cảng hoặc ngược lại.

Trong đó:

- Bốc từ tàu đưa vào kho bãi cảng: 75% mức giá trên.

- Bốc từ kho bãi cảng xếp xuống tàu: 75% mức giá trên.

1.2.7. Đơn giá cước xếp dỡ container quy định tại điểm III/1.2.1. được áp dụng khi xếp dỡ tại tuyến cầu tàu bằng cần cẩu tàu. Trường hợp xếp dỡ tại tuyến cầu tàu bằng cần cẩu cảng (trừ cần cẩu nổi) được cộng thêm 38% đơn giá Hầm tàu - Toa xe, ôtô, sà lan hoặc ngược lại.

1.2.8. Xếp dỡ container chưa hàng hoá nguy hiểm, độc hại được tăng 50% (bằng 1,5 lần) đơn giá tại điểm III/1.2.1.

1.2.9. Mức cước xếp dỡ container quy định tại điểm III//1.2.1, 1.2.2, 1.2.3, 1.2.4, 1.2.5, 1.2.6, 1.2.7, 1.2.8 đã bao gồm giá cầu bến đối với hàng hoá, giá kiểm đếm giao nhận hàng hoá.

1.2.10. Xếp dỡ container quá cao hoặc quá rộng tăng 50% đơn giá tại điểm III/1.2.1.

1.2.11. Trường hợp Chủ tàu thuê công nhân Cảng chằng buộc hoặc tháo chằng buộc container trên tàu (trừ việc đóng mở chốt) phải trả 1 USD/cont cho số container thực tế phải chằng buộc.

1.2.12. Các chủ hàng, chủ tàu biển có container xếp dỡ với số lượng lớn (chiếm 15% sản lượng Container thông qua Cảng) và ký hợp đồng dài hạn với Cảng (Hợp đồng ký thực hiện từ một năm trở lên) được giảm tối đa 5% cước xếp dỡ cho số lượng container vượt quá 15% sản lượng thông qua cảng. Mức giảm cụ thể do Giám đốc cảng quy định trên cơ sở thỏa thuận với chủ hàng, chủ tàu biển.

1.2.13. Đơn giá cước đóng/rút hàng trong container và Cước xếp dỡ container tại phao, vũng, vịnh do Giám đốc Cảng quy định sau khi trao đổi thống nhất với Ban Vật giá Chính phủ và Cục Hàng hải Việt Nam.

1.3. Xếp dỡ trong trường hợp cấp cứu: Đơn giá do Giám đốc Cảng quy định trên cơ sở thoả thuận với Chủ tàu biển.

1.4. Tàu biển gây nên việc chờ đợi của công nhân trong quá trình xếp dỡ sẽ tính phí chờ đợi theo số người và thời gian chờ đợi tại đơn giá thuê công nhân kỹ thuật quy định tại điểm III/4.1.

1.5. Trường hợp công việc xếp dỡ có sử dụng cần cẩu nổi, mức giá do Giám đốc cảng quy định sau khi trao đổi thống nhất với Ban Vật giá Chính phủ và Cục Hàng hải Việt Nam.

 

2. Giá lưu kho bãi

2.1. Hàng hoá (trừ container) lưu kho, bãi cảng phải trả tiền lưu kho, bãi theo đơn giá sau:

2.1.1 Lưu kho: 0,2 USD/tấn-ngày

2.1.2 Lưu bãi: 0,1 USD/tấn-ngày

2.1.3. Các loại phương tiện lắp sẵn: 4,0 USD/chiếc-ngày.

(Bao gồm các loại ôtô, xe xích, cần trục...)

2.1.4. Đối với các hàng nguy hiểm, độc hại: tăng 50% đơn giá tại điểm III/2.1.

Thời gian và khối lượng tính cước kho, bãi:

+ Thời gian: kể từ tấn hàng đầu tiên vào kho, bãi của từng vận đơn.

+ Khối lượng: Theo thực tế lưu kho, bãi.

2.2. Container lưu kho, bãi trả tiền lưu kho, bãi theo đơn giá sau:

2.2.1. Container thường:

 

Đơn vị tính: USD/cont-ngày

 

Loại container

Có hàng

Không hàng

Từ 20 feet trở xuống

2,0

1,0

Loại 40 feet

3,0

1,5

Loại trên 40 feet

4,5

2,3

 

Thời gian và khối lượng tính giá lưu kho, bãi:

- Khối lượng: Theo thực tế lưu kho, bãi cảng.

- Thời gian: Kể từ thời điểm Container đưa vào kho, bãi cảng

+ Container nhập (là container đưa từ tàu vào kho, bãi cảng): Tính từ ngày thứ sáu trở đi.

+ Container xuất (là container đưa từ kho, bãi cảng lên tàu): Tính từ ngày thứ tư trở đi.

+ Container chuyển tải khác tàu, container tạm nhập-tái xuất: Tính từ ngày thứ tư trở đi.

Ngoài các trường hợp trên, thời gian tính giá lưu kho, bãi container theo thời gian thực tế lưu kho, bãi cảng.

2.2.2. Container đông lạnh:

 

Loại container

Theo ngày USD/cont-ngày

Theo giờ USD/cont-giờ

Loại 20 feet

22

1,1

Loại 40 feet

40

1,6

 

- Thời gian tính giá dịch vụ lưu kho, bãi container đông lạnh có sử dụng điện của cảng kể từ thời điểm container được đưa vào kho, bãi cảng. Trường hợp container lạnh không sử dụng điện của cảng, thời gian tính giá dịch vụ lưu kho, bãi tính như container thường.

- Mức giá dịch vụ lưu kho, bãi quy định cho container đông lạnh ở trên đã bao gồm chi phí lưu kho bãi, tiền điện và chi phí phục vụ đông lạnh.

2.3. Giảm 20% đơn giá tại điểm III/2.2 cho Khu vực 2.

2.4. Giá thuế kho, bãi cảng theo phương thức thuê bao:

Giám đốc cảng quy định trên cơ sở thoả thuận với Chủ tàu biển hoặc chủ hàng từng trường hợp cụ thể.

 

3. Cước chuyển tải hàng hoá

Hàng hoá (kể cả container) chuyển tải là hàng hoá được dỡ từ tàu đỗ tại phao, vũng, vịnh và xếp xuống phương tiện thuỷ khác để vận chuyển vào bờ hoặc ngược lại.

3.1. Hàng hoá (trừ container) chuyển tải:

3.1.1. Trường hợp hàng hoá phải chuyển tải áp dụng đơn giá cước chuyển tải như sau:

 

Số TT


Nhóm hàng

Từ 3 hải lý trở xuống

Trên 3 hải lý, ngoài tiền gốc cho 3 hải lý (USD/tấn) đầu, cứ mỗi hải lý tiếp theo (USD/T.hải lý)

1

Hàng rời, hàng lỏng, kim loại sắt thép để trần

1,5

0,05

2

Hàng đóng bao

2,0

0,06

3

Hàng đóng kiện, đóng thùng, hòm, bình; máy móc thiết bị;

2,2

0,07

4

Các loại hàng khác chưa nêu tên ở trên

2,4

0,08

 

Chuyển tải hàng nguy hiểm, độc hại, cước chuyển tải tăng
50% đơn giá tại điểm III/4.1

 

3.1.2. Hàng hoá có kích thước quá lớn không cho vào hầm sà lan được thì cước tính như hàng nhóm 4.

3.1.3. Trường hợp chuyển tải hàng cồng kềnh:

- Nếu sử dụng dưới 50% trọng tải đăng ký phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 70% trọng tải đăng ký phương tiện.

- Nếu sử đụng từ 50% đến 70% trọng tải đăng ký phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.

- Nếu sử dụng trên 70% trọng tải đăng ký phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 100% trọng tải đăng ký phương tiện.

3.2. Container chuyển tải: trường hợp container chuyển tải áp dụng đơn giá sau:

 



Nhóm hàng

Từ 3 hải lý trở xuống

Trên 3 hải lý, ngoài tiền gốc cho 3 hải lý (USD/tấn) đầu, cứ mỗi hải lý tiếp theo (USD/T.hải lý)

 

Có hàng

Không hàng

Có hàng

Không hàng

Loại 20 feet

10

7

0,4

0,25

Loại 40 feet

20

14

0,8

0,5

Loại trên 40 feet

23

16

1,0

0,8

Chuyển tải container quá cao hoặc quá rộng tăng 50% đơn giá trên.
Nếu container vừa quá cao, vừa quá rộng chỉ được tính một mức tăng

 

3.3. Cự ly tính cước: Từ mạn tàu biển vào cầu cảng hoặc ngược lại.

3.4. Giá cước chuyển tải không bao gồm cước xếp dỡ số hàng chuyển tải.

3.5. Chuyển tải hàng cứu hộ các tàu biển gặp mạn: Giám đốc cảng quy định trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

 

4. Giá thuê lao động, phương tiện và thiết bị

4.1. Thuê lao động:

 

Đơn vị tính: USD/người-giờ

 

Số TT

Loại lao động

Đơn giá thuê

1

Lao động kỹ thuật chuyên nghiệp

3

2

Lao động phổ thông tạp dịch

1

3

Thợ lặn

35

 

Công nhân lao động những công việc trực tiếp với các loại hàng nguy hiểm
(dễ nổ, phóng xạ, dễ cháy...) thì tăng thêm 50% đơn giá trên.

 

4.2. Thuê cầu (không vì mục đích làm hàng): 0,065 USD/m-cầu-giờ.

4.3. Thuê phương tiện thiết bị (đã bao gồm toàn bộ các chi phí phục vụ):

4.3.1. Tàu lai: 0,34 USD/CV-giờ

4.3.2. Sà lan: 1,20 USD/tấn-ngày

4.3.3. Các loại cần cẩu:

4.3.3.1. Cần cẩu nổi (không kể lai dắt):

- Loại nhỏ hơn 50 tấn: 60 USD/giờ

- Loại từ 50 tấn trở lên: 85 USD/giờ

4.3.3.2. Cần cẩu trên bờ (trừ cần cẩu chân đế):

- Loại nhỏ hơn 5 tấn: 15 USD/giờ

- Loại từ 5 tấn đến dưới 10 tấn: 24 USD/giờ

- Loại từ 10 tấn đến dưới 25 tấn: 40 USD/giờ

- Loại từ 25 tấn đến dưới 40 tấn: 60 USD/giờ

- Loại từ 40 tấn trở lên: Giám đốc cảng quy định trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

4.3.3.3. Cần cẩu chân đế:

- Loại 5 tấn: 24 USD/giờ

- Loại 10 tấn: 60 USD/giờ

- Loại 16 tấn: 72 USD/giờ

- Loại trên 16 tấn: 80 USD/giờ.

4.3.4. Các loại phương tiện khác:

4.3.4.1. Ca nô: 30 USD/giờ

4.3.4.2. Ôtô vận tải:

- Loại dưới 5 tấn: 10 USD/giờ

- Loại từ 5 tấn đến dưới 10 tấn: 15 UDS/giờ

- Loại trên 10 tấn: 20 USD/giờ

4.3.4.3. Rơ moóc (không kể đầu kéo):

- Loại dưới 5 tấn: 3 USD/giờ

- Loại từ 5 tấn đến 10 tấn: 4 USD/giờ

- Loại trên 10 tấn: 5 USD/giờ

4.3.4.4. Moóc chuyên dùng chở container (không kể đầu kéo):

- Loại từ 20 feet trở xuống: 5 USD/giờ

- Loại từ 40 feet trở lên: 10 USD/giờ

4.3.4.5. Đầu máy kéo: 15 USD/giờ

4.3.4.6. Xe nâng:

- Loại nhỏ hơn 5 tấn: 15 USD/giờ

- Loại từ 5 tấn đến dưới 10 tấn: 23 USD/giờ

- Loại từ 10 tấn đến 30 tấn: 45 USD/giờ

- Loại trên 30 tấn:; 80 USD/giờ

4.3.4.7. Xe gạt, xe ủi: 15 USD/giờ

4.3.4.8. Các loại công cụ khác:

- Máy ép gió cho thợ lặn: 15 USD/giờ

- Gầu ngoạm nhỏ hơn 5 tấn: 2 USD/giờ/chiếc

- Gầu ngoạm từ 5 tấn trở lên: 3 USD/giờ/chiếc

- Dây cáp: 1 USD/sợi/giờ

- Sử dụng máy VHF của cảng: 1 USD/10 phút.

4.4. Tiền công sửa chữa bao bì và đóng gói lại hàng hoá (Dụng cụ dùng để khâu vá do chủ tàu hoặc chủ hàng cung cấp):

4.4.1. Hàng hoá thông thường: 2 USD/tấn

4.4.2. Hàng hoá nguy hiểm: 3 USD/tấn

4.4.3. Khâu vá sửa chữa bao bì song phải vận chuyển thêm quá 25 mét hoặc xếp cao quá 2 mét, tăng 30% đơn giá.

4.4.4. Trường hợp hàng hoá đóng băng, đóng bánh phải đào xới, cuốc, phá rồi mới đóng bao, hoặc phải chọn, phân loại, kiểm đếm hoặc phải đóng bao từ 10 kg trở xuống, tăng 50% đơn giá.

 

IV. PHÍ THỦ TỤC

 

Tàu biển vào ra cảng phải làm thủ tục theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và trả phí thủ tục theo đơn giá sau:

- Tàu có trọng tải nhỏ hơn 600 GRT: 20 USD/chuyến

- Tàu có trọng tải từ 600 GRT đến 1.000 GRT: 50 USD/chuyến

- Tàu có trọng tải trên 1.000 GRT: 100 USD/chuyến

(Chuyến bao gồm cả lượt vào và lượt ra).

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Ngoài cước, phí cảng biển quy định tại Quyết định này, cước, phí cảng biển một số trường hợp đặc biệt sẽ có quy định riêng.

2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1998. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo về Ban Vật giá Chính phủ và Cục Hàng hải Việt Nam để xem xét giải quyết.

3. Đối với các hợp đồng về cước, phí cảng biển ký trước ngày 01/01/1998 nhưng kết thúc hợp đồng sau ngày 01/01/1998 được xử lý như sau:

- Khối lượng công việc hoàn thành trước ngày 01/01/1998: áp dụng mức cước, phí cảng biển theo các quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1998 về trước.

- Khối lượng công việc hoàn thành sau ngày 01/01/1998: áp dụng mức cước, phí cảng biển quy định tại Quyết định này.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi