Công văn 562/TCHQ-TXNK 2018 thư bảo lãnh thanh toán thuế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 562/TCHQ-TXNK

Công văn 562/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc thư bảo lãnh
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quanSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:562/TCHQ-TXNKNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Mạnh Hùng
Ngày ban hành:29/01/2018Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 562/TCHQ-TXNK
V/v thư bảo lãnh

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2018

Kính gửi: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam.
(193 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 366/HHNH-PLNV ngày 28/12/2017 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về vướng mắc liên quan phát hành thư bảo lãnh thanh toán thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Về trạng thái tờ khai hải quan vẫn là “Nợ trong hạn” sau khi khách hàng đã nộp thuế và tiền chậm nộp.

Hệ thống Kế toán tập trung của Tổng cục Hải quan theo dõi các khoản nợ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó đối với “Nợ trong hạn” hệ thống theo dõi bao gồm cả tiền thuế của tờ khai có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Vì vậy, trường hợp tờ khai hải quan có sử dụng bảo lãnh thuế, người nộp thuế đã nộp tiền thuế, tiền chậm nộp nhưng chưa chính xác (nộp thừa hoặc thiếu) thì hệ thống vẫn để trạng thái tờ khai “Nợ trong hạn”. Để tránh phát sinh tình trạng trên, đề nghị Hiệp hội thông báo đến ngân hàng và khách hàng (người nộp thuế) có liên quan đến khoản nợ, kiểm tra các thông tin và nộp chính xác số tiền thuế, tiền chậm nộp của tờ khai đã sử dụng bảo lãnh thuế.

Nếu không thuộc trường hợp nêu trên thì đề nghị Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cung cấp thông tin cụ thể (như số tờ khai, ngân hàng phát hành bảo lãnh, mã số thuế của doanh nghiệp, nơi phát sinh nợ...) gửi về Tổng cục Hải quan để xác định nguyên nhân phát sinh tình trạng “Nợ trong hạn” và điều chỉnh lại thông tin trên Hệ thống kế toán tập trung.

2. Mẫu thu bảo lãnh thanh toán thuế:

Theo quy định tại điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì nội dung Thư bảo bảo lãnh chung và riêng thực hiện theo mẫu số 05/TBLR/TXNK và mẫu số 06/TBLC/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư. Vì vậy, nếu doanh nghiệp xuất trình thư bảo lãnh theo đúng mẫu nhưng không được chấp nhận thì đề nghị phản ánh ngay với Tổng cục Hải quan để có chấn chỉnh kịp thời.

3. Bảo lãnh thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất:

Về vấn đề xử lý tiền đặc cọc và bảo lãnh thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 131 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, theo hướng: khi hàng hóa thực tái xuất thì cơ quan hải quan hoàn trả tiền đặt cọc hoặc xác nhận hàng hóa đã tái xuất thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc văn bản giấy để làm cơ sở cho người nộp thuế thanh khoản bảo lãnh với tổ chức tín dụng.

4. Dừng sử dụng bảo lãnh thuế chung:

Khoản 1 Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định: “Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế”.

Điểm e khoản 4 Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Cơ quan hải quan khi nhận được văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thì thực hiện dừng ngay việc sử dụng bảo lãnh chung đó trên Hệ thống, có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng việc chấp thuận dừng bảo lãnh chung với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp có nhiều tờ khai hải quan sử dụng bảo lãnh chung, thì trước khi có văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung, tổ chức tín dụng phải nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai sử dụng bảo lãnh chung. Cơ quan hải quan chỉ dừng việc sử dụng bảo lãnh chung trên hệ thống khi tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) đã nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

Tổng cục Hải quan có ý kiến để Hiệp hội ngân hàng Việt Nam được biết.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TXNK (3b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Lê Mạnh Hùng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi