Công văn 15948/BTC-TCDN của Bộ Tài chính về việc sử dụng nguồn thu phí hạn ngạch dệt may

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 15948/BTC-TCDN

Công văn 15948/BTC-TCDN của Bộ Tài chính về việc sử dụng nguồn thu phí hạn ngạch dệt may
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15948/BTC-TCDNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành:08/12/2005Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

 CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 15948/BTC-TCDN NGÀY 8 THÁNG 12 NĂM 2005 VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN THU PHÍ HẠN NGẠCH DỆT MAY

 

Kính gửi:  - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

                   - Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

                   - Tổng công ty Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam

 

Bộ Tài chính đã nhận được công văn của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Dệt May Việt Nam đề nghị hướng dẫn bổ sung thực hiện hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp từ nguồn thu phí hạn ngạch dệt may theo Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 và Thông tư số 106/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ chi công tác xúc tiến thương mại bằng nguồn thu phí hạn ngạch dệt may như sau:

 

I. NỘI DUNG VÀ MỨC KINH PHÍ HỖ TRỢ

 

1. Việc tổ chức gian hàng hội chợ triển lãm ở nước ngoài:

1.1. Nội dung chi:

- Chi phí thuê gian hàng, chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày.

- Chi phí cho đoàn cán bộ tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài.

Các khoản chi được xác định trên cơ sở các chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành.

1.2. Mức kinh phí hỗ trợ:

- Chi thuê gian hàng, chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày được hỗ trợ tối đa không quá 70% số chi thực tế trong dự toán được duyệt.

- Chi cho đoàn cán bộ tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài: Cán bộ, thành viên đoàn là đối tượng được hỗ trợ kinh phí phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo chế độ hiện hành cụ thể:

+ Số lượng người tham gia của Văn phòng Tổng công ty Dệt May Việt Nam và Văn phòng Hiệp hội Dệt May Việt Nam sẽ do hai Văn phòng thỏa thuận và mức hỗ trợ cho cả đoàn (Văn phòng Hiệp hội và Văn phòng Tổng công ty Dệt May) theo số người thực tế đi nhưng không vượt quá sáu người.

+ Trường hợp các chương trình riêng do Hiệp Hội Dệt May Việt Nam hoặc Tổng công ty Dệt May Việt Nam chủ trì tổ chức: kinh phí hỗ trợ theo số người của văn phòng Tổng công ty Dệt May Việt Nam thực tế đi, nhưng tối đa không quá năm người; hỗ trợ theo số người của Văn phòng hiệp hội Dệt May Việt Nam thực tế đi, nhưng tối đa không quá 3 người.

+ Đối với các doanh nghiệp tham gia cùng đoàn: hỗ trợ mỗi doanh nghiệp một người.

Mức chi cho mỗi cán bộ được hỗ trợ theo mức quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 và Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài. Các khoản chi khác chung cho đoàn được hỗ trợ tối đa không quá 50% theo số chi thực tế nằm trong dự toán được duyệt.

2. Việc đặt trung tâm xúc tiến thương mại hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp và  Hiệp hội Dệt May Việt Nam ở nước ngoài:

2.1. Nội dung chi:

- Chi phí thuê trụ sở năm đầu tiên.

- Chi phí mua sắm trang thiết bị văn phòng.

- Chi phí phải nộp theo quy định của nước sở tại để thành lập trung tâm xúc tiến thương mại hoặc Văn phòng đại diện của doanh nghiệp và Hiệp hội Dệt May Việt Nam.

Các khoản chi được xác định trên cơ sở các chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành.

2.2. Mức kinh phí hỗ trợ:

- Đối với thị trường tại Đức, Hòa Kỳ, Nga, Nhật, Hồng Kông, Iraq, các Tiểu vương quốc Ả Rập (Đubai) được cấp ngân sách 100%.

- Đối với thị trường khác: ngân sách hỗ trợ 50% mức chi thực tế của doanh nghiệp và Hiệp hội.

3. Chi cho các hoạt động tham gia các tổ chức dệt may quốc tế:

3.1. Nội dung chi:

- Chi phí đi dự hội nghị thường niên của các tổ chức Dệt May quốc tế tổ chức tại nước ngoài khi Việt Nam là thành viên.

- Chi phí tổ chức hội nghị thường niên của các tổ chức Dệt May quốc tế tổ chức tại Việt Nam khi Việt Nam là thành viên.

3.2. Mức kinh phí hỗ trợ:

- Mức hỗ trợ kinh phí đi dự hội nghị thường niên tổ chức tại nước ngoài khi Việt Nam là thành viên bao gồm: hỗ trợ cho số người đi thực tế nhưng tối đa không vượt quá hai người. Mức chi cho mỗi người được hỗ trợ theo mức quy định tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 và Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài. Các khoản chi khác chung cho đoàn được hỗ trợ tối đa không quá 50% theo số chi thực tế nằm trong dự toán được duyệt.

- Mức hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị thường niên của các tổ chức Dệt May quốc tế tổ chức tại Việt Nam khi Việt Nam là thành viên bao gồm:

+ Chi phí chung để tổ chức hội nghị sẽ được hỗ trợ 50% theo chi phí thực tế phát sinh bao gồm những nội dung: tiền thuê phòng họp, thuê thiết bị phục vụ hội nghị, dịch tài liệu, phiên dịch, văn phòng phẩm, chiêu đãi các thành viên tham gia hội nghị.

+ Chi cho cán bộ Văn phòng Hiệp hội Dệt May Việt Nam chủ trì tổ chức hội nghị trong nước: hỗ trợ theo số người thực tế tham gia nhưng tối đa không quá năm người. Mức chi hỗ trợ cho mỗi người theo hóa đơn thực chi nhưng tiền khách sạn tối đa không vượt quá 450.000đ/đêm cho lãnh đạo Hiệp hội và 350.000đ/đêm cho cán bộ Văn phòng Hiệp hội. Tiền ăn hỗ trợ 50.000đ/ngày/người.

4. Các hoạt động xúc tiến thương mại khác:

4.1. Chi thu thập thông tin về thị trường, khách hàng và hàng hóa xuất khẩu:

- Chi phí mua thông tin hàng hóa, thị trường chuyên đề (có đăng ký đặt mua)

- Chi phí mua thông tin của nước ngoài (có hợp đồng đi kèm).

4.2. Chi thuê tư vấn kinh tế thương mại về xuất khẩu hàng hóa (có hợp đồng đi kèm)

Mức kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 50% mức chi thực tế của doanh nghiệp và hiệp hội theo nội dung chi quy định tại điểm 4.1, 4.2 mục này. Các khoản chi được xác định trên cơ sở các chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành.

4.3. Chi hoạt động tìm kiếm thị trường xuất khẩu khác:

Mức chi công tác phí cho cán bộ đi công tác nước ngoài để tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh theo quy định tại điểm 4.3 mục này theo mức quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 và Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005. Trường hợp Hiệp hội Dệt May Việt Nam hoặc Tổng công ty Dệt May Việt Nam cần thuê người mẫu, các nghệ sĩ tham gia phục vụ biểu diễn, trình diễn thời trang phục vụ cho việc quảng bá thương hiệu sản phẩm dệt may ở nước ngoài thì mức hỗ trợ là 50% so với mức chi cho cán bộ và số lượng người được hỗ trợ tối đa không quá sáu người. Các khoản chi phí chung khác được hỗ trợ tối đa 50% mức chi thực tế. Các khoản chi được xác định trên cơ sở các chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành.

 

II. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

 

Theo quy định tại điểm c mục 7 Thông tư số 106/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.

 

III. THỰC HIỆN CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN

 

Hàng năm, Tổng công ty Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại đăng ký với Bộ Tài chính.

Hàng quý, sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp kinh phí xúc tiến thương mại của đơn vị, Bộ Tài chính sẽ xem xét và thực hiện cấp tạm ứng 70% kinh phí theo dự toán được duyệt. Số còn lại Bộ Tài chính sẽ thực hiện cấp bổ sung khi có quyết toán chính thức của đơn vị.

Đối với các đoàn do Hiệp hội Dệt May Việt Nam chủ trì tổ chức: kinh phí sẽ được cấp phát và quyết toán thực hiện qua Hiệp hội Dệt May Việt Nam (bao gồm toàn bộ kinh phí chi cho cả đoàn).

Đối với các đoàn do Tổng công ty Dệt May Việt Nam chủ trì tổ chức: Kinh phí sẽ được cấp phát và quyết toán thực hiện qua Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (bao gồm toàn bộ kinh phí chi cho cả đoàn).

Đối với các hoạt động xúc tiến thương mại do các doanh nghiệp tự tổ chức sẽ cấp phát và quyết toán đối với từng doanh nghiệp 6 tháng một lần hoặc mỗi năm một lần.

Các đơn vị được Nhà nước hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại phải đảm bảo sử dụng kinh phí được hỗ trợ tiết kiệm, có hiệu quả và phải chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng chế độ hiện hành.

 

IV.QUY ĐỊNH VỀ HẠCH TOÁN:

 

Toàn bộ các khoản hỗ trợ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại quy định tại phần I công văn này đều hạch toán giảm chi phí kinh doanh (chi phí quản lý). Trừ trường hợp chi phí trang thiết bị văn phòng tại mục 2, phần I nếu đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định thì hạch toán tăng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với Tổng công ty Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam hạch toán vào nguồn thu kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại của Tổng công ty hoặc Hiệp hội.

Đề nghị các Bộ ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tổng công ty Dệt May Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

Công văn này thay thế công văn số 4714 TC/TCDN ngày 17/5/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc sử dụng nguồn thu phí hạn ngạch dệt may.

Các đoàn đi xúc tiến thương mại từ ngày 1/7/2005 đến hết ngày 31/12/2005 sẽ được thực hiện hỗ trợ kinh phí theo hướng dẫn tại công văn này.

Từ 01/01/2006 trở đi các khoản chi xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp dệt may sẽ thực hiện theo chế độ chung của Nhà nước.

 

KT. Bộ trưởng

Thứ trưởng

Lê Thị Băng Tâm

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi