Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 03/1999/TTLB/BKH-NN

Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/1999/TTLB/BKH-NNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Nguyễn Thiện Luân; Nguyễn Xuân Thảo
Ngày ban hành:06/10/1999Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 03/1999/TTLB/BKH-NN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 03/1999/TTLB-BKH-NN
NGÀY 06 THÁNG 10 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

(Theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)

 

Căn cứ Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Quyết định số 531/TTg ngày 8 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình Quốc gia; Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêu Quốc gia;

Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NSVSMTNT), Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điểm như sau:

 

I- MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

 

1- đến năm 2000: nâng tỷ lệ người được sử dụng nước sạch lên khoảng 45%; Cải thiện vệ sinh môi trường, ưu tiên vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người và vùng nông thôn khó khăn khác.

2- Đến năm 2005: Khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sach; 50% số hộ có hố xí hợp vệ sinh; 30% chuồng trại và 10% số làng nghề xử lý được chất thải. Đại bộ phận các trường học, bệnh viện trạm xá, chợ và công trình công cộng khác ở nông thôn có nước sạch và giữ môi trường sạch sẽ, phần lớn cư dân nông thôn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

3- Góp phần chống cạn kiệt, chống ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nguồn nước.

 

II- NGUYÊN TẮC CHUNG:

 

- Nhà nước tạo môi trường pháp lý bao gồm xây dựng qui hoạch, công nghệ, mô hình, truyền thông, đào tạo để dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người, các vùng nông thôn khó khăn và đề ra các cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích khu vực tư nhân và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh nông thôn với mọi hình thức nhằm xã hội hoá được lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, huy động các nguồn lực bao gồm các nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại cho địa phương, nguồn của các tổ chức quốc tế, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội, huy động nguồn lực các tổ chức cá nhân và các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh để thực hiện tốt mục tiêu của chương trình; Đưa mục tiêu và các giải pháp về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vào mục tiêu chung trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.

- Việc đầu tư và xây dựng các công trình phải được thực hiện công khai, dân chủ, có sự bàn bạc và tham gia của người hưởng lợi từ khâu lập kế hoạch thiết kế thi công công trình đến quản lý vận hành, bảo dưỡng, đảm bảo cho công trình hoạt động bền vững.

 

III- PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

 

Để đảm bảo việc cung cấp nước sạch và cải thiện vệ sinh môi trường cho các vùng nông thôn theo đúng mục tiêu đã được Chính phủ phê duyệt bao gồm:

- Quản lý, đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch phục vụ cho cộng đồng dân cư nông thôn;

- Quản lý và đầu tư xây dựng các công trình gắn với việc xử lý chất thải của người và gia súc như xây dựng các hố xí, chuồng trại hợp vệ sinh, xử lý chất thải ở các làng nghề nông thôn;

- Góp phần bảo vệ nguồn nước, chống cạn kiệt, chống ô nhiễm trong quá trình khai thác sử dụng đảm bảo giữ gìn vệ sinh và cảnh quan môi trường;

Chương trình được triển khai cho các vùng nông thôn bao gồm cả thị trấn có số dân nhỏ hơn 3 vạn người (Theo Chiến lược Quốc gia cấp nước và vệ sinh nông thôn).

 

IV- NỘI DUNG ĐẦU TƯ:

 

1- Các nguồn vốn đầu tư cho chương trình và nguyên tắc sử dụng:

a) Nguồn vốn đầu tư cho chương trình gồm:

- Vốn ngân sách; ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn từ các chương trình mục tiêu khác được lồng ghép trên địa bàn;

- Vốn Quốc tế: Nguồn từ các tổ chức Quốc tế viện trợ cho chương trình theo các hiệp định đã được ký kết, nguồn từ các tổ chức phi Chính phủ (NGO);

- Vốn tín dụng: Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh;

- Vốn của dân: Huy động sự đóng góp của nhân dân theo mức được qui định tại Thông tư Liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 103/1999/TTLT/BTC-NN và PTNT ngày 21 tháng 8 năm 1999 và vốn của các tổ chức cá nhân tham gia đóng góp đầu tư vào chương trình;

- Vốn do dân tự đầu tư.

b) Sử dụng các nguồn vốn:

b.1) Vốn ngân sách (Trung ương, địa phương và viện trợ Quốc tế), chủ yếu thực hiện:

- Xây dựng quy hoạch về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia thực hiện chương trình;

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ tham gia Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và nhân dân có nhu cầu;

- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung ứng vật liệu thiết bị mới về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình;

- Hỗ trợ kinh phí để xây dựng các mô hình điểm;

- Đối ứng với vốn viện trợ của Quốc tế;

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người, và các vùng nông thôn khó khăn khác.

b.2) Vốn của dân và vốn vay tín dụng: chủ yếu thực hiện việc xây dựng các công trình dưới mọi hình thức khác nhau như:

- Góp một phần kinh phí để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh có vốn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức Quốc tế;

- Đầu tư xây dựng công trình để kinh doanh thu tiền nước, tiền dịch vụ về vệ sinh môi trường ở nông thôn;

- Đầu tư xây dựng vận hành và chuyển giao công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn theo hình thức BOT;

- Các hình thức đầu tư khác.

2- Dự án đầu tư: Bao gồm các công trình cấp nước tập trung, công trình cấp nước phân tán, công trình về vệ sinh môi trường với qui mô thôn, bản, xã hoặc liên xã và các dự án nước sạch môi trường nông thôn khác.

3- Chủ đầu tư dự án: tuỳ theo qui mô tính chất của từng dự án mà Uỷ ban nhân dân tỉnh, bộ, ngành tham gia chương trình Quyết định số Uỷ ban nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân huyện hoặc cơ quan chuyên ngành làm chủ đầu tư.

4- Xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án:

Việc lập, phần duyệt các dự án đầu tư theo các qui định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng;

Dự án đầu tư sau khi được phê duyệt, Ban chủ nhiệm (hoặc Ban chỉ đạo) Chương trình của tỉnh gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) để tổng hợp làm căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm;

 

V- CƠ CHẾ ĐẦU TƯ

 

1- Việc đầu tư và xây dựng phải theo dự án, trong đó:

a) Đối với các dự án trong các xã đặc biệt khó khăn thực hiện theo Thông tư liên Bộ số 416/1999/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 29 tháng 4 năm 1999 về quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền nuí và vùng sâu vùng xa.

b) Đối với các dự án trong các vùng khác được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành (Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng).

2- Mức hỗ trợ vốn đầu tư của Nhà nước cho các dự án được thực hiện theo Thông tư Liên Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 103/1999/TTLT/BTC-NN&PTNT về hướng dẫn quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí Chương trình Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

 

VI- CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ:

 

1- Xây dựng và tổng hợp kế hoạch.

a) Việc đầu tư dựa trên cơ sở các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hàng năm theo sự hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn , Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố (gọi tắt là các tỉnh), Thủ trưởng của các Bộ, ngành tham gia Chương trình phải có đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm báo cáo, đề xuất nhu cầu của năm kế hoạch gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

c) Căn cứ vào mục tiêu của Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu vốn đầu tư cho chương trình của năm kế hoạch bao gồm nguồn vốn Nhà nước (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng, vốn viện trợ Quốc tế), vốn đóng góp của dân, vốn huy động của các tổ chức, cá nhân gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (kèm theo bảng phân bổ vốn đầu tư, mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình cho các tỉnh, Bộ, ngành tham gia chương trình).

2- Giao kế hoạch:

a) Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ, ngành tham gia chương trình tổng vốn Nhà nước của chương trình trong năm kế hoạch (vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn viện trợ của các tổ chức Quốc tế).

b) Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch hàng năm cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành tham gia chương trình về mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu vốn đầu tư, danh mục dự án (nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ), đồng thời thông báo kế hoạch tổng hợp của chương trình cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để làm căn cứ chỉ đạo.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không giao kế hoạch cho hệ thống ngành dọc ở địa phương, mà chỉ hướng dẫn nghiệp vụ, giải pháp về kỹ thuật công nghệ và cơ chế, chính sách để thực hiện kế hoạch.

d) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Bộ, ngành tham gia chương trình giao chỉ tiêu chi tiết tới từng dự án cho các đơn vị h với các nội dung sau:

- Danh mục dự án, mục tiêu và nhiệm vụ của từng dự án.

- Nguồn vốn thực hiện: tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình (vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn viện trợ Quốc tế, vốn của các tổ chức, cá nhân, vốn dân đóng góp).

 

VII- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

 

- Căn cứ Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của địa phương nhằm huy động cao nhất mọi nguồn lực để thực hiện được mục tiêu của Chương trình.

- Các ngành, các cấp theo chức năng của mình tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện đúng tinh thần nội dung của Thông tư này.

- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có gì chưa phù hợp, đề nghị phản ảnh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghiên cứu bổ sung.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi