Thông tư 72/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 72/2017/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 72/2017/TT-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Quý Kiên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/12/2017 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải thông báo Ủy ban xã trước khi lấp giếng không sử dụng
Đây là quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
Theo Thông tư này, khi trám lấp giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất đã có giấy phép nhưng chủ giấy phép trả lại giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép, trong đó có việc điều chỉnh giếng khai thác; giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép nhưng không đủ điều kiện được cấp phép…, chủ giếng phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm trám lấp giếng tới UBND cấp xã và tự tổ chức thi công trám lấp giếng.
Vật liệu sử dụng để trám lấp giếng bao gồm: Đất, sét tự nhiên có tính cách nước tốt hơn hoặc tương đương với các lớp đất đá xung quanh giếng đào. Việc thi công trám lấp giếng phải được thực hiện theo từng giai đoạn; vật liệu được đổ theo từng lớp và được đầm, nện; tối thiểu 1m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng sét tự nhiên hoặc vật liệu khác có tính chất tương đương…
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thi công trám lấp giếng không sử dụng, chủ giếng lại phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới UBND cấp xã về việc thực hiện trám lấp giếng không sử dụng để theo dõi, tổng hợp.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/02/2018.
Xem chi tiết Thông tư 72/2017/TT-BTNMT tại đây
tải Thông tư 72/2017/TT-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ Số: 72/2017/TT-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, ngày 21 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có liên quan đến việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
Đối với trường hợp quy định tại Điểm này thì việc xử lý, trám lấp giếng được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc trả lại, thu hồi hoặc điều chỉnh giấy phép theo quy định của pháp luật.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:
Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày có quyết định hoặc văn bản thông báo, chủ giếng phải hoàn thành việc trám lấp giếng. Trường hợp trong các quyết định hoặc văn bản thông báo có quy định cụ thể về thời hạn hoàn thành việc trám lấp thì thực hiện theo các quyết định, văn bản thông báo này.
Nội dung chính của báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng, gồm: các thông tin chung về giếng phải trám lấp; nội dung, khối lượng đã thực hiện trong quá trình thi công trám lấp; đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng theo quy định; những vấn đề phát sinh trong quá trình trám lấp giếng (nếu có).
Việc xử lý, trám lấp giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:
Việc xử lý, trám lấp giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 3 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:
Việc xử lý, trám lấp giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm e và Điểm g Khoản 3 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc khắc phục sự cố, chủ giếng báo cáo kết quả khắc phục sự cố tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm an toàn, kết quả trám lấp giếng và khu vực bị sụt lún, kết quả bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (nếu có).
Hỗn hợp vữa, gồm: vữa xi măng; vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc bentonit; vữa bentonit, sét tự nhiên; vữa được trộn bằng các vật liệu khác có tính chất đông kết, trương nở tương đương với sét tự nhiên;
Vật liệu dạng viên, gồm: sét tự nhiên dạng viên; vật liệu dạng viên khác có tính chất thấm nước, trương nở tương đương với sét tự nhiên. Vật liệu dạng viên phải bảo đảm có dạng hình cầu và kích thước không lớn hơn 0,25 lần đường kính nhỏ nhất của giếng khoan hoặc đường kính trong của đoạn ống nhỏ nhất.
Căn cứ điều kiện cụ thể từng giếng khoan, lựa chọn vật liệu trám lấp và biện pháp thi công, công nghệ, thiết bị trám lấp phù hợp;
Kiểm tra, đánh giá hiện trạng của giếng khoan; đo chiều sâu, đường kính, xác định đường kính nhỏ nhất và đánh giá mức độ thông thoáng của giếng khoan;
Kiểm tra, đánh giá khả năng rút, nhổ cột ống giếng. Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng thì chuẩn bị thiết bị, dụng cụ phù hợp để bảo đảm việc trám lấp được thực hiện đồng thời với quá trình rút, nhổ cột ống giếng;
Chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm quá trình trám lấp giếng được thực hiện liên tục, không gián đoạn.
Việc thi công trám lấp phải bảo đảm giếng khoan được lấp đầy bằng các vật liệu trám lấp ở trạng thái đông kết; thực hiện trám lấp theo từng đoạn, từ dưới lên trên, bắt đầu từ đáy giếng; ít nhất 10m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng hỗn hợp vữa; miệng giếng phải được đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m kể từ miệng giếng khoan;
Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa dạng lỏng phải bảo đảm vữa được dẫn qua ống tới độ sâu của từng đoạn trám lấp bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp, không đổ vữa trực tiếp qua miệng giếng; chiều dài mỗi đoạn trám lấp tuỳ thuộc điều kiện của từng giếng khoan và khả năng thực tế của thiết bị trám lấp;
Trường hợp sử dụng vật liệu dạng viên phải bảo đảm không tạo thành "nút" ở trong giếng; vật liệu được đổ từ từ, khối lượng phù hợp với thể tích của từng đoạn; kết thúc mỗi đoạn trám lấp phải đầm, nén vật liệu bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp; chiều dài mỗi đoạn trám lấp không quá 10m;
Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng, thì phải rút, nhổ cột ống đó trong quá trình trám lấp. Việc rút, nhổ cột ống phải thực hiện theo từng đoạn, phù hợp với chiều dài mỗi đoạn trám lấp, chân của cột ống giếng luôn nằm trong lớp vật liệu trám lấp và bảo đảm đất đá không sập lở vào giếng trước khi vật liệu lấp đầy đoạn giếng khoan.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU PHƯƠNG ÁN TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(Trang bìa trong)
PHƯƠNG ÁN TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG ........... (1)
|
|
CHỦ GIẾNG Ký, đóng dấu (nếu có) và ghi rõ họ, tên |
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN Ký, đóng dấu (nếu có) và ghi rõ họ, tên |
Địa danh, ngày tháng năm |
(1) Ghi loại giếng (khai thác, thăm dò, quan trắc, tháo khô mỏ, hố móng hoặc giếng khoan thuộc dự án....), của (tên chủ giếng)
Phương án trám lấp giếng phải nêu rõ các biện pháp sẽ được thực hiện để bảo đảm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với loại giếng theo quy định của Thông tư này. Các nội dung chính của Phương án cụ thể như sau:
Mở đầu:
Nêu tóm tắt thông tin chung về chủ giếng có giếng phải trám lấp, vị trí, địa điểm; số lượng, loại giếng (khai thác, thăm dò, quan trắc, tháo khô mỏ, hố móng hoặc giếng khoan thuộc dự án....), mục đích khoan giếng hoặc mục đích sử dụng giếng (đối với giếng đã có); lý do phải trám lấp.
1. Mô tả giếng khoan:
- Liệt kê danh mục (số hiệu, vị trí, chiều sâu) giếng khoan phải trám lấp.
- Mô tả địa tầng (nếu có), cấu trúc của giếng khoan (đường kính, chiều sâu, đường kính nhỏ nhất, loại ống chống (nếu có),....và tự nhận xét, đánh giá về khả năng thực tế của việc rút, nhổ cột ống, những vấn đề cần chú ý trong quá trình thi công trám lấp giếng khoan.
2. Vật liệu trám lấp:
- Nêu các loại vật liệu sử dụng để trám lấp (hỗn hợp vữa, vật liệu dạng viên, vật liệu bở rời hoặc vật liệu tự nhiên tại chỗ...);
- Nêu cụ thể từng loại vật liệu sử dụng để trám lấp từng đoạn chiều sâu của giếng khoan (nếu sử dụng các loại vật liệu khác nhau để trám lấp) hoặc toàn bộ chiều sâu giếng khoan;
- Dự kiến khối lượng vật liệu sử dụng;
- Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa thì nêu các loại vật liệu sử dụng để trộn vữa, tỷ lệ pha trộn và phụ gia (nếu có);
- Trường hợp sử dụng vật liệu dạng viên hoặc vật liệu bở rời khác thì nêu loại vật liệu, kích thước tối đa và biện pháp, cách thức kiểm soát kích thước đó.
3. Thiết bị, dụng cụ chủ yếu để trám lấp:
- Nêu các loại thiết bị chủ yếu được sử dụng để thi công trám lấp (máy khoan, máy bơm,..) và mô tả những tính năng, kỹ thuật chủ yếu liên quan trực tiếp tới quá trình rút, nhổ cột ống, thi công trám lấp;
- Nêu các loại dụng cụ chủ yếu được sử dụng trực tiếp để trám lấp (đường kính, chiều dài bộ cần khoan hoặc ống; bộ dụng cụ, thiết bị trộn vữa,...).
4. Quy trình thực hiện trám lấp:
Tuỳ điều kiện cụ thể từng giếng khoan, chiều sâu, đường kính, loại vật liệu, thiết bị, dụng cụ sử dụng để trám lấp, quy trình thực hiện trám lấp bao gồm các nội dung sau:
- Mô tả việc phân chia các đoạn trám và chiều dài các đoạn trám lấp tương ứng;
- Mô tả trình tự các bước công việc dự kiến để thực hiện trám lấp cho mỗi đoạn và toàn bộ giếng khoan;
- Mô tả phương pháp, cách thức, quá trình rút, nhổ cột ống (nếu có);
- Mô tả phương pháp, cách thức, quá trình đưa vữa trám lấp xuống giếng khoan (nếu sử dụng vữa trám);
- Mô tả biện pháp, cách thức, quá trình đầm, nện vật liệu trám lấp ở trong giếng khoan (nếu sử dụng vật liệu dạng viên hoặc bở rời);
- Mô tả cách thức, biện pháp kiểm tra, kiểm soát khối lượng vật liệu, chiều dài mỗi đoạn trám lấp trong giếng khoan;
- Mô tả phương pháp, quá trình bổ sung vật liệu trám lấp và đổ lớp bê tông miệng giếng khoan.
5. Kết luận:
Tự nhận xét, đánh giá và kết luận mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, quá trình trám lấp giếng khoan và những đề xuất, kiến nghị.
Phụ lục kèm theo:
1) Hình vẽ cột địa tầng (nếu có) và cấu trúc giếng khoan phải trám lấp (trường hợp nhiều giếng khoan thì chỉ cần hình vẽ của giếng khoan điển hình, đại diện).
2) Hình vẽ cột địa tầng (nếu có) và dự kiến cấu trúc giếng khoan (các lớp vật liệu trám lấp) sau khi hoàn thành công tác trám lấp (trường hợp nhiều giếng khoan thì chỉ cần hình vẽ của giếng khoan điển hình, đại diện).
Ghi chú:
- Phương án trám lấp giếng khoan có thể được lập cho một, một số giếng khoan hoặc toàn bộ giếng khoan phải trám lấp của chủ giếng;
- Trường hợp gồm nhiều loại giếng khoan (giếng khoan nước dưới đất, giếng khoan khác) có yêu cầu kỹ thuật khác nhau thì có thể lập phương án trám lấp chung và nêu cụ thể đối với từng loại giếng khoan đó.