Thông tư 24/2013/TT-BTNMT định mức kinh tế - kỹ thuật đo trọng lực chi tiết
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 24/2013/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 24/2013/TT-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Linh Ngọc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 03/09/2013 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 24/2013/TT-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
______________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________ |
Số: 24/2013/TT-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2013
|
THÔNG TƯ
Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo trọng lực chi tiết
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư định mức kinh tế - kỹ thuật đo trọng lực chi tiết,
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
ĐO TRỌNG LỰC CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BTNMT ngày 03 tháng 9 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Định mức kinh tế - kỹ thuật đo trọng lực chi tiết được áp dụng cho các công việc sau:
1.1. Trọng lực điểm tựa (tương đương trọng lực hạng III cũ);
1.2. Trọng lực chi tiết trên mặt đất;
1.3. Trọng lực chi tiết trên biển đo bằng tàu biển.
2. Đối tượng áp dụng
Định mức kinh tế-kỹ thuật đo trọng lực chi tiết áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án sản xuất về lĩnh vực đo trọng lực trên mặt đất, trên biển.
3. Định mức thành phần
3.1. Định mức lao động công nghệ
Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi tắt là định mức lao động) là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một bước công việc). Nội dung của định mức lao động bao gồm:
a) Nội dung công việc: liệt kê các thao tác cơ bản, thao tác chính để thực hiện bước công việc;
b) Phân loại khó khăn: nêu các yếu tố cơ bản gây ảnh hưởng đến việc thực hiện bước công việc;
c) Định biên: quy định số lượng lao động và cấp bậc kỹ thuật cần thiết để thực hiện bước công việc;
d) Định mức: quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một sản phẩm. Đơn vị tính là công cá nhân hoặc công nhóm/đơn vị sản phẩm.
- Ngày công (ca) trên mặt đất tính bằng 8 giờ làm việc. Ngày công trên biển tính bằng 6 giờ làm việc.
- Các mức ngoại nghiệp thể hiện dưới dạng phân số, trong đó:
+ Tử số là mức lao động kỹ thuật (tính theo công nhóm, công cá nhân);
+ Mẫu số là mức lao động phổ thông, tính theo công cá nhân. Lao động phổ thông là người lao động được thuê để thực hiện các công việc đơn giản như vận chuyển các thiết bị, vật liệu, liên hệ, dẫn đường, bảo vệ, phục vụ đo ngắm, đào mốc, rửa vật liệu.
- Mức lao động kỹ thuật ngoại nghiệp khi phải tạm dừng, nghỉ việc do thời tiết được tính theo hệ số quy định trong bảng sau:
3.2. Định mức dụng cụ
a) Định mức sử dụng dụng cụ là số ca (thời gian) người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
b) Thời hạn sử dụng dụng cụ là thời gian dự kiến sử dụng dụng cụ vào hoạt động sản xuất trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của dụng cụ. Xác định thời hạn sử dụng dụng cụ bằng phương pháp thống kê, kinh nghiệm. Đơn vị tính của thời hạn sử dụng dụng cụ là tháng.
c) Mức cho các dụng cụ có giá trị thấp chưa được quy định trong các bảng định mức dụng cụ được tính bằng 5% mức dụng cụ trong bảng tương ứng.
3.3. Định mức thiết bị
a) Định mức sử dụng thiết bị là số ca (thời gian) người lao động trực tiếp sử dụng thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
b) Thời hạn sử dụng thiết bị theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai.
3.4. Định mức vật liệu
a) Định mức sử dụng vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm.
b) Mức cho các vật liệu có giá trị thấp chưa được quy định trong các bảng định mức vật liệu được tính bằng 8% mức vật liệu trong bảng tương ứng.
Riêng mức vật liệu cho công việc đổ mốc, xây tường vây, ngoài mức này, được tính thêm 5% hao hụt vật liệu do vận chuyển khi thi công.
3.5. Quy định các chữ viết tắt trong định mức kinh tế - kỹ thuật:
ĐỊNH MỨC KINH TẾ-KỸ THUẬT
Chương I
TRỌNG LỰC ĐIỂM TỰA
1. Xác định tọa độ và độ cao điểm tựa trọng lực bằng công nghệ GPS
Định mức cho công việc xác định tọa độ và độ cao điểm tựa trọng lực bằng công nghệ GPS được áp dụng theo định mức quy định về xây dựng lưới tọa độ hạng III tại Định mức kinh tế-kỹ thuật đo đạc bản đồ ban hành kèm theo Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường với các hệ số áp dụng cho tiếp điểm là 1,00, đo ngắm là 0,75, tính toán bình sai là 0,80.
2. Kiểm nghiệm máy đo trọng lực điểm tựa
Định mức cho công việc kiểm nghiệm máy đo trọng lực điểm tựa áp dụng theo định mức quy định cho công việc kiểm nghiệm máy đo trọng lực quốc gia tại Định mức kinh tế - kỹ thuật lưới trọng lực quốc gia ban hành theo Thông tư 09/2010/TT-BTNMT ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Tiếp điểm
3.1. Định mức lao động
3.1.1. Nội dung công việc
a) Nghiên cứu văn bản kỹ thuật; chuẩn bị tư liệu, tài liệu, vật tư, dụng cụ và phương tiện công tác;
b) Di chuyển (bằng ô tô) tới vị trí điểm;
c) Tìm điểm;
d) Kiểm tra, chỉnh lý ghi chú điểm;
đ) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu.
3.1.2. Phân loại khó khăn
Loại 1: Vùng đồng bằng, dọc theo đường nhựa.
Loại 2: Vùng đồi thấp, vùng đồng bằng đường có nhiều ổ gà, đang bảo dưỡng. Vùng trung du đường rải đá. Vùng núi thấp đường nhựa, thị xã, thị trấn.
Loại 3: Vùng núi đèo dốc, đường quanh co và vùng rẻo cao.
Loại 4: Vùng biên giới và hải đảo đi lại khó khăn.
3.1.3. Định biên: nhóm 4 lao động, gồm 1 KTV3,1 KTV4, 1 KS2 và 1 LX3
3.1.4. Định mức: công nhóm/điểm
Bảng 1
3.2. Định mức dụng cụ: ca/điểm
Bảng 2
Ghi chú: mức trên tính cho khó khăn loại 3, mức cho các loại khó khăn khác tính theo hệ số trong bảng sau:
Bảng 3
3.3. Định mức thiết bị: ca/điểm
Bảng 4
3.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 điểm
Bảng 5
4. Chọn điểm tựa trọng lực
4.1. Định mức lao động
4.1.1. Nội dung công việc
a) Nghiên cứu văn bản kỹ thuật; chuẩn bị tư liệu, tài liệu, vật tư, dụng cụ và phương tiện công tác;
b) Di chuyển (bằng ô tô) tới vị trí điểm;
c) Chọn điểm, vẽ ghi chú điểm và chụp ảnh vị trí điểm;
d) Khảo sát nguồn vật liệu đổ mốc, phương tiện vận chuyển;
đ) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, đóng gói, giao nộp kết quả.
4.1.2. Phân loại khó khăn: theo quy định tại điểm 3.1.2, khoản 3.1, mục 3, Chương I, Phần II Định mức kinh tế-kỹ thuật này.
4.1.3. Định biên: nhóm 4 lao động gồm 1 KTV3, 1 KTV4, 1 KS3 và 1 LX3.
4.1.4. Định mức: công nhóm/điểm
Bảng 6
Ghi chú: trường hợp sử dụng điểm tọa độ làm điểm tựa thì mức cho tìm điểm tọa độ tính như mức chọn điểm trọng lực trong bảng trên.
4.2. Định mức dụng cụ: ca/điểm
Bảng 7
Ghi chú:
- Mức trên tính cho khó khăn loại 3, mức cho các loại khó khăn khác tính theo hệ số trong bảng sau:
Bảng 8
- Trường hợp sử dụng điểm tọa độ làm điểm tựa thì mức cho tìm điểm tọa độ tính như mức chọn điểm trọng lực trong bảng trên.
4.3. Định mức thiết bị: ca/điểm
Bảng 9
Ghi chú: trường hợp sử dụng điểm tọa độ làm điểm tựa thì mức cho tìm điểm tọa độ tính như mức chọn điểm trọng lực trong bảng trên.
4.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 điểm
Bảng 10
Ghi chú:
- Vật liệu tính như nhau cho các loại khó khăn.
- Trường hợp sử dụng điểm tọa độ làm điểm tựa thì mức cho tìm điểm tọa độ tính như mức chọn điểm trọng lực trong bảng trên.
5. Đổ và chôn mốc điểm tựa trọng lực
5.1. Định mức lao động
5.1.1. Nội dung công việc
a) Nghiên cứu văn bản kỹ thuật; chuẩn bị tư liệu, tài liệu, vật tư, dụng cụ và phương tiện vận chuyển;
b) Di chuyển (bằng ô tô) tới vị trí mốc;
c) Đào hố, làm khuôn, đổ mốc, đóng chữ mốc;
d) Tháo dỡ cốp pha, chụp ảnh mốc;
đ) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, giao nộp kết quả.
5.1.2. Phân loại khó khăn: theo quy định tại điểm 3.1.2, khoản 3.1, mục 3, Chương I, Phần II Định mức kinh tế-kỹ thuật này.
5.1.3. Định biên: nhóm 5 lao động, gồm 2 KTV3, 1 KTV4, 1 KS2 và 1 LX3.
5.1.4. Định mức: công nhóm/điểm
Bảng 11
Ghi chú: trường hợp gắn mốc, mức tính bằng 0,45 mức đổ và chôn mốc trong bảng trên.
5.2. Định mức dụng cụ: ca/điểm
Bảng 12
Ghi chú:
- Mức trên tính cho khó khăn loại 3, mức cho các loại khó khăn khác tính theo hệ số trong bảng sau:
Bảng 13
- Trường hợp gắn mốc, mức tính bằng 0,45 mức đổ và chôn mốc trong bảng trên.
5.3. Định mức thiết bị: ca/điểm
Bảng 14
Ghi chú: trường hợp gắn mốc, mức tính bằng 0,45 mức đổ và chôn mốc trong bảng trên.
5.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 điểm
Bảng 15
Ghi chú: trường hợp gắn mốc, mức tính bằng 0,45 mức đổ và chôn mốc trong bảng trên.
6. Xây tường vây
6.1. Định mức lao động
6.1.1. Nội dung công việc
a) Nghiên cứu văn bản kỹ thuật; chuẩn bị tư liệu, tài liệu, vật tư, dụng cụ và phương tiện vận chuyển;
b) Di chuyển (bằng ô tô) tới vị trí mốc;
c) Đào hố móng, đóng cốp pha, trộn và đổ bê tông, đóng dấu chữ, tháo dỡ cốp pha và chụp ảnh tường vây;
d) Hoàn thiện ghi chú điểm;
đ) Bàn giao mốc cho địa phương;
e) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, giao nộp kết quả.
6.1.2. Phân loại khó khăn: theo quy định tại điểm 3.1.2, khoản 3.1, mục 3, Chương I, Phần II Định mức kinh tế-kỹ thuật này.
6.1.3. Định biên: nhóm 4 lao động, gồm 3 KTV4 và 1 LX3.
6.1.4. Định mức: công nhóm/điểm
Bảng 16
6.2. Định mức dụng cụ: ca/điểm
Bảng 17
Ghi chú: mức trên tính cho khó khăn loại 3, mức cho các loại khó khăn khác tính theo hệ số trong bảng sau:
Bảng 18
6.3. Định mức thiết bị: ca/điểm
Bảng 19
6.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 điểm
Bảng 20
7. Đo trọng lực
7.1. Định mức lao động
7.1.1. Nội dung công việc
a) Liên hệ công tác, chuẩn bị tư liệu, tài liệu, vật tư, sổ đo, máy móc;
b) Di chuyển (bằng ô tô) tới vị trí điểm;
c) Kiểm tra máy;
d) Đo, tính toán kết quả đo; kiểm tra, tu chỉnh sổ đo;
đ) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, đóng gói, giao nộp kết quả.
7.1.2. Phân loại khó khăn: theo quy định tại điểm 3.1.2 khoản 3.1, mục 3, Chương I, Phần II Định mức kinh tế-kỹ thuật này.
7.1.3. Định biên: nhóm 9 lao động, gồm 4 KTV4, 2 KS2, 2 KS3 và 1 LX3.
7.1.4. Định mức: công nhóm/cạnh
Bảng 21
7.2. Định mức dụng cụ: ca/cạnh
Bảng 22
Ghi chú: mức trên tính cho khó khăn loại 3, mức cho các loại khó khăn khác tính theo hệ số trong bảng sau:
Bảng 23
7.3. Định mức thiết bị: ca/cạnh
Bảng 24
Ghi chú: trong Bảng 24 định mức máy đo trọng lực mới tính cho 01 bộ máy; định mức ô tô phục vụ đo trọng lực mới tính cho 01 cái.
7.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 cạnh
Bảng 25
8. Tính toán bình sai lưới trọng lực
8.1. Định mức lao động
8.1.1. Nội dung công việc
a) Chuẩn bị tư liệu, tài liệu, số liệu khởi tính;
b) Kiểm tra tài liệu;
c) Tính toán khái lược;
d) Tính toán bình sai; đánh giá độ chính xác, vẽ sơ đồ, viết báo cáo kỹ thuật;
đ) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, đóng gói, giao nộp kết quả.
8.1.2. Phân loại khó khăn: không phân loại khó khăn.
8.1.3. Định biên: nhóm 2 lao động, gồm 1 KS2 và 1 KS3.
8.1.4. Định mức: 0,60 công nhóm/điểm.
Trường hợp tính toán bình sai với khối lượng điểm khác nhau, mức tính theo hệ số quy định trong bảng sau so với mức trên:
Bảng 26
8.2. Định mức dụng cụ: ca/điểm
Bảng 27
Ghi chú: trường hợp tính toán bình sai với khối lượng điểm khác nhau, mức trong bảng 27 tính theo hệ số quy định trong bảng 26.
8.3. Định mức thiết bị: ca/điểm
Bảng 28
Ghi chú: trường hợp tính toán bình sai với khối lượng điểm khác nhau, mức trong bảng 28 tính theo hệ số quy định trong bảng 26.
8.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 điểm
Bảng 29
Ghi chú: mức trong bảng 29 quy định như nhau cho các loại khối lượng điểm.
Chương II
ĐO TRỌNG LỰC CHI TIẾT TRÊN MẶT ĐẤT
1. Tiếp điểm
Định mức cho công việc tiếp điểm trọng lực từ điểm tựa trở lên tính như định mức tiếp điểm tại mục 3, Chương 1 (trọng lực điểm tựa), Phần II Định mức kinh tế - kỹ thuật này.
2. Kiểm nghiệm máy đo trọng lực chi tiết
Định mức cho công việc kiểm nghiệm máy đo trọng lực chi tiết áp dụng theo định mức quy định cho công việc kiểm nghiệm máy đo trọng lực quốc gia trong Định mức kinh tế - kỹ thuật lưới trọng lực quốc gia ban hành theo Thông tư 09/2010/TT-BTNMT ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Chọn điểm trọng lực chi tiết
3.1. Định mức lao động
3.1.1. Nội dung công việc
a) Nghiên cứu văn bản kỹ thuật; chuẩn bị tư liệu, tài liệu, vật tư, dụng cụ và phương tiện công tác;
b) Di chuyển (bằng ô tô) tới vị trí điểm;
c) Chọn điểm, đóng cọc gỗ và vẽ sơ đồ vị trí điểm;
d) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, đóng gói, giao nộp kết quả.
3.1.2. Phân loại khó khăn: theo quy định tại điểm 3.1.2 khoản 3.1, mục 3, Chương I, Phần II Định mức kinh tế-kỹ thuật này.
3.1.3. Định biên: nhóm 4 lao động, gồm 2 KTV4, 1 KS2 và 1 LX3.
3.1.4. Định mức: công nhóm/điểm
Bảng 30
Ghi chú: mức trên quy định cho trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 01 điểm; trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 03 điểm, mức tính bằng 0,65 mức tương ứng trong bảng trên.
3.2. Định mức dụng cụ: ca/điểm
Bảng 31
Ghi chú:
- Mức trên tính cho khó khăn loại 3, mức cho các loại khó khăn khác tính theo hệ số trong bảng sau:
Bảng 32
- Mức trong bảng trên quy định cho trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 01 điểm; trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 03 điểm, mức tính bằng 0,65 mức tương ứng trong bảng trên.
3.3. Định mức thiết bị: ca/điểm
Bảng 33
- Mức trong bảng trên quy định cho trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 01 điểm; trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 03 điểm, mức tính bằng 0,65 mức tương ứng trong bảng trên.
3.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 điểm
Bảng 34
Ghi chú: vật liệu tính như nhau cho các loại khó khăn.
4. Đo trọng lực
4.1. Định mức lao động
4.1.1. Nội dung công việc
a) Liên hệ công tác, chuẩn bị tư liệu, tài liệu, vật tư, số đo, máy móc;
b) Di chuyển (bằng ô tô) tới vị trí điểm;
c) Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy;
d) Đo, tính toán kết quả đo; kiểm tra, tu chỉnh số đo;
đ) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, đóng gói, giao nộp kết quả.
4.1.2. Phân loại khó khăn: theo quy định tại điểm 3.1.2 khoản 3.1, mục 3, Chương I, Phần II Định mức kinh tế - kỹ thuật này.
4.1.3. Định biên: nhóm 5 lao động, gồm 2KTV4, 1 KS2, 1 KS3 và 1 LX3.
4.1.4. Định mức: công nhóm/điểm
Bảng 35
Ghi chú: mức trong bảng trên quy định cho trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 01 điểm; trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 03 điểm, mức tính bằng 0,65 mức tương ứng trong bảng trên.
4.2. Định mức dụng cụ: ca/điểm
Bảng 36
Ghi chú:
- Mức trên tính cho khó khăn loại 3, mức cho các loại khó khăn khác tính theo hệ số trong bảng sau:
Bảng 37
- Mức trong bảng trên quy định cho trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 01 điểm; trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 03 điểm, mức tính bằng 0,65 mức tương ứng trong bảng trên.
4.3. Định mức thiết bị: ca/điểm
Bảng 38
Ghi chú:
- Định mức quy định cho trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 01 điểm; trường hợp mỗi ô chuẩn thiết kế 03 điểm, mức tính bằng 0,65 mức tương ứng trong bảng.
- Định mức máy đo trọng lực mới tính cho 01 bộ máy; định mức ô tô phục vụ đo trọng lực mới tính cho 01 cái.
4.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 điểm
Bảng 39
Ghi chú: mức quy định như nhau cho các loại khó khăn.
5. Tính toán bình sai lưới trọng lực
5.1. Định mức lao động
5.1.1. Nội dung công việc
a) Chuẩn bị tư liệu, tài liệu, số liệu khởi tính;
b) Kiểm tra tài liệu;
c) Tính toán bình sai; đánh giá độ chính xác, vẽ sơ đồ, viết báo cáo kỹ thuật;
d) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, đóng gói, giao nộp kết quả.
5.1.2. Phân loại khó khăn: không phân loại khó khăn
5.1.3. Định biên: nhóm 2 lao động, gồm 1 KS1 và 1 KS2.
5.1.4. Định mức: 0,35 công nhóm/điểm
Mức tính toán bình sai khi khối lượng điểm khác nhau tính theo hệ số mức quy định trong bảng sau so với mức trên:
Bảng 40
5.2. Định mức dụng cụ: ca/điểm
Bảng 41
Ghi chú: mức tính toán bình sai khi khối lượng điểm khác nhau mức trong bảng 41 tính theo hệ số mức quy định trong bảng 40.
5.3. Định mức thiết bị: ca/điểm
Bảng 42
Ghi chú: mức tính toán bình sai khi khối lượng điểm khác nhau, mức trong bảng 42 tính theo hệ số mức quy định trong bảng 40.
5.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 điểm
Bảng 43
Ghi chú: mức tính toán bình sai khi khối lượng điểm khác nhau tính như nhau và tính bằng mức quy định trong bảng 43 trên.
6. Xác định tọa độ, độ cao điểm trọng lực chi tiết
6.1. Định mức lao động
6.1.1. Nội dung công việc
a) Xác định tọa độ, độ cao trên bản đồ địa hình
- Chuẩn bị tư liệu, tài liệu, bản đồ địa hình tỷ lệ lớn có khoảng cao đều đáp ứng được yêu cầu xác định độ cao với độ chính xác nhỏ hơn 2m; đánh dấu điểm lên bản đồ theo sơ đồ vị trí điểm;
- Ngược tính tọa độ, nội suy độ cao; tổng hợp kết quả;
- Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, đóng gói, giao nộp kết quả.
b) Xác định tọa độ, độ cao bằng công nghệ GPS
- Chuẩn bị tư liệu, tài liệu, máy móc;
- Đo ngắm: điểm trọng lực chi tiết đo bằng công nghệ GPS theo các phương pháp đo tĩnh nhanh, đo GPS động và đo DGPS độ chính xác cao nhằm đáp ứng yêu cầu độ chính xác xác định độ cao nhỏ hơn 2m;
- Xử lý, tính toán và tổng hợp kết quả đo tọa độ, độ cao; phục vụ kiểm tra nghiệm thu, đóng gói, giao nộp kết quả.
6.1.2. Phân loại khó khăn: không phân loại khó khăn.
6.1.3. Định biên: nhóm 2 lao động, gồm 1 KS1 và 1 KS2.
6.1.4. Định mức: công nhóm/điểm
Bảng 44
Ghi chú: Mức 2 trong bảng 44 quy định cho xác định tọa độ điểm trọng lực chi tiết bằng máy GPS kết hợp đo trọng lực chi tiết.
6.2. Định mức dụng cụ
6.2.1. Xác định tọa độ, độ cao điểm trọng lực chi tiết trên bản đồ: ca/điểm
Bảng 45
6.2.1. Xác định tọa độ, độ cao điểm trọng lực chi tiết bằng công nghệ GPS: ca/điểm
Bảng 46
6.3. Định mức thiết bị: ca/điểm
Bảng 47
Ghi chú: khi xác định tọa độ bằng GPS sử dụng 01 bộ thiết bị gồm 02 máy.
6.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 điểm
6.4.1. Xác định tọa độ, độ cao điểm trọng lực trên bản đồ
Bảng 48
6.4.2. Xác định tọa độ, độ cao điểm trọng lực bằng công nghệ GPS
Bảng 49
7. Thành lập bản đồ dị thường trọng lực
7.1. Định mức lao động
7.1.1. Nội dung công việc
a) Tính dị thường trọng lực khoảng không tự do;
b) Tính dị thường trọng lực Fai;
c) Tính dị thường trọng lực Bughe;
d) Biên tập bản đồ dị thường trọng lực trên nền bản đồ địa hình VN-2000 dạng số.
7.1.2. Phân loại khó khăn: theo quy định tại điểm 3.1.2 khoản 3.1, mục 3, Chương I, Phần II Định mức kinh tế - kỹ thuật này.
7.1.3. Định biên: nhóm 2 lao động, gồm 1 KS2 và 1 KS3.
7.1.4. Định mức: công nhóm/mảnh
Bảng 50
Ghi chú: mức trên quy định cho thành lập bản đồ dị thường trọng lực tỷ lệ 1:250.000; mức cho các loại tỷ lệ khác nhau tính theo hệ số quy định trong bảng sau đối với mức quy định tại bảng 50 trên:
Bảng 51
7.2. Định mức dụng cụ: ca/mảnh
Bảng 52
Ghi chú:
- Mức trong Bảng 52 tính cho khó khăn loại 3, mức cho các loại khó khăn khác tính theo hệ số trong bảng sau:
Bảng 53
- Mức trong Bảng 52 quy định cho thành lập bản đồ dị thường trọng lực tỷ lệ 1:250.000; mức cho các loại tỷ lệ khác nhau tính theo hệ số quy định trong Bảng 51.
7.3. Định mức thiết bị: ca/mảnh
Bảng 54
Ghi chú: mức trong Bảng 54 quy định cho thành lập bản đồ dị thường tỷ lệ 1:250.000; mức cho các loại tỷ lệ khác nhau tính theo hệ số quy định trong Bảng 51.
7.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 mảnh
Bảng 55
Ghi chú: mức quy định như nhau cho các loại khó khăn và các loại tỷ lệ bản đồ.
Chương III
ĐO TRỌNG LỰC CHI TIẾT TRÊN BIỂN BẰNG TÀU BIỂN
1. Tiếp điểm
Định mức cho công việc tiếp điểm trọng lực từ điểm tựa trở lên tính như định mức tiếp điểm tại khoản 3, Chương 1 (trọng lực điểm tựa), Phần II Định mức kinh tế-kỹ thuật này.
2. Kiểm nghiệm máy đo trọng lực chi tiết
Định mức cho công việc kiểm nghiệm máy đo trọng lực chi tiết áp dụng theo định mức quy định cho công việc kiểm nghiệm máy đo trọng lực quốc gia trong Định mức kinh tế - kỹ thuật lưới trọng lực quốc gia ban hành theo Thông tư 09/2010/TT-BTNMT ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Lắp máy (trước đợt đo) và tháo dỡ thiết bị (sau đợt đo)
3.1. Định mức lao động
3.1.1. Nội dung công việc
Chuẩn bị vật tư, thiết bị. Lắp hệ thống máy đo trọng lực, hệ thống thiết bị kiểm soát (thiết bị điều khiển), máy định vị, máy đo sâu, hệ thống máy tính và máy phát điện.
3.1.2. Phân loại khó khăn: không phân loại khó khăn.
3.1.3. Định biên: nhóm 9 lao động, gồm 3 KTV6, 2 KS2, 2 KS3, 1 KS4 và 1 LX3.
3.1.4. Định mức: công nhóm/lần
Bảng 56
3.2. Định mức dụng cụ: ca/lần
Bảng 57
3.3. Định mức thiết bị: ca/lần
Bảng 58
3.4. Định mức vật liệu: tính cho 1 lần lắp máy, tháo dỡ thiết bị
Bảng 59
4. Đo trọng lực bằng tàu biển theo tuyến
4.1. Định mức lao động
4.1.1. Nội dung công việc
Khởi động máy đo trọng lực. Đồng bộ đồng hồ máy đo trọng lực và đồng hồ máy định vị dẫn đường. Đo nối trọng lực từ điểm tựa trên cảng. Đo độ cao sàn tàu lắp máy trọng lực so với mép nước biển. Đo trọng lực biển, đo sâu, định vị theo tuyến đo thiết kế (tuyến đo chính và tuyến đo kiểm tra).
4.1.2. Phân loại khó khăn: không phân loại khó khăn.
4.1.3. Định biên: nhóm 14 lao động, gồm 4 KTV6, 4 KS2, 5 KS3 và 1 KS4.
4.1.4. Định mức: 3,00 công nhóm/100 km (tuyến đo).
4.2. Định mức dụng cụ: ca/100 km
Bảng 60
4.3. Định mức thiết bị: ca/100 km
Bảng 61
Ghi chú: bảng trên chưa quy định mức sử dụng tàu biển.
4.4. Định mức vật liệu: tính cho 100 km tuyến đo
Bảng 62
5. Xử lý kết quả đo và thành lập bản đồ dị thường trọng lực
5.1. Định mức lao động
5.1.1. Nội dung công việc
a) Xử lý, tính toán số liệu
- Số liệu đo trọng lực, đo sâu và định vị điểm trọng lực, điểm đo sâu được xử lý bằng các phần chuyên dụng;
- Tính giá trị trọng lực đo và giá trị trọng lực chuẩn;
- Tính giá trị dị thường khoảng không tự do;
- Tính giá trị dị thường trọng lực Fai;
- Tính giá trị dị thường trọng lực Bughe;
b) Biên tập bản đồ dị thường trọng lực
Bản đồ dị thường trọng lực được thành lập và biên tập bằng phần mềm chuyên dụng:
- Nhập dữ liệu tọa độ (X, Y; B, L), giá trị dị thường trọng lực khoảng không tự do hoặc giá trị dị thường trọng lực Fai, Bughe;
- Nội suy, tạo đường đẳng trị dị thường khoảng không tự do;
- Nội suy, tạo đường đẳng trị dị thường trọng lực Fai;
- Nội suy, tạo đường đẳng trị dị thường Bughe;
- Biên tập bản đồ dị thường trọng lực trên nền bản đồ địa hình.
5.1.2. Định biên: nhóm 2 lao động, gồm 1 KS2 và 1 KS3.
5.1.3. Định mức: 0,50 công nhóm/100 km tuyến đo.
5.2. Định mức dụng cụ: ca/100 km
Bảng 63
5.3. Định mức thiết bị: ca/100 km
Bảng 64
5.4. Định mức vật liệu: tính cho 100 km tuyến đo
Bảng 65
MỤC LỤC
Phần I. QUY ĐỊNH CHUNG
Phần II. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
Chương 1. TRỌNG LỰC ĐIỂM TỰA
1. Xác định tọa độ và độ cao điểm tựa trọng lực bằng công nghệ GPS
2. Kiểm nghiệm máy đo trọng lực điểm tựa
3. Tiếp điểm
3.1. Định mức lao động
3.2. Định mức dụng cụ
3.3. Định mức thiết bị
4. Chọn điểm tựa trọng lực
4.1. Định mức lao động
4.2. Định mức dụng cụ
4.3. Định mức thiết bị
4.4. Định mức vật liệu
5. Đổ và chôn mốc điểm tựa trọng lực
5.1. Định mức lao động
5.2. Định mức dụng cụ
5.3. Định mức thiết bị
5.4. Định mức vật liệu
6. Xây tường vây
6.1. Định mức lao động
6.2. Định mức dụng cụ
6.3. Định mức thiết bị
6.4. Định mức vật liệu
7. Đo trọng lực
7.1. Định mức lao động
7.2. Định mức dụng cụ
7.3. Định mức thiết bị
7.4. Định mức vật liệu
8. Tính toán bình sai lưới trọng lực
8.1. Định mức lao động
8.2. Định mức dụng cụ
8.3. Định mức thiết bị
8.4. Định mức vật liệu
Chương 2. ĐO TRỌNG LỰC CHI TIẾT TRÊN ĐẤT LIỀN
1. Tiếp điểm
2. Kiểm nghiệm máy đo Trọng lực chi tiết
3. Chọn điểm trọng lực chi tiết
3.1. Định mức lao động
3.2. Định mức dụng cụ
3.3. Định mức thiết bị
3.4. Định mức vật liệu
4. Đo trọng lực
4.1. Định mức lao động
4.2. Định mức dụng cụ
4.3. Định mức thiết bị
4.4. Định mức vật liệu
5. Tính toán bình sai lưới trọng lực
5.1. Định mức lao động
5.2. Định mức dụng cụ
5.3. Định mức thiết bị
5.4. Định mức vật liệu
6. Xác định tọa độ, độ cao điểm trọng lực chi tiết
6.1. Định mức lao động
6.2. Định mức dụng cụ
6.3. Định mức thiết bị
6.4. Định mức vật liệu
7. Thành lập bản đồ dị thường trọng lực
7.1. Định mức lao động
7.2. Định mức dụng cụ
7.3. Định mức thiết bị
7.4. Định mức vật liệu
Chương 3. ĐO TRỌNG LỰC CHI TIẾT TRÊN BIỂN BẰNG TÀU BIỂN
1. Tiếp điểm
2. Kiểm nghiệm máy đo trọng lực chi tiết
3. Lắp máy và tháo dỡ thiết bị
3.1. Định mức lao động
3.2. Định mức dụng cụ
3.3. Định mức thiết bị
3.4. Định mức vật liệu
4. Đo trọng lực bằng tàu biển theo tuyến
4.1. Định mức lao động
4.2. Định mức dụng cụ
4.3. Định mức thiết bị
4.4. Định mức vật liệu
5. Xử lý kết quả đo và thành lập bản đồ dị thường trọng lực
5.1. Định mức lao động
5.2. Định mức dụng cụ
5.3. Định mức thiết bị
5.4. Định mức vật liệu