Quyết định 1485/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải rắn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1485/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1485/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 06/11/2018 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
TP.HCM: Nghiên cứu quy hoạch xử lý chất thải rắn
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 1485/QĐ-TTg ngày 06/11/2018.
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp của Quy hoạch theo ranh giới hành chính của Thành phố với diện tích 2.095,9 km2 bao gồm 16 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.
Nghiên cứu gián tiếp với diện tích khoảng 30.404 km2 với dân số khoảng 18 triệu người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc vùng Thành phố Hồ Chí Minh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang.
Quy hoạch với mục tiêu:
- Giảm thiểu chất thải rắn phát sinh tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế; xử lý chát thải rắn theo công nghệ tiên tiến, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất…
- Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững đô thị.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 1485/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1485/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1485/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
---------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số 3705/TTr-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2018; báo cáo thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Xây dựng tại văn bản số 90/BC-BXD ngày 15 tháng 11 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
1. Phạm vi lập quy hoạch
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Theo ranh giới hành chính Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095,6 km2 (bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành). Vị trí khu vực nghiên cứu được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Bình Dương;
- Phía Đông và Đông Bắc giáp thành phố Đồng Nai;
- Phía Đông Nam giáp thành phố Bà Rịa -Vũng Tàu;
- Phía Tây Bắc giáp thành phố Tây Ninh;
- Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Long An và Tiền Giang.
Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc vùng thành phố Hồ Chí Minh gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang với diện tích khoảng 30.404 km2, dân số khoảng 18 triệu người.
2. Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch
Các loại hình chất thải rắn cần nghiên cứu trong Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm chất thải rắn thông thường và nguy hại phát sinh từ các nguồn sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm chất thải rắn sinh hoạt của dân cư và các khu vực công cộng);
- Chất thải rắn công nghiệp (nguy hại và thông thường);
- Chất thải rắn y tế (nguy hại và thông thường);
- Chất thải rắn xây dựng;
- Bùn thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (bao gồm rác thải, bùn trên các kênh mương), bùn thải từ nhà máy nước và phân bùn bể phốt (gọi tắt là bùn cặn).
(Chất thải phóng xạ là loại đặc biệt nguy hại, cần được nghiên cứu riêng và không phải là đối tượng quy hoạch của đồ án này).
3. Quan điểm lập quy hoạch:
Phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch sử dụng đất; Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và các quy hoạch ngành khác có liên quan (quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển ngành thương mại...).
Phù hợp với Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát huy tính cạnh tranh, đồng thời bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để đáp ứng nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, phù hợp với tập quán của người dân, bảo đảm sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.
Đảm bảo các mục tiêu về an ninh chất thải, an ninh quốc phòng của thành phố, ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
4. Mục tiêu lập quy hoạch:
Đề xuất giải pháp giảm thiểu chất thải rắn phát sinh tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế; đề xuất mạng lưới trạm trung chuyển đảm bảo phục vụ mang tính liên quận/huyện với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của thành phố theo từng giai đoạn; đề xuất các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, kinh phí xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
Đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn trên toàn Thành phố. Giải quyết các vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn thành phố hiện nay. Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững đô thị.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính, nguồn nhân lực cho quản lý nhà nước về chất thải rắn. Nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về quản lý chất thải rắn của người dân.
Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải và người dân trong dây chuyền khép kín của công tác quản lý chất thải rắn, tránh để lợi ích riêng ảnh hưởng đến công tác xử lý chất thải rắn toàn đô thị.
Làm cơ sở pháp lý để triển khai công tác quy hoạch chi tiết, xây dựng dự án, chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
5. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch:
Nội dung Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 tuân thủ theo đúng quy định tại điều 28, Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch và Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, nội dung Đánh giá môi trường chiến lược tuân thủ theo quy định của Thông tư 01/2011/TT-BXD.
- Đánh giá tổng quan điều kiện tự nhiên, tình hình và dự báo phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh; Điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải rắn; Khảo sát đánh giá các trạm trung chuyển, các cơ sở xử lý chất thải rắn (về vị trí, quy mô, công nghệ xử lý, tình hình hoạt động và các vấn đề môi trường); Rà soát các quy hoạch, các dự án cơ sở xử lý chất thải rắn đã và đang triển khai trên địa bàn.
- Dự báo các nguồn phát thải, thành phần, tính chất và tổng khối lượng các loại chất thải rắn thông thường và nguy hại đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Đề xuất phương thức lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; phương án tái chế, tái sử dụng chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, y tế, xây dựng và dịch vụ;
- Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050:
+ Xác định phân vùng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và liên vùng (nếu có); Xác định phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn;
+ Xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải rắn; Xác định khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn quy hoạch; Tổng quỹ đất dành cho việc trung chuyển và xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn quy hoạch.
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch:
+ Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư, nguồn vốn thực hiện, phân kỳ đầu tư và kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch;
+ Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn theo quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh (tổ chức thực hiện, cơ chế chính sách...).
- Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch quản lý chất thải rắn (lồng ghép trong báo cáo quy hoạch) trong đó có đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới công tác quản lý chất thải rắn.
- Lập các bản đồ quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
6. Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ sản phẩm theo quy định tại: Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn.
Phần văn bản: Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, dự thảo tờ trình, quyết định phê duyệt đồ án “Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050",
Phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng thể hiện ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch thể hiện trên bản đồ tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng xử lý chất thải rắn thể hiện vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, các cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung, tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000.
- Bản đồ quy hoạch xử lý chất thải rắn thể hiện vị trí, quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung, các trạm trung chuyển, tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000.
- Bản đồ hiện trạng môi trường và bản đồ đánh giá môi trường chiến lược thể hiện trên bản đồ tỷ lệ thích hợp.
Đĩa CD lưu toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch.
7. Tổ chức thực hiện
- Cơ quan tổ chức lập: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
- Thời gian lập quy hoạch: 09 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bố trí nguồn vốn và phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch; phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập đồ án Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |