Quyết định 1250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1250/QĐ-TTg

Quyết định 1250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1250/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:31/07/2013Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2020, phục hồi 15% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái

Ngày 31/07/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1250/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng và các loài, nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm, góp phần phát triển đất nước theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược này đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020, bảo đảm diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ; diện tích các khu bảo tồn biển đạt 0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; 15% diện tích hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái được phục hồi; số lượng các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam được quốc tế công nhận với 10 khu Ramsar, 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn di sản ASEAN.
Bên cạnh đó, cải thiện về chất lượng và số lượng quần thể các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trong đó không gia tăng số lượng loài bị tuyệt chủng, cải thiện đáng kể tình trạng một số loài nguy cấp, quý, hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng; kiểm kê, lưu giữ và bảo tồn các nguồn gen (vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật) bản địa, nguy cấp, quý, hiếm trước nguy cơ bị suy giảm và xói mòn.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, Chiến lược cũng nhấn mạnh những nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện là củng cố và hoàn thiện hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế; bảo tồn các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm; sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học; kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 
 

Xem chi tiết Quyết định 1250/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
-------------
Số: 1250/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
------------
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2013

 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
--------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm chỉ đạo:
a) Đa dạng sinh học là nền tảng của nền kinh tế xanh; bảo tồn đa dạng sinh học là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
b) Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với sử dụng bền vững đa dạng sinh học góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
c) Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cơ quan quản lý, mọi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
d) Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học.
đ) Thực hiện lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, các ngành và địa phương.
2. Mục tiêu đến năm 2020
a) Mục tiêu tổng quát:
Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, loài, nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển đất nước theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao chất lượng và tăng diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, bảo đảm: Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ, diện tích các khu bảo tồn biển đạt 0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; rừng nguyên sinh được giữ ở mức 0,57 triệu ha và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả; diện tích rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô được duy trì ở mức hiện có; 15% diện tích hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái được phục hồi; số lượng các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam được quốc tế công nhận đạt: 10 khu Ramsar, 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn di sản ASEAN;
- Cải thiện về chất lượng và số lượng quần thể các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo đảm: Không gia tăng số lượng loài bị tuyệt chủng, cải thiện đáng kể tình trạng một số loài nguy cấp, quý, hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng;
- Kiểm kê, lưu giữ và bảo tồn các nguồn gen (vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật) bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, bảo đảm các nguồn gen bản địa, quý, hiếm không bị suy giảm và xói mòn.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
Đến năm 2030, 25% diện tích hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia bị suy thoái được phục hồi; đa dạng sinh học được bảo tồn và sử dụng bền vững mang lại lợi ích thiết yếu cho người dân và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
A. NỘI DUNG NHIỆM VỤ
1. Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên
a) Củng cố và hoàn thiện hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên:
- Xác định các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng và thực hiện mở rộng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên; đẩy nhanh việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên biển và đất ngập nước đã được quy hoạch; thiết lập các hành lang đa dạng sinh học kết nối các sinh cảnh nơi có các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Rà soát tổng thể các quy định liên quan đến đa dạng sinh học trong các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất, sửa đổi, bổ sung bảo đảm tính thống nhất; nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan quản lý thống nhất hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên; khuyến khích và đẩy mạnh áp dụng các mô hình đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, chú trọng đến sự tham gia và lợi ích của cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng đệm;
- Củng cố bộ máy quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo đảm tất cả các khu bảo tồn thiên nhiên đã thành lập có Ban quản lý; rà soát, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động và nâng cao năng lực của các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; thực hiện chính sách ưu đãi cho cán bộ làm việc trong các khu bảo tồn; nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết trực tiếp hỗ trợ công tác quản lý; cung cấp thiết bị hiện trường cho các khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm cả hệ thống quan trắc và báo cáo đa dạng sinh học;
- Xây dựng, hoàn thiện các quy định về phân cấp, phân hạng và phân loại khu bảo tồn thiên nhiên, quy trình thành lập mới, lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch quản lý, tài chính, quan trắc và quy chế quản lý đối với khu bảo tồn thiên nhiên, bảo đảm toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên có kế hoạch quản lý trước năm 2015;
- Điều tra, đánh giá giá trị và dịch vụ hệ sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên;
- Xây dựng kế hoạch dài hạn về đầu tư phát triển vùng đệm của các khu bảo tồn và thực hiện mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững trong vùng đệm.
b) Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế:
- Điều tra, đánh giá và lập bản đồ phân vùng sinh thái, xác định các vùng sinh thái có đa dạng sinh học cao, các vùng sinh thái bị suy thoái, các vùng sinh thái nhạy cảm;
- Điều tra, thống kê diện tích, đánh giá tình trạng, lập ngân hàng dữ liệu, bản đồ về các vùng đất ngập nước tự nhiên, thảm cỏ biển, rạn san hô và các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù khác;
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bảo vệ nghiêm ngặt rừng nguyên sinh; thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép nhằm bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn;
- Khoanh nuôi, tái sinh rừng trong các chương trình trồng rừng, thực hiện các biện pháp làm giàu rừng bằng cây bản địa và đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống cháy rừng, nâng cao năng lực ứng phó với cháy rừng ở các cấp;
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án phục hồi rừng ngập mặn giai đoạn 2008 - 2015 được phê duyệt tại Công văn số 405/TTg-KTN ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thực hiện kế hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên đối với các lưu vực sông trọng yếu;
- Xác định quy mô, phạm vi và triển khai các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển trên quy mô toàn quốc;
- Lập và triển khai kế hoạch đề cử các khu bảo tồn đạt các danh hiệu quốc tế về bảo tồn, bao gồm các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar), khu dự trữ sinh quyển, vườn di sản ASEAN. Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý đối với các khu bảo tồn được quốc tế công nhận; thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng năng lực để quản lý hiệu quả các khu này.
2. Bảo tồn các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm
a) Ngăn chặn sự suy giảm các loài hoang dã bị đe dọa, đặc biệt loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án “Bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
- Điều tra, quan trắc, định kỳ cập nhật và công bố Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Thực hiện các chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đặc biệt ưu tiên đối với các loài thú lớn nguy cấp: Voi, hổ, sao la và các loài linh trưởng;
- Điều tra, đánh giá hiện trạng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quý, hiếm và định kỳ cập nhật, biên soạn, tái bản sách Đỏ Việt Nam.
b) Bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa và các loài họ hàng hoang dại của các giống cây trồng, vật nuôi, các chủng vi sinh vật quý, hiếm:
- Thực hiện bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi và họ hàng hoang dại của các giống cây trồng, vật nuôi; tăng số lượng mẫu giống cây trồng được lưu giữ, bảo tồn trong các ngân hàng gen;
- Rà soát, đánh giá, nâng cao hiệu quả các chương trình bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm tại trang trại;
- Tiếp tục thực hiện Chương trình bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động, thực vật và vi sinh vật, bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ các giống cây trồng, vật nuôi và các chủng vi sinh vật quý, hiếm.
c) Xây dựng, củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
- Đánh giá hiện trạng các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ (vườn thú, vườn thực vật, trung tâm, các trang trại, hộ gia đình nhân nuôi động vật hoang dã, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, trung tâm cứu hộ động vật); thực hiện các giải pháp đồng bộ tăng cường hiệu quả của công tác bảo tồn chuyển chỗ;
- Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam theo nội dung của Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thiết lập mạng lưới các trung tâm cứu hộ trong toàn quốc bảo đảm nhu cầu cứu hộ các loài hoang dã theo vùng miền và chủng loại; ưu tiên đầu tư nâng cấp các Trung tâm cứu hộ đã được thành lập;
- Nâng cấp Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật thành Ngân hàng gen thực vật quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế.
3. Sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học
a) Sử dụng bền vững hệ sinh thái:
- Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn và triển khai thí điểm lượng giá kinh tế đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái;
- Hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên phạm vi cả nước; thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường áp dụng cho các hệ sinh thái biển và đất ngập nước;
- Nhân rộng các mô hình quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng và thực hiện cơ chế chia sẻ hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan;
- Xây dựng và thực thi quy chế về du lịch sinh thái tại Việt Nam;
- Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển sản xuất các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp theo chuẩn mực quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.
b) Sử dụng bền vững các loài sinh vật và nguồn gen:
- Điều tra, lập danh mục và thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị, đặc biệt là các loài cây thuốc, cây cảnh; kiểm soát có hiệu quả việc khai thác tự phát và buôn bán xuyên biên giới các loài trong tự nhiên;
- Ban hành các cơ chế, chính sách và hướng dẫn về nuôi, trồng và thương mại các loài hoang dã thông thường.
c) Thiết lập cơ chế quản lý tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích và bảo vệ nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen:
- Nghiên cứu, xây dựng quy định hướng dẫn cơ chế tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích thu được từ nguồn gen; thực hiện mô hình thí điểm chia sẻ lợi ích thu được từ nguồn gen, chú trọng lợi ích của cộng đồng;
- Thu thập, tư liệu hóa, lập chỉ dẫn địa lý và thực hiện các biện pháp bảo tồn tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Xây dựng và triển khai đề án tăng cường năng lực thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
4. Kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học
a) Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước, phương thức canh tác, khai thác kém bền vững và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường:
- Kiểm soát việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, mặt nước có giá trị bảo tồn theo hướng hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học;
- Hạn chế khai thác quá mức và thay đổi phương thức đánh bắt, khai thác, nuôi trồng nông, lâm, thủy sản kém bền vững; thực hiện các biện pháp loại bỏ hình thức đánh bắt, khai thác mang tính hủy diệt;
- Thực hiện tốt các giải pháp kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường tác động xấu đến đa dạng sinh học.
b) Kiểm soát nạn khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã:
- Thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng trong phát hiện, ngăn chặn các hành vi khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã;
- Hoàn thiện, thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa các lực lượng cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư trong việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, buôn bán, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã;
- Vận động, tuyên truyền rộng rãi về việc không tiêu thụ, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã trên phạm vi toàn quốc;
- Tăng cường hợp tác với mạng lưới thực thi pháp luật của khu vực và quốc tế (ASEAN WEN, Interpol) trong buôn bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã.
c) Ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và phòng trừ có hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen:
- Điều tra thực trạng các loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên phạm vi toàn quốc; đặc biệt chú trọng các khu bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái rừng;
- Triển khai thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Tăng cường hợp tác, trao đổi và học tập kinh nghiệm nâng cao năng lực kỹ thuật, chuyên môn của các cơ quan, đơn vị các cấp về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học; xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong hoạt động quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.
5. Bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu
a) Xác định ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học Việt Nam và thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Nghiên cứu, đánh giá và dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học tại Việt Nam;
- Tiến hành nghiên cứu vai trò của đa dạng sinh học trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở các khu vực dễ bị tổn thương như lưu vực sông, các khu vực ven biển (đặc biệt là các vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long) và thực hiện các giải pháp nâng cao tính chống chịu của đa dạng sinh học đối với biến đổi khí hậu tại các khu vực này.
b) Xây dựng hành lang đa dạng sinh học kết nối các hệ sinh thái rừng và khu vực trọng yếu nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Xây dựng văn bản về quản lý hành lang đa dạng sinh học, trong đó xác định mục tiêu quản lý, việc sử dụng đất trong hành lang đa dạng sinh học và mối liên hệ với các quy trình lập kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương;
- Thiết lập hành lang đa dạng sinh học kết nối các khu bảo tồn thiên nhiên; ưu tiên thực hiện các mô hình thí điểm ở các khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
c) Triển khai các chương trình phục hồi rừng có sử dụng các phương pháp và cách tiếp cận phù hợp với bảo tồn đa dạng sinh học, dự trữ các bon, thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu:
- Lồng ghép các chỉ tiêu bảo tồn đa dạng sinh học trong việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011 - 2020 (Chương trình REDD+) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2012;
- Lập bản đồ các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao thuộc Chương trình REDD+; sử dụng các loài bản địa để làm giàu hoặc phục hồi rừng tại các khu vực trong khuôn khổ Chương trình REDD+;
- Giảm thiểu các rủi ro đến đa dạng sinh học từ việc thực hiện Chương trình REDD+ thông qua việc áp dụng các cơ chế an toàn môi trường và xã hội.
B. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI
Phê duyệt về nguyên tắc 07 chương trình, đề án ưu tiên cấp quốc gia để triển khai thực hiện Chiến lược (Phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này).
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cộng đồng trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
a) Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học; đa dạng hóa nguồn và phương thức cung cấp thông tin về đa dạng sinh học phù hợp với cơ quan quản lý các cấp.
b) Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông sâu rộng và thường xuyên tới mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng, các hành động nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản lý bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
c) Đẩy mạnh lồng ghép nội dung về bảo tồn đa dạng sinh học vào chương trình giảng dạy, đặc biệt là các chương trình ngoại khóa, của các cấp học phổ thông phù hợp.
d) Đẩy mạnh hoạt động tôn vinh các tấm gương, mô hình của các tổ chức, cá nhân về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
đ) Xây dựng và triển khai chuyên mục về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học:
a) Sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về đa dạng sinh học bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả.
b) Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý về đa dạng sinh học; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý về đa dạng sinh học.
c) Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực thi pháp luật của đội ngũ quản lý đa dạng sinh học từ Trung ương đến địa phương; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học các cấp.
d) Nghiên cứu thiết lập mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học; triển khai thực hiện quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên; thiết lập cơ sở dữ liệu, chế độ báo cáo và cơ chế chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học của quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
3. Đẩy mạnh lồng ghép nội dung về bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách:
a) Xây dựng các chỉ tiêu về đa dạng sinh học và hướng dẫn lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cấp quốc gia, ngành và địa phương.
b) Nâng cao chất lượng thẩm định các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển.
4. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học:
a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; tập trung các nghiên cứu ứng dụng phát triển các mô hình gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên, sử dụng bền vững loài, nguồn gen, các mô hình du lịch sinh thái hiệu quả.
b) Phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, sử dụng các biện pháp khai thác bền vững về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
c) Tham gia Hiệp hội kiểm kê và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái do Ngân hàng Thế giới khởi xướng và thúc đẩy thực hiện kiểm kê tài nguyên thiên nhiên quốc gia.
d) Tăng cường nghiên cứu thăm dò sinh học, phát hiện các vật liệu di truyền và dẫn xuất có giá trị ứng dụng cao cho phát triển kinh tế - xã hội.
5. Tăng cường nguồn lực tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Nhà nước bảo đảm nguồn lực, ngân sách theo phân cấp hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược.
b) Khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho đa dạng sinh học; nghiên cứu và đưa vào hoạt động Quỹ bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng cơ chế đa dạng hóa nguồn đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt thông qua các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học, các cơ chế tài chính khác thông qua thị trường các bon và khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân.
c) Tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
6. Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học:
a) Chủ động tham gia và thực hiện có hiệu quả các Điều ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;
b) Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực nước ngoài cho bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;
c) Tăng cường học tập, trao đổi nguồn lực, kinh nghiệm với các nước, tổ chức quốc tế về đa dạng sinh học.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Giúp Thủ tướng Chính phủ chủ trì, điều phối, thống nhất tổ chức thực hiện Chiến lược.
b) Thực hiện các nhiệm vụ và các chương trình, đề án, dự án ưu tiên được phân công.
c) Ban hành bộ chỉ thị đa dạng sinh học quốc gia để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Chiến lược trên phạm vi cả nước; tổ chức sơ kết vào cuối năm 2015 và tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào cuối năm 2020.
d) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành do Bộ trưởng làm Trưởng ban để chỉ đạo tổ chức thực hiện Chiến lược.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Bố trí vốn đầu tư cho các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện các hoạt động của Chiến lược.
b) Vận động các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước và hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, đề án, dự án và nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ và các chương trình, đề án, dự án được phân công và các nhiệm vụ của Chiến lược thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của Bộ; thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ phù hợp với các mục tiêu, nội dung, biện pháp và giải pháp của Chiến lược.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn do địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của địa phương để triển khai các nội dung của Chiến lược.
c) Bố trí các nguồn lực của địa phương và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn lực do Trung ương cấp để thực hiện Chiến lược.
7. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: Theo chức năng của mình, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chủ động tham gia, giám sát hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tưng Chính phủ;
- Các B; cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân ti cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KGVX (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
 
 

TT
Tên chương trình, đề án, dự án ưu tiên
Cơ quan chủ trì xây dựng và trình
Cơ quan phối hợp
Thi gian trình
1
Đề án kiện toàn hệ thống tổ chức về đa dạng sinh học
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2015
2
Đề án điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2016
3
Chương trình kiểm soát buôn bán, tiêu thụ các loài nguy cấp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Công Thương
2014
4
Đề án tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên
2014
5
Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có liên quan
2015
6
Đề án tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học
Bộ Công an
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2014
7
Đề án phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2015

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1118/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó với giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Quyết định 1118/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó với giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi