Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định thanh lý rừng trồng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 140/2024/NĐ-CP

Nghị định 140/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:140/2024/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Trần Hồng Hà
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
25/10/2024
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nghị định quy định 2 nguyên nhân được thanh lý rừng trồng

Ngày 25/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng.

1. Nguyên nhân thanh lý rừng trồng gồm:

  • Do dịch sâu, bệnh và sinh vật khác gây hại rừng;
  • Do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai, gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sạt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán;…

2. Các trường hợp rừng trồng được thanh lý bao gồm:

  • Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh;
  • Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng;…

3. Hình thức thanh lý rừng trồng như sau:

  • Chặt bỏ, vệ sinh rừng đối với rừng trồng không có giá trị lâm sản;
  • Bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản;
  • Căn cứ vào từng loại rừng theo từng trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng lựa chọn hình thức thanh lý rừng trồng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và thực hiện khai thác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/10/2024.

Xem chi tiết Nghị định 140/2024/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 140/2024/NĐ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Nghị định 140/2024/NĐ-CP PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 140_2024_ND-CP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

_____

Số: 140/2024/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2024

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về thanh lý rừng trồng

____________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thanh lý rừng trồng.

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định trình tự, thủ tục thanh lý và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định cụ thể, việc thanh lý rừng trồng được thực hiện theo điều ước quốc tế đã ký kết.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến các hoạt động thanh lý rừng trồng theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

2. Khuyến khích áp dụng các quy định về thanh lý rừng trồng tại Nghị định này đối với rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân là rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ thông qua chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là dự án); rừng trồng của các chủ rừng là tổ chức nhà nước được đầu tư bằng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.

2. Thanh lý rừng trồng là việc xử lý về tài chính, tài sản đối với rừng trồng bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 4. Nguyên nhân thanh lý rừng trồng

1. Do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai, gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai, sự cố, thảm họa khác.

2. Do dịch sâu, bệnh và sinh vật khác gây hại rừng.

Điều 5. Nguyên tắc thanh lý rừng trồng

1. Tuân thủ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; pháp luật về quản lý đầu tư công và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Thực hiện thanh lý rừng trồng bảo đảm kịp thời, tránh làm thất thoát, lãng phí kinh phí và tài sản.

3. Thực hiện thanh lý đối với diện tích rừng trồng bị thiệt hại và đảm bảo có đầy đủ hồ sơ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

4. Phục hồi rừng sau thanh lý theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

 

Chương II. THANH LÝ RỪNG TRỒNG VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU ĐƯỢC TỪ THANH LÝ RỪNG TRỒNG

 

Điều 6. Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Điều 7. Các trường hợp rừng trồng được thanh lý

1. Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.

2. Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng. Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Điều 8. Hình thức thanh lý rừng trồng 

1. Chặt bỏ, vệ sinh rừng đối với rừng trồng không có giá trị lâm sản;

2. Bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản.

3. Căn cứ vào từng loại rừng theo từng trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng lựa chọn hình thức thanh lý rừng trồng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và thực hiện khai thác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Điều 9. Hồ sơ thanh lý rừng trồng

1. Hồ sơ đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư, gồm:

a) Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;

d) Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;

đ) Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Bản sao biên bản nghiệm thu khối lượng hàng năm;

g) Bản sao báo cáo tài chính hàng năm;

h) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

2. Hồ sơ đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư, gồm:

a) Các văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;

b) Bản sao báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

c) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ;

b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương do Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan trung ương giao nhiệm vụ;

c) Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ.  

Điều 10. Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng

1. Lập biên bản kiểm tra hiện trường

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh, tổ chức có rừng trồng bị thiệt hại do nguyên nhân quy định Điều 4 Nghị định này, có văn bản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện được giao (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn cấp huyện);

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức kiểm tra hiện trường để xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại rừng trồng.

Thành phần đoàn kiểm tra hiện trường gồm đại diện: cơ quan chuyên môn cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng bị thiệt hại; chủ rừng hoặc chủ đầu tư dự án có rừng bị thiệt hại; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác định nguyên nhân (cơ quan phòng chống thiên tai đối với các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này hoặc cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thực vật đối với các nguyên nhân quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này); các cơ quan, đơn vị có liên quan khác (nếu có).

c) Kết quả kiểm tra hiện trường được lập thành biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng trồng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư hoặc khoản 2 Điều 9 Nghị định này đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay về tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ cho tổ chức trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức nêu rõ lý do;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử: trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức nêu rõ lý do. 

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều này và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp rừng trồng không đủ điều kiện thanh lý, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết và nêu rõ lý do.

4. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thành lập Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan tiếp nhận hồ sơ; thành viên Hội đồng gồm: đại diện cơ quan quản lý cấp trên của tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý (nếu có), cơ quan tài chính; chuyên gia, nhà khoa học (nếu có) và đại diện các cơ quan liên quan khác (nếu có). Hội đồng thẩm định hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng thực hiện các nội dung sau:

Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường. Thành phần tham gia gồm: đại diện Hội đồng thẩm định; cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp nơi có diện tích rừng đề nghị thanh lý; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng đề nghị thanh lý; tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng; các cơ quan liên quan khác (nếu có). Kết quả xác minh, kiểm tra hiện trường được lập thành biên bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

Tổ chức họp Hội đồng thẩm định: căn cứ chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng (đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư) hoặc tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng (đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư), Hội đồng thẩm định họp, xem xét hồ sơ và các nội dung trong phương án thanh lý rừng trồng. Trước khi họp Hội đồng, các thành viên Hội đồng gửi ý kiến bằng văn bản có xác nhận của đơn vị nơi thành viên Hội đồng công tác. Kết quả họp Hội đồng được lập thành biên bản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.  

b) Sau khi nhận được biên bản họp của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng. Hồ sơ trình gồm:

Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư hoặc khoản 2 Điều 9 Nghị định này đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư;

Biên bản xác minh, kiểm tra hiện trường, xác định mức độ thiệt hại rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong trường hợp Hội đồng thẩm định có tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường);

Biên bản họp Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

Báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

Dự thảo quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Trường hợp thanh lý rừng trồng xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực

a) Hồ sơ thanh lý rừng trồng đã lập, gồm: Tờ trình đề nghị thanh lý rừng trồng không thành rừng; bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng; bản sao quyết định phê duyệt dự án; biên bản xác minh hiện trường có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có rừng trồng không thành rừng; Phương án thanh lý rừng trồng.

b) Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 11. Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng

1. Tổ chức có rừng trồng được thanh lý thực hiện thanh lý rừng trồng theo quyết định thanh lý được cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Thực hiện khai thác tận dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trường hợp bán lâm sản từ khai thác tận dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

3. Sau khi tổ chức thanh lý rừng trồng, tổ chức có rừng trồng được thanh lý đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý:

a) Đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư: Điều chỉnh dự án đầu tư hoặc điều chỉnh kế hoạch vốn, thiết kế và dự toán trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công và đầu tư công trình lâm sinh;

b) Đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư: Điều chỉnh giá trị hình thành tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản theo quy định của pháp luật kế toán; báo cáo, kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126 và Điều 127 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP.

4. Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện thanh lý rừng trồng với cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng ngay sau khi hoàn thành việc thanh lý rừng.

Điều 12. Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng trồng

1. Nội dung chi, mức chi

a) Nội dung chi: chi cho các hoạt động lập hồ sơ đề nghị thanh lý, khảo sát, đo đếm, tính toán trữ lượng, giá trị (nếu có), chặt hạ, bốc xếp, vận chuyển lâm sản tận dụng từ rừng trồng được thanh lý và các khoản chi khác theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP;

b) Mức chi: thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

2. Nguồn thu từ bán lâm sản khai thác tận dụng (nếu có) được chi cho các hoạt động tổ chức thanh lý rừng trồng theo quy định tại khoản 1 Điều này. Số tiền còn lại sau khi trừ chi phí thanh lý rừng trồng, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và Nghị định số 114/2024/NĐ-CP.

3. Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thanh lý rừng trồng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Trường hợp không có nguồn thu từ bán lâm sản hoặc nguồn thu từ bán lâm sản nhỏ hơn chi phí thực hiện thanh lý rừng trồng, xử lý như sau:

a) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách của địa phương đối với rừng trồng thuộc địa phương quản lý;

b) Bộ, cơ quan trung ương xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách được giao hàng năm đối với rừng trồng thuộc bộ, cơ quan trung ương quản lý.

 

Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 13. Trách nhiệm của bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thanh lý rừng trồng theo quy định tại Nghị định này.

2. Bộ, cơ quan trung ương được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng trồng:

a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc thanh lý rừng trồng theo quy định tại Nghị định này;

b) Quản lý đất rừng trồng sau thanh lý rừng theo quy định của pháp luật về đất đai và lâm nghiệp; tổ chức trồng lại rừng ngay trong mùa vụ trồng rừng kế tiếp;

c) Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp sai phạm hoặc các trường hợp khiếu nại, tố cáo có liên quan đến thanh lý rừng trồng.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính, tài nguyên và môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan khác thực hiện việc thanh lý rừng trồng theo quy định tại Nghị định này;

b) Quản lý đất rừng trồng sau thanh lý rừng theo quy định của pháp luật về đất đai và lâm nghiệp; tổ chức trồng lại rừng ngay trong mùa vụ trồng rừng kế tiếp;

c) Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp sai phạm hoặc các trường hợp khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

4. Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao trách nhiệm quản lý rừng nếu có phát sinh thanh lý rừng trồng, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện thanh lý rừng trồng gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3 hằng năm theo quy định tại Điều 130 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 65 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP.

 

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 10 năm 2024.

Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG
 

[daky]

 

 

Trần Hồng Hà

 

 

Phụ lục

(Kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP

ngày 25 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

________________

 

Mẫu số 01

Văn bản đề nghị xác định nguyên nhân thiệt hại rừng trồng

Mẫu số 02

Biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng

Mẫu số 03

Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng

Mẫu số 04

Phương án thanh lý rừng trồng

Mẫu số 05

Biên bản xác minh, kiểm tra hiện trường xác định thiệt hại rừng trồng

Mẫu số 06

Biên bản họp Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng

Mẫu số 07

Báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng

Mẫu số 08

Quyết định thanh lý rừng trồng

 

 

 

Mẫu số 01

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

THANH LÝ RỪNG TRỒNG

__________

Số: …./…

V/v đề nghị xác định

nguyên nhân thiệt hại rừng trồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

....., ngày.... tháng.... năm....

 

 

 

Kính gửi: Cơ quan chuyên môn cấp huyện.

 

Căn cứ Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Tổ chức……. (Tên tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý) đề nghị xác định nguyên nhân bị thiệt hại do ……….. với nội dung cụ thể như sau:

1. Thông tin chung khu rừng bị thiệt hại

- Loại rừng :………………………………………………………………..

- Địa điểm rừng trồng bị thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu):…………………

- Diện tích rừng trồng, loài cây bị thiệt hại:

2. Nguyên nhân bị thiệt hại và thời điểm xảy ra thiệt hại

- Nguyên nhân bị thiệt hại: …………………………………...…………

- Thời điểm xảy ra thiệt hại:……………………...…….………………..

3. Tình hình thiệt hại, ước tính thiệt hại

- Diện tích thiệt hại: …………………………………..…………………….

- Địa điểm thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu): ……….……………………….

- Ước tính mức độ thiệt hại: ……………………………..…………………

- Ước tính giá trị thiệt hại: …………………………….……………………

Tổ chức…. kính đề nghị …… cơ quan ….. xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng để làm căn cứ đề nghị thanh lý rừng trồng theo quy định.

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- ...........;

- Lưu: ....

Tổ chức đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

Mẫu số 02

CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CẤP HUYỆN

__________

Số: …/….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

...., ngày.... tháng.... năm.....

 

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng

Chủ rừng/Chủ đầu tư dự án: …….

_____________

 

Căn cứ Nghị định số …/2024/NĐ-CP ngàythángnăm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

Căn cứ văn bản số ….ngày …. tháng …. năm …. của tổ chức….(Tên tổ chức có rừng trồng bị thiệt hại) đề nghị kiểm tra tra hiện trường xác định, nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng do (ghi nguyên nhân……….) gây ra;

Hôm nay, ngày … tháng …. năm …. tại: địa chỉ lô rừng….thôn… xã/phường/thị trấn ….huyện….. tỉnh…..

Chúng tôi gồm:

I. Thành phần

1. Cơ quan chuyên môn cấp huyện…..

……..

……..

2. Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn

……..

……..

3. Đơn vị chủ rừng/Chủ đầu tư dự án

……..

……..

4. Cơ quan chuyên môn xác định nguyên nhân (phòng chống thiên tai/cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thực vật).

5. Cơ quan/đơn vị khác có liên quan (nếu có)

II. Nội dung

Biên bản kiểm tra hiện trường gồm các nội dung chính sau:

- Xác định rừng thiệt hại: (Xác định địa điểm rừng bị thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu); loại rừng trồng; xác định diện tích, loài cây trồng, năm trồng, mật độ trồng, mật độ tại thời điểm xác minh, tình hình sinh trưởng);

  - Xác định nguyên nhân bị thiệt hại và thời điểm xảy ra thiệt hại: (Xác định rõ các nguyên nhân và thời gian xảy ra thiệt hại);

III. Kết luận, đề xuất kiến nghị

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Biên bản gồm…. trang; được lập thành … bản, đã được các thành viên tham gia nhất trí, không có ý kiến khác và kết thúc công tác kiểm tra hiện trường vào hồi ….. giờ …. phút ngày … tháng …. năm ….

 

THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG

(Ghi đầy đủ họ và tên, chữ ký, chức vụ, cơ quan)

 

 

Mẫu số 03

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

THANH LÝ RỪNG TRỒNG

___________

Số:…./…

V/v đề nghị thanh lý rừng trồng 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

...., ngày.... tháng.... năm....

 

 

 

Kính gửi: ………………….

 

Các căn cứ pháp lý:

Căn cứ Nghị định số: .../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Tổ chức……. (Tên tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý) đề nghị thanh lý rừng trồng với các nội dung chính sau:

1. Thông tin chung khu rừng đề nghị thanh lý

- Loại rừng:………………………………………………………………

- Diện tích rừng trồng, loài cây trồng cần được thanh lý:…………………

- Địa điểm rừng trồng thanh lý (lô, khoảnh, tiểu khu):……………………..

- Thời gian đầu tư (năm trồng, năm kết thúc theo quyết định phê duyệt dự án/phương án):……………………………………………………………………

- Nguồn vốn đầu tư:………………………………………………………..

- Giá trị đầu tư: ……………………………………………………………

2. Nguyên nhân đề nghị thanh lý

(Ghi rõ thời điểm xảy ra thiệt hại theo nguyên nhân cụ thể quy định tại Điều 4 Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngàythángnăm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng).

3. Rừng trồng đề nghị thanh lý, ước tính thiệt hại

- Địa điểm và diện tích đề nghị thanh lý thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu, diện tích): …………………………………………………………………………

- Ước tính mức độ thiệt hại: ……………………………………………….

- Giá trị thiệt hại: ………………………………..…………………………

4. Nội dung đề nghị thanh lý

- Xác định diện tích rừng trồng bị thiệt hại đề nghị thanh lý (lô, khoảnh, tiểu khu):……………………………………………………………………….

- Xác định giá trị thiệt hại:…………………………………………………

- Hình thức thanh lý: ………………………………………………………

5. Chi phí thực hiện thanh lý và quản lý sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng (nếu có)

a)  Dự toán chi phí thanh lý: ………………………………………………..

b) Ước tính số tiền thu được từ bán lâm sản thu được từ thanh lý rừng trồng (nếu có): …………………………………………………………………..

c) Quản lý sử dụng số tiền thu được từ thanh lý: ……….…………………

(Căn cứ tình hình thực tế, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý đề xuất các nội dung trên phù hợp với Điều 12 Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngày …    tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng)

6. Đề xuất kế hoạch phục hồi rừng sau thanh lý

7. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

8. Hồ sơ kèm theo

(Liệt kê các tài liệu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này)

Tổ chức…. trình thanh lý rừng trồng kính đề nghị …… .

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Cơ quan tài chính;

- ...........;

- Lưu: ....

Tổ chức đề nghị

thanh lý rừng trồng

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

Mẫu số 04

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ THANH LÝ RỪNG TRỒNG

________

Số: …/….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

...., ngày.... tháng.... năm....

 

 

PHƯƠNG ÁN THANH LÝ RỪNG TRỒNG

Chủ rừng/Chủ đầu tư dự án: ….

__________

 

Kính gửi: ………….…….

 

Các căn cứ pháp lý:

Căn cứ Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

………………………………………………………………………..

Tổ chức (Tên cơ quan/đơn vị có rừng trồng đề nghị thanh lý) trình phương án thanh lý rừng trồng các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHU RỪNG TRỒNG ĐỀ NGHỊ THANH LÝ

1. Tên khu rừng trồng đề nghị thanh lý (lô, khoảnh, tiểu khu): …………..

2. Địa điểm rừng trồng thanh lý:…………………………………………..

3. Diện tích rừng trồng đề nghị thanh lý được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13458: 2021 về phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại (có bản đồ đính kèm):

4. Loại rừng:……………………………………………………………….

5. Loài cây trồng: ………………………………………………………….

6. Thời gian giai đoạn đầu tư (năm trồng, năm kết thúc):…………………..

7. Mật độ theo thiết kế: ……………………………………………………

8. Số cây còn lại trên diện tích đề nghị thanh lý: bình quân cây/ha hoặc số cây/toàn diện tích đề nghị thanh lý (nếu có): …………………………………..

9. Giá trị đầu tư ban đầu: …………………………………………………..

10. Nguồn vốn đầu tư, thuộc chương trình/dự án …. ……………………

11. Mật độ hiện tại (đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư) hoặc hiện trạng rừng (đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư): ………….……….………..

12. Khối lượng lâm sản hiện tại (nếu có): ………………………………

Mô tả phương pháp tính toán khối lượng, kèm theo các chỉ số đo đếm và tính toán, có biên bản xác minh.

II. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

1. Xác định rừng thiệt hại: (Xác định địa điểm rừng bị thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu); loại rừng trồng; xác định diện tích, loài cây trồng, năm trồng, mật độ trồng, mật độ tại thời điểm xác minh, tình hình sinh trưởng).

2. Xác định nguyên nhân bị thiệt hại và thời điểm xảy ra thiệt hại: ………..

3. Ước tính khối lượng, giá trị lâm sản bị thiệt hại (nếu có): (Được tính toán theo từng lô, nếu rừng chưa có trữ lượng thì tính toán kinh phí đã đầu tư (trồng, chăm sóc, bảo vệ, vv...) theo số năm đầu tư. Đối với rừng đã có trữ lượng thì tính toán khối lượng bị thiệt hại, ước tính giá trị thiệt hại theo giá tại thời điểm xảy ra thiệt hại).

4. Hình thức thanh lý:……………………………………………………..

5. Đề xuất chi phí thực hiện thanh lý và quản lý sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng (nếu có):

a)  Dự toán chi phí thực hiện thanh lý: …………………………………….

b) Ước tính số tiền thu được từ bán lâm sản thu được từ thanh lý rừng trồng (nếu có): ……………………………………………………………………

c) Quản lý sử dụng số tiền thu được từ bán lâm sản thu được từ thanh lý rừng trồng (nếu có): ………………………………………………………………

(Căn cứ tình hình thực tế, tổ chức đề nghị thanh lý đề xuất các nội dung trên phù hợp với Điều 12 Nghị định này)

6. Đề xuất kế hoạch phục hồi lại rừng sau thanh lý (bao gồm cả giải pháp để giữ lại những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm theo mục 8 phần I phương án này).

7. Tổ chức thực hiện.

III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- ...........;

- Lưu: ....

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

THANH LÝ RỪNG TRỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

Mẫu số 05

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

....., ngày... tháng.... năm....

 

 

BIÊN BẢN

Xác minh, kiểm tra hiện trường xác định thiệt hại rừng trồng

Chủ rừng/Chủ đầu tư Dự án

___________

 

I. Thành phần

(Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng)

II. Nội dung

Biên bản xác minh, kiểm tra hiện trường gồm các nội dung chính sau:

1. Xác định rừng thiệt hại: (Xác định địa điểm rừng trồng bị thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu); loại rừng trồng; xác định diện tích, loài cây trồng, năm trồng, mật độ trồng, mật độ tại thời điểm xác minh, tình hình sinh trưởng);

2. Xác định nguyên nhân bị thiệt hại và thời điểm xảy ra thiệt hại: (Xác định rõ các nguyên nhân và thời gian xảy ra thiệt hại).

3. Ước tính khối lượng, giá trị lâm sản bị thiệt hại (nếu có): (Được tính toán theo từng lô rừng, nếu rừng chưa có trữ lượng thì tính toán kinh phí đã đầu tư (trồng, chăm sóc, bảo vệ…) theo số năm đầu tư đã thanh toán cho đối tượng trồng rừng. Đối với rừng trồng có trữ lượng thì tính toán khối lượng bị thiệt hại, giá trị thiệt hại theo giá tại thời điểm xảy ra thiệt hại).

4. Ước tính giá trị lâm sản thu được nếu thực hiện thanh lý: ……………….

III. ĐỀ XUẤT của đoàn XÁC MINH, kiểm tra

1. Trường hợp rừng đủ điều kiện thanh lý

a) Hình thức thanh lý:……………………………………………………….

b) Xác định chi phí thực hiện thanh lý và số tiền thu được từ thanh lý (nếu có):…..

c) Nội dung chi phí thanh lý:…………………………………………

d) Ước tính số tiền thu được từ bán lâm sản thu được từ thanh lý rừng trồng (nếu có):………………………………………………………

đ) Đề xuất kế hoạch phục hồi rừng sau thanh lý:…………………………..

e) Các nội dung khác có liên quan:

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

2. Trường hợp rừng có khả năng phục hồi (áp dụng các biện pháp lâm sinh để phục hồi theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp)

a) …………………………………………………………………………….

b) …………………………………………………………………………….

Biên bản gồm …. trang; được lập thành … bản và đã được các thành phần tham gia nhất trí, không có ý kiến khác và kết thúc hồi ….. giờ …. phút ngày … tháng …. năm ….

 

THÀNH PHẦN ĐOÀN XÁC MINH, KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG

(Ghi đầy đủ họ và tên, chữ ký, chức vụ, cơ quan)

 

 

Mẫu số 06

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

_________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

..., ngày.... tháng.... năm....

 

 

 

BIÊN BẢN HỌP

Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng

_____________

 

I. Thành phần

(Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngàythángnăm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng)

II. Nội dung HỌP thẩm định

Hội đồng họp thẩm định hồ sơ đề nghị thanh lý rừng trồng của Chủ rừng/Chủ đầu tư dự án ……

III. Kết quả thẩm định

1. Tính đầy đủ của hồ sơ:………………………………………………….

2. Đánh giá sự cần thiết phải thanh lý rừng trồng, tính phù hợp của việc thanh lý rừng trồng với các quy định hiện hành của nhà nước:………………….

3. Đánh giá chi tiết, cụ thể các nội dung của phương án thanh lý rừng trồng của chủ rừng/chủ đầu tư dự án với các nội dung cụ thể:……………………

a) Thông tin về diện tích rừng trồng thanh lý

- Tên chủ rừng/chủ đầu tư dự án có rừng trồng đề nghị thanh lý:………....

- Tên khu rừng trồng đề nghị thanh lý:……………………………………..

- Địa điểm rừng trồng thanh lý:……………………………………………..

- Diện tích rừng trồng đề nghị thanh lý:……………………………………

- Loại rừng:…………………………………………………………………

- Loài cây trồng:……………………………………………………………

- Năm trồng:………………………………………………………………..

- Mật độ theo thiết kế:……………………………………………………...

- Mật độ hiện tại (đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư):…………….

- Khối lượng lâm sản hiện tại:…………………………………………..

- Giá trị đầu tư:……………………………………………………………..

- Nguồn vốn đầu tư, thuộc chương trình/dự án …..…………………….....

- ………………………………………………………………………….

b) Nguyên nhân thiệt hại và thời điểm xảy ra thiệt hại:…………………

c) Ước tính khối lượng, giá trị lâm sản bị thiệt hại (nếu có):…………….

d) Hình thức thanh lý:…………………………………………………….

đ) Chi phí thực hiện thanh lý (nếu có):…………………………………….

e) Ước tính số tiền thu được từ bán lâm sản thu được từ thanh lý rừng trồng (nếu có):……………………………………………………………………

g) Kế hoạch phục hồi lại rừng sau thanh lý:……………………

h) Tổ chức thực hiện:

(Thành viên Hội đồng thẩm định có ý kiến đánh giá cụ thể đối với các nội dung theo phương án của chủ rừng và kết quả thẩm định)

i) Kết quả tổng hợp nội dung thẩm định thể hiện theo bảng sau:

TT

Nội dung

phương án

Đề xuất phương án

của chủ rừng

Ý kiến của

Hội đồng thẩm định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Kết luận

1. Nhận xét:……………………………………………………………….…

2. Kiến nghị:………………………………………………………………....

- Đối với cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng:………….

- Đối với chủ rừng/chủ đầu tư dự án:……………………………….....…….

- Đối với các cơ quan khác (nếu có):…………………………………...……

Biên bản gồm  …. trang; được lập thành … bản và đã được các thành phần tham gia nhất trí, không có ý kiến khác và kết thúc hồi ….. giờ …. phút ngày … tháng …. năm ….

 

THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

(Ghi đầy đủ họ và tên, chữ ký, chức vụ, cơ quan)

 

 

Mẫu số 07

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

_________

 

Số:….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

..., ngày.... tháng.... năm.....

 

 

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng

______________

 

Kính gửi: ………….(Cơ quan thẩm quyền phê duyệt)

 

Căn cứ Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

Căn cứ Biên bản họp của Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng ngày …..tháng ….năm ….đối với chủ rừng/chủ đầu tư dự án….

Sau khi thẩm định, (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng đối với chủ rừng/chủ đầu tư dự án…. như sau:

I. Tóm tắt các nội dung chủ yếu

1. Tên chủ rừng/chủ đầu tư dự án có rừng trồng đề nghị thanh lý: ………

2. Tên khu rừng trồng đề nghị thanh lý: …………………………………

  1. Thông tin về diện tích rừng bị thiệt hại

-  Địa điểm rừng trồng thanh lý: (có bản đồ đính kèm, trường hợp đã có hồ sơ thì không cần quy định bản đồ).

- Diện tích rừng trồng đề nghị thanh lý:…………………………………..

- Loại rừng:…………………………………………………………………

- Loài cây trồng:……………………………………………………………

- Năm trồng:………………………………………………………………..

- Mật độ theo thiết kế:……………………………………………………..

- Mật độ hiện tại (đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư):……………

- Khối lượng lâm sản hiện tại:…………………………………………

- Giá trị đầu tư:……………………………………………………………..

- Nguồn vốn đầu tư, thuộc chương trình/dự án …. ……………………….

- ……………………………………………………………………………

4. Lý do đề nghị thanh lý (nêu rõ nguyên nhân thiệt hại và thời điểm xảy ra thiệt hại):

II. ý kiến thẩm định

1. Đánh giá sự cần thiết phải thanh lý rừng trồng, tính phù hợp của việc thanh lý rừng trồng với các quy định hiện hành của Nhà nước:………………….

2. Đánh giá chi tiết, cụ thể các nội dung của Phương án thanh lý rừng trồng của chủ rừng/chủ đầu tư dự án:…………………………………………………

III. Kết luận

1. Nhận xét.

2. Kiến nghị:

- Đối với chủ rừng/chủ đầu tư dự án:……………………………………

- Đối với cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng:………

- Đối với các cơ quan khác (nếu có):……………………………………..

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

 

 

 

 

 

Mẫu số 08

CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH

THANH LÝ

____________

Số:..../....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

..., ngày.... tháng.... năm ....

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thanh lý rừng trồng

______________

TÊN CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH

 

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của...;

Căn cứ Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Xét đề nghị của ... tại Tờ trình số... ngày… tháng… năm... và hồ sơ kèm theo;

Theo đề nghị của (Tên cơ quan/đơn vị thẩm định) tại Báo cáo kết quả thẩm định số …. ngày... tháng …  năm …...

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Thanh lý rừng trồng đối với diện tích rừng trồng bị thiệt hại do ……….. của chủ rừng/chủ đầu tư dự án với các nội dung chủ yếu sau:

1. Thông tin chung về rừng trồng được thanh lý

a) Tên khu rừng trồng đề nghị thanh lý: …………………………………

b) Địa điểm rừng trồng thanh lý: …………………………………………

c) Diện tích rừng trồng đề nghị thanh lý: …………………………………

d) Loại rừng: …………………………………………………………….

đ) Loài cây trồng:…………………………………………………………

e) Năm trồng:…………………………………………………………….

g) Mật độ theo thiết kế:…………………………………………………..

h) Mật độ hiện tại (đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư):………….

i) Giá trị đầu tư:………………………………………………………….

k) Nguồn vốn đầu tư, thuộc chương trình/dự án:…………………....…..

2. Hình thức thanh lý:…………………………………………………….

3. Các nội dung khác (nếu có): ..................................................................

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Đối với chủ rừng: (Trong đó nêu rõ trách nhiệm hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện phục hồi rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh sau thanh lý rừng)

2. Đối với các cơ quan liên quan: 

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành Quyết định./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Các cơ quan có liên quan;

- Lưu:…

CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi