Chỉ thị 19/CT-UBND 2019 Hà Nội biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm không khí

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 19/CT-UBND

Chỉ thị 19/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:19/CT-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành:25/12/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

tải Chỉ thị 19/CT-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Chỉ thị 19/CT-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Chỉ thị 19/CT-UBND PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------------

Số: 19/CT-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2019

 

 

CHỈ THỊ

Về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn thành phố Hà Nội

-------------

 

Thực hiện công tác bảo vệ môi trường, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 03/7/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy, Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 01/6/2017 về khắc phục các tồn tại, hạn chế; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách để bảo vệ môi trường Thành phố, trong đó Thành phố đã tập trung triển khai các giải pháp để quản lý nguồn thải, khắc phục ô nhiễm, tăng cường năng lực quản lý chất lượng môi trường không khí, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm tập trung dân cư, phương tiện giao thông gia tăng phát sinh khí thải, bụi từ các phương tiện giao thông; hoạt động sản xuất, xây dựng phát triển; các hoạt động dân sinh đun nấu, sử dụng than tổ ong, đốt rác, đốt rơm rạ... đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường không khí. Đặc biệt, trong những ngày qua do xuất hiện nhiều dạng thời tiết cực đoan: mây mù dày đặc, nhiệt độ xuống thấp và hiện tượng nghịch nhiệt, dẫn đến Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Thành phố ở mức “xấu” và “rất xấu”, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và hoạt động du lịch, sản xuất, kinh doanh. Để khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ thị các đơn vị, tổ chức và cá nhân thực hiện nghiêm túc một số biện pháp sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện các biện pháp cấp bách, quyết liệt để giảm thiểu nguồn phát sinh khí thải độc hại, bụi mịn tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Thành phố.

2. Các cấp, ngành, tổ chức và nhân dân Thủ đô cần có kế hoạch, hành động cụ thể, thiết thực để giảm thiểu phát thải, nâng cao chất lượng không khí.

3. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe của con người, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng, phát huy được vai trò trách nhiệm của từng công dân trong công tác bảo vệ môi trường không khí Thủ đô.

II. CÁC NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội vận hành liên tục ổn định hệ thống quan trắc môi trường không khí, thường xuyên tổng hợp kết quả thông báo công khai các số liệu ô nhiễm không khí hệ thống quan trắc của Thành phố và một số cơ quan Đại sứ quán Pháp, Đại sứ quán Mỹ trên Báo, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, Cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Thành phố để người dân biết, có kế hoạch hành động, phòng tránh.

Trong trường hợp khi ô nhiễm không khí chạm mức “Nguy hại” chỉ số AQI >300, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo tới Sở Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo các Trường mầm non, Trường Tiểu học cho các cháu học sinh sắp xếp lịch học phù hợp; tới Sở Y tế để có các biện pháp bảo vệ sức khỏe nhân dân, phòng ngừa bệnh về đường hô hấp; tới các Sở, ngành liên quan để có các biện pháp xử lý, khắc phục hạn chế phát thải.

2. Sở Y tế xây dựng phương án cụ thể để kịp thời hướng dẫn người dân các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo sức khỏe trong những ngày chất lượng không khí ở mức “Xấu” “Rất xấu” và “Nguy hại”.

3. Trong các ngày chất lượng không khí ở mức “Kém” trở lên, cần phải áp dụng ngay các biện pháp, cụ thể sau:

a) Sở Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các Công ty Môi trường đô thị, cùng các quận, huyện rà soát kiểm tra, phải tăng cường tần suất sử dụng xe hút bụi, hút rác và dùng xe tưới nước rửa đường.

b) Sở Giao thông vận tải và Công an Thành phố tăng cường lực lượng điều tiết giao thông tránh ùn tắc trong giờ cao điểm, yêu cầu tất cả các xe tải trọng tải từ 1,5 tấn trở lên chỉ được đi vào Thành phố từ vành đai 3 trở vào từ 22h đến 06h sáng ngày hôm sau.

4. Yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tích cực, hưởng ứng tham gia:

- Không để người dân đốt rác thải tự phát, đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch vụ mùa;

- Các hộ gia đình trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh không sử dụng bếp than tổ ong hoặc các nhiên liệu than cấp thấp;

- Không vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định;

- Hạn chế việc đốt hương, vàng mã trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng;

- Hưởng ứng Chương trình trồng cây xanh trên địa bàn Thành phố do UBND Thành phố Hà Nội phát động, tích cực trồng thêm cây xanh tại khu vực mình sinh sống, tại mỗi hộ gia đình.

- Tham gia lưu thông bằng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân; ưu tiên sử dụng các loại phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo, điện, giảm phát thải ô nhiễm môi trường không khí.

- Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, người dân tham gia cung cấp video, hình ảnh các phương tiện chở quá tải, không che chắn gây phát tán bụi, phế thải tới các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm theo quy định.

5. Công an Thành phố, Thanh tra chuyên ngành:

a) Tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm tất cả các xe chở vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng không đúng quy chuẩn, không phủ bạt che chắn, chở quá tải, để rơi vãi ra đường gây mất an toàn, vệ sinh môi trường; Xử phạt hành chính, tạm giữ phương tiện theo quy định;

b) Tăng cường kiểm tra, phát hiện để xử lý các dự án, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng không che chắn, gây vương vãi vật liệu, bụi bẩn, gây ô nhiễm môi trường, xử lý nghiêm theo quy định.

6. Giao Sở Tài chính chủ trì cùng Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, trên cơ sở các phương án thực hiện, đề xuất bố trí kinh phí kịp thời cho công tác rửa đường, các hoạt động xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31 tháng 12 năm 2019.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ngành, UBND các quận huyện thị xã nghiêm túc triển khai nội dung Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Chỉ thị số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy và Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 3/7/2017 của UBND Thành phố về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và các năm tiếp theo; Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 01/6/2017 về khắc phục các tồn tại, hạn chế; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách để bảo vệ môi trường Thành phố, Văn bản số 2597/UBND-ĐT ngày 24/6/2019 của UBND Thành phố thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vấn đề ô nhiễm không khí tại thành phố Hà Nội và các nội dung, biện pháp nêu trong Chỉ thị này; Trong đó cần tập trung, quyết liệt thực hiện trong thời gian từ ngày 1/10 đến 31/3 năm sau (là thời gian có diễn biến thời tiết cực đoan, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí).

2. Chủ tịch UBND Thành phố kêu gọi các cơ quan, đơn vị, toàn thể nhân dân Thủ đô tham gia và ủng hộ các biện pháp của chính quyền Thành phố, có hành động cụ thể, thiết thực để cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường không khí của Thành phố.

3. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền kịp thời đề xuất, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Đ/c Bí thư Thành ủy;

- TT Thành ủy, TT HĐND TP;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường; (để báo cáo)

- Chủ tịch UBND TP;

- Các PCT UBND TP;

- Các Sở, ban, ngành Thành phố;

- UBND các quận, huyện, thị xã;

- Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế & Đô thị;

- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội;

- Cổng Thông tin điện tử Hà Nội;

- VPUBTP: CVP, các P.CVP, TH, ĐTThực, KT, KGVX, NC, TKBT, Ban TCD TP;

- Lưu: VT, ĐTQuyết, Tịnh

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Nguyễn Đức Chung

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi