Thông tư 61 TC/TCDN của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp theo Quyết định số 397/TTg ngày 7/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 61 TC/TCDN
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 61 TC/TCDN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Hồ Tế |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/07/1995 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 61 TC/TCDN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 61 TC/TCDN NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 1995
HƯỚNG DẪN VIỆC CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 397/TTG NGÀY 7/7/1995 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 34/CP ngày 27/5/1995 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 397/TTg ngày 7/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện như sau:
I/VỀ CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ:
1/ Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp nhận nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển giao cho Bộ Tài chính, (Bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp liên doanh có vốn Nhà nước).
- Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp ở Trung ương tiếp nhận nnhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chuyển giao.
- Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp do UBND, Sở Tài chính - Vật giá và các Sở quản lý chuyên ngành ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển giao.
2/ Thời điểm và nội dung chuyển giao:
Thời điểm chuyển giao: 30/9/1995. Khi chuyển giao, bên giao và bên nhận phải xác định vón và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp đến thời điểm chuyển giao, trên cơ sở số liệu quyết toán năm 1994 đã được duyệt và số liệu báo cáo thống kê kế toán chủ yếu về tình hình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 1995.
3/ Mọi vấn đề liên quan đến vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp từ thời điểm chuyển giao trở về trước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm; từ 1 tháng 10 năm 1995 do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm.
II/VỀ CHUYỂN GIAO CÁN BỘ:
1/ Cán bộ đang trực tiếp hoặc chủ yếu được giao nhiệm vụ quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tài chính - Vật giá, phòng Tài chính - Kế toán thuộc các Sở chuyên ngành ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương đã được tuyển dụng trước ngày 31/5/1995 theo đúng quy định hiện hành được xắp sếp và chuyển giao sang Bộ Tài chính.
Các Bộ, các ngành và địa phương tiến hành sắp xếp số cán bộ thuộc diện nói trên trong các đơn vị trực thuộc, và tăng cường cán bộ tài chính cho các doanh nghiệp.
Việc chuyển giao cán bộ được quy định như sau:
- Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp ở Trung ương tiếp nhận cán bộ từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chuyển sang Bộ Tài chính.
- Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận cán bộ từ Sở Tài chính - Vật giá, phòng Tài chính - Kế toán các Sở quản lý chuyên ngành chuyển sang.
2/ Cán bộ không thuộc đối tượng chuyển giao, bao gồm:
- Cán bộ không trực tiếp quản lý Tài chính doanh nghiệp.
- Cán bộ không có nghiệp vụ tài chính, kế toán doanh nghiệp.
- Cán bộ đang giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt của đơn vị chưa có người thay thế.
- Cán bộ không được chuyển xếp lương mới, đang làm thủ tục nghỉ hưu hoặc nghỉ chế độ trước khi nghỉ hưu; nghỉ chờ việc, chờ giải quyết thôi việc theo chế độ; đến tuổi nghỉ hưu trong năm 1996 theo chế độ
- Cán bộ đang nghỉ điều trị bệnh, thời giam điều trị đã trên 6 tháng tính đến ngày 31/5/1995.
- Cán bộ hợp đồng theo vụ việc và hợp đồng ngắn hạn (6 tháng).
- Cán bộ đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc vi phạm kỷ luật đang bị đình chỉ công tác, đang trong quá trình điều tra của cơ quan Pháp luật, đang bị khởi tố, bị tạm giam.
III/ VỀ CHUYỂN GIAO TÀI SẢN
Các Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các địa phương có nhiệm vụ tiếp nhận tài sản (trụ sở, phương tiện đi lại, làm việc...) do Sở Tài chính - Vật giá giao.
IV/THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ CHUYỂN GIAO
Trong tháng 8 và tháng 9/1995, đại diện được uỷ nhiệm của Bộ Tài chính là Tổng cục (và Cục đối với địa phương) quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp phải hoàn thành việc chuyển giao theo các nội dung trên với đại diện được uỷ nhiệm của các Bộ, UBND (và Sở) chuyên ngành thuộc địa phương. Nội dung biên bản chuyển giao gồm: Việc chuyển giao nhiệm vụ, chuyển giao cán bộ, chuyển giao tài sản (ở các địa phương) kèm theo biên bản chuyển giao là hồ sơ bàn giao, bao gồm:
- Hồ sơ quyết toán 1994 đã được duyệt của các doanh nghiệp (biên bản duyệt quyết toán 1994, bảng tổng kết tài sản 1994 đã được điều chỉnh theo văn bản duyệt quyết toán thông báo duyệt y quyết toán của Bộ, UBND hoặc Sở chuyên ngành).
- Báo cáo các số liệu thống kê kế toán chủ yếu về tình hình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nnghiệp 9 tháng đầu năm 1995.
- Những hồ sơ tài liệu có liên quan cần thiết về quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp
- Hồ sơ cán bộ và hồ sơ tài sản (nếu có) bàn giao.
V/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Cục quản lý vốn và tài sản các địa phương có trách nhiệm hoàn thành việc tiếp nhận bàn giao và báo cáo kết quả bàn giao về Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp để Tổng cục tổng hợp báo cáo Bộ trước ngày 30/9/1995.
Việc chuyển giao nhiệm vụ và cán bộ phải hoàn thành chậm nhất là trong tháng 9/1995.
Trong quá trình thực hiện chuyển giao nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị báo cáo Bộ Tài chính (qua Tổng cục quản lý vốn và tài sản, Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo) để Bộ Tài chính hướng dẫn, xử lý kịp thời.