Thông tư 123/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí có mục đích, chi hỗ trợ đời sống, khen thưởng trong hệ thống kho bạc Nhà nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 123/1998/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 123/1998/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 04/09/1998 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 123/1998/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 123/1998/TT-BTC NGÀY 4 THÁNG 9 NĂM 1998
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KINH PHÍ CÓ MỤC ĐÍCH, CHI HỖ TRỢ
ĐỜI SỐNG, KHEN THƯỞNG TRONG HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Căn cứ văn bản số
141/TB-VPCP ngày 15/8/1998 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến kết
luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc với Kho bạc Nhà nước
ngày 01/8/1998;
Căn cứ đặc điểm hoạt
động của Kho bạc Nhà nước;
Tiếp theo Thông tư số
15 TC/TVQT ngày 27/02/1996 của Bộ Tài chính "quy định chế độ quản lý tài
chính đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước" và Thông tư số 22 TC/TVQT ngày
8/5/1997 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư 15 TC/TVQT ngày 27/02/1996 của Bộ
Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn
sử dụng các khoản kinh phí Kho bạc Nhà nước được hưởng theo quy định do thực
hiện các chương trình Nhà nước giao (gọi là kinh phí có mục đích); khoản hỗ trợ
thêm đời sống và quỹ khen thưởng từ khoản chênh lệch thu và chi phát sinh trong
quá trình thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thanh toán của hệ thống Kho bạc Nhà
nước như sau:
I. KINH PHÍ CÓ MỤC ĐÍCH:
1. Kinh phí có mục đích của hệ thống Kho bạc Nhà nước bao gồm:
1.1. Kinh phí có mục đích do phát hành trái phiếu Chính phủ quy định tại Thông tư 75 TC/KBNN ngày 14/9/1994 của Bộ Tài chính.
1.2. Kinh phí sự nghiệp quản lý Chương trình 327, Chương trình 5 triệu ha rừng.
1.3. Lãi cho vay giải quyết việc làm (Chương trình 120), phần để lại cho Kho bạc Nhà nước quy định tại Quyết định số 950 TC/HCSN ngày 19/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.4. Phí thu phạt vi phạm an toàn giao thông quy định tại Thông tư số 09 TC/CSTC ngày 02/02/1996 của Bộ Tài chính.
1.5. Các loại kinh phí có mục đích khác theo quy định.
2. Các khoản kinh phí có mục đích được sử dụng cho các nội dung sau đây:
2.1. Sử dụng 60% chi cho hoạt động nghiệp vụ: Bao gồm các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo nội dung tại điểm 1 nêu trên:
- In ấn, tài liệu, sổ sách, ấn chỉ.
- Tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền, sơ kết, tổng kết.
- Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện kho quỹ, điều hoà vốn.
- Xây dựng, sửa chữa, thuê địa điểm giao dịch phục vụ cho các công tác trên.
- Công tác quản lý.
- Các khoản chi nghiệp vụ khác.
2.2. Sử dụng 40% chi cho cán bộ tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các hoạt động nghiệp vụ nói trên. Mức chi bình quân không quá 150. 000 đồng/người/tháng.
3. Các khoản phí có mục đích của từng chương trình phải được quản lý, chi tiêu đúng nội dung mục đích của chương trình đó, hạch toán, quyết toán theo đúng các quy định phù hợp với yêu cầu quản lý của từng loại hình nghiệp vụ.
II. KHOẢN CHÊNH LỆCH THU VÀ CHI PHÁT SINH TRONG
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH
THANH TOÁN CỦA KBNN
Nội dung chi tiêu khoản chênh lệch thu và chi phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thanh toán của Kho bạc Nhà nước thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 15 TC/TVQT ngày 27/2/1996 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 22 TC/TVQT ngày 08/5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15 TC/TVQT ngày 27/2/1996 của Bộ Tài chính.
Riêng đối với khoản 50% (trong phần 90% được sử dụng chi cho một số hoạt động của Kho bạc Nhà nước mang tính đặc thù và bổ sung cho một số khoản chi mà Ngân sách Nhà nước không cấp đủ) được phân phối và sử dụng như sau:
- 20% bổ sung chi phí quản lý các hoạt động nghiệp vụ: hoạt động bảo vệ an toàn kho quỹ, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển, bốc xếp tiền, chi tuyên truyền các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc, chi bổ sung cho nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ, hoạt động thanh tra, kiểm tra, tin học, công tác lưu động.
- 20% hỗ trợ thêm đời sống cán bộ, viên chức ngành Kho bạc Nhà nước.
- 10% lập quỹ khen thưởng do Kho bạc Nhà nước Trung ương trích lập và phân phối.
III. QUỸ KHEN THƯỞNG:
1. Quỹ khen thưởng của Kho bạc Nhà nước được trích lập, phân phối và sử dụng trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước từ các nguồn:
- 10% khoản chênh lệch thu và chi phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ giao dịch và thanh toán, do Kho bạc Nhà nước Trung ương trích lập và phân phối nêu tại phần II trên.
- Nguồn khác theo chế độ quy định.
2. Mọi tập thể, cá nhân trong và ngoài hệ thống Kho bạc Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có đóng góp tạo điều kiện cho Kho bạc Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ đều được xét khen thưởng theo các hình thức sau:
2.1. Thưởng thường xuyên:
Đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống Kho bạc Nhà nước: Căn cứ vào chất lượng công tác của tập thể, cá nhân và bình bầu của Công đoàn hoặc xét duyệt của Hội đồng thi đua các cấp.
2.2. Thưởng đột xuất:
Trường hợp tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành Kho bạc Nhà nước có thành tích xuất sắc đột xuất giúp ngành Kho bạc Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ, căn cứ quỹ tiền thưởng hiện có và thành tích của tập thể, cá nhân đó, thủ trưởng Kho bạc Nhà nước các cấp ra quyết định khen thưởng theo các mức sau:
- Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước ra quyết định thưởng không quá 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) đối với một tập thể, không quá 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) đối với cá nhân.
- Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thưởng không quá 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng) đối với một tập thể, không quá 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với cá nhân.
- Giám đốc Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã ra quyết định thưởng không quá 1.000.000 đồng (Một triệu đồng) đối với một tập thể, không quá 300.000 đồng (Ba trăm ngàn đồng) đối với cá nhân.
Mỗi tập thể, cá nhân không được xét thưởng đột xuất quá 2 lần trong một năm, trừ trường hợp đặc biệt phải có sự đồng ý của Kho bạc Nhà nước cấp trên bằng văn bản.
3. Quỹ tiền thưởng trong hệ thống Kho bạc Nhà nước phải được quản lý, hạch toán và báo cáo quyết toán theo đúng các chế độ hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/1998. Giao Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước hướng dẫn chi tiết việc sử dụng kinh phí có mục đích, mức hỗ trợ thêm đời sống, mức khen thưởng, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ hiện hành và những quy định tại Thông tư này trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.