Thông tư 08/2005/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 08/2005/TT-NHNN

Thông tư 08/2005/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt NamSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2005/TT-NHNNNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành:30/12/2005Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 08/2005/TT-NHNN

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 08/2005/TT-NHNN ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 08/2005/TT-NHNN
NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/2001/NĐ-CP NGÀY 13/8/2001 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 69/2005/NĐ-CP NGÀY 26/5/2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬ ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/2001/NĐ-CP NGÀY 13/8/2001
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

nhayCác quy định về việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại Thông tư số 08/2005/TT-NHNN bị bãi bỏ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 53 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN.
nhay
Ngày 13 tháng 8 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 48/2001/NĐ-CP) và ngày 26 tháng 5 năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2005/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là Nghị số 69/2005/NĐ-CP); Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện các Nghị định nói trên, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điểm cụ thể sau đây:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
1.1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điểm chưa được quy định cụ thể trong Nghị định số 48/2001/NĐ-CP và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP.
1.2. Những nội dung sau đây thực hiện theo hướng dẫn riêng của Ngân hàng Nhà nước: Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân, việc mở, chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước; Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: chế độ hạch toán kế toán; chế độ tài chính: phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động; Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát và Bộ máy điều hành; Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân; Quy định về trình tự, thủ tục xin chấp thuận những thay đổi của Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng: kiểm soát đặc biệt đối với Quỹ tín dụng nhân dân: kiểm toán; lập và sử dụng Quỹ an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; chấm điểm và xếp loại Quỹ tín dụng nhân dân; công tác đảm bảo an toàn tài sản kho quỹ; chế độ thông tin, báo cáo.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân).
3. Giải thích từ ngữ
Trong thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Cư trú hợp pháp: là những cá nhân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn theo quy định của pháp luật trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
3.2. Sản xuất, kinh doanh hợp pháp: là những cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất - kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận có sản xuất, kinh doanh trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
3.3. Vốn góp xác lập tư cách thành viên: Là số vốn góp tối thiểu để xác lập tư cách thành viên khi tham gia Quỹ tín dụng như dân cơ sở.
3.4. Vốn góp thường xuyên: Là số vốn góp (ngoài số vốn góp đã xác lập tư cách thành viên) để Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có vốn thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
4. Tên và biểu tượng
4.1. Tên của Quỹ tín dụng nhân dân do Hội nghị thành lập (đối với Quỹ tín dụng nhân dân thành lập mới) hoặc Đại hội thành viên (đối với Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động) quyết định, nhưng phải có cụm từ “Quỹ tín dụng nhân dân”.
4.2. Quỹ tín dụng nhân dân thống nhất sử dụng một biểu tượng chung thể hiện sức mạnh của hệ thống: Biểu tượng có 3 chữ QTD (Quỹ tín dụng) lồng lên nhau và hình tượng bông lúa.
5. Thời hạn hoạt động
Thời hạn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (sau đây viết tắt là Quỹ tín dụng cơ sở) tối đa là 50 năm và của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây viết tắt là Quỹ tín dụng Trung ương) tối đa là 99 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Sau khi hết thời hạn hoạt động, Quỹ tín dụng nhân dân có thể được Ngân hàng Nhà nước xem xét cho gia hạn; Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép.
II. ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG CƠ SỞ
1. Địa bàn hoạt động
1.1. Các Quỹ tín dụng cơ sở chủ yếu hoạt động trong địa bàn một xã, một phường, một thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
1.2. Đối với Quỹ tín dụng cơ sở tổ chức theo liên xã phải là các xã liền kề với xã nơi Quỹ tín dụng cơ sở đặt trụ sở chính (không giới hạn trong cùng quận, huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh) thuộc phạm vi trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phải được Uỷ ban nhân dân (quận, huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh) và Uỷ ban nhân dân xã sở tại, các xã có liên quan chấp thuận; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương để quyết định địa bàn hoạt động cho phù hợp với trình độ quản lý của Quỹ tín dụng cơ sở và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
1.3. Đối với Quỹ tín dụng cơ sở hoạt động theo ngành nghề (Hội nghề nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại, ...) hoặc theo từng doanh nghiệp (Nông trường, Lâm trường, Công ty cao su, Liên hiệp cà phê...) thì địa bàn hoạt động được quy định phù hợp với địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp thành viên của tổ chức ngành nghề đó hoặc của các tổ chức trực thuộc các doanh nghiệp đó trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1.4. Đối với Quỹ tín dụng cơ sở đã được thành lập trước khi Thông tư này có hiệu lực và có địa bàn hoạt động ngoài phạm vi nêu tại điểm 1.2 nói trên thì vẫn được hoạt động theo địa bàn đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, trên cơ sở bảo đảm hoạt động an toàn và có hiệu quả.
2. Điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng cơ sở
2.1. Đối với cá nhân:
a) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cư trú, làm việc hoặc sản xuất kinh doanh hợp pháp trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở;
b) Cá nhân không đủ các điều kiện quy định nêu trên hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Toà án tước quyền hành nghề do vi phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không được tham gia thành viên Quỹ tín dụng cơ sở.
2.2. Đối với cán bộ, công chức:
a) Là cán bộ, công chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở;
b) Cán bộ, công chức đang làm việc tại các lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật, sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang trang nhân dân không được là thành viên Quỹ tín dụng cơ sở.
c) Cán bộ, công chức khi tham gia thành viên Quỹ tín dụng cơ sở không được giữ các chức danh sau đây của Quỹ tín dụng cơ sở: Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị; Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó Giám đốc; Kế toán trưởng; các chức danh chuyên môn nghiệp vụ khác.
2.3. Đối với Hộ gia đình:
a) Là hộ gia đình mà các thành viên trong hộ có cùng tài sản chung để hoạt động kinh tế như: Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; những tài sản cố định khác phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình;
b) Khi tham gia thành viên Quỹ tín dụng cơ sở, Chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình, Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ gia đình tham gia thành viên Quỹ tín dụng cơ sở theo quy định của pháp luật;
c) Đối với các hộ gia đình không đủ điều kiện tham gia thành viên Quỹ tín dụng cơ sở, nếu các cá nhân trong hộ gia đình đó có đủ điều kiện theo quy định thì tham gia thành viên với tư cách cá nhân.
2.4. Đối với Pháp nhân:
a) Là các tổ chức, cơ quan (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện) có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở;
b) Người đứng tên trong đơn xin gia nhập Quỹ tín dụng cơ sở phải là đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân khác là người trong bộ máy lãnh đạo của pháp nhân làm đại diện tham gia Quỹ tín dụng cơ sở.
2.5. Đối với các đối tượng khác:
a) Là các Tổ hợp tác, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở;
b) Các Tổ hợp tác, Công ty hợp danh khi tham gia thành viên Quỹ tín dụng cơ sở phải cử người đại diện (có giấy uỷ quyền) có đủ các điều kiện như đối với cá nhân tham gia thành viên.
2.6. Các đối tượng quy định tại các điểm 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 và 2.5 nêu trên có đơn xin gia nhập, tán thành Điều lệ, góp đủ vốn theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng cơ sở đều có thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng cơ sở.
Mỗi đối tượng chỉ được tham gia là thành viên của một Quỹ tín dụng cơ sở.
3. Vốn góp
Thành viên có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được sử dụng tài sản của nhà nước và công quỹ để góp vốn vào Quỹ tín dụng cơ sở.
4. Chấm dứt tư cách thành viên
4.1. Về nguyên tắc khi chấm dứt tư cách thành viên, thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho người khác hoặc được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác theo quy định tại các điểm 4.2, 4.3, 4.4 và 4.5 dưới đây.
4.2. Các trường hợp sau đây nếu không chuyển nhượng được vốn góp thì được hoàn trả vốn góp:
a) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Thành viên là Hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ;
c) Thành viên là Pháp nhân khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ;
d) Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ và các thành viên đã được chấp nhận cho ra Quỹ tín dụng cơ sở do di chuyển nơi cư trú, nơi làm việc hoặc địa điểm sản xuất kinh doanh ra khỏi địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở.
đ) Trường hợp do trả lại vốn góp cho các thành viên nói trên dẫn đến Vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định thì chậm nhất sau ba mươi ngày Quỹ tín dụng cơ sở phải có biện pháp bổ sung cho đủ số Vốn điều lệ thiếu hụt này.
4.3. Khi chấm dứt tư cách thành viên ngoài các trường hợp nêu tại điểm 4.2 trên đây, thành viên được chuyển nhượng vốn góp cho người khác. Việc hoàn trả vốn góp cho các đối tượng này chỉ được xem xét khi hội đủ các điều kiện sau:
a) Việc rút vốn không làm giảm Vốn diều lệ Quỹ tín dụng cơ sở dưới mức Vốn pháp định;
b) Không dẫn đến vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Quỹ tín dụng cơ sở theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
c) Quỹ tín dụng cơ sở đó hoạt động kinh doanh có lãi và được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, B theo Quy chế xếp loại Quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
4.4. Việc trả lại vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) cho thành viên phải căn cứ vào thực trạng tài chính của Quỹ tín dụng cơ sở khi quyết toán cuối năm, sau khi thành viên đã giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ tài chính của mình (nếu có) đối với Quỹ tín dụng cơ sở, bao gồm:
a) Hoàn trả các khoản nợ vay (cả gốc và lãi);
b) Các khoản tổn thất phải bồi hoàn do phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm;
c) Các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên.
4.5. Khi ra Quỹ tín dụng cơ sở, ngoài việc được trả lại vốn góp theo quy định, thành viên sẽ được hưởng các quyền lợi thuộc Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi (nếu có) theo tỷ lệ vốn góp do Đại hội thành viên quyết định.
5. Đại hội thành viên
5.1. Đại hội toàn thế thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên Quỹ tín dụng cơ sở (gọi chung là Đại hội thành viên) có nhiệm vụ, quyền hạn như nhau. Căn cứ vào thực tế tại mỗi Quỹ tín dụng cơ sở, Hội đồng quản trị quyết định về cách thức tổ chức Đại hội thành viên, bầu đại biểu đi dự Đại hội thành viên và số lượng đại biểu (tối thiểu phải có 50 đại biểu) đi dự Đại hội thành viên trong từng kỳ Đại hội.
Việc bầu đại biểu đi dự Đại hội thành viên về nguyên tắc được bầu theo địa bàn dân cư và theo cơ cấu thành viên góp vốn nhưng phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa số lượng đại diện nhóm thành viên góp Vốn xác lập tư cách thành viên và số lượng đại diện nhóm thành viên góp Vốn thường xuyên nhằm đảm bảo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên góp vốn.
5.2. Đại hội thành viên được coi là hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hoặc đại hiểu thành viên tham dự; trường hợp không đủ số lượng quy định trên thì phải tạm hoãn Đại hội và Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát phải triệu tập lại Đại hội trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày tạm hoãn Đại hội (riêng đối với Đại hội thành viên thường niên thì thời hạn tạm hoãn và triệu tập lại Đại hội nói trên không được vượt quá thời hạn tổ chức Đại hội theo quy định của pháp luật).
5.3. Việc quyết định sửa đổi Điều lệ, hợp nhất, chia tách, giải thể Quỹ tín dụng cơ sở chỉ được thông qua khi có ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
5.4. Các quyết định về những vấn đề khác được thông qua khi có trên một phần hai tổng số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết mà số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì số phiếu biểu quyết của bên có người chủ trì Đại hội hoặc cuộc họp thành viên là quyết định.
5.5. Việc biểu quyết tại Đại hội thành viên và các cuộc họp thành viên không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên trong Quỹ tín dụng cơ sở; Mỗi thành viên hoặc đại biểu thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết.
6. Hội đồng quản trị
6.1. Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Quỹ tín dụng cơ sở theo quy định của pháp luật. Việc thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành hoặc thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành của Quỹ tín dụng cơ sở thực hiện theo quy định dưới đây:
a) Đối với Quỹ tín dụng cơ sở có nguồn vốn hoạt động từ 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) trở xuống có thể thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành;
b) Đối với Quỹ tín dụng cơ sở có nguồn vốn hoạt động trên 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) phải thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành.
6.2. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín; số lượng thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định, nhưng tối thiểu là 3 người. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định và ghi trong Điều lệ của Quỹ tín dụng cơ sở nhưng tối thiểu là 2 năm và tối đa không quá 5 năm.
Đối với Quỹ tín dụng cơ sở có nguồn vốn hoạt động trên 8.000.000.000đ (tám tỷ đồng) Chủ tịch Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ chuyên trách; Đối với Quỹ tín dụng cơ sở có nguồn vốn hoạt động từ 8.000.000.000đ (tám tỷ đồng) trở xuống Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm do Điều lệ và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng cơ sở quy định.
7. Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát là bộ máy có chức năng thay mặt thành viên giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng cơ sở. Các thành viên và Trưởng Ban kiểm soát của Quỹ tín dụng cơ sở do Đại hội thành viên bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín. Ban Kiểm soát có tối thiểu là 3 người, trong đó ít nhất phải có một kiểm soát viên chuyên trách; Đối với những Quỹ tín dụng cơ sở có dưới 1.000 thành viên và nguồn vốn hoạt động từ 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) trở xuống thì việc bầu Ban kiểm soát hoặc có thể chỉ bầu một kiểm soát viên chuyên trách mà không phải bầu Ban kiểm soát do Đại hội thành viên quyết định. Trưởng ban Kiểm soát có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm do Điều lệ và Quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát Quỹ tín dụng cơ sở quy định .
8. Bộ máy Điều hành
Bộ Máy Điều hành là cơ quan có chức năng lãnh đạo thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ tín dụng cơ sở. Bộ máy điều hành gồm có Giám đốc, Phó Giám đốc; giúp việc cho Bộ máy điều hành có Kế toán trưởng, (hoặc Trưởng phòng kế toán), nhân viên nghiệp vụ trong các lĩnh vực kế toán, tín dụng, ngân quỹ, bảo vệ, lái xe (nếu có) và các nhân viên khác tùy theo thực tế hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở.
8.1 Giám đốc
Giám đốc là người lãnh đạo Bộ máy điều hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của Quỹ tín dụng cơ sở  theo quy định của pháp luật. Khi vắng mặt, Giám đốc uỷ quyền cho một Phó Giám đốc điều hành công việc của Quỹ tín dụng cơ sở.
8.2. Phó giám đốc
Phó Gián đốc là người giúp việc cho Giám đốc lãnh đạo bộ máy điều hành. Phó Giám đốc là thành viên của Quỹ tín dụng cơ sở và được Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễm nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc do Hội nghị thành lập hoặc Đại hội thành viên Quỹ tín dụng cơ sở quyết định.
9. Bảo hiểm xã hội
9.1. Quỹ tín dụng cơ sở phải đóng Bảo hiểm Xã hội bắt buộc cho cán bộ, nhân viên là hoặc người lao động (kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát làm việc theo chế độ chuyên trách và Kiểm soát viên chuyên trách) làm việc thường xuyên và có hưởng lương tại Quỹ tín dụng cơ sở. Đối với trường hợp cán bộ, nhân viên hoặc người lao động là người đã nghỉ hưu và đang được hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng thì việc đóng bảo hiểm xã hội cho những người này được thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định của pháp luật có liên quan.
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với từng cán bộ, nhân viên (hoặc người lao động) phải được Đại hội thành viên thông qua và phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quỹ tín dụng cơ sở đặt trụ sở chính theo quy định của Bộ Luật Lao động và các quy định của pháp luật có liên quan.
9.2. Nếu điều kiện hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở cho phép và thành viên có yêu cầu, Quỹ tín dụng cơ sở có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương để làm đầu mối thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của thành viên. Việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên phải được Đại hội thành viên thông qua và được ghi vào Điều lệ quỹ tín dụng cơ sở.
10. Giới hạn tăng, giảm Vốn điều lệ
11. Nội dung hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở
11.1. Huy động vốn
a) Quỹ tín dụng cơ sở được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác (ngoài hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân) dưới hình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm;
b) Quỹ tín dụng cơ sở được vay vốn của Quỹ tín dụng Trung ương, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác (ngoài hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân);
c) Trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính, Quỹ tín dụng cơ sở được vay vốn của Quỹ tín dụng cơ sở khác khi được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép (sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận).
11.2. Sử dụng vốn
a) Hoạt động tín dụng:
- Quỹ tín dụng cơ sở được:
+ Cho vay đối với thành viên;
+ Cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên cư trú trên địa tràn hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở. Việc cho vay hộ nghèo phải căn cứ vào quy định tại Điều lệ hoạt động và khả năng cân đối nguồn vốn hiện có, năng lực tài chính của Quỹ tín dụng cơ sở. Hộ nghèo phải được đánh giá theo tiêu chí của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nằm trong danh sách hộ nghèo của Uỷ ban nhân dân xã. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên.
+ Cho vay những khách hàng có tiền gửi tại Quỹ tín dụng cơ sở dưới hình thức bảo đảm bằng sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng cơ sở đó phát hành, mức cho vay tối đa cộng tiền lãi khi đến hạn trả nợ không quá số dư còn lại của sổ tiền gửi tại thời điểm quyết định cho vay.
- Quỹ tín dụng cơ sở được thực hiện các hoạt động tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Quỹ tín dụng cơ sở có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Quỹ tín dụng cơ sở không được cho vay trên cơ sở bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.
b) Các hoạt động khác:
- Quỹ tín dụng cơ sở được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tại Quỹ tín dụng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác để thực hiện dịch vụ thanh toán cho thành viên và khách hàng khi được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép (sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận);
- Quỹ tín dụng cơ sở được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ, theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% (năm mươi phần trăm) vốn cấp 1 nằm trong cơ cấu Vốn tự có của Quỹ tín dụng cơ sở;
- Quỹ tín dụng cơ sở được nhận uỷ thác, làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ khác trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ khi có đủ điều kiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, đảm hảo hoạt động có hiệu quả, an toàn và phải được Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép.
III. ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG
1. Thành viên Quỹ tín dụng Trung ương bao gồm:
1.1. Các Quỹ tín dụng cơ sở.
1.2. Các tổ chức tín dụng.
1.3. Các tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có trụ sở giao dịch (bao gồm cả trụ sở chính và chi nhánh) của Quỹ tín dụng Trung ương.
Các đối tượng quy định tại các điểm l.1, 1.2 và 1.3 trên đây khi tham gia Quỹ tín dụng Trung ương phải cử đại diện hợp pháp, có đơn xin gia nhập, tán thành Điều lệ, góp đủ vốn theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng Trung ương đều có thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng Trung ương.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cử người đại diện (từ 1 đến 2 người) quản lý vốn hỗ trợ của Chính phủ cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện quyền, nghĩa vụ của Ngân hàng Nhà nước đối với số vốn này tại Quỹ tín dụng Trung ương. Những người này là đại biểu đương nhiên tham dự Đại hội thành viên và tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát Quỹ tín dụng Trung ương theo quy định tại Điều lệ Quỹ tín dụng Trung ương và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nội dung hoạt động
2.1. Huy động vốn
Quỹ tín dụng Trung ương được thực hiện hoạt động huy động vốn theo quy định tại khoản 23, Điều 1 của Nghị định số 69/2005/NĐ-CP.
2.2. Sử dụng vốn
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 09/2001/TT-NHNN ngày 8/10/2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Quyết định số 696/2003/QĐ-NHNN ngày 02/7/2003 sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 09/2001/TT-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/200l/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
2. Chậm nhất đến ngày 30/6/2006 các Quỹ tín dụng nhân dân phải:
2.1. Hoàn thành việc xây dựng và thông qua Đại hội thành viên Điều lệ phù hợp với Nghị định số 48/2001/NĐ-CP và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP, các quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2.2. Được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y Điều lệ.
2.3. Đề nghị và được Ngân hàng Nhà nước bổ sung, sửa đổi các nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có thay đổi).
3. Đối với các cán bộ, công chức cấp xã hiện đang tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, các Quỹ tín dụng cơ sở phải có biện pháp xử lý thay thế theo hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Đối với Quỹ tín dụng cơ sở yêu cầu phải có Chủ tịch Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ chuyên trách theo quy định tại điểm 6.2, khoản 6, Mục II của Thông tư này nhưng chưa bố trí được, các Quỹ tín dụng cơ sở phải có kế hoạch khẩn trương bổ sung, chậm nhất đến 31/3/2008 phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
5. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám dốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Quỹ tín dụng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Quỹ tín dụng cơ sở có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần phản ảnh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để hướng dẫn, giải quyết.
Thống đốc
Phó Thống đốc
Trần Minh Tuấn

PHỤ LỤC 01

 

 

Thông tư 08/2005/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

 

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
-------------------

 

THẺ THÀNH VIÊN

Số: ………………………

Họ và tên: ……………………………

Địa chỉ: ………………………………

…………………………………………

Cấp ngày …… tháng …… năm ………

CHỦ TỊCH HĐQT

 


 

PHỤ LỤC 02

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý

1. Mức góp vốn tối đa không vượt quá 30% (ba mươi phần trăm) so với tổng số Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm góp vốn và chuyển nhượng vốn góp.

 

2. Mỗi lần góp vốn hoặc chuyển nhượng vốn, thành viên phải mang Sổ góp vốn đến làm thủ tục tại Quỹ tín dụng nhân dân.

 

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
-------------------

 

Thông tư 08/2005/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

 

SỔ GÓP VỐN

SỐ SỔ……

 

3. Thành viên góp vốn có trách nhiệm bảo quản Sổ góp vốn cẩn thận, tránh hư hỏng, rách nát.

 

4. Khi mất Sổ góp vốn, thành viên phải báo ngay cho Quỹ tín dụng nhân dân biết để xử lý theo chế độ.

 

Họ tên (hoặc tên pháp nhân): ………………………

Địa chỉ: ……………………………………………

CMND số …………… cấp ngày ……… tại ………

Ngày …… tháng …… năm ………

Người góp vốn

(hoặc đại diện pháp nhân)

Tổng Giám đốc

(Giám đốc)

 

 

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

MẶT SAU

 

MẶT TRƯỚC

       

 

Số TT

Góp vốn và nhận chuyển nhượng

Chuyển nhượng vốn góp

Số dư vón góp

Chữ ký xác nhận

Ngày, tháng, năm

Số tiền

Họ tên

Địa chỉ

Số tiền

Kế toán

Giám đốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẶT TRONG

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi