THÔNG TƯ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 05/TT-NH1
NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG TRẦN LàI SUẤT CHO VAY
TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÊNH LỆCH LàI SUẤT BÌNH QUÂN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể về phạm vi áp dụng trần
lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn và phương pháp tính chênh lệch giữa lãi
suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân theo các quyết định về lãi suất của
Thống đốc Ngân hàng nhà nước như sau:
1. Về phạm vi áp dụng trần lãi
suất cho vay trên địa bàn nông thôn:
Tổ chức tín dụng cho vay trên địa
bàn nông thôn (theo Quyết định 191/QĐ-NH1 ngày 15/7/1996 là 1,8%/tháng), bao
gồm: các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần nông
thôn và các Ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần đô thị triển khai cho
vay trực tiếp tại địa bàn nông thôn nhằm tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn
phát triển (theo nội dung Chỉ thị 05/CT-NH1 ngày 6/6/1996). Riêng các HTX tín
dụng và QTDND cơ sở cho vay thành viên theo trần lãi: 2,2%/tháng.
- Đối tượng vay vốn trên địa bàn
nông thôn được áp dụng theo trần lãi suất trên đây là các hộ sản xuất bao gồm:
Các hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, các tổ chức hợp tác; thành viên của các HTX, tập đoàn sản xuất và các
doanh nghiệp nhà nước trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong
các ngành nông - lâm - ngư - diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận
tải ở nông thôn. Các hộ sản xuất nói trên thuộc khu vực thị trấn, thị xã ven đô
thị, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong các ngành nói trên cũng là đối
tượng vay vốn quy định tại Thông tư này.
- Trần lãi suất cho vay
1,8%/tháng áp dụng cho cả cho vay ngắn, trung và dài hạn tại địa bàn nông thôn,
theo hướng thời hạn cho vay càng dài lãi suất càng cao, các mức lãi suất cho
vay cụ thể do từng Tổ chức tín dụng quy định căn cứ vào từng dự án xin vay vốn
trong từng thời gian và phù hợp với các mức lãi suất của các Tổ chức tín dụng
khác trên cùng địa bàn nông thôn.
2. Nội dung phương pháp tính
chênh lệch lãi suất 0,35%/tháng:
2.1. Mục đích của việc quy định
chênh lệch 0,35%/tháng giữa lãi suất cho vay bình quân với lãi suất huy động
bình quân là:
- Nhằm đưa ra một mức chênh lệch
chỉ đạo giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình quân, để
trên cơ sở đó định hướng cho các Ngân hàng thương mại chủ động xác định mức lãi
suất huy động và cho vay cụ thể từng thời kỳ trong khuôn khổ trần lãi suất do
Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định.
- Thúc đẩy các Ngân hàng thương
mại nâng cao vốn khả dụng, tiết kiệm chi phí hoạt động ngân hàng ở mức hợp lý,
tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường vốn giữa các Tổ chức tín dụng để tạo
điều kiện hạ thấp được lãi suất cho vay, tạo thuận lợi và khuyến khích các
doanh nghiệp vay vốn, phát triển sản xuất - kinh doanh.
2.2. Nội dung mức chênh lệch
0,35%:
Mức chênh lệch bình quân lãi suất
0,35%/tháng được tính trên cơ sở lãi suất cho vay bình quân trừ đi lãi huy động
bình quân tính trên tổng số vốn thực tế được sử dụng cho vay. Số vốn huy động
phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của Pháp lệnh Ngân hàng không có
lãi (10%) và ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ nhất định trên tổng nguồn vốn huy
động để đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên tại quỹ bằng tiền mặt và NFTT
không sinh lãi (10% đến 15%); Phần chi phí trả lại cho số vốn này (25%) được
tính vào lãi suất cho vay.
Do huy động từ nhiều nguồn vốn
với lãi suất khác nhau, và cho vay nhiều mức lãi suất khác, cho nên khi tính
lãi suất bình quân phải tính trên nhiều mức lãi suất khác nhau để có mức lãi
suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra được chính xác.
2.3. Phương pháp tính mức chênh
lệch 0,35%:
2.3.1. Công thức tính chênh lệch
0,35% để dự định công bố mức lãi suất hàng tháng, quý (công thức 1):
Chênh lệch Mức lãi suất Mức lãi suất
0,35%
= cho vay bình quân - huy
động bình quân
(A) (B)
(C)
Các loại dư nợ BQ x Các mức lãi suất tương ứng
các loại tiền gửi BQ loại cho vay, TG cùng
loại
B
=
x 100
Tổng dư nợ +
Tổng các + Tiền gửi DTBB, tồn quỹ
cho vay BQ loại TGBQ tiền mặt và NFTT
|
Các loại dư nợ và tiền gửi bao
gồm:
-
Cho vay ngắn hạn;
-
Cho vay trung và dài hạn;
-
Cho vay các Tổ chức tín dụng khác;
(Bao gồm cả nợ quá hạn, trừ nợ
được khoanh bằng nguồn vốn vay của Nhà nước); cho vay VNĐ và cho vay ngoại tệ
quy VNĐ; Mua tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc (trừ số TPKB và trái phiếu
kho bạc phát hành trước 1/1/1996 còn số dư chưa thanh toán); Mua tín phiếu
NHNN;
-
Tiền gửi có hưởng lãi ở NHNN và TCTD khác.
Các nguồn vốn huy động BQ x
Các mức lãi suất huy động
và các nguồn vốn đi vay BQ và lãi suất đi vay tương ứng
C =
Tổng
nguồn vốn huy động và đi vay BQ
|
Tổng nguồn vốn huy động và đi vay
bao gồm:
-
Tiền gửi không kỳ hạn của các TCKT, dân cư;
-
Tiền gửi có kỳ hạn của TCKT và dân cư;
-
Tiền huy động kỳ phiếu, trái phiếu NHTM;
-
Tiền gửi của các TCTD và đi vay các TCTD khác;
-
Vay NHNN; vay nước ngoài;
-
Tiền gửi kho bạc nhà nước;
-
Tiền gửi ngoại tệ quy đổi ra VNĐ. (cách tính cụ thể xem phụ biểu 1)
* Về cách tính số bình quân: Tính
theo phương pháp bình quân số học đơn giản:
Số
dư đầu tháng + Số dư cuối tháng
- Bình quân tháng =
2
Tổng
số dư bình quân tháng của 3 tháng
- Bình quân quý =
3
Tổng
số dư bình quân tháng của 12 tháng
- Bình quân năm =
12
2.3.2. Công thức áp dụng để kiểm
tra việc thực hiện chênh lệch thực tế tháng, quý, năm của hệ thống NHTM (công
thức 2).
Lãi
suất cho Lãi suất huy động
Chênh lệch 0,35% (A1) = vay
bình quân - bình quân
thực
tế tháng thực tế tháng
(B1) (C1)
Tổng thu
lãi cho vay, tổng thu lãi
tiền gửi trong tháng
(B1) =
x 100
Số dư
nợ Số dư DTBB,
cho
vay + tiền gửi
+ tồn quỹ TM,
bình
quân có thu lãi NFTT
trong
tháng BQ tháng BQ tháng
|
Tổng số chi trả lãi tiền
gửi và tiền vay trong tháng
(C1) =
x
100
Tổng
nguồn vốn huy động
và
đi vay bình quân tháng
|
(Cách tính cụ thể xem phụ biểu 2)
2.3.3. Đối với các Ngân hàng
thương mại cổ phần có dùng vốn cổ phần để cho vay thì phải theo dõi riêng, và
phải loại trừ dư nợ cho vay bằng vốn cổ phần trước khi tính lãi suất cho vay
bình quân.
2.3.4. Chênh lệch bình quân 0,35%
được tính hàng tháng, quý tuỳ theo tình hình chỉ số giá cả, để Tổng giám đốc
(Giám đốc) Ngân hàng thương mại công bố các mức lãi suất cụ thể. Từng tháng số
chênh lệch bình quân có thể tăng hay giảm, hoặc trong hệ thống Ngân hàng thương
mại có thể chi nhánh này tăng, chi nhánh khác giảm, nhưng kết thúc năm tài
chính, phải bảo đảm số chênh lệch bình quân 0,35% được tính bình quân cả năm
toàn hệ thống từng Ngân hàng thương mại để làm cơ sở xác định chính thức cho
việc thực hiện của Ngân hàng thương mại.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) các
Tổ chức tín dụng hàng tháng (hoặc quý) căn cứ vào số thực tế thực hiện để tính
toán và căn cứ vào tình hình cung - cầu vốn... để dự kiến các mức lãi suất cụ
thể cho tháng sau (hoặc quý sau), bảo đảm sao cho các mức lãi suất tương đối
phù hợp với các mức lãi suất trên cùng địa bàn và bảo đảm mức chênh lệch bình
quân cả năm tài chính.
4. Chánh thanh tra NHNN, Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan ở Ngân hàng nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi
nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện của
các Tổ chức tín dụng. Có vấn đề gì vướng mắc thường xuyên phản ánh về ngân hàng
nhà nước trung ương (Vụ Nghiên cứu kinh tế) để nghiên cứu giải quyết.
PHỤ BIỂU 1
Ví dụ: số liệu để tính toán theo
công thức 1:
Tổng
nguồn vốn Tỷ
trọng (%) Số tiền (tỷ)
+ Loại không kỳ hạn LS 0,5%/tháng
15 15
+ Loại có kỳ hạn 1-3 tháng, LS
0,9-1%/tháng 75 75
+ Loại có kỳ hạn 6-12 tháng, LS
1,2%/tháng 10 10
Tổng
cộng 100% 100 tỷ
Sử dụng vốn
- Dư nợ cho vay
+ Cho vay LS 1,75%/tháng 40 40
+ Cho vay LS 1,65%/tháng 9 12
+ Cho vay trung hạn 1,7%/tháng 18 20
+ Cho vay XNK 0,8%/tháng 4 4
+ Cho vay ưu đãi 1,2%/tháng 4 4
Tổng
dư nợ 75% 75 tỷ
-
DTBB, tồn quỹ tiền mặt, NFTT 25% 25 tỷ
Tổng
cộng 100% 100 tỷ
Tổng
số lãi trả cho người gửi:
+ Trả cho tiền gửi không kỳ hạn : 15 tỷ x 0,5% = 0,075 tỷ
+ Trả cho TG kỳ hạn 1-3 tháng : 75 tỷ x 0,95% = 0,712
tỷ
+ Trả cho TG trên 6 tháng : 10 tỷ x 1,2%
= 0,120 tỷ
Tổng
cộng =
0,907 tỷ
0,907
tỷ
Lãi
suất huy động BQ = x
100 =
0,9%
100
Tổng
lãi cho vay thu được:
+ Thu lãi loại cho vay LS
1,75%/tháng: 40 tỷ x 1,75% = 0,7 tỷ
+ Thu lãi loại cho vay LS
1,7%/tháng: 18 tỷ x 1,7% = 0,32 tỷ
+ Thu lãi loại cho vay LS
1,65%/tháng: 9 tỷ x 1,65% = 0,15 tỷ
+ Thu lãi loại cho vay LS
0,8%/tháng: 4 tỷ x 0,8% = 0,032 tỷ
+
Thu lãi loại cho vay LS 1,2%/tháng: 4 tỷ x 1,2% = 0,048 tỷ
Tổng
cộng = 1,250
tỷ
1,250
tỷ
Lãi
suất cho vay BQ = x 100
= 1,25%
(75
+ 25) tỷ
Chênh lệch giữa lãi suất cho vay
BQ và lãi suất huy động BQ
1,25%
- 0,9% = 0,35%
PHỤ BIỂU 2
Phương pháp tính theo công thức
2:
Theo số liệu 4 tháng đầu năm 1996
của một ngân hàng (A) trên bảng tổng kết tài sản cụ thể như sau:
- Thu lãi cho vay và lãi tiền
gửitại NHNN 4 tháng : 2.780 tỷ
đồng
(bình
quân : 695 tỷ đồng/tháng)
- Trả lãi tiền gửi, tiền vay,
trái phiếu 4 tháng : 2.128 tỷ
đồng
(bình
quân : 532 tỷ đồng/tháng)
- Tiền gửi tại NHNN có lãi BQ
tháng : 900 tỷ
đồng
- Tổng dư nợ cho vay BQ tháng : 38.280 tỷ
đồng
- Tổng nguồn vốn huy động BQ
tháng :
48.978 tỷ đồng
- Tiền gửi DTBB BQ tháng :
4.800 tỷ đồng 9798
- Tiền mặt tồn quỹ, NPTT BQ tháng : 4.998 tỷ đồng tỷ đồng
Tổng
thu lãi trong tháng
B1 = x 100 =
Tổng
dư nợ + Tiền gửi BQ
+ DTBB
BQ
tháng tháng tại NHNN TM,NFTT
695 tỷ đồng
= x 100
= 1,42%
38.280
+ 900 + 9798
Tổng
chi trả lãi trong tháng
C1 = x 100 =
Tổng nguồn vốn huy động BQ tháng
532
tỷ đồng
= x
100 =
1,09%
48.978
tỷ đồng
Vậy ta có: A1 = B1 - C1 =
1,42%/tháng - 1,09%/tháng = 0,33%/tháng