Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 03/2014/TT-NHNN Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 03/2014/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2014/TT-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đặng Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 23/01/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức trích nộp Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
Ngày 23/01/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/2014/TT-NHNN quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (gọi tắt là Quỹ bảo toàn).
Theo quy định tại Thông tư này, từ năm tài chính 2014, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân (trừ trường hợp đang bị áp dụng kiểm soát đặc biệt) có trách nhiệm trích nộp phí tham gia đầy đủ, đúng hạn vào Quỹ bảo toàn 01 lần/năm trước ngày 31/01 của năm tiếp theo. Mức phí trích nộp hàng năm bằng 0,08% dự nợ cho vay bình quân của năm liền kề trước kết thúc vào ngày 31/12 của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng. Dư nợ cho vay bình quân năm được tính bằng tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối mỗi tháng trong năm chia cho số tháng phải tính thực tế. Riêng đối với ngân hàng hợp tác xã, số dư nợ cho vay nêu trên được loại trừ phần dư nợ cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2014.
Từ ngày 01/01/2020, Thông tư này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 21/2019/TT-NHNN.
Xem chi tiết Thông tư 03/2014/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 03/2014/TT-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 03/2014/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2014 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUỸ BẢO ĐẢM AN TOÀN HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
QUY ĐỊNH CHUNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Dư nợ cho vay bình quân năm được tính bằng tổng dư nợ cho vay (nhóm 1 và nhóm 2 theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) tại thời điểm cuối mỗi tháng trong năm chia cho số tháng phải tính thực tế. Riêng đối với ngân hàng hợp tác xã, số dư nợ cho vay nêu trên được loại trừ phần dư nợ cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
Khi tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo toàn đạt 1,5 lần tổng tài sản có của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã, Quỹ bảo toàn sẽ tạm thời ngừng thu phí tham gia của các thành viên và tiếp tục thu phí khi tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo toàn thấp hơn mức nêu trên.
Số tiền trích nộp Quỹ bảo toàn được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
- Quỹ tín dụng nhân dân được vay hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
- Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị cho vay hỗ trợ;
- Mức cho vay hỗ trợ; thời hạn cho vay hỗ trợ; lãi suất cho vay hỗ trợ; các cam kết khi nhận cho vay hỗ trợ.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, lãi suất cho vay hỗ trợ thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn do ngân hàng hợp tác xã ban hành.
Việc chấm dứt, thanh lý Quỹ bảo toàn thực hiện theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình hoạt động và tình hình tài chính năm của Quỹ bảo toàn cho các thành viên chậm nhất vào ngày 31/01 hằng năm; đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của các thành viên đối với các báo cáo nêu trên.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thanh tra, giám sát ngân hàng hợp tác xã trong việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Thanh tra, giám sát ngân hàng hợp tác xã trong việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn theo quy định tại Thông tư này.
Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xử lý các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2014.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
|
KT. THỐNG ĐỐC |