Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 01/2004/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 5/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ tồn đọng của hợp tác xã phi nông nghiệp
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 01/2004/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/2004/TT-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Phụng |
Ngày ban hành: | 20/02/2004 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Xử lý nợ tồn đọng - Ngày 20/02/2004, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2004/TT-NHNN, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1198/QĐ-TTg, về việc xử lý nợ tồn đọng của Hợp tác xã phi nông nghiệp. Theo đó, trường hợp các hợp tác xã sử đụng các khoản tiền vay để chi tiêu không đúng quy định gây lãng phí, thất thoát thì các Ngân hàng thương mại phối hợp với chính quyền địa phương là cơ quan liên quan xác định rõ trách nhiệm cá nhân, yêu cầu bồi thường vật chất để hoàn trả cho Ngân hàng thương mại. Trường hợp không thể quy được trách nhiệm thì cho xoá nợ. Những Hợp tác xã đang hoạt động kinh doanh có lãi hoặc hoà vốn nhưng cố tình dây dưa không trả nợ, Ngân hàng cho vay phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ theo các quy định của pháp luật. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 01/2004/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 01/2004/TT-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 01/2004/TT-NHNN
NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 2004 HUỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1197/QĐ-TTG NGÀY
05/11/2003 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ VIỆC XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG CỦA HỢP TÁC Xà PHI NÔNG NGHIỆP
Để triển khai thực hiện Quyết định số 1197/QĐ-TTg
ngày 05/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ tồn đọng của Hợp tác
xã phi nông nghiệp; Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc xử lý các khoản nợ vay Ngân hàng của các Hợp
tác xã phi nông nghiệp như sau:
1. Đối tượng, phạm vi xử
lý nợ
Các khoản nợ của các Hợp
tác xã phi nông nghiệp bao gồm: Hợp tác xã mua bán, Hợp tác xã tiểu thủ công
nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, Hợp tác xã thủy hải sản, hợp tác xã vận
tải, Hợp tác xã xây dựng, các Hợp tác xã không thuộc đối tượng xử lý nợ tồn
đọng tại Quyết định số 146/2001/QĐ-TTg ngày 02/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ
(sau đây gọi tắt là hợp tác xã), phát sinh từ 31/12/1999 trở về trước mà vẫn
còn dư nợ đến 31/12/2003 tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước (sau đây gọi là
tắt Ngân hàng thương mại).
2. Nguyên tắc xử lý nợ
2.1. Xoá nợ đổi với các
khoản nợ phải trả của Hợp tác xã đã giải thể (kể cả trường hợp tự giải thể),
hợp tác xã đã chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 16/CP ngày
12/02/1997 của Chính phủ về chuyển đổi, đăng ký Hợp tác xã và tổ chức hoạt động
của Liên hiệp Hợp tác xã (gọi tắt là Hợp tác xã đang hoạt động) mà các Hợp tác
xã này kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan.
2.2. Trường hợp các hợp
tác xã sử đụng các khoản tiền vay để chi tiêu không đúng quy định gây lãng phí,
thất thoát thì các Ngân hàng thương mại phối hợp với chính quyền địa phương là
cơ quan liên quan xác định rõ trách nhiệm cá nhân, yêu cầu bồi thường vật chất
để hoàn trả cho Ngân hàng thương mại. Trường hợp không thể quy được trách nhiệm
thì cho xoá nợ.
2.3. Những Hợp tác xã
đang hoạt động kinh doanh có lãi hoặc hoà vốn nhưng cố tình dây dưa không trả
nợ, Ngân hàng cho vay phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp cưỡng
chế để thu hồi nợ theo các quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ, thủ tục xử lý
xoá nợ
3.1. Đối với Hợp tác xã
đã giải thể hoặc tự giải thể:
- Bản sao Quyết định
giải thể Hợp tác xã, nếu tự giải thể phải có biên bản của Uỷ ban Nhân dân cấp ra
quyết định thành lập Hợp tác xã xác lập.
Bản sao báo cáo tài
chính và phương án xử lý tài sản (nếu có) đến ngày có quyết định giải thể hoặc
tự giải thể, và báo cáo thuyết minh rõ nguyên nhân không trả được nợ vay Ngân
hàng, được Uỷ ban Nhân dân cấp ra quyết định thành lập Hợp tác xã, cơ quan tài
chính quận, huyện, Ngân hàng cho vay xác nhận.
Bản sao khế ước có rút
số dư đến ngày sao y do Ngân hàng cho vay lập, ký tên và đóng dấu.
- Biểu tổng hợp đề nghị
xoá nợ do chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
lập và phải có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (biểu 1).
3.2. Đối với Hợp tác xã
đang hoạt động không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan:
- Đơn đề nghị xoá nợ của
Hợp tác xã vay vốn Ngân hàng thương mại.
- Báo cáo tài chính đến
ngày 31/12/2003 có thuyết minh rõ nguyên nhân không trả được nợ vay Ngân hàng
thương mại; Bản sao các văn bản, hồ sơ, chứng từ, biên bản xác định thiệt hại
chứng minh nguyên nhân khách quan, bất khả kháng dẫn đến việc không có khả năng
trả nợ được Uỷ ban Nhân dân cấp ra quyết định thành lập Hợp tác xã, cơ quan tài
chính quận, huyện, Ngân hàng cho vay xác nhận.
- Bản sao khế ước có rút
số dư đến ngày sao y do Ngân hang thương mại cho vay lập, ký tên và đóng dấu.
- Biểu tổng hợp đề nghị
xoá nợ do chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
lập là phải có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (biểu 1).
3.3. Đối với Hợp tác xã
đang hoạt động không có khả năng trả nợ do nguyên nhân chủ quan về phía hợp tác
xã:
a. Trên cơ sở xác định
của cấp có thẩm quyền về trách nhiệm cá nhân, mức độ bồi thường vật chất để
hoàn trả các khoản nợ cho Hợp tác xã, các Ngân hàng thương mại đôn đốc Hợp tác
xã nhanh chóng thu nợ để hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng thương mại.
b. Trường hợp cấp có
thẩm quyền không quy được trách nhiệm hoặc cá nhân sau khi bị quy trách nhiệm
bồi thường vật chất để hoàn trả các khoản nợ cho Hợp tác xã nhưng không có khả
năng trả nợ do bị chết, mất tích, các Ngân hàng thương mại lập hồ sơ đề nghị
xoá nợ như sau:
- Đơn đề nghị xoá nợ của
Hợp tác xã vay vốn Ngân hàng thương mại.
- Báo cáo tài chính đến
ngày 31/12/2003 có thuyết minh rõ nguyên nhân không trả được nợ vay Ngân hàng
thương mại được Uỷ ban Nhân dân cấp ra quyết định thành lập Hợp tác xã, cơ quan
tài chính quận, huyện, Ngân hàng cho vay xác nhận.
- Các văn bản của cấp có
thẩm quyền liên quan đến việc xác định không thể quy được trách nhiệm đề nghị
xoá nợ.
Hoặc, xác nhận của cơ
quan công an tại địa phương, Uỷ ban Nhân dân cấp ra quyết định thành lập Hợp
tác xã về việc cá nhân sau khi bị quy trách nhiệm nhưng không có khả năng trả
nợ Hợp tác xã do bị chết, mất tích. (Đính kèm văn bản của cấp có thẩm quyền xác
định trách nhiệm cá nhân, mức độ bồi thường vật chất để hoàn trả các khoản nợ
cho Hợp tác xã).
- Bản sao khế ước có rút
số dư đến ngày sao y do Ngân hàng thương mại cho vay lập, ký tên và đóng dấu.
- Biểu tổng hợp đề nghị
xoá nợ do chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
lập và phải có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (biểu l).
4. Nguồn tài chính để xử
lý xoá nợ
Các Ngân hàng thương mại
sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản xoá nợ (nợ gốc) cho Hợp tác xã phi
nông nghiệp. Trường hợp dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp số nợ (nợ gốc) được
phép xoá cho các Hợp tác xã phi nông nghiệp thì Ngân hàng thương mại báo cáo để
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Trên cơ sở phạm vi,
đối tượng của Thông tư này, các Ngân hàng thương mại có trách nhiệm chỉ đạo chi
nhánh Ngân hàng thương mại cho vay lập hồ sơ hoặc hướng dẫn các khách hàng lập
hồ sơ đề nghị xoá nợ, đảm bảo đúng quy định; Tổng hợp báo cáo có xác nhận của
Uỷ ban Nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (biểu 1);
5.2. Sau khi nhận được
hồ sơ đề nghị xoá nợ, các Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước tổ chức
kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý hồ sơ của các khoản nợ đề nghị xoá đồng
thời tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài
chính trước ngày 15/04/2004 (biểu 2).
5.3. Trên cơ sở báo cáo
tổng hợp đề nghị xoá nợ do Ngân hàng thương mại gửi tới, Liên Bộ Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Bộ Tài chính Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Thanh tra Nhà nước
sẽ tiến hành phúc tra hồ sơ đề nghị xoá nợ của các Ngân hàng thương mại. Căn cứ
kết quả số liệu phúc tra, Đoàn công tác Liên Bộ tổng hợp báo cáo trình Liên Bộ
quyết định.
Thông tư này có hiệu lực
sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh
vướng mắc đề nghị phản ánh, báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét,
giải quyết.
Biểu 1
Tên Ngân hàng thương mại tỉnh, TP ....
BIỂU TỔNG HỢP CÁC KHOẢN ĐỀ NGHỊ XOÁ NỢ
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT |
Đơn vị |
Số nợ đề nghị xoá |
|||||||||
Tổng số |
Chia ra các nguyên nhân |
||||||||||
Gốc |
Lãi |
Giải thể, tự tan rã, mất đối tượng thu nợ |
Thiên tai, bão lụt |
Kinh doanh thu lỗ |
Nguyên nhân khác |
||||||
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
1 |
Hợp tác xã A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Hợp tác xã B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
............................ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Nợ của các HTX đã xử lý theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 thống kê riêng.
Chủ tịch UBND tỉnh, TP (Ký tên, đóng dấu) |
Giám đốc NHNNVN chi nhánh tỉnh, TP (Ký tên, đóng dấu |
........ Ngày ...... tháng ...... năm 2004 Giám đốc Ngân hàng cho vay (Ký tên, đóng dấu) |
Biểu 2
Tên Ngân hàng thương mại: ....
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÁC KHOẢN ĐỀ NGHỊ XOÁ NỢ
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT |
Đơn vị |
Số nợ đề nghị xoá |
||||||||||
Tổng số |
Chia ra các nguyên nhân |
|||||||||||
Gốc |
Lãi |
Giải thể, tự tan rã, mất đối tượng |
Thiên tai, bão lụt |
Kinh doanh thu lỗ |
Nguyên nhân khác |
|||||||
Gốc |
Lãi |
Gốc |
lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
1 |
Chi nhánh NHTM tỉnh A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Chi nhánh NHTM tỉnh B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
............................ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Ghi chú: Nợ của các HTX đã xử lý theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 thống kê riêng.
LẬP BIỂU |
KIỂM SOÁT |
........ Ngày ...... tháng ...... năm 2004 TỔNG GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) |