Quyết định 653/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 653/2001/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 653/2001/QĐ-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Đức Thuý |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/05/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 653/2001/QĐ-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 653/2001/QĐ-NHNN
NGÀY 17 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ VỀ QUẢN LÝ
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997
- Căn cứ Nghị định số
15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản
lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số
86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà
nước;
- Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ quản lý ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Qui chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định sau đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Quyết định số 208/QĐ-NH7 ngày 26/7/1995 ban hành Quy định về quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 216/QĐ-NH7 ngày 07/8/1995 ban hành Quy chế quản lý và điều hành Quỹ vàng của Ngân hàng Nhà nước; và các quy định liên quan đến việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước (Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng) trong quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 373/1999/QĐ-NHNN13 ngày 20/10/1999.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Giảm đốc Sở Giao dịch, Vụ trưởng Vụ Kế toán Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ VỀ QUẢN LÝ
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 653 ngày 17/5/2001
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này qui định:
1. Nhiệm vụ của Ban điều hành quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước (dưới đây gọi là "Ban điều hành"), nhiệm vụ của các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được quy định tại Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ;
2. Một số nội dung cụ thể của Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Bảo đảm an toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước theo nguyên tệ hoặc hiện kim, hạch toán theo năm tài chính;
2. Bảo đảm tính thanh khoản cao để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ngoại hối khi cần thiết;
3. Sinh lời thông qua các nghiệp vụ đầu tư.
Điều 3. Quỹ dự trữ ngoại hối, Quỹ bình ổn tỷ giá và vàng
Dự trữ ngoại hối nhà nước được thành lập thành hai Quỹ: Quỹ dự trữ ngoại hối và quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
1. Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, điều hoà nguồn ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng khi cần thiết, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư; tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất cấp bách của Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng được sử dụng để can thiệp thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước nhằm ổn định tỷ giá và giá vàng theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, điều hoà nguồn ngoại hối với Quỹ dự trữ ngoại hối khi cần thiết và thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngắn hạn.
Điều 4. Xây dựng, phê duyệt mức Dự trữ ngoại hối nhà nước hàng năm
Việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức Dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hàng năm được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Căn cứ xây dựng mức Dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hàng năm:
a. Tình hình thực hiện cán cân thanh toán và dự kiến cho năm kế hoạch
b. Mục tiêu chính sách tiền tệ năm kế hoạch;
c. Mức Dự trữ ngoại hối nhà nước tối thiểu cần thiết để đảm bảo an toàn thanh toán quốc tế theo thông lệ quốc tế;
d. Dự báo tỷ giá và giá vàng trong nước năm kế hoạch và số ngoại hối cần thiết để can thiệp thị trường ngoại hối trong nước.
2. Vụ quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ dự kiến mức Dự trữ ngoại hối nhà nước cho năm kế hoạch trình Thống đốc theo quy trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Qui chế này để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC
Điều 5. Nghiệp vụ đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước được đầu tư thông qua các nghiệp vụ:
a. Gửi ngoại tệ và vàng ở trong và ngoài nước;
b. Mua, bán ngoại tệ và vàng ở nước ngoài;
c. Mua, bán hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ do Chính phủ các nước, Ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh.
2. Các nghiệp vụ đầu tư khác ngoài các nghiệp vụ nêu tại Khoản 1 điều này do Sở Giao dịch đề xuất và trình Thống đốc phê duyệt theo quy trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Quy chế này để trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Sở Giao dịch đánh giá lại tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước của kỳ trước, xây dựng tiêu chuẩn và hạn mức mới và trình Thống đốc quyết định theo qui trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Qui chế này những nội dung sau đây:
a. Tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác để Đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước;
b. Hạn mức ngoại tệ và vàng để đầu tư tại một tổ chức đối tác;
c. Tiêu chuẩn lựa chọn hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ để đầu tư Dự trữ ngoại hối Nhà nước;
d. Tỷ lệ đầu tư vào hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ trên tổng Dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Trưởng ban điều hành chỉ đạo các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 7. Xây dựng phương án, quyết định, thực hiện đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Phương án đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước được xây dựng trên cơ sở:
a. Cơ cấu quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng đã được quyết định;
b. Tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác để đầu tư; hạn mức đầu tư tại một tổ chức đối tác; tiêu chuẩn lựa chọn hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ để đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước; tỷ lệ đầu tư vào hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ trên tổng Dự trữ ngoại hối nhà nước đã được Thống đốc quyết định.
2. Định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc khi cần thiết, Sở Giao dịch chịu trách nhiệm xây dựng phương án đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước trên cơ sở nêu tại khoản 1 điều này trình Trưởng Ban điều hành quyết định.
3. Thẩm quyền quyết định đầu tư.
a. Giám đốc Sở Giao dịch được phép quyết định thực hiện các khoản đầu tư có giá trị tương đương dưới 20.000.000 USD (hai mươi triệu đô la Mỹ);
b. Trưởng ban điều hành quyết định các khoản đầu tư có giá trị tương đương từ 20.000.000 USD (hai mươi triệu đô la Mỹ) trở lên.
4. Sở Giao dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các phương án đầu tư; theo dõi diễn biến hoạt động đầu tư để hàng tháng hoặc đột xuất khi thị trường có biến động báo cáo Thống đốc, Trưởng Ban điều hành và đề xuất phương án đấu tư mới phù hợp.
5. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Sở Giao dịch chịu trách nhiệm đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chuẩn, hạn mức, tỷ lệ đầu tư đã nêu tại Điều 6 Quy chế này. Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối xây dựng và điều chỉnh các tiêu chuẩn, hạn mức, tỷ lệ đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình đầu tư.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI
Điều 8. Xây dựng, quyết định cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối
1. Cơ sở xây dựng cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối
a. Tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch của Việt Nam;
b. Tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong hoạt động vay trả nợ nước ngoài của Việt Nam;
c. Dự báo xu hướng biến động tỷ giá các loại ngoại tệ dự trữ, giá vàng trong và ngoài nước;
d. Xu hướng biến động tỷ trọng của một số loại ngoại tệ trong dự trữ quốc tế và thanh toán quốc tế của các nước trên thế giới.
2. Cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng; loại ngoại tệ và tỷ lệ của các loại ngoại tệ, tỷ lệ của đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
3. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Sở Giao dịch để đánh giá cơ cấu dự trữ hiện có và xây dựng cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối cho phù hợp với tình hình mới trình Thống đốc quyết định theo qui trình nêu tại khoản 1, Điều 19 qui chế này.
4. Trong trường hợp có biến động trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước, Sở Giao dịch có nhiệm vụ báo cáo Trưởng Ban điều hành, có thông báo gửi Vụ Quản lý ngoại hối để xem xét, đề xuất phương án điều chỉnh cơ cấu quỹ dự trữ ngoại hối trình Thống đốc quyết định theo qui trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Quy chế này.
5. Thống đốc quyết định hoặc uỷ quyền cho Trưởng Ban điều hành quyết định cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối trong từng thời kỳ.
Điều 9. Nguyên tắc điều chuyển ngoại hối
Việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Trong trường hợp số ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng không đủ đáp ứng yêu cầu can thiệp, Vụ Quản lý ngoại hối đề xuất việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng và trình Thống đốc theo quy trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Qui chế này để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Giao dịch thực hiện việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 10. Tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước
Việc tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước, theo dõi và thu hồi tạm ứng được thực hiện như sau:
1. Vụ Quản lý ngoại hối dự thảo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về việc trích tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách Nhà nước trình Thống đốc ký ban hành khi có đầy đủ các căn cứ pháp lý sau đây:
a. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước.
b. Công văn của Bộ Tài chính gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước;
2. Sở giao dịch trích tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Sở giao dịch hạch toán, theo dõi và thu hồi các khoản đã tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước.
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ QUỸ BÌNH ỔN TỶ GIÁ VÀ GIÁ VÀNG
Điều 11. Xây dựng, quyết định cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng
1. Cơ sở để xây dựng cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng:
a. Dự báo biến động tỷ giá trong và ngoài nước của các loại ngoại tệ dự trữ;
b. Dự báo biến động giá vàng trong và ngoài nước;
c. Loại ngoại tệ sử dụng để can thiệp.
2. Nội dung của cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng, tỷ lệ vàng vật chất cất trữ trong nước và gửi ở nước ngoài, loại ngoại tệ và tỷ lệ của các loại ngoại tệ, tỷ lệ gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn (dưới 1 năm).
3. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối xây dựng cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng trình Trưởng Ban điều hành quyết định.
Điều 12. Xuất, nhập khẩu vàng Tiêu chuẩn quốc tế
1. Căn cứ vào nhu cầu can thiệp thị trường vàng trong nước, yêu cầu an ninh quốc gia, cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, Vụ Quản lý ngoại hối xác định khối lượng vàng tiêu chuẩn quốc tế cần xuất, nhập khẩu trình Thống đốc quyết định theo qui trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Qui chế này.
2. Sở Giao dịch thực hiện việc xuất, nhập khẩu vàng theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và báo cáo tình hình thực hiện với Thống đốc đồng gửi Trưởng Ban và các thành viên Ban điều hành.
Điều 13. Xây dựng, thực hiện phương án can thiệp thị trường ngoại hối
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường ngoại hối trong nước thông qua các nghiệp vụ:
a. Mua ngoại hối bằng đồng Việt Nam;
b. Bán ngoại hối thu đồng Việt Nam.
2. Căn cứ biến động tỷ giá và giá vàng trong nước, mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá từng thời kỳ, Vụ Quản lý ngoại hối đề xuất phương án can thiệp mua hoặc bán ngoại hối trình Trưởng Ban điều hành.
3. Nội dung của phương án can thiệp mua hoặc bán ngoại hối gồm: Thời điểm can thiệp loại ngoại tệ can thiệp, tỷ giá hoặc giá vàng can thiệp, số lượng ngoại tệ hoặc vàng can thiệp, hình thức can thiệp (spot, swap, forward và các hình thức giao dịch ngoại hối khác) và đối tác thực hiện can thiệp.
4. Trưởng Ban điều hành thông qua phương án can thiệp để trình Thống đốc phê duyệt.
5. Sở Giao dịch thực hiện phương án can thiệp và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Trưởng Ban điều hành.
6. Khi có biến động trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước, Sở Giao dịch thông báo kịp thời với Trưởng Ban điều hành đồng gửi Vụ Quản lý ngoại hối tình hình cung cầu ngoại tệ hoặc vàng, diễn biến hoạt động trên thị trường để làm căn cứ điều hành và đề xuất phương án can thiệp kịp thời.
Điều 14. Vận hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
1. Sở Giao dịch có trách nhiệm vận hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; Theo dõi các diễn biến về tỷ giá và quan hệ cung cầu trên thị trường để đề xuất việc mua bán ngoại tệ hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước trình Trưởng Ban điều hành quyết định.
2. Sở Giao dịch có trách nhiệm thông báo cho Vụ Quản lý ngoại hối doanh số ngoại tệ đã mua hoặc đã bán của Ngân hàng Nhà nước hàng ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để Vụ Quản lý ngoại hối soạn thảo báo cáo trình thống đốc ký trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 15. Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối.
Muộn nhất là ngày 10 của tháng đầu mỗi quý, khi Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng vượt quá hạn mức của Quỹ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Giao dịch đề xuất việc điều chuyển phần dự trữ ngoại hối vượt mức sang Quỹ dự trữ ngoại hối và thực hiện việc điều chuyển ngoại bối sau khi được Trưởng Ban điều hành phê duyệt.
CHƯƠNG V
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC
Điều 16. Nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
1. Mức Dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hàng năm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình;
2. Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng;
3. Điều chuyển từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
4. Tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu đột xuất cấp bách của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình;
5. Các hình thức, nghiệp vụ đầu tư dự trữ ngoại hối mới.
Điều 17. Nội dung thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1. Ban hành Quyết định thực hiện việc trích tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Quyết định việc xuất, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước;
3. Quyết định phương án can thiệp thị trường ngoại hối trong nước;
4. Quyết định cơ cấu của Quỹ dự trữ ngoại hối;
5. Quyết định tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước;
6. Duyệt và ký trình các cấp có thẩm quyền các báo cáo nêu tại Khoản 2, Điều 21 Qui chế này.
Điều 18. Nội dung thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban điều hành
1. Quyết định cơ cấu của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng;
2. Quyết định cơ cấu của Quỹ dự trữ ngoại hối trong từng thời kỳ theo uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
3. Quyết định phương án đầu tư, các khoản đầu tư có giá trị tương đương từ 20.000.000 USD (Hai mươi triệu đô la Mỹ) trở lên;
4. Quyết định việc mua bán ngoại tệ hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như quy định tại Điều 14 Qui chế này;
5. Chỉ đạo các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
6. Quyết định điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối trong trường hợp mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 19. Quyết định về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định của Thống đốc:
Các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch chuẩn bị nội dung theo nhiệm vụ được giao theo qui định trong Qui chế này thông qua Ban điều hành để trình Thống đốc phê duyệt hoặc quyết định.
2. Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban điều hành:
Các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch chuẩn bị nội dung theo nhiệm vụ được giao trình Trưởng Ban điều hành quyết định.
CHƯƠNG VI
CHẾ ĐỘ CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ BÁO CÁO
Điều 20. Cung cấp thông tin
Việc cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước được thực hiện như sau:
1. Vụ Chính sách tiền tệ cung cấp cho Vụ Quản lý ngoại hối:
a. Muộn nhất ngày 25 tháng cuối mỗi quý: Số liệu ước tính về thực hiện cán cân thanh toán trong quý và dự kiến cho quý tiếp theo;
b. Muộn nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng đầu mỗi quí: Số liệu và tình hình thực hiện cán cân thanh toán thực tế của quý trước, số liệu tiền tệ toàn ngành và của Ngân hàng Nhà nước của quý trước;
c. Muộn nhất ngày 20 tháng 11 hàng năm: Số liệu ước tính về thực hiện cán cân thanh toán trong năm và dự kiến cho năm kế hoạch;
d. Muộn nhất ngày 10 tháng 02 hàng năm: Số liệu và tình hình thực hiện cán cân thanh toán thực tế của năm trước, số liệu tiền tệ toàn ngành và của Ngân hàng Nhà nước của năm trước.
2. Sở Giao dịch cung cấp cho Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Tổng kiểm soát:
a. Muộn nhất ngày 5 hàng tháng: Số liệu về Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng của tháng trước (theo mẫu 01, 02, 03 và 04 đính kèm);
b. Hàng ngày, cung cấp cho Vụ Quản lý ngoại hối số liệu về tình hình hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày hôm trước và đánh giá cung - cầu ngoại tệ trên thị trường.
3. Muộn nhất vào ngày 20 tháng đầu mỗi quí hoặc khi cần thiết, Sở Giao dịch cung cấp cho Vụ Quản lý ngoại hối tài liệu đánh giá xếp hạng các ngân hàng đại lý quý trước bao gồm: Tài liệu đánh giá của Sở Giao dịch (căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá của các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế như: Moody's Investors, Standard and Poor's hoặc Intemational Ban Credit Agency - IBCA) và tài liệu của các tổ chức xếp hạng quốc tế nêu trên.
4. Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giao địch cung cấp cho Vụ Tổng kiểm soát các thông tin cần thiết về Dự trữ ngoại hối nhà nước theo yêu cầu về kiểm soát nội bộ.
Điều 21. Chế độ báo cáo
1. Vụ Quản lý ngoại hối báo cáo Thống đốc và Trưởng Ban điều hành về tình hình quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước hàng tháng, quý, năm và dự kiến cho năm kế hoạch (đồng gửi Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tổng kiểm soát) theo thời hạn sau:
a. Muộn nhất ngày 10 tháng sau đối với báo cáo tháng;
b. Muộn nhất ngày 15 tháng đầu quý sau đối với báo cáo quý;
c. Muộn nhất ngày 25 tháng 01 của năm sau đối với báo cáo năm.
2. Hàng năm hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch, Vụ Kế toán tài chính xây dựng và trình Thống đốc phê duyệt trình các cấp có thẩm quyền theo qui trình tại Khoản 1, Điều 19 Qui chế này các báo cáo sau:
a. "Báo cáo tình hình thực hiện việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước; tình hình thực tế sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước" trình Thủ tướng Chính phủ (đồng gửi Bộ Tài chính);
b. "Báo cáo tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước" trình Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
3. Muộn nhất ngày 15 tháng 02 hàng năm hoặc khi có yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước phải trình Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội các báo cáo nêu tại Khoản 2 Điều này.
CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Ban điều hành quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban điều hành quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước gồm 05 thành viên: 01 Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước làm Trưởng Ban, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Giám đốc Sở Giao dịch và 01 Thư ký Ban.
2. Ban điều hành có chức năng:
a. Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các nội dung qui định tại Điều 16, Điều 17 Qui chế này;
b. Điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Nhiệm vụ và Qui chế hoạt động của Ban điều hành do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định.
Điều 23. Trách nhiệm của các Vụ và Sở Giao dịch
1. Vụ Chính sách tiền tệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thống đốc lượng tiền cung ứng từng thời kỳ cho mục tiêu tăng Dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Vụ Kế toán tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc hạch toán kế toán Dự trữ ngoại hối nhà nước theo hai quỹ trình Thống đốc quyết định.
3. Sở Giao dịch chịu trách nhiệm:
a. Xây dựng các nguyên tắc quản lý nội bộ để tổ chức thực hiện quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo các qui định tại Qui chế này;
b. Tổ chức thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến Dự trữ ngoại hối nhà nước theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối dự thảo Quyết định thành lập Ban điều hành Dự trữ ngoại hối nhà nước và Qui chế hoạt động của Ban điều hành trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
5. Vụ Tổng kiểm soát chịu trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước của các Vụ, Sở Giao dịch theo các nhiệm vụ được giao và việc chấp hành các qui định tại Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước và tại Qui chế này.
Điều 24. Việc sửa đổi, bổ sung Qui chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
MẪU 01
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỞ GIAO DỊCH
TỔNG HỢP DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC THÁNG.... NĂM....
Ngày... tháng... năm...../*
Loại ngoại tệ |
Tổng dự trữ ngoại hối nhà nước |
Quỹ dự trữ ngoại hối |
Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng |
|||
|
Không kỳ hạn |
Có kỳ hạn |
Không kỳ hạn |
Có kỳ hạn |
Không kỳ hạn |
Có kỳ hạn |
USD Nước 1 Nước 2 ....... Tổng USD |
|
|
|
|
|
|
GBP Nước 1 Nước 2 ....... Tổng GBP |
|
|
|
|
|
|
SDR Nước 1 Nước 2 ....... Tổng SDR |
|
|
|
|
|
|
.... .... Tổng.... |
|
|
|
|
|
|
Vàng (kg) Vàng (USD) Nước 1 ($) Nước 2 ($) ........ Tổng vàng |
|
|
|
|
|
|
Quy USD |
|
|
|
|
|
|
Quy VNĐ |
|
|
|
|
|
|
*. Số liệu báo cáo vào ngày cuối mỗi tháng
Người lập báo cáo (Ký và ghi rõ họ tên) |
Kiểm soát (Ký và ghi rõ họ tên) |
Hà Nội, ngày... tháng... năm.... Giám đốc Sở Giao dịch (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
MẪU 02
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỞ GIAO DỊCH
BÁO CÁO QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI
Tháng... năm...
Khoản mục |
USD |
JPY |
EUR |
SDR |
.... |
Vàng TCQT* |
A. Số dư đầu kỳ: |
|
|
|
|
|
|
1. Gửi ở nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
- Không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
- Có kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
+ Ngắn hạn (<= 1 năm) |
|
|
|
|
|
|
+ Trung, dài hạn (>1 năm) |
|
|
|
|
|
|
2. Cho vay: ** |
|
|
|
|
|
|
-........ |
|
|
|
|
|
|
3. Tạm ứng cho NSNN: |
|
|
|
|
|
|
-..... |
|
|
|
|
|
|
4. Đầu tư |
|
|
|
|
|
|
-..... |
|
|
|
|
|
|
B. Phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
1. Điều chuyển với Quỹ II*** |
|
|
|
|
|
|
2. Giao dịch thay đổi cơ cấu **** |
|
|
|
|
|
|
3. Tạm ứng cho NSNN |
|
|
|
|
|
|
4. Đầu tư |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
C. Số dư cuối kỳ: |
|
|
|
|
|
|
1. Gửi ở nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
- Không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
- Có kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
+ Ngắn hạn (<= 1 năm) |
|
|
|
|
|
|
+ Trung, dài hạn (>1 năm) |
|
|
|
|
|
|
2. Cho vay: ** |
|
|
|
|
|
|
-........ |
|
|
|
|
|
|
3. Tạm ứng cho NSNN: |
|
|
|
|
|
|
-..... |
|
|
|
|
|
|
4. Đầu tư |
|
|
|
|
|
|
Tỷ giá so với VNĐ ngày.... |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
*. Vàng TCQT báo cáo theo hiện kim, đồng thời ghi chú giá hạch toán đầu kỳ và cuối kỳ.
**. Đây là các khoản đã cho vay từ quỹ điều hoà trước khi có Nghị định 86/1999/NĐ-CP, khi chưa tất toán.
***. Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
****. Chỉ gồm các giao dịch mua, bán chuyển đổi giữa các ngoại tệ hoặc vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Người lập báo cáo (Ký và ghi rõ họ tên) |
Kiểm soát (Ký và ghi rõ họ tên) |
Hà Nội, ngày... tháng... năm... Giám đốc Sở Giao dịch (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
MẪU 03
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỞ GIAO DỊCH
BÁO CÁO QUỸ BÌNH ỔN TỶ GIÁ VÀ GIÁ VÀNG
Tháng... năm...
Khoản mục |
USD |
JPY |
EUR |
SDR |
Vàng TCQT |
.... |
A. Số dư đầu kỳ: |
|
|
|
|
|
|
1. Gửi trong nước |
|
|
|
|
|
|
- Không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
- Ngắn hạn (<= 1 năm) |
|
|
|
|
|
|
2. Gửi ở nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
- Không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
- Ngắn hạn (<= 1 năm) |
|
|
|
|
|
|
3. Đầu tư |
|
|
|
|
|
|
B. Phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
1. Mua (+), bán (-) can thiệp |
|
|
|
|
|
|
2. Điều chuyển với quỹ I* |
|
|
|
|
|
|
3. Giao dịch thay đổi cơ cấu ** |
|
|
|
|
|
|
C. Số dư cuối kỳ: |
|
|
|
|
|
|
1. Gửi trong nước |
|
|
|
|
|
|
- Không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
- Ngắn hạn (<= 1 năm) |
|
|
|
|
|
|
2. Gửi ở nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
- Không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
- Ngắn hạn (<= 1 năm) |
|
|
|
|
|
|
3. Đầu tư |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
*. Quỹ dự trữ ngoại hối
**. Chỉ gồm các giao dịch mua, bán chuyển đổi giữa các ngoại tệ hoặc vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Người lập báo cáo (Ký và ghi rõ họ tên) |
Kiểm soát (Ký và ghi rõ họ tên) |
Hà Nội, ngày... tháng... năm... Giám đốc Sở Giao dịch (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
MẪU 04
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỞ GIAO DỊCH
BÁO CÁO CHI TIẾT TIỀN GỬI NGOẠI TỆ THUỘC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI
NHÀ NƯỚC CHI TIẾT TẠI TỪNG QUỸ
Ngày... tháng... năm...
STT |
Tên ngân hàng |
NT |
Số tiền |
Thời hạn |
Lãi suất |
Lãi nguyên tệ |
Lãi quy USD |
|
I. QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI |
|
|
|
|
|
|
|
TG
không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
1 |
Ngân hàng 1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
........ |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng TG không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
|
TG có
kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
1 |
Ngân hàng 1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
........ |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
TG có kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
|
Trái phiếu Chính phủ |
|
|
|
|
|
|
1 |
Ngân hàng 1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
........ |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
trái phiếu Chính phủ |
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI |
|
|
|
|
|
|
|
II.
Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng |
|
|
|
|
||
|
TG
không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
1 |
Ngân hàng 1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
........ |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
TG không kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
|
TG có
kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
1 |
Ngân hàng 1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
........ |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
TG có kỳ hạn |
|
|
|
|
|
|
|
Trái
phiếu Chính phủ |
|
|
|
|
|
|
1 |
Ngân hàng 1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
........ |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
trái phiếu Chính phủ |
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG QUỸ BÌNH ỔN TỶ GIÁ VÀ GIÁ VÀNG |
|
|
|
|
||
|
TỔNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC |
|
|
|
|
Các ghi chú về lãi suất và tỷ giá quy đổi
Người lập báo cáo (Ký và ghi rõ họ tên) |
Kiểm soát (Ký và ghi rõ họ tên) |
Hà Nội, ngày... tháng... năm... Giám đốc Sở Giao dịch (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |