Quyết định 316/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 1087/2003/QĐ-NHNN ngày 17/9/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 316/2004/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 316/2004/QĐ-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Đức Thuý |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/03/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Bí mật trong ngành Ngân hàng - Ngày 31/3/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 316/2004/QĐ-NHNN, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành. Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng ở độ Tuyệt mật, Tối mật, ghi cụ thể số lượng in, sao, chụp. Thống đốc uỷ quyền việc quyết định in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngàng Ngân hàng ở độ Mật cho Thủ trưởng đơn vị trong Ngành, nơi trực tiếp quản lý tài liệu, vật mang bí mật đó". Vào tháng 12 hàng năm, các đơn vị trong ngành Ngân hàng chủ động đề xuất với Thống đốc những thông tin đưa vào danh mục bí mật Nhà nước, thay đổi độ mật và giải mật danh mục bí mật Nhà nước trong Ngành. Văn phòng có trách nhiệm tổng hợp trình Thống đốc gửi Bộ Công an và Thủ tướng Chính phủ quyết định". Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/4/2004.
Từ 15/02/2021, Quyết định này hết hiệu lực bởi Thông tư 18/2020/TT-NHNN.
Xem chi tiết Quyết định 316/2004/QĐ-NHNN tại đây
tải Quyết định 316/2004/QĐ-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 316/2004/QĐ-NHNN
NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2004 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH
SỐ 1087/2003/QĐ-NHNN NGÀY 17/9/2003 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH10 ngày 17/06/2003;
- Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000;
- Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
“Điều 2. Quy định này được áp dụng cho các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, các tổ chức tín dụng (dưới đây gọi tắt là đơn vị trong Ngành), cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Ngân hàng, tổ chức và cá nhân có liên quan”.
“Khoản 1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng ở độ Tuyệt mật, Tối mật, ghi cụ thể số lượng in, sao, chụp. Thống đốc uỷ quyền việc quyết định in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngàng Ngân hàng ở độ Mật cho Thủ trưởng đơn vị trong Ngành, nơi trực tiếp quản lý tài liệu, vật mang bí mật đó”.
“Điều 14. Lập danh mục, thay đổi độ mật và giải mật danh mục bí mật nhà nước.
Vào tháng 12 hàng năm, các đơn vị trong ngành Ngân hàng chủ động đề xuất với Thống đốc những thông tin đưa vào danh mục bí mật Nhà nước, thay đổi độ mật và giải mật danh mục bí mật Nhà nước trong Ngành. Văn phòng có trách nhiệm tổng hợp trình Thống đốc gửi Bộ Công an và Thủ tướng Chính phủ quyết định”.
“Điều 16. Kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.
1. Thủ trưởng đơn vị trong Ngành chịu trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi mình quản lý.
2. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Khoản 1, các đơn vị sau đây còn có trách nhiệm:
a. Vụ Tổng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Quy chế này tại các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc;
b. Thanh tra Ngân hàng thanh tra việc tuân thủ Quy chế này tại các tổ chức tín dụng;
c. Văn phòng chịu trách nhiệm làm đầu mối tổng hợp và báo cáo chung toàn Ngành.
3. Việc kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng được tiến hành định kỳ ít nhất 2 năm một lần hoặc đột xuất khi cần thiết.
4. Quá trình kiểm tra và tự kiểm tra phải đánh giá được những ưu điểm, khuyết điểm, phát hiện những thiếu sót, sơ hở và kiến nghị những biện pháp khắc phục. Sau mỗi lần kiểm tra phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, sau đó gửi Bộ Công an để theo dõi”.
“Điều 17. Chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.
1. Báo cáo gồm 2 loại:
a. Báo cáo (đột xuất) những vụ việc lộ, mất bí mật nhà nước xảy ra hoặc hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc của Ngành do Thủ trưởng đơn vị trong Ngành (nơi phát sinh vụ việc) thực hiện hoặc thông qua thanh tra, kiểm tra.
b. Báo cáo toàn diện về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Ngành định kỳ mỗi năm một lần thực hiện vào tháng 1 của năm sau do các thủ trưởng đơn vị Ngành thực hiện hoặc Thủ trưởng đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra.
Báo cáo gửi bề Văn phòng để tổng hợp báo cáo chung toàn Ngành.
2. Văn phòng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hàng năm tổ chức sơ kết, 5 năm tổng kết một lần công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng”.